[TT Hữu ích] Điềm tĩnh nhìn lại chiến tranh biên giới phía Bắc

Trạng thái
Thớt đang đóng
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
35 năm trước, ngày 17/2/1979, TQ xua quân đánh chiếm toàn tuyến biên giới phía Bắc VN. Cuộc chiến kéo dài chừng 1 tháng, khi TQ rút quân vào ngày 18/3/1979, gây thiệt hại nặng nề cho cả hai phía.



TQ rút quân sau khi chiếm được các thị xã Lạng Sơn, Lào Cai, Cao Bằng, và một số thị trấn vùng biên, nhưng ko buộc VN phải rút quân khỏi Cam.

Cuộc chiến để lại hậu quả lâu dài đối với nền kinh tế Việt Nam và quan hệ căng thẳng giữa hai nước. Xung đột vũ trang tại biên giới còn tiếp diễn thêm 10 năm. Hơn 13 năm sau, quan hệ ngoại giao Việt-Trung chính thức được bình thường hóa.



Đây là sự kiện lịch sử, sẽ không bao giờ bị lãng quên. Em lập thớt này, vừa là để cung cấp thông tin một cách hệ thống, vừa là để chúng ta nhìn lại quá khứ mà hướng đến tương lại.

Chúng ta ĐIỀM TĨNH sống cạnh TQ.
 
Chỉnh sửa bởi quản trị viên:
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
NGUYÊN NHÂN

Mâu thuẫn VN-TQ bắt đầu gia tăng từ năm 1968:

-Hà Nội nhất định cùng lúc giữ mối quan hệ nồng ấm với cả Moskva lẫn Bắc Kinh trong khi mâu thuẫn giữa Liên Xô và Trung Quốc đã lên cao.

-Bất đồng quan điểm giữa Hà Nội và Bắc Kinh về cách tiến hành cuộc chiến tại miền Nam Việt Nam trở nên rõ rệt.

-Bắc Kinh muốn Hà Nội chỉ tiếp tục chiến tranh du kích có giới hạn chống Hoa Kỳ, trong khi Hà Nội muốn tiến hành chiến tranh quy mô để thống nhất Tổ quốc.

-VN muốn trực tiếp đàm phán với Hoa Kỳ, không cần thông qua một nước nào làm trung gian.

-Sau sự kiện Tết Mậu Thân, Hà Nội bắt đầu đàm phán với Hoa Kỳ, trong khi đó Bắc Kinh phản đối
 

webzy

Xe tải
Biển số
OF-30031
Ngày cấp bằng
26/2/09
Số km
477
Động cơ
485,930 Mã lực
Kỷ niệm 35 năm. E cũng muốn tìm hiểu thêm , hóng tin cụ.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
-Năm 1972, chuyến thăm của tổng thống Mỹ Nixon tới Bắc Kinh và thỏa thuận giữa Mỹ và Trung Quốc được Việt Nam Dân chủ Cộng hoà xem là một sự phản bội.



-Năm 1975, VN thẳng thừng từ chối đưa Việt Nam Dân chủ Cộng hoà vào liên minh chống Liên Xô của Trung Quốc, phủ nhận quan niệm của Trung Quốc rằng chủ nghĩa bành trướng của Liên Xô là mối đe dọa đối với các nước cộng sản châu Á.

-Năm 1975, Trung Quốc thông báo rằng sẽ không giữ mức viện trợ như đã hứa năm 1973.

-Bắc Kinh bắt đầu nói về một Việt Nam "hắc tâm", "vô ơn", "ngạo ngược".

-Viện trợ của Trung Quốc sau đó giảm mạnh và đến năm 1978 thì cắt toàn bộ. Điều kiện đầu tiên Trung Quốc đặt ra cho Việt Nam để nối lại viện trợ là phải từ chối tất cả các khoản viện trợ của Liên Xô.
 
Chỉnh sửa bởi quản trị viên:

Mr Ngọc

Xe tăng
Biển số
OF-167664
Ngày cấp bằng
20/11/12
Số km
1,360
Động cơ
354,770 Mã lực
Tuổi
36
Nơi ở
Hà Lội
Em hóng cụ, em sinh sau nên rất muốn nhìn lại lịch sử 1 cách xác thực chus ko như trên báo đài toàn viết cái hay và chiến thắng
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
-Khi Việt Nam ngày càng có quan hệ chặt chẽ hơn với Liên Xô, Trung Quốc thấy mình bị đe dọa từ hai phía.

-Việt Nam cũng đang cố gắng xây dựng mối quan hệ đặc biệt chặt chẽ giữa 3 nước Đông Dương trong đó Việt Nam giữ vị thế đứng đầu.

-Cùng với thực tế rằng nước Việt Nam thống nhất đã trở thành một sức mạnh quan trọng trong vùng, làm giảm ảnh hưởng của Trung Quốc.

-Trung Quốc lo ngại về một "tiểu bá quyền" Việt Nam và việc bị Liên Xô bao vây từ phía bắc.

-Một nước Campuchia chống Việt Nam đã trở thành một đồng minh quan trọng đối với Trung Quốc
 

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực
Hay, cụ lầm cho em hóng với nhé.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
-Quan hệ Việt Nam - Campuchia ngày càng đi xuống, thể hiện ngay từ tháng 5 năm 1975 khi Khmer Đỏ cho quân đánh chiếm các đảo Phú Quốc và Thổ Chu và bắt đi hàng trăm dân thường.

-Đỉnh điểm vào những năm 1977-1978 khi Khmer Đỏ nhiều lần đánh sâu vào lãnh thổ Việt Nam tàn sát hàng chục nghìn dân thường.

-Trong suốt thời gian đó và cả về sau, Trung Quốc luôn là nước viện trợ đắc lực cho Khmer Đỏ về vũ khí, khí tài cũng như cố vấn quân sự.

-Bên cạnh các nỗ lực ngoại giao không thành nhằm xoa dịu căng thẳng với Trung Quốc và Campuchia, Việt Nam tin rằng Trung Quốc đang sử dụng Campuchia để tấn công Việt Nam
 

Vulq71

OFer Tích cực
Biển số
OF-160636
Ngày cấp bằng
13/10/12
Số km
9,309
Động cơ
936,552 Mã lực
Mãi mãi ghi công những anh hùng chiến sĩ đã đổ xương máu để bảo vệ Tổ Quốc!
 

nouvo

Xe tăng
Biển số
OF-9291
Ngày cấp bằng
6/9/07
Số km
1,812
Động cơ
548,776 Mã lực
Em cũng hóng. Em thấy cụ Lầm trình bày rất khoa học
 

QuangDuong304

Xe buýt
Biển số
OF-181078
Ngày cấp bằng
20/2/13
Số km
998
Động cơ
345,160 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Tờ báo Nhân Dân, một tờ báo chính thống của Nhà nước đã nói rất rõ ràng.... nhưng từ năm 1979.
 

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực
Đã chấp nhận sống bên khựa thì phải luôn đề phòng 24/24 cụ ơi, kinh nghiệm cả mấy nghìn năm ông bà ta bảo phải thế.
 

Hoang Giang91

Xe tăng
Biển số
OF-96362
Ngày cấp bằng
22/5/11
Số km
1,528
Động cơ
421,378 Mã lực
NGUYÊN NHÂN

Mâu thuẫn VN-TQ bắt đầu gia tăng từ năm 1968:

-Hà Nội nhất định cùng lúc giữ mối quan hệ nồng ấm với cả Moskva lẫn Bắc Kinh trong khi mâu thuẫn giữa Liên Xô và Trung Quốc đã lên cao.

-Bất đồng quan điểm giữa Hà Nội và Bắc Kinh về cách tiến hành cuộc chiến tại miền Nam Việt Nam trở nên rõ rệt.

-Bắc Kinh muốn Hà Nội chỉ tiếp tục chiến tranh du kích có giới hạn chống Hoa Kỳ, trong khi Hà Nội muốn tiến hành chiến tranh quy mô để thống nhất Tổ quốc.

-VN muốn trực tiếp đàm phán với Hoa Kỳ, không cần thông qua một nước nào làm trung gian.

-Sau sự kiện Tết Mậu Thân, Hà Nội bắt đầu đàm phán với Hoa Kỳ, trong khi đó Bắc Kinh phản đối
ừ đúng rồi, thấy trong di chúc của bác Hồ có đề cập câu" ...Sự bất hòa giữa các Đ ang AE..."
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
-Từ năm 1973, Liên Hiệp Quốc bắt đầu thảo luận về vấn đề chủ quyền của các quốc gia đối với vùng đặc quyền kinh tế trên biển.

-Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa quyết định tuyên bố chủ quyền với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa dựa theo hiệp ước Pháp-Thanh kí kết năm 1887.

-Trung Quốc, với cuộc khủng hoảng dầu lửa những năm 1970 nước này đã tìm kiếm các nguồn khai thác dầu mỏ trên biển Đông sát với Việt Nam, một hành động mà theo Việt Nam là chiến lược bao vây đất nước họ.

