- Biển số
- OF-83628
- Ngày cấp bằng
- 24/1/11
- Số km
- 2,152
- Động cơ
- 433,220 Mã lực
Chào các cụ, các mợ, các gấu các sói.
chúc đại gia đình OTOFUN một năm mới AN KHANG THỊNH VƯỢNG ; VẠN SỰ NHƯ Ý
Thưa các cụ/ mợ, Mấy ngày xuân đi chúc tết họ hàng bạn bè dạo khắp Thăng Long, hôm nay mùng 6 tết gia đình em cùng WAGON lên đường về quê gấu, về thăm huyệt đạo Am Tiên, huyệt đạo Am Tiên là quan trọng nhất trong ba huyệt đạo quốc gia nước Việt (huyệt đạo thứ hai là ở Đá Chông trên đỉnh Ba Vì; huyệt đạo thứ ba ở núi Bà Đen tỉnh Tây Ninh). Vị trí mà tướng tàu Cao Biền định chấn yểm mà ko làm nổi.
Đây cũng là nơi năm 248 Bà Triệu phất cờ khởi nghĩa đánh đuổi quân Ngô,góp phần làm vẻ vang dân tộc Việt. Bà chọn Ngàn Nưa là nơi hiệu triệu nghĩa quân, bởi theo lời sấm truyền: dãy Ngàn Nưa được tạo thành từ bảy ngọn núi xếp liền kề tạo thế rồng cuốn, đầu nhô cao như đầu hổ vươn mình về biển Đông - nơi đặt Am Tiên- đứng ở đây hét lớn tứ phía đều nghe rõ. Trên đỉnh núi Nưa, Bà cho xây dựng Bích Vân cung tự nhằm bố cáo với muôn dân: cuộc khởi nghĩa này có sự trợ giúp của trời đất
Khu di tích Am Tiên
Cổng đền
Từ cổng đền Am Tiên đi sâu vào 1500m leo lên đỉnh Nưa sẽ thấy huyệt thiêng. Đó là khoảng đất rộng hơn 100 mét vuông được rào chắn kỹ lưỡng. Ngay lối vào là phiến đá trắng có khắc dòng chữ "Cầu cho quốc thái dân an".
sơ đồ huyệt khí Am Tiên trên đỉnh Nưa
Am Tiên là đỉnh nhô cao nhất, nhưng đặc biệt trên đỉnh lại có nước : giếng Trình ở đầu phía Đông Bắc, giếng Tiên ở giữa ( bao gồm giếng thờ, giếng nước ăn, giếng nước rửa ), Động Đào ( tương truyền là nơi tắm rửa của các tiên nữ ), xung quanh có cây hóp bao quanh, kín đáo nên nhân dân địa phương còn gọi là ao Hóp.
Xã Tân Ninh, huyện Triệu Sơn được hình thành từ một làng quê với tên gọi là Kẻ Nứa. Sở dĩ gọi là Kẻ Nứa vì địa phương có dãy núi Nưa, đây là một dãy núi cao trùng điệp được bắt nguồn từ dải Trường Sơn vươn về phía biển theo hướng Tây Bắc - Đông Nam.
Na Sơn - Núi Nưa nơi Bà Triệu dấy binh khởi nghĩa, nơi căn cứ địa của nghĩa quân Lam Sơn và triều đại Nhà Lê, là hậu phương vững chắc của thời chống Pháp. Đất đai trên núi phì nhiêu, màu mỡ, cây cối tốt tươi, đặc biệt trong rừng có cây nứa mọc khắp nơi. Vì vậy, nhân dân địa phương quen gọi là núi Nứa. Trải qua suốt chiều dài lịch sử, vùng đất Kẻ Nứa đã đổi thành nhiều tên gọi khác như: Cổ Na, Cổ Ninh, Cổ Định, Ninh Hòa và xã Tân Ninh ngày nay.
