Em xin hướng dẫn về sử dụng IC 7812 ổn áp 12V.

Công Nông

Xe điện
Biển số
OF-4028
Ngày cấp bằng
27/3/07
Số km
2,225
Động cơ
574,007 Mã lực
Không nên dùng 7812 mà nên dùng 2576 cụ ạ vì 7812 dòng output thấp, dải input hẹp, chạy nóng.

2576 có thể tùy chỉnh cho ra đúng voltage mình cần, có thể theo yêu cầu của cụ là chính xác 11.5v.

Đây là cái mạch em ráp 2576 cho ra đúng 12v 3A, input 7-40v

 

Dungbig

Xe đạp
Biển số
OF-310478
Ngày cấp bằng
4/3/14
Số km
25
Động cơ
298,650 Mã lực
7812 dùng trong trường hợp này là chả có nghĩa lý gì cả cụ chủ ạ. Đầu vào của 7812 phải lớn hơn 12V. Hơn nữa, 7812 lại chỉ chịu được dòng 1A thôi. Cách lắp DIODE như cụ gì ở trên có nói là ngon lành nhất, vừa chống xung điện áp ngược gây phá bóng điện tử (LED hay hỏng với lý do này các cụ nhé, chứ kô phải vì vọt áp đâu ạ).

Theo kinh nghiệm điện tử của em thì cụ chủ dùng DIODE mắc nối tiếp là ngon nhất, chọn loại 5A là được rồi.
Votka cho cụ ợ
 

HAICON

Xe điện
Biển số
OF-57080
Ngày cấp bằng
17/2/10
Số km
3,319
Động cơ
479,196 Mã lực
[/IMG]
Em mua con led này định chế làm đèn soi phía dưới gương chiếu hậu cho nó giống xe hịn :D. Vỏ nó làm bằng nhôm có tác dụng tản nhiệt, bên trong là bóng led luxeon 3w và đế tản nhiệt
[/IMG]
Em muốn làm bộ ổn định dòng cho led đảm bảo cho led sáng và bền thì làm thế nào các cụ nhỉ. Mỗi gương e lắp 1 bóng. Thấy trên thị trường có bán bộ drive cho led ko biết hiệu quả thế nào. Xin các cụ cho ý kiến ạ. Bộ drive nó bán ở đây
http://www.chinhtamltd.com/vn/Product_Details.aspx?ProID=64
 

tiway.king

Đi bộ
Biển số
OF-351219
Ngày cấp bằng
17/1/15
Số km
2
Động cơ
266,520 Mã lực
Không nên dùng 7812 mà nên dùng 2576 cụ ạ vì 7812 dòng output thấp, dải input hẹp, chạy nóng.

2576 có thể tùy chỉnh cho ra đúng voltage mình cần, có thể theo yêu cầu của cụ là chính xác 11.5v.

Đây là cái mạch em ráp 2576 cho ra đúng 12v 3A, input 7-40v

cụ cho em xin cái sơ đồ mạch này nha .thank
 
Chỉnh sửa cuối:

ngochoangimsat

Xe tăng
Biển số
OF-201349
Ngày cấp bằng
9/7/13
Số km
1,983
Động cơ
342,040 Mã lực
Tình hình là em muốn sử dụng IC 7812 đển ổn áp cho bộ đèn Led gầm kiêm Daylight Luxeon của em. Nhưng món điện tử thì em mù tịt, cụ nào am hiểu về món này xin hướng dẫn cho em các xử dụng IC 7812 hiệu quả, an toàn nhất để bền và không bị nóng quá mức cho phép.
Trường hợp em muốn ổn dòng và hạ xuống 11,5 vôn cho an toàn thì mắc thêm trở ntn ạ ?
Nếu có sơ đồ cụ thể thì càng tốt ạ, rượu của em đã sẵn sàng, cảm ơn các cụ !
Cụ nói rõ LED của cụ thế nào cháu tư vấn về điện tử cho, cụ yên tâm với tư vấn của cháu vì kỹ thuật điện tử cháu biết, và biết khá tốt, rõ.

