- Biển số
- OF-57910
- Ngày cấp bằng
- 28/2/10
- Số km
- 396
- Động cơ
- 448,970 Mã lực
http://giaoduc.net.vn/Ban-doc/CSGT-Thanh-Hoa-bi-to-bat-bong-nguoi-di-duong-post142755.gd
Em hóng cụ nào nhà mình viết bài này
GDVN)-Sau khi “bắt bóng” người điều khiển phương tiện, viên CSGT đã không thông báo được lỗi vi phạm, đồng thời còn lớn tiếng thách thức chủ phương tiện.
Quảng Bình: Bắt liên tiếp 5 vụ vận chuyển gỗ lậu trong vòng hai tuần
Hà Nội: Lật xe tải, tài xế bất tỉnh trong cabin
Cấm CSGT đứng khuất tầm nhìn, ào ra đột ngột dừng xe
Thông qua đường dây nóng của báo điện tử Giáo dục Việt Nam, độc giả Lê C. (trú tại Tĩnh Gia, Thanh Hóa) đã cung cấp một số tư liệu cho phóng viên, phản ánh sự việc tổ tuần tra kiểm soát thuộc đội 2 phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) Công an tỉnh Thanh Hóa “bắt bóng” người điều khiển phương tiện.
Theo phản ánh, vào khoảng 8h30 phút ngày 9/4, anh Lê C. điều khiển xe máy BKS 29S… trên đường đi công tác thì gặp tổ tuần tra kiểm soát thuộc đội 2, phòng CSGT Công an tỉnh Thanh Hóa đang làm nhiệm vụ tại Quốc lộ 45 (đoạn từ thành phố Thanh Hóa – Nông Cống). Tại thời điểm trên, một CSGT đã ra tín hiệu dừng phương tiện của người điều khiển để kiểm tra giấy tờ xe của chủ phương tiện trên.
“Trong lúc dừng phương tiện để kiểm tra giấy tờ, anh Hoạch (cán bộ CSGT thuộc đội 2) đã không thực hiện điều lệnh, đồng thời không thông báo lỗi vi phạm cho chủ phương tiện được biết mà bắt bẻ, yêu cầu xử lý xe tôi”, anh Lê C. bức xúc.
Trước thắc mắc của chủ phương tiện, CSGT khăng khăng cho rằng mình làm đúng quy trình tuần tra, kiểm soát. Chưa dừng lại ở đó, cán bộ này còn lớn tiếng quát nạt, thách thức chủ phương tiện, đồng thời ngang nhiên lấy chìa khóa xe máy và yêu cầu anh Lê C. lại chốt để lập biên bản xử lý.
Nhiều chủ phương tiện bị CSGT xử lý trong...cabin xe (ảnh do độc giả cung cấp)
Quá bức xúc trước thái đội của CSGT, độc giả Lê C. đã cung cấp toàn bộ cuộc hội thoại (ghi âm, hình ảnh) tố cáo tổ CSGT “bắt bóng” người đi đường.
Nội dung đoạn hội thoại (một số đoạn có lời nói không phù hợp thuần phong mỹ tục, Báo Giáo dục Việt Nam chỉ trích một phần đã được lược bỏ) như sau:
CSGT: Yêu cầu anh xuất trình giấy tờ xe cho chúng tôi kiểm tra?
Độc giả Lê C.: Trước khi kiểm tra giấy tờ, anh (CSGT) cho tôi biết tôi đã vi phạm lỗi gì?
CSGT: Đấy nhé! Hiện tại tôi yêu cầu giấy tờ để kiểm tra, anh không xuất trình được giấy tờ xe là vi phạm, biết đâu xe các anh đi là xe ăn trộm?
Độc giả Lê C.: Căn cứ vào đâu? lỗi gì mà anh dừng xe tôi và cho rằng xe tôi là xe ăn trộm?Nếu giải thích được câu hỏi trên thì tôi đồng ý nộp phạt, theo quy định. Còn không tôi sẽ gọi điện báo cáo và cung cấp tư liệu cho lãnh đạo phòng về cách làm việc không tuân thủ quy trình tuần tra, kiểm soát của các anh!
CSGT: Được, giỏi thì các anh cứ gọi điện thoải mái thôi. Chúng tôi làm đàng hoàng, làm sao mà phải sợ. Còn bây giờ yêu cầu các anh lại xe để chúng tôi xử lý.
Không chỉ dừng phương tiện kiểm tra theo kiểu “bắt bóng” người đi đường, hình ảnh mà độc giả Lê C. cung cấp cho phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam còn cho thấy rõ, tại thời điểm trên, có rất nhiều chủ phương tiện vận tải lưu thông qua tuyến đường này đều bị tổ tuần tra kiểm soát làm nhiệm vụ trên Quốc lộ 45 chặn xe một cách bất hợp lý, không tuân thủ quy định. Nhiều chủ phương tiện còn tỏ ra bức xúc vì bị cán bộ CSGT "lập biên bản" trong…ca bin xe.
Theo quy định tại điều 14, chương V của Thông tư 65/2012/TT- BCA quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung tuần tra, kiểm soát của cảnh sát giao thông đường bộ quy định về các trường hợp được dừng phương tiện như sau:
1. Cán bộ thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát được dừng phương tiện để kiểm soát trong các trường hợp sau:
a) Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi nhận được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ;
b) Thực hiện kế hoạch, mệnh lệnh tổng kiểm soát của Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh trở lên;
c) Thực hiện kế hoạch, phương án công tác của Trưởng phòng Hướng dẫn và Tổ chức tuần tra, kiểm soát giao thông thuộc Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông hoặc Trưởng Công an cấp huyện trở lên về việc kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ theo chuyên đề;
d) Có văn bản của thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan điều tra từ cấp huyện trở lên; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự;
đ) Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông.
2. Việc dừng phương tiện phải bảo đảm các yêu cầu sau:
a) An toàn, đúng quy định của pháp luật;
b) Không làm cản trở đến hoạt động giao thông;
c) Khi đã dừng phương tiện phải thực hiện việc kiểm soát, nếu phát hiện vi phạm phải xử lý vi phạm theo đúng quy định của pháp luật.
Như vậy, ở đây lực lượng cảnh sát giao thông phải phát hiện được hành vi vi phạm của người tham gia giao thông thì mới có quyền dừng xe.
Khi đã dừng xe vào, thì phải chào và phải thông báo rõ lỗi cho người vi phạm, rồi mới yêu cầu cho kiểm tra giấy tờ.
Trong trường hợp trên, tổ CSGT số 2 đã không thông báo được lỗi vi phạm cho người điều khiển phương tiện, đồng thời lớn tiếng thách thức chủ phương tiện là sai so với quy định hiện hành.
Em hóng cụ nào nhà mình viết bài này
GDVN)-Sau khi “bắt bóng” người điều khiển phương tiện, viên CSGT đã không thông báo được lỗi vi phạm, đồng thời còn lớn tiếng thách thức chủ phương tiện.
Quảng Bình: Bắt liên tiếp 5 vụ vận chuyển gỗ lậu trong vòng hai tuần
Hà Nội: Lật xe tải, tài xế bất tỉnh trong cabin
Cấm CSGT đứng khuất tầm nhìn, ào ra đột ngột dừng xe
Thông qua đường dây nóng của báo điện tử Giáo dục Việt Nam, độc giả Lê C. (trú tại Tĩnh Gia, Thanh Hóa) đã cung cấp một số tư liệu cho phóng viên, phản ánh sự việc tổ tuần tra kiểm soát thuộc đội 2 phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) Công an tỉnh Thanh Hóa “bắt bóng” người điều khiển phương tiện.
Theo phản ánh, vào khoảng 8h30 phút ngày 9/4, anh Lê C. điều khiển xe máy BKS 29S… trên đường đi công tác thì gặp tổ tuần tra kiểm soát thuộc đội 2, phòng CSGT Công an tỉnh Thanh Hóa đang làm nhiệm vụ tại Quốc lộ 45 (đoạn từ thành phố Thanh Hóa – Nông Cống). Tại thời điểm trên, một CSGT đã ra tín hiệu dừng phương tiện của người điều khiển để kiểm tra giấy tờ xe của chủ phương tiện trên.
“Trong lúc dừng phương tiện để kiểm tra giấy tờ, anh Hoạch (cán bộ CSGT thuộc đội 2) đã không thực hiện điều lệnh, đồng thời không thông báo lỗi vi phạm cho chủ phương tiện được biết mà bắt bẻ, yêu cầu xử lý xe tôi”, anh Lê C. bức xúc.
Trước thắc mắc của chủ phương tiện, CSGT khăng khăng cho rằng mình làm đúng quy trình tuần tra, kiểm soát. Chưa dừng lại ở đó, cán bộ này còn lớn tiếng quát nạt, thách thức chủ phương tiện, đồng thời ngang nhiên lấy chìa khóa xe máy và yêu cầu anh Lê C. lại chốt để lập biên bản xử lý.
Nhiều chủ phương tiện bị CSGT xử lý trong...cabin xe (ảnh do độc giả cung cấp)
Quá bức xúc trước thái đội của CSGT, độc giả Lê C. đã cung cấp toàn bộ cuộc hội thoại (ghi âm, hình ảnh) tố cáo tổ CSGT “bắt bóng” người đi đường.
Nội dung đoạn hội thoại (một số đoạn có lời nói không phù hợp thuần phong mỹ tục, Báo Giáo dục Việt Nam chỉ trích một phần đã được lược bỏ) như sau:
CSGT: Yêu cầu anh xuất trình giấy tờ xe cho chúng tôi kiểm tra?
Độc giả Lê C.: Trước khi kiểm tra giấy tờ, anh (CSGT) cho tôi biết tôi đã vi phạm lỗi gì?
CSGT: Đấy nhé! Hiện tại tôi yêu cầu giấy tờ để kiểm tra, anh không xuất trình được giấy tờ xe là vi phạm, biết đâu xe các anh đi là xe ăn trộm?
Độc giả Lê C.: Căn cứ vào đâu? lỗi gì mà anh dừng xe tôi và cho rằng xe tôi là xe ăn trộm?Nếu giải thích được câu hỏi trên thì tôi đồng ý nộp phạt, theo quy định. Còn không tôi sẽ gọi điện báo cáo và cung cấp tư liệu cho lãnh đạo phòng về cách làm việc không tuân thủ quy trình tuần tra, kiểm soát của các anh!
CSGT: Được, giỏi thì các anh cứ gọi điện thoải mái thôi. Chúng tôi làm đàng hoàng, làm sao mà phải sợ. Còn bây giờ yêu cầu các anh lại xe để chúng tôi xử lý.
Không chỉ dừng phương tiện kiểm tra theo kiểu “bắt bóng” người đi đường, hình ảnh mà độc giả Lê C. cung cấp cho phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam còn cho thấy rõ, tại thời điểm trên, có rất nhiều chủ phương tiện vận tải lưu thông qua tuyến đường này đều bị tổ tuần tra kiểm soát làm nhiệm vụ trên Quốc lộ 45 chặn xe một cách bất hợp lý, không tuân thủ quy định. Nhiều chủ phương tiện còn tỏ ra bức xúc vì bị cán bộ CSGT "lập biên bản" trong…ca bin xe.
Theo quy định tại điều 14, chương V của Thông tư 65/2012/TT- BCA quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung tuần tra, kiểm soát của cảnh sát giao thông đường bộ quy định về các trường hợp được dừng phương tiện như sau:
1. Cán bộ thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát được dừng phương tiện để kiểm soát trong các trường hợp sau:
a) Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi nhận được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ;
b) Thực hiện kế hoạch, mệnh lệnh tổng kiểm soát của Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh trở lên;
c) Thực hiện kế hoạch, phương án công tác của Trưởng phòng Hướng dẫn và Tổ chức tuần tra, kiểm soát giao thông thuộc Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông hoặc Trưởng Công an cấp huyện trở lên về việc kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ theo chuyên đề;
d) Có văn bản của thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan điều tra từ cấp huyện trở lên; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự;
đ) Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông.
2. Việc dừng phương tiện phải bảo đảm các yêu cầu sau:
a) An toàn, đúng quy định của pháp luật;
b) Không làm cản trở đến hoạt động giao thông;
c) Khi đã dừng phương tiện phải thực hiện việc kiểm soát, nếu phát hiện vi phạm phải xử lý vi phạm theo đúng quy định của pháp luật.
Như vậy, ở đây lực lượng cảnh sát giao thông phải phát hiện được hành vi vi phạm của người tham gia giao thông thì mới có quyền dừng xe.
Khi đã dừng xe vào, thì phải chào và phải thông báo rõ lỗi cho người vi phạm, rồi mới yêu cầu cho kiểm tra giấy tờ.
Trong trường hợp trên, tổ CSGT số 2 đã không thông báo được lỗi vi phạm cho người điều khiển phương tiện, đồng thời lớn tiếng thách thức chủ phương tiện là sai so với quy định hiện hành.