Theo tài liệu khoa học, quần thể Núi Nưa có mạch núi bắt nguồn từ dải Trường Sơn, vươn về phía biển theo hướng Tây Bắc – Đông Nam; có hàng ngàn ngọn núi lớn nhỏ trùng điệp phân bổ đều khắp trên diện tích 55 km2, soải dài 17 km; có đỉnh cao nhất 538 mét, xung quanh là 99 ngọn núi tựa như voi phục chầu về đỉnh; nên còn được người dân sở tại gọi là Ngàn Nưa.
Đất đai trên dải Ngàn Nưa phì nhiêu, màu mỡ, cây cối tốt tươi, thảm thực vật phong phú; đặc biệt trong rừng có nhiều loài nứa, trong đó có cây nứa tép mọc khắp nơi, được người dân địa phương xưa nay vẫn khai thác dùng để đan lát làm các vật dụng gia đình…
Xung quanh chân núi Ngàn Nưa là làng mạc mọc trên những cánh đồng trải dài bát ngát. Trên những cánh đồng ấy, người nông dân chỉ cần đào sâu từ một đến ba mét là có thể khai thác được quặng Cromit sa khoáng.
Năm 1958 – 1961, các chuyên gia địa chất Liên Xô (cũ), Đức và Trung Quốc đã khảo sát, thăm dò ước tính có tới 2,4 triệu tỷ tấn Cromit trong lòng đất và sa khoáng, được đánh giá là mỏ Cromit có trữ lượng lớn nhất Đông Nam Á.
Ngày nay, do điều chỉnh lại đơn vị hành chính nên dải Ngàn Nưa mênh mông nằm trên địa phận giáp ranh của các huyện Triệu Sơn, Nông Cống và Như Thanh thuộc tỉnh Thanh Hóa.
Về chúc tết ông Nhạc, rồi cùng "người đàn ông sải bước" và gia đình chuẩn bị leo núi
Khi xuống núi về mới để ý các xe đều đỗ bãi xe phía dưới
Sơ đồ cảnh quan
'Cửa thiền rộng mở - xuất nhập tùy duyên'
chúc đại gia đình OTOFUN một năm mới AN KHANG THỊNH VƯỢNG ; VẠN SỰ NHƯ Ý
Thưa các cụ/ mợ, Mấy ngày xuân đi chúc tết họ hàng bạn bè dạo khắp Thăng Long, hôm nay mùng 6 tết gia đình em cùng WAGON lên đường về quê gấu, về thăm huyệt đạo Am Tiên, huyệt đạo Am Tiên là quan trọng nhất trong ba huyệt đạo quốc gia nước Việt (huyệt đạo thứ hai là ở Đá Chông trên đỉnh Ba Vì; huyệt đạo thứ ba ở núi Bà Đen tỉnh Tây Ninh). Vị trí mà tướng tàu Cao Biền định chấn yểm mà ko làm nổi.
Đây cũng là nơi năm 248 Bà Triệu phất cờ khởi nghĩa đánh đuổi quân Ngô,góp phần làm vẻ vang dân tộc Việt. Bà chọn Ngàn Nưa là nơi hiệu triệu nghĩa quân, bởi theo lời sấm truyền: dãy Ngàn Nưa được tạo thành từ bảy ngọn núi xếp liền kề tạo thế rồng cuốn, đầu nhô cao như đầu hổ vươn mình về biển Đông - nơi đặt Am Tiên- đứng ở đây hét lớn tứ phía đều nghe rõ. Trên đỉnh núi Nưa, Bà cho xây dựng Bích Vân cung tự nhằm bố cáo với muôn dân: cuộc khởi nghĩa này có sự trợ giúp của trời đất
Khu di tích Am Tiên
Cổng đền
Từ cổng đền Am Tiên đi sâu vào 1500m leo lên đỉnh Nưa sẽ thấy huyệt thiêng. Đó là khoảng đất rộng hơn 100 mét vuông được rào chắn kỹ lưỡng. Ngay lối vào là phiến đá trắng có khắc dòng chữ "Cầu cho quốc thái dân an".