Cụ lắp LED loại gì, đấu nối tiếp hay song song, đấu nối tiếp hoặc song song thì đấu mấy cái.... Cụ có thể vẽ sơ đồ đấu ra giấy rồi chụp lên đây cháu vẽ cho cụ cái sơ đồ dùng 100 năm không hỏng bóng, ko cháy, ko tốn điện, rẻ tiền....
 

tiway.king

Đi bộ
Biển số
OF-351219
Ngày cấp bằng
17/1/15
Số km
2
Động cơ
266,520 Mã lực
Cụ nói rõ LED của cụ thế nào cháu tư vấn về điện tử cho, cụ yên tâm với tư vấn của cháu vì kỹ thuật điện tử cháu biết, và biết khá tốt, rõ.

Cụ lắp LED loại gì, đấu nối tiếp hay song song, đấu nối tiếp hoặc song song thì đấu mấy cái.... Cụ có thể vẽ sơ đồ đấu ra giấy rồi chụp lên đây cháu vẽ cho cụ cái sơ đồ dùng 100 năm không hỏng bóng, ko cháy, ko tốn điện, rẻ tiền....
cụ có mạch ổn áp nào như cụ Công Nông kia không cho em xin ạ
 

ngochoangimsat

Xe tăng
Biển số
OF-201349
Ngày cấp bằng
9/7/13
Số km
1,983
Động cơ
342,040 Mã lực
cụ có mạch ổn áp nào như cụ Công Nông kia không cho em xin ạ
Cụ nên nói rõ mục đích và yêu cầu cụ thể của cụ cháu tư vấn được, chứ ko phải bắt trước cái kia làm gì. Với nhu cầu cụ thể nào đó chắc gì cái mạch kia đã phù hợp cho cụ. Còn việc dùng phải sử dụng đến ổn áp thì sử dụng cái IC 2576 như của cụ trên kia làm là hợp lý đấy. Nó là IC ổn áp xung khác hoàn toàn với IC tuyến tính dòng họ 75xx (7505, 7512). Ổn áp xung gây tổn hao cực thấp nên việc sử dụng nguồn hiệu quả, thay vì đốt nóng linh viện như họ 75xx.

Dưới đây cháu gửi cụ file dữ liệu về con LM2576 cùng sơ đồ mạch điện, các thông số linh kiện và cả công thức tính toán nếu muốn thay đổi. File này là chính hãng, lắp đúng chạy luôn. Còn có cả sơ đồ mạch có nút chỉnh điện áp ra từ 1,2-50V nữa. Và có cả các sơ đồ mạch với điện áp ra cố định.

www.ti.com/lit/ds/symlink/lm2576.pdf

Thêm một file nữa rất hay

www.onsemi.com/pub/Collateral/LM2576-D.PDF

Cả hai cái file trên đủ để cụ tự lắp được. Nếu giả sử có tiếng anh câu nào cụ chưa hiểu kỹ có thể hỏi thêm, nếu cháu biết cháu chỉ cho ạ.


Mạch ổn áp ra 5V cố định sử dụng LM2576-5.0 hoặc LM2576HV-5.0
Nếu muốn ra các mức khác như 3,3V;12V;15V.. thì chọn loại có đuôi tương ứng như ví dụ 5V ở trên


Mạch ổn áp có điện áp ra điều chỉnh được sử dụng phiên bản LM2575-ADJ hoặc LM2576HV-ADJ.
Điện áp ra từ 1,23 - 50V. Cụ cần điện áp ra cao đến bao nhiều chỉ cần chỉnh cặp điện trở R1 R2. Điện áp vào từ 7V-40V cho LM2576 hoặc từ 7V-60V cho LM2576HV.
Điện áp ra Vo=1,23(1+R2/R1)
R1=1 đến 5 Kilo ôm (tự chọn theo sở thích)
R2 = R1(Vo/1,23-1)​

Mạch cực dễ lắp chỉ có vài linh kiện, vặn chân nó vào nhau trực tiếp mà không cần bo mạch. Nhưng ổn áp là điều thừa thãi với mạch đèn LED. Ngoài ra, lắp đèn LED mà không lắp điện trở hạn dòng thì cụ sẽ là dũng sĩ diệt linh kiện chỉ trong một thời gian rất ngắn. Có nhiều loại LED khác nhau, điện áp trên LED cũng khác nhau. Cháu ví dụ như cái loại bóng dưới đây điện áp sụt trên nó là 1,6-1,9V, dòng điện max hình như là 30mA


Đèn LED


Đặc tuyến Vôn/Ampe của đèn LED phía trên

Nhìn vào sơ đồ trên có thể thấy điện áp làm việc của LED này từ khoảng 1,6-1,9V , thay đổi điện áp trong khoảng này LED sẽ sáng tối khác nhau. Điện áp trên 1,9V làm LED này cháy ngay lập tức (hỏng). Điện áp thấp hơn 1,6V thì chưa đủ để kích hoạt LED mở vì vậy LED như chưa được cấp điện.

Như vậy giả dụ cụ lắp 10 bóng nối tiếp nhau, điện áp cần thiết phải có để chúng được mở là 18V (chọn điểm làm việc là 1,8V - dòng sẽ là 10mA), tất nhiên phải chọn cao hơn là 20V trở lên. Tiếp đó nối tiếp cả cái đám ấy với một con điện trở hạn dòng có điện trở bằng (20-18)/10mA = 0,2 Kilo Ôm = 200 ôm. Đặc tính của Diot nói chung và LED nói riêng là có tính gim áp, nghĩa là dòng tăng lên cực cao mà điện áp vẫn ko tăng mấy (nhìn đặc tuyến Vôn/Ampe của nó thì cụ biết). Giả sử cụ lắp 1 cái LED vào nguồn 2V thôi chẳng hạn, nó hoàn toàn làm cháy LED nếu không có điện trở hạn dòng. Chọn điện trở luôn luôn phải tính cho LED làm việc với dòng nhỏ hơn cho phép, nếu không thì sẽ chả biết vì sao led cháy hoặc yếu dần nhanh như vậy. Còn chọn dòng hợp lý chạy cả 10 năm vẫn sáng như ngày nào. Cụ chọn loại LED cụ thể nào thì viết lên đây cháu tư vấn cho dòng làm việc, điện áp rơi và mạch phù hợp nó sẽ sáng và bền. Mạch ổn áp không hẳn là cần đâu cụ.

Cần mua linh kiện tham khảo qua trang web này cũng được: h**p://dientu4u.com/

+ Ngoài việc tự lắp thì cũng có thể mua sẵn các mạch ổn áp đã lắp đặt thành mô đun về chỉ việc dùng với giá khả rẻ như dưới đây:

A. Mạch lắp sẵn dùng LM2596 ADJ điện áp ra chỉnh được từ 1,25-35V

- giá khoảng 45.000VND
Module Properties ( ht-p://smart-techvn.com/module-boards/259081-module-nguon-lm2596-adj.html )

- Input Voltage: 4V-40V
- Output Voltage:1.25V-35V
- Output Current: 3A (max)
- Conversion efficiency: 92% (the highest)
- Switching frequency: 150KHz
- Output Ripple: 5mV (5V2A output)
- Load Regulation: ± 0.5%
- Voltage Regulation: ± 2.5%
- Operating Temperature: -40 c to +85c
- Size: 48 * 23 * 14 (L * W * H) (mm)

B. Mạch lắp sẵn Module nguồn LM2596 ổn áp ra cố định 5V


- Giá khoảng 80.000VNĐ (h-tp://smart-techvn.com/module-boards/154449-module-nguon-lm2596.html)


Module nguồn LM2596 (3A)

- Đầu vào: 7-23VAC hoặc 9-32VDC

- Đầu ra: Có jumper lựa chọn điện áp đầu ra là 5V, 3.3V hay ADJ (ADJ là chế độ cho phép dùng cái vít để chỉnh điện áp ra, cái vít đó nằm trên cục màu xanh lam trên bo mạch đấy)

- Với loại module có biến trở, khi chọn jumper tại ADJ thì điện áp đầu ra có thể thay đổi được từ 1.2VDC-30VDC, bằng cách vặn biến trở.

- Với loại module không có biến trở, khi chọn jumper tại ADJ thì điện áp đầu ra là 4.27 VDC điện áp chuyên dùng cho các Module Sim

- Ứng dụng: Cấp nguồn cho các vi điều khiển 5V, 3.3V hoặc các module cần nguồn 5V hoặc 3.3V , đặc biệt cấp nguồn rất tốt cho các Module Sim,để đảm bảo Module Sim hoạt động ổn định.
 
Chỉnh sửa cuối:

ngochoangimsat

Xe tăng
Biển số
OF-201349
Ngày cấp bằng
9/7/13
Số km
1,983
Động cơ
342,040 Mã lực
Cụ [@tiway.king;351219] vào xem tài liệu nhé
 

phanthuy2601

Xe tăng
Biển số
OF-128495
Ngày cấp bằng
26/1/12
Số km
1,017
Động cơ
385,376 Mã lực
Nơi ở
Long Biên - HN
Em thấy mạch của cụ ngochoangimsat cũng rất hay, có thể tùy chỉnh điện áp đầu ra. Tuy nhiên, nếu cụ chủ muốn fix cứng output ra là 12VDC hoặc xấp xỉ, em nghĩ dùng con IC nguồn 7812 cũng đc. Đầu ra cụ lắp thêm con Diot Zenner và 1 tụ điện 1000uF là đc. (mục đích của tụ điện là làm cho điện áp đầu ra "mịn" hơn).
Mấy mạch đơn giản này cụ thử thực tế là đc ạ. Vì mấy linh kiện này rẻ như cho ý :D
 

ngochoangimsat

Xe tăng
Biển số
OF-201349
Ngày cấp bằng
9/7/13
Số km
1,983
Động cơ
342,040 Mã lực
Em thấy mạch của cụ ngochoangimsat cũng rất hay, có thể tùy chỉnh điện áp đầu ra. Tuy nhiên, nếu cụ chủ muốn fix cứng output ra là 12VDC hoặc xấp xỉ, em nghĩ dùng con IC nguồn 7812 cũng đc. Đầu ra cụ lắp thêm con Diot Zenner và 1 tụ điện 1000uF là đc. (mục đích của tụ điện là làm cho điện áp đầu ra "mịn" hơn).
Mấy mạch đơn giản này cụ thử thực tế là đc ạ. Vì mấy linh kiện này rẻ như cho ý :D
Điều đầu tiên có thể nói rằng, ổn áp tuyến tính dùng IC 78xx hoặc 75xx không bao giờ cho điện áp ra cao bằng điện áp vào, chỉ có thấp hơn. Vì vậy ác quy 12V chỉ cho ổn áp ra nhỏ hơn 12V khoảng 1-2V , nghĩa là cụ có thể có ổn áp 9V, 5V theo các con IC. Còn IC ổn áp xung thì điện áp vào thay đổi từ 3V-40V, điện áp ra thích chọn bao nhiêu thì chọn từ 1,25V-40V bât kể điện áp vào là bao nhiêu. Cái này chả ổn áp tuyến tính nào làm đc.

Mạch ổn áp tuyến tính thì muôn đời không bao giờ bằng ổn áp xung cụ ạ. Cháu ví dụ thế này. Giả sử đầu vào là điện 12V ắc quy xe, điện áp ra cần 5V (lắp cho một con LED loại siêu sáng công suất 1W chẳng hạn), thì nghiễm nhiên con LM7805 của cụ bị rơi áp trên nó 12-5= 7V, Dòng làm việc yêu cầu của LED là 0,5A chẳng hạn, thì công suất tiêu tán trên con IC là 7x0,5 = 3,5W. Lượng công suất tiêu tán như vậy khiến IC cực nóng, phải dùng tản nhiệt , ngoài ra lãng phí điện ác qui một cách vô tội vạ. Ngược lại với nguồn xung, nguyên lý nó khác, nó thay vì sụt áp trên IC như nguồn tuyến tính nó sẽ băm cái điện áp 1 chiều ra như hình dưới

Điện áp một chiều ra được lọc qua cuộn cảm và tụ chuyển thành điện áp trung bình của các cái hình chữ nhật đó. Trong mọi trường hợp thì điện áp sụt trên IC ổn áp xung đều xấp xỉ bằng 0, thực tế khoảng 0,2-0,5V. Vậy công suất tiêu tán trên IC là 0,5Vx0,5A = 0,25W. Cụ thấy chưa? nó sẽ hoàn toàn không cần tản nhiệt mà vẫn cho công suất ra cực lớn. Ngoài ra điện năng lẵng phí của ác qui là vô cùng nhỏ cho trường hợp này. Đó là cái lợi của nguồn xung mà ngày nay nó bá đạo trên tất cả các thiết bị điện, nguồn xạc....., nguồn máy tính, TIVI...
 
Chỉnh sửa cuối:

ngochoangimsat

Xe tăng
Biển số
OF-201349
Ngày cấp bằng
9/7/13
Số km
1,983
Động cơ
342,040 Mã lực
Up and down
 

digger

Xe tăng
Biển số
OF-92395
Ngày cấp bằng
20/4/11
Số km
1,762
Động cơ
419,967 Mã lực
Nơi ở
Tỉnh Bắc Ninh
Không nên dùng 7812 mà nên dùng 2576 cụ ạ vì 7812 dòng output thấp, dải input hẹp, chạy nóng.

2576 có thể tùy chỉnh cho ra đúng voltage mình cần, có thể theo yêu cầu của cụ là chính xác 11.5v.

Đây là cái mạch em ráp 2576 cho ra đúng 12v 3A, input 7-40v

Tác phẩm của cụ làm em đang ăn bún mà phun hết ra lỗ mũi.
 

Ngỗng Ngu

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-325124
Ngày cấp bằng
27/6/14
Số km
1,845
Động cơ
305,360 Mã lực
Để lắp cho bóng LED trong điều kiện nguồn điện của xe ô tô (không ổn định theo chân ga) thì cụ dùng IC 7812 thêm con tụ 47 Mi mắc song song rồi mắc nối tiếp 1 con trở sứ công suất 1 ôm đến 3 ôm (tùy theo công suất bóng LED của cụ) thì cụ dùng ổn định bét nhè luôn.
Vấn đề xử lý nhiệt của con 7812 thì có 2 giải pháp:
1./ Lắp tản nhiệt (cái này vẫn chỉ áp dụng với dòng dưới 1A và điện áp nguồn vào dưới 15V)
2./ Mắc song song 2, 3 con 7812 thì nó sẽ chia sẻ dòng và nhiệt hoặc mắc 1 con 7812 đi với 1 con cầu TIP41 đi kèm (với cách này thì dòng có thể lên tới 5A nhưng cụ vẫn phải lắp tản nhiệt cho con TIP41)
 

Athena

Xe tăng
Biển số
OF-28442
Ngày cấp bằng
5/2/09
Số km
1,575
Động cơ
499,513 Mã lực
Nơi ở
Royal City
Để lắp cho bóng LED trong điều kiện nguồn điện của xe ô tô (không ổn định theo chân ga) thì cụ dùng IC 7812 thêm con tụ 47 Mi mắc song song rồi mắc nối tiếp 1 con trở sứ công suất 1 ôm đến 3 ôm (tùy theo công suất bóng LED của cụ) thì cụ dùng ổn định bét nhè luôn.
Vấn đề xử lý nhiệt của con 7812 thì có 2 giải pháp:
1./ Lắp tản nhiệt (cái này vẫn chỉ áp dụng với dòng dưới 1A và điện áp nguồn vào dưới 15V)
2./ Mắc song song 2, 3 con 7812 thì nó sẽ chia sẻ dòng và nhiệt hoặc mắc 1 con 7812 đi với 1 con cầu TIP41 đi kèm (với cách này thì dòng có thể lên tới 5A nhưng cụ vẫn phải lắp tản nhiệt cho con TIP41)
Module nguồn DC 3 Amp với điện áp đầu ra điều chỉnh được có 19 nghìn đồng. Cần gì lắp liếc phức tạp thế các cụ nhỉ?

http://mualinhkien.vn/san-pham/162/module-buck-dcdc-3a-lm2596-adj.html
 

_Sonata_

Xe buýt
Biển số
OF-204785
Ngày cấp bằng
4/8/13
Số km
719
Động cơ
326,890 Mã lực
Nơi ở
15 Nguyễn Tất Tố - Kênh Dương - Hải Phòng
Website
doxe24h.com

Quangtuyen87123

Đi bộ
Biển số
OF-746775
Ngày cấp bằng
18/10/20
Số km
1
Động cơ
56,410 Mã lực
Tuổi
36
Các cụ mắc // mấy con ổn áp 7812 vào là mát chứ có gì đâu.đầu vào lắp con tụ nhân áp.đầu ra lắp con tụ lọc nhiễu.dạ chấm hết ạ.ak theo schema của 7812 là dòng ra 1A nhung các cụ cứ trừ đi 10%.khi đó ta mắc //7812 sẽ không bị dẫn quá mức=>không nóng.các cụ cứa tính tổng công suất bóng+50%= số lượng 7812
Ví dụ đèn 50w/12v=4.16a+50%=6A<=>6 con 7812
Cái này mang tính chất tham khảo thôi ạ
Em khuyên các cụ mua cái mạch cho nó an toàn.trước kia bóng led chưa nhiều loại như bây giờ,em kiếm dc cái bóng led nhà xưởng 100w lắp luông cái modul đó.mà hồi đó mua gần 200k cái modul chứ rẻ đâu.lắp tới giờ cũng 5 năm rồi chưa cháy
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top