-Tranh chấp giữa hai nước về hai quần đảo này đã bắt đầu ngay từ năm 1975 sau khi Việt Nam tuyên bố chủ quyền đối với hai quần đảo này.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Vấn đề Hoa kiều tại Việt Nam:

Trước năm 1975, có khoảng 1,5 triệu người gốc Hoa sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam, 15% sống ở phía bắc vĩ tuyến 17 và 85% còn lại sinh sống ở miền Nam Việt Nam.

-Người Hoa đặc biệt có ảnh hưởng ở miền Nam Việt Nam, nơi họ hoạt động mạnh trong lĩnh vực kinh doanh thương mại.

-Năm 1956, chính quyền Ngô Đình Diệm đưa ra chính sách buộc người Hoa phải nhập quốc tịch Việt Nam hoặc họ sẽ bị trục xuất khỏi lãnh thổ, ngược lại, Hà Nội và Bắc Kinh đồng ý trên nguyên tắc về việc cho phép Hoa kiều tự chọn lựa quốc tịch của mình.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
-Chính sách của Việt Nam từ năm 1976 đã bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi nhanh chóng của mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc, với nỗi e ngại rằng Trung Quốc có thể sử dụng Hoa kiều để ép Việt Nam theo các chính sách của mình.

-Vấn đề Hoa kiều được chính phủ Việt Nam xem là một thử thách đối với chủ quyền quốc gia hơn là một vấn đề nội bộ đơn thuần.

-Chính sách một quốc tịch bắt đầu

-Từ năm 1977 đã có 70.000 Hoa kiều từ Việt Nam quay về Trung Quốc.

-Cho đến thời điểm xảy ra cuộc chiến đã có chừng 160.000 Hoa kiều hồi hương từ Việt Nam bằng đường biển hoặc đường bộ qua Cửa khẩu Hữu Nghị
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
-Tuyên bố chủ quyền của nước Việt Nam thống nhất năm 1975 đối với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa;

-Cách ứng xử của Việt Nam đối với người Việt gốc Hoa.

-Sự cố gắng của Việt Nam trong việc xây dựng quan hệ chặt chẽ giữa ba nước Đông Dương....

...khiến Bắc Kinh "nổi giận"
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
-Từ tháng 8 năm 1975, Trung Quốc bắt đầu giảm mạnh viện trợ kinh tế cho Việt Nam, cắt hoàn toàn vào tháng 6 năm 1978.

-Cũng năm 1975, Trung Quốc cho Campuchia vay không lấy lãi 1 tỷ USD và kí kết một hiệp ước quân sự bí mật với chính quyền Khmer Đỏ vào tháng 2 năm 1976.

-Chính sách ngoại giao của Trung Quốc với khu vực Đông Nam Á cũng được thay đổi theo hướng tăng cường quan hệ với khối ASEAN vốn ở thế đối đầu với các chính quyền cộng sản Đông Dương đồng thời cắt bỏ viện trợ của nước này đối với các **** cộng sản ở đông nam Á.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
-Cuối năm 1978, căng thẳng giữa Việt Nam với cả Campuchia cũng như Trung Quốc đều lên một đỉnh mới.

-Ngày 23 tháng 12 năm 1978, Quân đội Việt Nam tổng phản công trên biên giới Tây Nam, đánh sang Campuchia lật đổ chính quyền Khmer Đỏ.

-Trung Quốc có được lý do để tuyên bố về cuộc chiến chống Việt Nam sắp tiến hành.

-Việc Trung Quốc lựa chọn thời điểm tấn công Việt Nam cũng hết sức thuận lợi cho Trung Quốc. Đặng Tiểu Bình vừa kết thúc chuyến công du sang Mỹ, cùng với việc ông ta lớn tiếng đe dọa "dạy cho Việt Nam một bài học", Trung Quốc tỏ ra họ có được hậu thuẫn từ Hoa Kỳ, hoặc ít nhất là Mỹ cũng im lặng tán thành.

-Ngoài ra việc Trung Quốc cắt nguồn viện trợ dầu cho Việt Nam vào cuối năm 1978, vốn chiếm tới hơn một nửa tiêu thụ dầu của Việt Nam, trong khi Liên Xô chưa kịp viện trợ bổ sung, cũng khiến dự trữ dầu chiến lược của Việt Nam bị thiếu hụt trong thời điểm quyết định khi quân Trung Quốc tấn công.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
-Ngày 22 tháng 12 năm 1978, Trung Quốc ngừng tuyến xe lửa liên vận tới Việt Nam.

-Đầu tháng 1 năm 1979, đường bay Bắc Kinh - Hà Nội cũng bị cắt
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải
Top