sơ đồ huyệt khí Am Tiên trên đỉnh Nưa
Am Tiên là đỉnh nhô cao nhất, nhưng đặc biệt trên đỉnh lại có nước : giếng Trình ở đầu phía Đông Bắc, giếng Tiên ở giữa ( bao gồm giếng thờ, giếng nước ăn, giếng nước rửa ), Động Đào ( tương truyền là nơi tắm rửa của các tiên nữ ), xung quanh có cây hóp bao quanh, kín đáo nên nhân dân địa phương còn gọi là ao Hóp.
Xã Tân Ninh, huyện Triệu Sơn được hình thành từ một làng quê với tên gọi là Kẻ Nứa. Sở dĩ gọi là Kẻ Nứa vì địa phương có dãy núi Nưa, đây là một dãy núi cao trùng điệp được bắt nguồn từ dải Trường Sơn vươn về phía biển theo hướng Tây Bắc - Đông Nam.
Na Sơn - Núi Nưa nơi Bà Triệu dấy binh khởi nghĩa, nơi căn cứ địa của nghĩa quân Lam Sơn và triều đại Nhà Lê, là hậu phương vững chắc của thời chống Pháp. Đất đai trên núi phì nhiêu, màu mỡ, cây cối tốt tươi, đặc biệt trong rừng có cây nứa mọc khắp nơi. Vì vậy, nhân dân địa phương quen gọi là núi Nứa. Trải qua suốt chiều dài lịch sử, vùng đất Kẻ Nứa đã đổi thành nhiều tên gọi khác như: Cổ Na, Cổ Ninh, Cổ Định, Ninh Hòa và xã Tân Ninh ngày nay.
Theo tài liệu khoa học, quần thể Núi Nưa có mạch núi bắt nguồn từ dải Trường Sơn, vươn về phía biển theo hướng Tây Bắc – Đông Nam; có hàng ngàn ngọn núi lớn nhỏ trùng điệp phân bổ đều khắp trên diện tích 55 km2, soải dài 17 km; có đỉnh cao nhất 538 mét, xung quanh là 99 ngọn núi tựa như voi phục chầu về đỉnh; nên còn được người dân sở tại gọi là Ngàn Nưa.
Đất đai trên dải Ngàn Nưa phì nhiêu, màu mỡ, cây cối tốt tươi, thảm thực vật phong phú; đặc biệt trong rừng có nhiều loài nứa, trong đó có cây nứa tép mọc khắp nơi, được người dân địa phương xưa nay vẫn khai thác dùng để đan lát làm các vật dụng gia đình…
Xung quanh chân núi Ngàn Nưa là làng mạc mọc trên những cánh đồng trải dài bát ngát. Trên những cánh đồng ấy, người nông dân chỉ cần đào sâu từ một đến ba mét là có thể khai thác được quặng Cromit sa khoáng.
Năm 1958 – 1961, các chuyên gia địa chất Liên Xô (cũ), Đức và Trung Quốc đã khảo sát, thăm dò ước tính có tới 2,4 triệu tỷ tấn Cromit trong lòng đất và sa khoáng, được đánh giá là mỏ Cromit có trữ lượng lớn nhất Đông Nam Á.
Ngày nay, do điều chỉnh lại đơn vị hành chính nên dải Ngàn Nưa mênh mông nằm trên địa phận giáp ranh của các huyện Triệu Sơn, Nông Cống và Như Thanh thuộc tỉnh Thanh Hóa.
Về chúc tết ông Nhạc, rồi cùng "người đàn ông sải bước" và gia đình chuẩn bị leo núi
Khi xuống núi về mới để ý các xe đều đỗ bãi xe phía dưới
Sơ đồ cảnh quan
'Cửa thiền rộng mở - xuất nhập tùy duyên'
Chỉnh sửa cuối: