[VHGT] Thế nào là Vượt xe? - thông tin tham khảo từ Luật gtđb CHLB Nga

Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,748
Động cơ
630,619 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Hai điểm này em thấy quá hay vì đơn giản xe phải đi về bên phải nhất, ví dụ ở đường 5 sát dải phân cách có làn rất to, cháu thường xuyên đi sát mép vạch phải, còn bên ngoài xe nào đi nhanh hơn thì vượt, nếu em bị thổi sẽ nói luôn là tôi đang đi trong làn quy định, không vượt quá tốc độ nên không thể bắt lỗi, kể cả xe bên trái đi chậm mình đi qua cũng không có lỗi vượt phải, mặc dù không phải là 2 làn riêng biệt.
Minh họa cho ý kụ Black nói như sau:
Đường trống 3 làn, luật chỉ cho xe được phép chạy làn ngoài cùng bên phải.
Xe nào đi sang 2 làn bên trái khi làn bên phải còn trống là phạm luật.



.
 
Chỉnh sửa cuối:

Pumzen

Xe ba gác
Biển số
OF-184401
Ngày cấp bằng
9/3/13
Số km
21,529
Động cơ
1,004,023 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Nhà cháu đánh dấu để học hỏi thêm những kiến thức bổ ích của cụ chủ. Vấn đề " vượt phải".... Nhà cháu sang bên khựa nhiều lần và theo dõi thì thấy họ cũng ko có khái niệm vượt phía phải như của xứ ta. Tuy nhiên 2 b ko đc phép lưu hành ở bên đó nên có thể họ cho phép. Còn ở ta 2 b vẫn lưu hành nên xứ ta vẫn đề ra luật này..???
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,748
Động cơ
630,619 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
-------------- 5

Ngoài các trường hợp cấm vượt xe nêu trên, có một số vị trí bị luật cấm vượt xe mà không cần đặt biển (tiếp theo 3).


Nếu tại vị trí điểm giao cắt có tầm nhìn không đủ thì có thể cắm biển cảnh báo lặp lại. Trong trường hợp này biển đầu tiên cắm cách giao cắt khoảng 100m, biển thứ 2 cách giao cắt khoảng 50m.


Hình #21



Lái xe màu trắng có phạm luật không khi thực hiện vượt xe tại vị trí này?

1. Có phạm luật
2. Không phạm luật


Ngoài khu vực đông dân cư thường cắm biển cảnh báo cho lái xe lặp lại 3 lần. Biển đầu tiên (có 3 sọc chéo màu đỏ) cắm cách giao cắt 150-300m.

Hình #22


Lái xe màu nâu có phạm luật không khi thực hiện vượt xe tại vị trí này?

1. Có phạm luật
2. Không phạm luật, nếu hành vi vượt xe hoàn thành cách đường sắt 100m.


Trích luật. Điều 11. Khoản 11.4
Cấm vượt:
- Nơi đường giao nhau có đèn tín hiệu, cũng như nơi đường giao nhau không có đèn tín hiệu đối với phương tiện di chuyển trên đường không phải là đường chính.

Vượt xe nơi đường giao nhau (giao lộ) thuộc một chủ đề riêng, cần trao đổi tách riêng. Thứ nhất, cần nhớ rằng nơi đường giao nhau có 2 loại: loại có đèn tín hiệu và loại không có đèn tín hiệu.
Về phần mình, nơi đường giao nhau không có đèn tín hiệu lại chia làm 2 loại: đường giao nhau đồng cấp và đường giao nhau không đồng cấp.

Trong mọi trường hợp, bất kì nơi đường giao nhau nào cũng đều là nơi tập trung nhiều nguy hiểm, nên cũng là hợp lí khi Luật cấm không cho vượt xe nơi đường giao nhau, trừ trường hợp ngoại lệ khi phương tiện di chuyển trên đường ưu tiên thì được vượt xe.


Hình #23



Vạch kẻ dọc trên đường sẽ bị đứt đoạn tại nơi đường giao nhau, và, trong khu vực giao lộ dường như không có điều gì ngăn cản phương tiện lưu thông sang phía mặt đường dành cho dòng xe ngược chiều.
Nhưng, khi phương tiện lưu thông trên đoạn đường có nhiều làn xe cho một chiều di chuyển, hành vi lưu thông sang phía mặt đường dành cho dòng xe ngược chiều với mục đích vượt xe hoặc tránh xe đều bị cấm, bao gồm đoạn trước giao lộ, trong giao lộ và sau giao lộ.
Trong trường hợp nói trên không có phân biệt giao lộ đó thuộc loại gì (có đèn tín hiệu, không có đèn tín hiệu, đường chính, không phải đường chính), cứ đoạn đường có nhiều làn cho một hướng di chuyển thì hành vi lưu thông sang phần mặt đường của chiều ngược lại với mục đích vượt xe hay tránh xe đều bị luật cấm, áp dụng cho toàn bộ chiều dài đoạn đường đó.


Hình #24


Nếu mặt đường chỉ có 2 làn xe (mỗi làn cho một hướng di chuyển) thì vượt xe trước khi vào giao lộ và sau khi ra khỏi giao lộ đều không bị cấm. Còn vượt xe ngay trong giao lộ thì sao?

Luật trả lời cho trường hợp như sau: Các phương tiện lưu thông trên đường không phải là đường ưu tiên cần đảm bảo không gây cản trở cho các phương tiện có mức độ ưu tiên hơn đang lưu thông trong giao lộ. Do vậy các phương tiện đó (lưu thông trên đường không phải là đường ưu tiên) không được vượt xe trong giao lộ.

Cấm vượt xe trong giao lộ đối với các phương tiện lưu thông trên đường không phải là đường ưu tiên


Hình #25



Nơi giao nhau giữa các đường khác cấp.
Người lái chiếc xe màu đỏ có phạm luật không khi thực hiện vượt xe trên giao lộ như thế này?
1. Có phạm luật
2. Không phạm luật.




(Còn tiếp ---6)
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,748
Động cơ
630,619 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
------------------- 6

Ngoài các trường hợp cấm vượt xe nêu trên, có một số vị trí bị luật cấm vượt xe mà không cần đặt biển (tiếp theo 4).

Hình #26



Nơi giao cắt các đường không cùng cấp (không đồng quyền).
Người lái chiếc xe màu đỏ có phạm luật không khi thực hiện vượt xe tại giao cắt như thế này?

1. Phạm luật
2. Không phạm luật.


Trên giao cắt có lượng rất lớn phương tiện lưu thông theo mọi hướng thường được bố trí đèn tín hiệu. Cũng hợp lí khi Luật cấm hoàn toàn hành vi vượt xe trên mọi giao cắt có tín hiệu điều khiển giao thông.



Hình #27



Người lái chiếc xe màu đỏ có phạm luật không khi thực hiện vượt xe tại giao cắt như thế này?

1. Phạm luật
2. Không phạm luật.


Biển báo này cảnh báo lái xe sẽ gặp giao cắt có đèn tín hiệu sau cự li 150-300m.

Hình #28



Trên đoạn đường như thế này luật có những hạn chế gì về vượt xe?
1. Cấm hành vi vượt xe trên đoạn đường từ vị trí cắm biển tới giao cắt.
2. Cấm hành vi vượt xe trong phạm vi giao cắt.


Biển báo này cảnh báo lái xe sẽ gặp giao cắt đồng mức sau cự li 150 - 300m.

Hình #29



Trên đoạn đường như thế này luật có những hạn chế gì về vượt xe?
1. Cấm hành vi vượt xe trên đoạn đường từ vị trí cắm biển tới giao cắt.
2. Cấm hành vi vượt xe trong phạm vi giao cắt.


Biển báo này cảnh báo lái xe sẽ gặp giao cắt không đồng cấp sau cự li 300m.

Hình #30



Trên đoạn đường như thế này luật có những hạn chế gì về vượt xe?
1. Cấm hành vi vượt xe trên đoạn đường từ vị trí cắm biển tới giao cắt.
2. Cấm hành vi vượt xe trong phạm vi giao cắt.


Biển báo này cảnh báo lái xe sẽ gặp giao cắt không đồng cấp sau cự li 150 - 300m.

Hình #31



Trên đoạn đường như thế này luật có những hạn chế gì về vượt xe?
1. Cấm hành vi vượt xe trên đoạn đường từ vị trí cắm biển tới giao cắt.
2. Cấm hành vi vượt xe trong phạm vi giao cắt.
3. Cho phép hành vi vượt xe trên đoạn đường từ vị trí cắm biển tới giao cắt, và trong phạm vi giao cắt.

(Còn tiếp ----7)


.
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,748
Động cơ
630,619 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
hình này ở đâu chứ không phải ở ta, phỏng cụ chủ ??
Hình minh họa từ tài liệu dạy lái xe bên Nga, kụ à.


Nhà cháu đánh dấu để học hỏi thêm những kiến thức bổ ích của cụ chủ. Vấn đề " vượt phải".... Nhà cháu sang bên khựa nhiều lần và theo dõi thì thấy họ cũng ko có khái niệm vượt phía phải như của xứ ta. Tuy nhiên 2 b ko đc phép lưu hành ở bên đó nên có thể họ cho phép. Còn ở ta 2 b vẫn lưu hành nên xứ ta vẫn đề ra luật này..???
Thực ra trong luật quy định rất cụ thể về lỗi "vượt xe về phía bên phải", như nhà cháu minh họa bằng Hình thứ 2 trong post #4 của bài "Không có lỗi vượt phải...".
Nếu xxx căn cứ đúng quy định của luật để bắt lỗi thì ít bắt được ai phạm lỗi đó ---> xxx thất thu.

Cách suy diễn lỗi "vượt xe về phía bên phải" của xxx hiện nay hoàn toàn sai luật. Xxx cố tình nhầm lẫn, biến các trường hợp "vượt lên" (không bị luật cấm) thành lỗi "vượt xe về bên phải" để hù dọa, để lái xe 50/50.

Ví dụ: trước kia, xe vượt lên từ làn bên phải trên đoạn đường có nhiều làn cho 1 chiều xe chạy đều bị xxx tuýt lại, phạt lỗi vượt phải. Gặp các kụ OF lí luận chắc thì phải nhả cho đi, gặp gà thì thịt luôn.
Từ 1-1-2014 nhờ có NĐ171 mà kiểu bắt lỗi vớ vẩn này mới hết.

Nhưng hiện nay tại một số nơi, xxx vẫn còn bắt láo với lỗi "vượt xe từ bên phải" đối với xe vượt lên từ bên phải trên 1 làn đường rộng mà không có kẻ vạch chia làn.

Hành vi chạy xe, vượt lên từ bên phải trên một là đường rộng, vì không có yếu tố "có làn ngược chiều ở bên trái", theo đúng luật cũng không bị coi là hành vi "vượt xe".
Nói chính xác, đó cũng chỉ là hành vi "vượt lên" từ bên phải (không bị luật cấm, như nêu tại Hình #34 tại post #27 dưới đây) mà thôi.
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,748
Động cơ
630,619 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
-------------- 7

Vượt lên (còn gọi là qua mặt)

Dưới góc nhìn của Luật gtđb thì "Vượt xe" và "Vượt lên" là hai khái niệm có vẻ giống nhau, nhưng chúng không tương đồng.

Trích luật. Điều 1.
"Vượt lên" (Опережение) - là chuyển động của một phương tiện giao thông với vận tốc di chuyển lớn hơn vận tốc di chuyển của phương tiện giao thông cùng chiều.

((Nhắc lại luật:
Vượt xe (Обгон) - đó là hành vi di chuyển sang làn xe ngược chiều để vượt qua một hay một số phương tiện giao thông khác, rồi về lại làn xe đã lưu thông trước đó.

Hình #32


Có nghĩa, hành vi "Vượt xe" là một trường hợp đặc biệt của hành vi "Vượt lên"(qua mặt).

Và trường hợp đặc biệt này được Luật tách riêng, đặt tên gọi riêng, không phải là "Vượt lên", mà gọi đích danh là "VƯỢT XE", và hành vi "VƯỢT XE" này được luật quan tâm tối đa, (với rất nhiều giới hạn đối với hành vi Vượt xe), mà chúng ta đã đề cập rất chi tiết ở phần trên.


Hình #33


Khi hành vi xảy ra trên đoạn đường có nhiều làn xe, và một xe này di chuyển nhanh hơn xe khác, theo Luật thì đó là hành vi Vượt lên. Chính là hành vi Vượt lên, chứ không phải hành vi Vượt xe. Vì Vượt xe là phải có động tác chuyển sang làn xe ngược chiều, mà trường hợp này mọi chuyện chỉ xảy ra trên nửa phần đường xuôi chiều.


Hình #34


Trường hợp này cũng chỉ là hành vi Vượt lên (qua mặt), liên quan đến việc chuyển làn sang làn cùng chiều bên cạnh. Bất kể vị trí nào trên đường (như trên cầu, trong hầm đường bộ, vị trí có vạch người đi bộ qua đường, nơi giao cắt cùng mức) hành vi Vượt lên này không bao giờ bị luật cấm.


Hình #35


Trong hình này cũng chỉ là hành vi Vượt lên (qua mặt). Hành vi này cũng không hề bị luật cấm trong mọi trường hợp hợp.




Tuy nhiên, Luật lại cấm hành vi vượt lên trong điều kiện giao thông đông đúc, khi tất cả các làn xe cùng chiều đi của mình đang chật cứng phương tiện giao thông (theo tiếng Việt đó là hành vi lạng lách nhảy làn khi ùn xe).

Hình #36



Chuyển làn trong điều kiện ùn xe như nói ở trên sẽ không bị luật cấm, với điều kiện việc chuyển làn đó nhằm mục đích để chuyển hướng, quay đầu hay để dừng đỗ xe.

Còn chuyển làn trong điều kiện đang xảy ra ùn xe, với mục đích vượt lên xe khác, thì bị luật cấm.

Hành vi vượt lên theo kiểu nhảy làn khi đang ùn xe, như nói ở trên, là hành vi vượt lên duy nhất bị luật cấm.


Ta có thể gặp một tình huống như sau trong tài liệu Tuyển tập các tình huống của Csgt CHLB Nga (ГИБДД, ГАИ)




Trên đoạn đường ngoài khu đông dân cư, người lái xe con có được phép thực hiện hành vi Vượt lên (qua mặt) với các xe tải theo quỹ đạo trên hình này hay không?
1. Được phép
2. Được phép, với điều kiện vận tốc của xe tải nhỏ hơn 30 km/h.
3. Không được phép.


Lời bình cho câu hỏi:
Tất nhiên câu trả lời là Được phép. Trong tình huống này Luật không có bất kì điều cấm hoặc hạn chế nào đối với hành vi Vượt lên. Trong điều kiện không xảy ra ùn xe, Luật không có bất kỳ quy định nào cấm hành vi "Vượt lên".


(Còn tiếp ---8)
 
Chỉnh sửa cuối:

pnew

Xe điện
Biển số
OF-111518
Ngày cấp bằng
5/9/11
Số km
4,513
Động cơ
434,730 Mã lực
-----------
Giải thích thêm:

Lấy ví dụ như lỗi "lưu thông sai phần đường quy định", thực tế ở VN lái xe rất ít khi phạm lỗi này, nhưng xxx toàn lấy lỗi này ra dọa và phạt lái xe.

Theo giải thích luật của Nga, theo các kụ toàn bộ mặt đường 4 làn trên hình này có bao nhiêu phần đường xe chạy?

1, 2, 3 hay 4 phần đường xe chạy?




Câu trả lời đúng luật là chỉ có 1 phần đường xe chạy (giống như ở VN, luật chỉ quy định có 2 loại phần đường là phần đường dành cho xe cơ giới và phần đường dành cho xe thô sơ, được phân cách bởi dải phân cách cứng).

Tính từ vỉa hè bên trái sang vỉa hè bên phải chỉ có 1 phần đường dành cho xe cơ giới. Khi ô tô chạy trên 1 phần đường duy nhất thì làm sao lái xe có thể mắc lỗi "lưu thông sai phần đường quy định" được?

Vậy mà xxx vẫn đè đầu lái xe ra phạt với lỗi tưởng tượng đó.

.
Không hoàn toàn đồng ý với phần giải thích thêm của cụ. Cái nhầm của cụ là đã đồng nhất "phần đường""phần đường xe chạy" trong khi hành vi phạm là "đi không đúng phần đường quy định" chứ không phải "đi không đúng phần đường xe chạy quy định". Cách hiểu đúng chỉ đơn giản: "phần đường" là "một phần của đường". "Phần đường quy định" là "một phần của đường được quy định bởi luật".

Ảnh ví dụ của cụ đúng là có 1 phần đường xe chạy. Nhưng cụ thử trả lời xem có bao nhiêu phần đường quy định trong ảnh đó
 

pnew

Xe điện
Biển số
OF-111518
Ngày cấp bằng
5/9/11
Số km
4,513
Động cơ
434,730 Mã lực
Đọc đến phần 7 của cụ có thể khẳn định rằng:
Nga không có lỗi "vượt bên phải xe khác trong trường hợp không được phép" mà chỉ có lỗi "vượt trong các trường hợp cấm vượt" . Các trường hợp cấm vượt được cụ mô tả rất cụ thể.

Còn ở VN lỗi vượt phải sẽ không có nếu quy tắc "Người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình" được thực hiện nghiêm (tham khảo bài này)
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,748
Động cơ
630,619 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
---------------- 8
(Tiếp theo và Hết)

Lấn làn ngược chiều
Встречный разъезд.


Hình #37


Tại bất kì vị trí nào của bất kì con đường nào đều có thể xảy ra hiện tượng phần đường xe chạy bị hẹp cục bộ, ví dụ trường hợp có chướng ngại vật bất ngờ nằm trên đường.

Nếu đoạn đường có nhiều làn xe cho 1 hướng di chuyển, để tránh chướng ngại vật ta có thể chuyển sang làn bên phải hoặc sang làn bên trái (nếu làn bên phải không trống) mà không cần sử dụng các làn của chiều ngược lại.


Hình #38


Nhưng nếu đoạn đường đó chỉ có 2 làn xe (một làn cho mỗi hướng), để tránh chướng ngại vật chỉ không thể không lưu thông sang làn của xe ngược chiều (nếu chạy xe lên lề đường sẽ bị phạt 1.500 Rúp, tương đương 600 ngàn đồng).
Trường hợp này chẳng cần phải là nhà thông thái trán dô cũng có thể hiểu rằng khi lái xe sang làn của xe ngược chiều ta đều phải nhường đường cho xe đang đi ngược lại.

Hơn nữa, Luật cũng thấy cần quy định bắt buộc nhường đường trong trường hợp này.


Trích luật. Điều 11. Khoản 11.7.
Trong trường hợp việc lấn sang làn ngược chiều gặp trở ngại thì xe phía có chướng ngại vật phải nhường đường cho xe phía ngược lại.

Hãy cùng xem xét tình huống này trên đoạn đường dốc. Vì sau khi dừng xe để nhường đường, việc đề phương án để đi tiếp của xe lên dốc sẽ khó hơn so với xe xuống dốc. Do đó, luật cũng đã quy định cụ thể hơn cho Khoản 11.7 này, như sau:

Trích luật. Điều 11. Khoản 11.7.
Nghĩa vụ nhường đườn gkhi tránh chướng ngại vật trên đoạn đường dốc, nơi có đặt biển cảnh báo số 1.13 "Dốc lên nguy hiểm" và 1.14 "Dốc xuống nguy hiểm" thuộc về người lái xe đi xuống dốc.

Hình #39


Cần chú ý, điều luật này chỉ áp dụng khi đoạn đường có cắm biển 1.13 "Dốc lên nguy hiểm"


Hình #40


Biển 1.13 "Dốc lên nguy hiểm"


Hình #41



Biển 1.14 "Dốc xuống nguy hiểm"


Trường hợp này, khi việc lấn làn ngược chiều để tránh chướng ngại vật gặp trở ngại, xe đang xuống dốc phải nhường đường cho xe lên dốc. Điều này là chính xác, vì xe xuống dốc dễ nhường đường hơn.

Trong tài liệu Tuyển tập tình huống dùng để thi bằng lái của Csgt CHLB Nga (ГИБДД, ГАИ) có 6 tình huống về nội dung này. Tất cả các tình huống đó cùng thuộc một dạng, dễ trả lời.
Trong số đó tôi chỉ muốn các bạn chú ý tới một tình huống, như sau:


Hình #42


Trên đoạn đường như thế này, khi gặp trở ngại trong việc lấn làn ngược chiều để tránh chướng ngại vật, xe nào được nhường đường?

1- Xe con, bởi vì xe con đang lên dốc.
2- Xe tải, bởi vì xe tải đang xuống dốc.
3- Xe tải, bởi vì chướng ngại vật nằm trên chiều di chuyển của xe con.

Lời bình cho câu hỏi này

Đoạn đường dốc, có đặt biển cảnh báo "Đoạn đường dốc nguy hiểm", xe con lên dốc, xe tải xuống dốc. Nếu việc tránh xe gặp khó, thì xe con được nhường đường, bởi vì xe con đang lên dốc.


(Hết)
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,748
Động cơ
630,619 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Không hoàn toàn đồng ý với phần giải thích thêm của cụ. Cái nhầm của cụ là đã đồng nhất "phần đường""phần đường xe chạy" trong khi hành vi phạm là "đi không đúng phần đường quy định" chứ không phải "đi không đúng phần đường xe chạy quy định". Cách hiểu đúng chỉ đơn giản: "phần đường" là "một phần của đường". "Phần đường quy định" là "một phần của đường được quy định bởi luật".

Ảnh ví dụ của cụ đúng là có 1 phần đường xe chạy. Nhưng cụ thử trả lời xem có bao nhiêu phần đường quy định trong ảnh đó
Kụ thử trả lời câu hỏi của kụ đi.
Kụ cũng tìm giúp trong luật Nga xem định nghĩa phần đường quy định như kụ nói nó là cái gì, để khai sáng giúp nhà cháu với.

Nhà cháu tìm trong Luật gtđb Nga năm 2013 thấy có 20 chỗ nhắc đến chữ "phần đường". Tất cả 20 chỗ có chữ "phần đường" đó đều gắn liền với chữ "xe chạy", nghĩa là trong toàn bộ luật này chỉ có 20 chỗ nói về "phần đường xe chạy". Ngoài cụm từ "phần đường xe chạy" ra chẳng thấy nói gì về phần đường nào khác nữa. Vậy là sao?
 
Chỉnh sửa cuối:

Becgie

Xe điện
Biển số
OF-66912
Ngày cấp bằng
22/6/10
Số km
4,969
Động cơ
484,830 Mã lực
Quá hay, dễ hiểu mà tại sao VN mình ko học theo, để Luật cứ mập mờ làm khổ dân, béo quan là ntn nhỉ? Vuốt cụ chủ cái nha!

Cách chạy ở đường 5 của em cũng giống cụ Sơn Đen.
Hai điểm này em thấy quá hay vì đơn giản xe phải đi về bên phải nhất, ví dụ ở đường 5 sát dải phân cách có làn rất to, cháu thường xuyên đi sát mép vạch phải, còn bên ngoài xe nào đi nhanh hơn thì vượt, nếu em bị thổi sẽ nói luôn là tôi đang đi trong làn quy định, không vượt quá tốc độ nên không thể bắt lỗi, kể cả xe bên trái đi chậm mình đi qua cũng không có lỗi vượt phải, mặc dù không phải là 2 làn riêng biệt.
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,748
Động cơ
630,619 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Hay đấy ạ, cơ mà mấy cái đầu cần đả thông lại là mấy ông soạn luật với mấy ông xxx cơ, vác luật VN ra cãi còn chưa ăn, vác luật Nga ra thì xxx lại bảo sang Nga mà lái xe thì toi :))
Nhưng mà công nhận 1 điều là bọn tây nó lái xe cả trăm năm nay, luật lá gần như hoàn thiện rồi cứ lôi của nó về chỉnh lý tí cho phù hợp là xong, thế mà các ông cán bộ ăn lương bao năm chả soạn được văn bản luật cho ra hồn kể cũng dở thật :(

Nước có đục thì mới dễ thả câu chứ kụ?
 

pnew

Xe điện
Biển số
OF-111518
Ngày cấp bằng
5/9/11
Số km
4,513
Động cơ
434,730 Mã lực
Kụ thử trả lời câu hỏi của kụ đi.
Kụ cũng tìm giúp trong luật Nga xem định nghĩa phần đường quy định như kụ nói nó là cái gì, để khai sáng giúp nhà cháu với.

Nhà cháu tìm trong Luật gtđb Nga năm 2013 thấy có 20 chỗ nhắc đến chữ "phần đường". Tất cả 20 chỗ có chữ "phần đường" đó đều gắn liền với chữ "xe chạy", nghĩa là trong toàn bộ luật này chỉ có 20 chỗ nói về "phần đường xe chạy". Ngoài cụm từ "phần đường xe chạy" ra chẳng thấy nói gì về phần đường nào khác nữa. Vậy là sao?
Rất tiếc là Luật của Nga không áp dụng ở VN. Trong Luật VN không có khái niệm "phần đường" mà chỉ có "phần đường xe chạy". Do vậy "phần đường quy định" phải được hiểu theo nghĩa của cụm từ đó diễn tả tức là "một phần của đường được quy định trong Luật". Trong luật có quy định nhiều phần đường khác nhau như "phần đường xe chạy", "phần đường dành cho xe thô sơ", "phần đường dành cho xe cơ giới", "phần đường dành cho người đi bộ", "phần đường dành cho người đi bộ qua đường", ......

Ví dụ với Điều 9 của Luật: "Điều 9. Quy tắc chung
1. Người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình,...."

Thì "phần đường quy định" ở đây chính là "bên phải theo chiều đi của mình"




Trong bức ảnh trên của cụ có thể kế ra các "phần đường quy định" sau:
- Phần đường xe chạy
- Phần đường dành cho người đi bộ
- Phần đường dành cho đi xuôi chiều
- Phần đường dành cho đi ngược chiều
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,748
Động cơ
630,619 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Rất tiếc là Luật của Nga không áp dụng ở VN. Trong Luật VN không có khái niệm "phần đường" mà chỉ có "phần đường xe chạy". Do vậy "phần đường quy định" phải được hiểu theo nghĩa của cụm từ đó diễn tả tức là "một phần của đường được quy định trong Luật". Trong luật có quy định nhiều phần đường khác nhau như "phần đường xe chạy", "phần đường dành cho xe thô sơ", "phần đường dành cho xe cơ giới", "phần đường dành cho người đi bộ", "phần đường dành cho người đi bộ qua đường", ......

Ví dụ với Điều 9 của Luật: "Điều 9. Quy tắc chung
1. Người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình,...."

Thì "phần đường quy định" ở đây chính là "bên phải theo chiều đi của mình"




Trong bức ảnh trên của cụ có thể kế ra các "phần đường quy định" sau:
- Phần đường xe chạy
- Phần đường dành cho người đi bộ
- Phần đường dành cho đi xuôi chiều
- Phần đường dành cho đi ngược chiều
Kụ giải thích rất khiên cưỡng, theo kiểu gọt chân cho vừa giầy.

Đề nghị kụ chứng minh bằng định nghĩa cụ thể trong luật gtđb gọi như kụ nói, tức là:

3- Phần đường dành cho đi xuôi chiều
(Nói đúng ra thì chỉ là làn đường, hay các làn đường, dành cho xe đi xuôi chiều, chứ không phải là phần đường dành cho xe đi xuôi chiều)

4- Phần đường dành cho đi ngược chiều
(Nói đúng ra là thì chỉ làn đường, hay các làn đường, dành cho xe đi ngược chiều, chứ không phải là phần đường dành cho xe đi ngược chiều)
 
Chỉnh sửa cuối:

batmancar

Xe điện
Biển số
OF-108304
Ngày cấp bằng
9/8/11
Số km
3,859
Động cơ
430,810 Mã lực
Mình còn học xa !! Ko nhập nhằng sao thu đc vốn!
 

pnew

Xe điện
Biển số
OF-111518
Ngày cấp bằng
5/9/11
Số km
4,513
Động cơ
434,730 Mã lực
Kụ giải thích rất khiên cưỡng, theo kiểu gọt chân cho vừa giầy.

Đề nghị kụ chứng minh bằng định nghĩa cụ thể trong luật gtđb gọi như kụ nói, tức là:

3- Phần đường dành cho đi xuôi chiều
(Nói đúng ra thì chỉ là làn đường, hay các làn đường, dành cho xe đi xuôi chiều, chứ không phải là phần đường dành cho xe đi xuôi chiều)

4- Phần đường dành cho đi ngược chiều
(Nói đúng ra là thì chỉ làn đường, hay các làn đường, dành cho xe đi ngược chiều, chứ không phải là phần đường dành cho xe đi ngược chiều)
Thế nào là khiêng cưỡng hả cụ? Sao cái gì cụ cũng đòi định nghĩa. Trong một văn bản cái mục "giải thích từ ngữ" càng ít càng tốt, tức là đọc là hiểu không phải dùng cái từ cần giải thích thêm nào cả, đọc đến đâu, hiểu đến đấy. Nếu trong Điều 2 có "phần đường quy định là một phần của đường được quy định theo từng trường hợp cụ thể trong Luật" thì em và cụ chẳng phải tranh luận nhiều.

Em nói "Phần đường dành cho đi xuôi chiều, ngược chiều" là cụ hiểu đúng rồi đấy (có đánh dấu phần hiểu đúng của cụ). Làn đường có phải là một phần của đường không cụ.
 

Chaukga

Xe container
Biển số
OF-1616
Ngày cấp bằng
31/8/06
Số km
5,859
Động cơ
1,658,999 Mã lực
Theo em hiểu từ xưa đến giờ: Phần đường chỉ chia ra thành 2 là Phần đường dành cho xe cơ giới, ô tô, xe máy và Phần đường dành cho xe thô sơ và người đi bộ.
Em đánh dấu để xem tiếp.
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,647
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Theo em hiểu từ xưa đến giờ: Phần đường chỉ chia ra thành 2 là Phần đường dành cho xe cơ giới, ô tô, xe máy và Phần đường dành cho xe thô sơ và người đi bộ.
Em đánh dấu để xem tiếp.
Hiểu như cụ cũng đúng, nhưng chưa đủ. Có các loại phần đường chia cho nhiều kiểu phương tiện khác nhau: xe con, xe tải, xe máy, xe thô sơ , xe bus và cả người đi bộ nữa. Còn làn đường là vẽ ra để các xe đi dễ dàng hơn, đỡ gây va chạm. Có thể đường có nhiều làn, một hoặc hai làn trái dành cho 4b, làn phải dành cho xe máy.
Ở HN có kiểu vẽ làn đường to vật, đi rất khó , nhất là với ô tô vì khi lưu thông, căn theo làn đường rất dễ đi và đỡ va chạm: nếu tôi đi đúng làn và các xe ở làn bên cạnh cũng giữ trong làn của họ thì không thể có va chạm được. Không hiểu sao mấy ông gthong Hà Nội lại nghĩ ra kiểu làn đường trộn cả ô tô với ô tô: vượt xe trong cùng 1 làn như vậy.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top