- Biển số
- OF-320235
- Ngày cấp bằng
- 19/5/14
- Số km
- 1,774
- Động cơ
- 360,661 Mã lực
Hiện nay, vùng biển Hoàng Sa đang nổi sóng.
Để góp thêm một cái nhìn về những người lính biển, bao leo tôi xin mở mục này.
Bắt đầu là loạt bài về một ký ức xưa.
Số phận bi hùng của biên đội tầu phóng lôi đánh tầu Ma Đốc
Ngày 02/08/1964, Hải quân Việt Nam non trẻ, đã dũng cảm đuối đánh khu trục Hạm Ma Đốc của Hải quân Mỹ trên vùng biển Thanh Hóa.
Đến ngày 04/08/1964, chính quyền Mỹ đã bịa đặt ra sự kiện Vịnh Bắc Bộ, vu khống Hải quân Việt Nam tấn công tầu chiến Mỹ trên vùng biển quốc tế vào đêm 04/08/1964 đó.
Ngày 05/08/1964, tiếp theo sự vu cáo về sự kiện Vịnh Bắc Bộ, chính quyền Mỹ đã cho máy bay oanh tạc, đánh vào các căn cứ của Hải quân Việt Nam trên miền Bắc XHCN.
Cùng với các lực lượng vũ trang khác của Quân đội nhân dân Việt Nam, Hải quân Việt Nam đã anh dũng đánh trả máy bay của Hải quân Mỹ trên các vùng biển Quảng Ninh – Thanh Hóa – Nghệ An – Quảng Bình, góp phần bắn rơi 8 máy bay, bắt sống phi công Mỹ.
Ngày 05/08/1964, đã trở thành ngày mở đầu của cuộc chiến tranh ném bom phá hoại miền Bắc của chính quyền Mỹ.
Và kể từ đó, ngày 2/8 và 5/8 đã được Hải quân Việt Nam lấy làm ngày Truyền thống của Quân chủng.
Tuy nhiên, không phải ai cũng biết hết, Số phận bi hùng của biên đội tầu phóng lôi đánh tầu Ma Đốc.
Mời các bạn tham khảo, câu chuyện trên, qua loạt bài viết của Baoleo.
Bài 1: Tư liệu: Hồi ức của Đại tá Trịnh Tuần:
Đại tá Trịnh Tuần, ngày 02/08/1964, là đại úy - làm nhiệm vụ trực ban tại cơ quan Cục Chính trị Quân chủng Hải quân và đã được theo dõi sát cuộc chiến đấu của phân đội tàu phóng lôi với tàu Ma-đốc của hải quân Mỹ. Từ khi được giao nhiệm vụ về tham gia xây dựng rồi dự ngày thành lập Quân chủng (7-5-1955) đến ngày 2-8-1964, đồng chí Trịnh Tuần coi đánh đuổi tàu Ma-đốc là sự kiện quan trọng nhất của bộ đội Hải quân nhân dân Việt Nam giai đoạn đó. Về hưu sau nhiều năm làm Chủ nhiệm Chính trị Quân chủng, nay đã sang tuổi 75, trong trí nhớ của Đại tá Trịnh Tuần, những kỷ niệm về ngày 2-8-1964 vẫn còn in đậm nét:
Rạng sáng ngày 1-8, tàu Ma-đốc xâm phạm vùng biển Quảng Bình, sau đó tiến lên phía bắc điều tra mạng lưới phòng thủ bờ biển của ta ở đèo Ngang, Hòn Mát, Hòn Mê, Lạch Trường... Các hoạt động của tàu Ma-đốc đều bị ta theo dõi chặt chẽ. Theo mệnh lệnh của Bộ Tổng tham mưu, Bộ tư lệnh Quân chủng giao nhiệm vụ cho tiểu đoàn 135 tiến hành lắp ngư lôi cho phân đội 3 và bảo đảm mọi mặt để đưa toàn phân đội vào chiến đấu. Phân đội 3 gồm ba tàu phóng lôi số 333, 336 và 339, do đại úy Lê Duy Khoái, đoàn trưởng đoàn 135 trực tiếp chỉ huy, đồng chí trung úy Nguyễn Xuân Bột là phân đội trưởng, đồng chí Mai Bá Xây là chính trị viên, lúc đó đang ở Vạn Hoa (Quảng Ninh).
10 giờ 15 phút ngày 2-8, phân đội được lệnh hành quân vào Hòn Nẹ (Thanh Hóa).
Trên khu vực biển Hòn Nẹ, biên đội tàu tuần tiễu gồm hai chiếc mang số hiệu 140 và 146 đang làm nhiệm vụ. Cả 5 tàu cùng thả neo ở tây bắc đảo, sẵn sàng chờ lệnh vào chiến đấu.
13 giờ ngày 2-8, cả 3 chiếc tàu phóng lôi của ta lại được lệnh cơ động về khu vực hòn Mê chờ địch. Thế nhưng lúc này tàu Ma-đốc của địch đã ở đông hòn Nẹ, cách các tàu phóng lôi của ta gần 14 hải lý.
13 giờ 50 ngày 2-8, Từ Hòn Mê, Thanh Hóa, phân đội 3 xuất kích,
14 giờ 52, phân đội phát hiện tàu Maddox ở phía đông nam Hòn Nẹ, Thanh Hóa. Thấy tàu Hải quân Việt Nam xuất hiện, Maddox bắn dồn dập.
15 giờ 26, tàu 339 tiếp cận mạn phải Maddox ở cự ly 6 liên (khoảng 1 km), phóng ngư lôi và rời khu vực tác chiến, song ngay sau đó bị máy bay Mỹ bắn trúng máy trái, tàu ngừng hoạt động.
Một phút sau, đến lượt tàu 336 tiếp cận Maddox và phóng lôi. Tàu địch thả bom chìm chặn lôi và máy bay phóng tên lửa làm thuyền trưởng Nguyễn Văn Tự hy sinh trên đài chỉ huy, chiến sĩ Nguyễn Văn Hường tiếp tục lái tàu và cùng tàu 339 đánh trả máy bay Mỹ bằng súng máy 14,5mm.
15giờ 28, tàu 333 tiếp tục phóng ngư lôi và bị tàu địch chặn lôi bằng bom chìm. Không còn vũ khí mạnh, các tàu phóng lôi của ta tiếp cận tàu địch khiến pháo lớn của tàu địch mất tác dụng và dùng súng máy 14,5mm quét mặt boong khiến cho lính Mỹ chạy trốn tán loạn, các loại hỏa lực mặt boong câm bặt.
Lúc 17giờ, Cuộc chiến kết thúc , kết quả ta đã đánh đuổi được tàu Maddox, bắn rơi một máy bay, bắn cháy một chiếc khác, về phía ta, bốn đồng chí hy sinh, sáu người bị thương, hai tàu 336 và 339 hư hỏng.
Đây là ảnh tư liệu của Hải quân Mỹ, chụp từ trên boong tầu Ma Đốc, cảnh các tầu phóng lôi 336 và 333, đang tiếp cận phóng ngư lôi vào tầu Ma Đốc.
Ảnh chụp ngay tại thời điểm xẩy ra sự kiện, mới được công bố.
Để góp thêm một cái nhìn về những người lính biển, bao leo tôi xin mở mục này.
Bắt đầu là loạt bài về một ký ức xưa.
Số phận bi hùng của biên đội tầu phóng lôi đánh tầu Ma Đốc
Ngày 02/08/1964, Hải quân Việt Nam non trẻ, đã dũng cảm đuối đánh khu trục Hạm Ma Đốc của Hải quân Mỹ trên vùng biển Thanh Hóa.
Đến ngày 04/08/1964, chính quyền Mỹ đã bịa đặt ra sự kiện Vịnh Bắc Bộ, vu khống Hải quân Việt Nam tấn công tầu chiến Mỹ trên vùng biển quốc tế vào đêm 04/08/1964 đó.
Ngày 05/08/1964, tiếp theo sự vu cáo về sự kiện Vịnh Bắc Bộ, chính quyền Mỹ đã cho máy bay oanh tạc, đánh vào các căn cứ của Hải quân Việt Nam trên miền Bắc XHCN.
Cùng với các lực lượng vũ trang khác của Quân đội nhân dân Việt Nam, Hải quân Việt Nam đã anh dũng đánh trả máy bay của Hải quân Mỹ trên các vùng biển Quảng Ninh – Thanh Hóa – Nghệ An – Quảng Bình, góp phần bắn rơi 8 máy bay, bắt sống phi công Mỹ.
Ngày 05/08/1964, đã trở thành ngày mở đầu của cuộc chiến tranh ném bom phá hoại miền Bắc của chính quyền Mỹ.
Và kể từ đó, ngày 2/8 và 5/8 đã được Hải quân Việt Nam lấy làm ngày Truyền thống của Quân chủng.
Tuy nhiên, không phải ai cũng biết hết, Số phận bi hùng của biên đội tầu phóng lôi đánh tầu Ma Đốc.
Mời các bạn tham khảo, câu chuyện trên, qua loạt bài viết của Baoleo.
PHẦN 1: NÉT HÙNG:
Bài 1: Tư liệu: Hồi ức của Đại tá Trịnh Tuần:
Đại tá Trịnh Tuần, ngày 02/08/1964, là đại úy - làm nhiệm vụ trực ban tại cơ quan Cục Chính trị Quân chủng Hải quân và đã được theo dõi sát cuộc chiến đấu của phân đội tàu phóng lôi với tàu Ma-đốc của hải quân Mỹ. Từ khi được giao nhiệm vụ về tham gia xây dựng rồi dự ngày thành lập Quân chủng (7-5-1955) đến ngày 2-8-1964, đồng chí Trịnh Tuần coi đánh đuổi tàu Ma-đốc là sự kiện quan trọng nhất của bộ đội Hải quân nhân dân Việt Nam giai đoạn đó. Về hưu sau nhiều năm làm Chủ nhiệm Chính trị Quân chủng, nay đã sang tuổi 75, trong trí nhớ của Đại tá Trịnh Tuần, những kỷ niệm về ngày 2-8-1964 vẫn còn in đậm nét:
Rạng sáng ngày 1-8, tàu Ma-đốc xâm phạm vùng biển Quảng Bình, sau đó tiến lên phía bắc điều tra mạng lưới phòng thủ bờ biển của ta ở đèo Ngang, Hòn Mát, Hòn Mê, Lạch Trường... Các hoạt động của tàu Ma-đốc đều bị ta theo dõi chặt chẽ. Theo mệnh lệnh của Bộ Tổng tham mưu, Bộ tư lệnh Quân chủng giao nhiệm vụ cho tiểu đoàn 135 tiến hành lắp ngư lôi cho phân đội 3 và bảo đảm mọi mặt để đưa toàn phân đội vào chiến đấu. Phân đội 3 gồm ba tàu phóng lôi số 333, 336 và 339, do đại úy Lê Duy Khoái, đoàn trưởng đoàn 135 trực tiếp chỉ huy, đồng chí trung úy Nguyễn Xuân Bột là phân đội trưởng, đồng chí Mai Bá Xây là chính trị viên, lúc đó đang ở Vạn Hoa (Quảng Ninh).
10 giờ 15 phút ngày 2-8, phân đội được lệnh hành quân vào Hòn Nẹ (Thanh Hóa).
Trên khu vực biển Hòn Nẹ, biên đội tàu tuần tiễu gồm hai chiếc mang số hiệu 140 và 146 đang làm nhiệm vụ. Cả 5 tàu cùng thả neo ở tây bắc đảo, sẵn sàng chờ lệnh vào chiến đấu.
13 giờ ngày 2-8, cả 3 chiếc tàu phóng lôi của ta lại được lệnh cơ động về khu vực hòn Mê chờ địch. Thế nhưng lúc này tàu Ma-đốc của địch đã ở đông hòn Nẹ, cách các tàu phóng lôi của ta gần 14 hải lý.
13 giờ 50 ngày 2-8, Từ Hòn Mê, Thanh Hóa, phân đội 3 xuất kích,
14 giờ 52, phân đội phát hiện tàu Maddox ở phía đông nam Hòn Nẹ, Thanh Hóa. Thấy tàu Hải quân Việt Nam xuất hiện, Maddox bắn dồn dập.
15 giờ 26, tàu 339 tiếp cận mạn phải Maddox ở cự ly 6 liên (khoảng 1 km), phóng ngư lôi và rời khu vực tác chiến, song ngay sau đó bị máy bay Mỹ bắn trúng máy trái, tàu ngừng hoạt động.
Một phút sau, đến lượt tàu 336 tiếp cận Maddox và phóng lôi. Tàu địch thả bom chìm chặn lôi và máy bay phóng tên lửa làm thuyền trưởng Nguyễn Văn Tự hy sinh trên đài chỉ huy, chiến sĩ Nguyễn Văn Hường tiếp tục lái tàu và cùng tàu 339 đánh trả máy bay Mỹ bằng súng máy 14,5mm.
15giờ 28, tàu 333 tiếp tục phóng ngư lôi và bị tàu địch chặn lôi bằng bom chìm. Không còn vũ khí mạnh, các tàu phóng lôi của ta tiếp cận tàu địch khiến pháo lớn của tàu địch mất tác dụng và dùng súng máy 14,5mm quét mặt boong khiến cho lính Mỹ chạy trốn tán loạn, các loại hỏa lực mặt boong câm bặt.
Lúc 17giờ, Cuộc chiến kết thúc , kết quả ta đã đánh đuổi được tàu Maddox, bắn rơi một máy bay, bắn cháy một chiếc khác, về phía ta, bốn đồng chí hy sinh, sáu người bị thương, hai tàu 336 và 339 hư hỏng.
Đây là ảnh tư liệu của Hải quân Mỹ, chụp từ trên boong tầu Ma Đốc, cảnh các tầu phóng lôi 336 và 333, đang tiếp cận phóng ngư lôi vào tầu Ma Đốc.
Ảnh chụp ngay tại thời điểm xẩy ra sự kiện, mới được công bố.
Chỉnh sửa cuối: