[ATGT] Thế nào là Vượt xe? - thông tin tham khảo từ Luật gtđb CHLB Nga

Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,928
Động cơ
631,114 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Bẩm các kụ mợ,

1- Tất cả chúng ta đều thấy, trong luật gtđb hiện hành không có định nghĩa thế nào là "vượt xe".

Cập nhật ngày 8-12-2024:
TIN VUI: Tại Khoản 1, Điều 14 Luật TT, AT Gtđb đã đưa ra định nghĩa về hành vi Vượt xe. Định nghĩa trong Luật TT, AT Gtđb 2024 cũng tương tự định nghĩa về Vượt xe nêu trong Luật Gtđb của Nga (được phân tích trong thớt này).

Trích Luật TT, AT Gtđb 2024:
“Vượt xe là tình huống giao thông trên đường mà mỗi chiều đường xe chạy chỉ có một làn đường dành cho xe cơ giới, xe đi phía sau di chuyển sang bên trái để di chuyển lên trước xe phía trước.

2- Đã có nhiều thớt tranh luận về thế nào là "vượt xe", nhưng vẫn không có ý kiến thống nhất.
Trên thế giới, các nước khác nhau, như Hoa kỳ, Úc, Anh, Nga ... cũng có định nghĩa khác nhau về vượt xe.

3- Nhưng chúng ta cũng đều biết, tại Điều 14 Luật Gtđb hiện hành có quy định các thao tác cần thực hiện khi "vượt xe".

Qua miêu tả trong Điều 14 Luật gtđb hiện hành, ta thấy hành vi "vượt xe" chỉ xảy ra khi có 2 yếu tố sau: 1- Cả 2 xe đang cùng di chuyển trên một đoạn đường chỉ có 1 làn cho mỗi chiều di chuyển, 2- Xe sau mượn phần mặt đường của chiều xe ngược lại để vượt lên, trong khi đó xe trước đã đi sát về bên phải của phần đường xe chạy (sát lề) để nhường đường cho xe sau vượt.


4- Nhà cháu từng nghĩ, vì VN có rất nhiều luật gia đã du học tại Liên xô cũ, hệ thống chính trị từng tương đồng, nên luật Gtđb VN nhiều khả năng được xây dựng dựa phần lớn trên Luật gtđb của Liên xô cũ, nay là CHLB Nga.

Cách đây chưa lâu, nhà cháu được đọc định nghĩa của Luật gtđb CHLB Nga về "vượt xe" tại còm của một OSer, thấy định nghĩa đó hoàn toàn tương đồng với Điều 14 "Vượt xe" của Luật gtđb VN.
Với cảm hứng từ còm đó, nhà cháu tìm hiểu trên mạng, thấy trong giáo trình dạy lái xe của CHLB Nga có mô tả tường tận về các hành vi liên quan đến "vượt xe", "vượt lên, còn gọi là qua mặt" và "lấn làn xe ngược chiều".

Nhà cháu nhờ người bạn dịch lại, làm thớt này hầu các kụ mợ đọc chơi trong những ngày đầu xuân, qua đó có thể có cái nhìn rõ hơn về Điều 14 "Vượt xe" trong luật gtđb VN.
Bản dịch này gồm có 40 hình minh họa 40 trường hợp khác nhau, với các trích luật và phân tích cụ thể cho từng trường hợp.

Mời các kụ mợ theo dõi và cùng chém thêm nhé.
Xin cảm ơn các kụ mợ nhiều.





---------------------------------
- Trích Luật gtđb

Điều 14. Vượt xe
...
2. Xe xin vượt chỉ được vượt khi không có chướng ngại vật phía trước, không có xe chạy ngược chiều trong đoạn đường định vượt, xe chạy trước không có tín hiệu vượt xe khác và đã tránh về bên phải.
3. Khi có xe xin vượt, nếu đủ điều kiện an toàn, người điều khiển phương tiện phía trước phải giảm tốc độ, đi sát về bên phải của phần đường xe chạy cho đến khi xe sau đã vượt qua, không được gây trở ngại đối với xe xin vượt...


Trích Luật TT, AT Gtđb 2024:
Image.jpeg


- Minh họa về Vượt xe: mời Xem tại thớt này



(Tiếp tục...)
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,928
Động cơ
631,114 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
--------- 1

Chủ đề 11. Vượt xe, vượt lên (qua mặt), lấn làn ngược chiều

Dịch từ nguyên bản tiếng Nga
Тема 11. Обгон, опережение, встречный разъезд.

Link:
http://автошколадома.рф/tema-11-obgon-operezhenie-vstrechnyj-razezd



Trước hết chúng ta cùng điểm lại thế nào là VƯỢT XE.

Trích luật. Điều 1
Định nghĩa:
Vượt xe - đó là hành vi di chuyển sang làn xe ngược chiều để vượt qua một hay một số phương tiện giao thông khác, rồi về lại làn xe đã lưu thông trước đó.


Có nghĩa là hành vi "Vượt xe" luôn gắn liền với chuyển sang lưu thông "đối đầu" trên làn xe ngược chiều.


Theo luật của CHLB Nga phương tiện chỉ được phép lưu thông "đối đầu" trên làn xe ngược chiều trong 3 trường hợp sau.

Hình #1


Hoặc đoạn đường đó chỉ có 2 làn xe (mỗi làn cho 1 chiều lưu thông), có trục tim đường là vạch đứt.


Hình #2


Hoặc đoạn đường đó chỉ có 2 làn xe (mỗi làn cho 1 chiều lưu thông), có trục tim đường là vạch kép một đứt một liền.


Hình #3


Hoặc đoạn đường đó có 3 làn xe, chia làn đường bằng 2 vạch đứt.
Trên các đường có 3 làn xe kiểu này, làn đường ở giữa có thể được làm "làn vượt xe", cho phương tiện của cả 2 chiều chạy vào khi vượt xe.


Rõ ràng vượt xe là thao tác nguy hiểm nhất trong số các thao tác khi lái xe. Do đó Luật có quy định một loạt những hạn chế nghiêm ngặt mà người lái xe buộc phải tuân thủ khi tiến hành vượt xe.

(Còn tiếp... ----2)
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,928
Động cơ
631,114 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
----- 2


Các nguyên tắc an toàn chung cần tuân thủ khi vượt xe

Trích luật. Điều 11, Khoản 11.1.
Trước khi tiến hành vượt xe, lái xe có trách nhiệm đảm bảo trong đoạn đường định vượt không có xe đang chạy trên làn ngược chiều trên khoảng cách cần thiết, không gây nguy hiểm và cản trở cho các xe đang lưu thông trên đường trong quá trình vượt xe.



Hình #4



Về bản chất, quy định nêu trên của Luật có nghĩa là trước khi quyết định vượt xe (hoặc không vượt xe), lái xe có trách nhiệm xem xét, phân tích các tình huống như sau:
1- vận tốc xe bị vượt
2- vận tốc xe ngược chiều, khoảng cách từ xe mình đeesn xe ngược chiều.
3- tình trạng mặt đường trên đoạn định vượt (khô, ướt, trơn trượt?).
4- khả năng tăng tốc của xe mình đang lái (xe có phản ứng nhạy hay ì khi đạp chân ga).


Chỉ được tiến hành vượt xe trong điều kiện không có bất kì nguy cơ nào, dù rất nhỏ, có thể dẫn đến tai nạn đối với cả xe ngược chiều lẫn xe bị vượt.


Trích luật. Điều 11. Khoản 11.2
Cấm lái xe tiến hành vượt xe trong các trường hợp khi:
- phương tiện di chuyển phía trước đang vượt hoặc đang tránh chướng ngại vật.


Hình #5


Tại sao trong tình huống này Luật cấm lái xe màu xám tiến hành vượt xe?
1. Vì lái xe ngược chiều phía trước không nhìn thấy xe màu xám.
2. Vì bản thân lái xe màu xám cũng không nhìn thấy xe ngược chiều kia.
3. Cả 2 trường hợp nêu trên đều nguy hiểm như nhau. Xe màu xám cần chờ xe màu đỏ giải phóng làn giữa rồi mới được quyết định nên vượt (xe nâu) hay không.


Hơn nữa, để đảm bảo an toàn, Luật còn cấm xe sau tiến hành vượt xe từ thời điểm xe trước bắt đầu bật tín hiệu rẽ trái.


Trích luật. Điều 11. Khoản 11.2
Cấm lái xe tiến hành vượt xe trong các trường hợp khi:
- phương tiện di chuyển phía trước trên cùng làn bật tín hiệu rẽ trái.



Hình #6



Tại sao trong tình huống này Luật cấm lái xe màu xám tiến hành vượt xe?

1. Vì xe màu đỏ có kính phía sau không trong.
2. Vì lái xe màu đỏ đã bật tín hiệu rẽ trái. Xe sau phải chờ xe đỏ vượt xe xong đã.


Trích luật. Điều 11. Khoản 11.2
Cấm lái xe tiến hành vượt xe trong các trường hợp khi:
- Xe phía sau xe mình bắt đầu vượt xe.

Trước khi thực hiện vượt xe, lái xe có trách nhiệm đánh giá tình hình phía sau xe mình, cũng như phía sườn bên trái xe mình.

Hình #7



Trong tình huống này, khi muốn vượt xe lái xe trên xe đỏ hành động thế nào?
1. Có thể tiến hành vượt xe, vì làn xe của hướng ngược lại đang trống.
2. Lái xe màu đỏ có trách nhiệm phải thấy xe phía sau đã bật xi nhan trái và bắt đầu vượt xe. Do vậy xe màu đỏ phải chờ xe xám thực hiện xong việc vượt xe.


Khi thi, nếu học viên nào nhận được câu hỏi dưới đây thì chớ hấp tấp rồi trả lời sai. Câu trả lời đúng chính là câu thứ 2. Người ra đề bài này cho rằng chiếc xe tải phía sau không những đã bật xi nhan trái, mà còn bắt đầu thực hiện vượt xe rồi.



Hình #8



Lái xe con có quyền bắt đầu vượt xe hay không?
1. Có
2. Không


An toàn trong khi vượt xe không chỉ phụ thuộc vào thao tác của lái xe trên xe đang vượt, mà còn phụ thuộc vào thao tác của lái xe trên xe bị vượt. Khi thấy bị xe sau vượt, lái xe trên xe bị vượt có thể "tự ái" (tiếc rằng vẫn còn hiện tượng này) và đạp dấn thêm chân ga không cho xe sau vượt qua.
Điều này thực sự nguy hiểm, do vậy bị luật cấm.


Luật quy định các yêu cầu đối với lái xe trên xe bị vượt như sau:

Trích luật. Điều 11. Khoản 11.3
Cấm lái xe trên xe bị vượt có hành vi gây cản trở xe sau vượt bằng cách tăng tốc hoặc bằng các hành động khác.

Cần chú ý rằng Luật không bắt buộc xe bị vượt phải nhường đường cho xe xin vượt (ví dụ, khi xe xin vượt đã trở về làn mình). Ngược lại, chính lái xe xin vượt phải chú ý để không "cúp đầu" xe bị vượt.
Mặt khác, Luật không cho phép xe bị vượt tăng tốc khi xe sau đang vượt, không bật tín hiệu rẽ trái, không được lấn sang trái để doạ xe đang vượt. Quy định này cũng đảm bảo an toàn cho chính xe bị vượt, vì nếu tai nạn xảy ra thì cả xe xin vượt và xe bị vượt đều chịu thiệt hại.


(Tiếp tục ----3)
 
Chỉnh sửa cuối:

No Fear

Xe điện
Biển số
OF-22494
Ngày cấp bằng
15/10/08
Số km
2,469
Động cơ
515,490 Mã lực
Quá hay và cụ thể. Tại sao nhà mình không học theo đưa giáo trình này vào dạy? Em thấy chỉ có Việt Nam đào tạo cấp bằng dễ quá.
Cảm ơn cụ chủ.
 

Tuan Can

Xe container
Biển số
OF-162235
Ngày cấp bằng
23/10/12
Số km
9,220
Động cơ
424,980 Mã lực
Nơi ở
Linh Đàm, Hà Nội
Em đámh dấu đọc sau.
 

phucbonguyen

Xe điện
Biển số
OF-178444
Ngày cấp bằng
24/1/13
Số km
2,471
Động cơ
346,509 Mã lực
Quá hay và cụ thể. Tại sao nhà mình không học theo đưa giáo trình này vào dạy? Em thấy chỉ có Việt Nam đào tạo cấp bằng dễ quá.
Cảm ơn cụ chủ.
nga cũg dễ cụ ah.e trả 1700 us là có bằng cụ ah.
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,928
Động cơ
631,114 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
---------------3

Bây giờ chuyển qua vấn đề quan trọng nhất - khi nào hành vi vượt xe bị cấm!


Hình #9


Trước hết, vượt xe bị cấm khi gặp biển cấm vượt.
Nhưng cần nhớ rằng khi gặp biển "cấm vượt", phương tiện vẫn được phép vượt xe súc vật kéo, xe gắn máy, mô tô 2 bánh, mọi phương tiện di chuyển chậm.

Phương tiện di chuyển chậm là gì? Phương tiện di chuyển chậm là các phương tiện vận tải có gắn biển hiệu nhận biết hình tam giác nền đỏ viền vàng, được nhà chế tạo quy định tốc độ di chuyển tối đa không quá 30km/h.

Do chiếc xe tải trên Hình #9 không có gắn biển hiệu nhận biết, nên xe sau bị cấm vượt, dù xe tải đó có bò với tốc độ bao nhiêu chăng nữa.

Hình #10


Trường hợp này lại khác, khi trên xe tải có gắn biển hiệu nhận biết "Phương tiện di chuyển chậm". Gặp phương tiện này, nếu nó có "phóng" với vận tốc bao nhiêu chăng nữa thì phương tiện khác vẫn có quyền vượt trong phạm vi hiệu lực của biển "Cấm vượt", dù trên thực tế phương tiện đó không thể phóng nhanh được vì nó sinh ra chỉ để bò.
Theo luật, phải gắn biển báo nhận biết nói trên lên tất cả các phương tiện giao thông nào được nhà chế tạo quy định tốc độ di chuyển tối đa không quá 30 km/h.

(Toà án Tối cao CHLB Nga còn cho phép, trong phạm vi hiệu lực của biển cấm vượt, phương tiện được cán qua vạch kẻ liền để vượt các phương tiện di chuyển chậm.
Link: http://infoavtopravo.ru/index.php/2011-04-18-19-26-43/149-2012-10-29-17-20-13).


Hình #11


Biển "Cấm ô tô tải vượt" không có hiệu lực với các phương tiện giao thông thuộc nhóm "B".
Nếu bạn đang điều khiển xe con hoặc xe tải nhẹ dưới 3.5 tấn thì vẫn được vượt xe trong phạm vi hiệu lực của biển này.


Ngoài các trường hợp cấm vượt xe nêu trên, có một số vị trí bị luật cấm vượt xe mà không cần đặt biển.

Trích luật. Điều 11. Khoản 11.4
Cấm vượt:
- tại các vị trí dành cho người đi bộ qua đường khi có người đang đi bộ ngang qua.

Hình #12


Xe màu nâu có được phép thực hiện vượt xe không?
1. Được phép.
2. Không được phép.


Hình #13


Xe màu nâu có được phép thực hiện vượt xe không?
1. Được phép.
2. Không được phép.


Trích luật. Điều 11. Khoản 11.4
Cấm vượt:
- Trên cầu, cầu vượt, đường trên cao và phía dưới chúng, trong hầm.

Chắc chúng ta còn nhớ, trên cầu, cầu vượt, đường trên cao và phía dưới chúng, cũng như trong hầm đều bị luật cấm quay đầu, chạy lùi xe. Vượt xe đương nhiên cũng bị cấm trên những nơi này.


Trích luật. Điều 11. Khoản 11.4
Cấm vượt:
- tại đầu (đỉnh) dốc, trên đường cua nguy hiểm và trên những đoạn đường có tầm nhìn hạn chế.

Cần chú ý, không phải hành vi "vượt xe" bị cấm trên toàn bộ đoạn đường lên dốc, mà chỉ bị cấm ở đoạn đầu (đỉnh) dốc! Có nghĩa là bị cấm tại vị trí thực sự nguy hiểm khi vượt xe, vì tầm nhìn đối với làn ngược chiều tại đầu (đỉnh) dốc rất hạn chế.
Cùng lý do như trên, Luật cấm vượt xe tại các đoạn đường có tầm nhìn hạn chế. Vì vậy người điều khiển phương tiện phải tự mình đánh giá tình trạng đoạn đường phía trước thế nào, tầm nhìn có bị khuất hay không để quyết định.


Hình #14



Lái xe màu đỏ có phạm luật không khi thực hiện vượt xe nơi đầu dốc?

1. Có phạm luật
2. Không phạm luật


Còn trường hợp này thì không quan trọng việc đường có lên dốc hay không, mà quan trọng ở việc đường đang vòng sang trái, tầm nhìn lên chiều xe đối diện rất hạn chế, do bị che khuất.

Hình #15



Lái xe màu đỏ có phạm luật không khi thực hiện vượt xe tại vị trí này?

1. Có phạm luật
2. Không phạm luật


Đường vòng sang phải, về nguyên tắc sẽ có tầm nhìn tốt trên khoảng cách an toàn. Điều này đúng nếu phương tiện đang di chuyển trên làn xe của chiều mình đi (làn bên phải).
Nhưng nếu thực hiện vượt xe trên đoạn vòng này thì tầm nhìn lại trở nên hạn chế, chính xác hơn là tầm nhìn bằng không.
Ngay cả khi hai bên đường trống, thoáng, nếu đường vòng sang phải, nếu vượt xe thì xe bị vượt sẽ biến thành tấm màn sắt che khuất hoàn toàn tầm nhìn của lái xe đang vượt.

(Còn tiếp...4)

.
 
Chỉnh sửa cuối:

buicongchuc

Xe ngựa
Biển số
OF-146822
Ngày cấp bằng
23/6/12
Số km
25,698
Động cơ
829,384 Mã lực
Nơi ở
Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Rất đầy đủ và rõ nghĩa. Tại sao mấy bố làm luật ở mình không copy cái này về dán vào quyển luật mà phải ngồi ngâm cứu (tốn thời gian và tiền bạc của ND) để rồi cho ra đời quyển luật không đầu không cuối.
 

DuyThanhSNG

Xe tăng
Biển số
OF-116401
Ngày cấp bằng
11/10/11
Số km
1,733
Động cơ
403,149 Mã lực
Cám ơn Cụ đã cho anh em hiểu rõ.Nhưng như trường hợp vượt ở hình 3 thì bên Nga ko thấy kẻ đường 3 làn vạch đứt vậy nữa mà nó chia ra cứ khoảng 1km một bên hai làn và bên đối diện chỉ một làn có vạch liền phân chia.Tiếp đến km sau thì ngược lại.Do đó khi có nhu cầu vượt thì chỉ vượt ở những chỗ đường có hai làn.(Cụ nào hay lái xe Mát-Len thì rõ)
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,928
Động cơ
631,114 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
--------4


Ngoài các trường hợp cấm vượt xe nêu trên, có một số vị trí bị luật cấm vượt xe mà không cần đặt biển (tiếp theo 2).

Hình #16



Lái xe màu đỏ có phạm luật không khi thực hiện vượt xe tại vị trí này?

1. Có phạm luật
2. Không phạm luật


Trích luật. Điều 11. Khoản 11.4
Cấm vượt:
- Nơi đường bộ giao nhau với đường sắt và trên đoạn đường có khoảng cách đến điểm giao với đường sắt ngắn hơn 100m.


Luật có chủ đích muốn điều chỉnh luồng phương tiện đường bộ đang lưu thông tới điểm giao cắt với đường sắt. Từ khoảng cách 100m trước điểm giao cắt với đường sắt người điều khiển phương tiện có trách nhiệm dừng mọi hành vi vượt xe, và chỉ được di chuyển trên nửa phần đường dành cho chiều di chuyển của mình.
Phải duy trì trình tự di chuyển như vậy cho đến khi qua hẳn vị trí giao cắt với đường sắt.
Sau giao cắt là đoạn đường bình thường, không có hạn chế đặc biệt nào về vượt xe nữa.


Hình #17



Tiếc rằng trong Luật không quy định bất kì một biển báo nào có thể thông báo cho lái xe biết vị trí nào chỉ còn cách giao cắt với đường sắt 100m.
Trong trường hợp này, người lái xe chỉ có thể suy đoán dựa trên vạch kẻ trên đường - khi còn cách giao cắt với đường sắt 100m thì vạch kẻ tim đường thường biến thành vạch liền.


Hình #18



Nhưng dựa trên vạch kẻ đường để suy đoán cũng chưa chắc chắn. Trường hợp gần đến giao cắt với đường sắt không có vạch kẻ đường thì sao? Thì người lái xe phải tự ước lượng cự li 100m đó bằng mắt.


Hình #19



Biển báo "Đến gần điểm giao với đường sắt" là một mốc chuẩn tương đối chính xác cho người lái xe. Biển thứ 2 (có 2 sọc chéo màu đỏ) thường được cắm cách nơi giao nhau với đường sắt ít nhất 100m.
Do đó, nếu người lái xe hoàn thành hành vi vượt xe trước khi gặp biển 2 sọc đỏ này thì không sợ bị phạm luật.


Trong khu vực đông dân cư các biển cảnh báo được cắm cách khu vực nguy hiểm từ 50-100m.


Hình #20



Lái xe màu nâu có phạm luật không khi thực hiện vượt xe tại vị trí này?

1. Có phạm luật
2. Không phạm luật

(Còn tiếp ----5)
 
Chỉnh sửa cuối:

T-Đức

Xe tải
Biển số
OF-180528
Ngày cấp bằng
15/2/13
Số km
255
Động cơ
339,250 Mã lực
Tình huống vượt theo khi xe trước đang vượt là tình huống em thấy nhiều cụ nhà ta hay làm.





Khi đi trên đường 2 chiều phân chia bằng vạch đút. Các cụ chạy sau xe khác đi chậm thường hay tạt ra tạt vào để nhìn xe có xe ngược chiều không rồi vượt. Nhất là khi xe phía trước đi chậm là xe tải, to chắn hết tầm nhìn. Vậy nên khi có một xe vượt các xe sau lợi dung việc xe trước đã quan sát đường để bám theo.
 

pnew

Xe điện
Biển số
OF-111518
Ngày cấp bằng
5/9/11
Số km
4,521
Động cơ
434,730 Mã lực
Đúng là giải thích rất cụ thể rõ ràng, voka cụ. Nhưng chưa thấy giải thích những trường hợp sau không vi phạm lỗi vượt phải:

1.

Trường hợp này trong thông tư 171 của VN đã giải thích rõ là không vi phạm

2.

Trường hợp này còn chưa thống nhất.

Nhân tiện cụ tìm hiểu xem hành vi "phải đi bên phải theo chiều đi của mình" vì nó liên quan đến các trường hợp trên. Hiện nay nhiều cụ cho rằng chỉ cần không đi vào phần đường ngược chiều là đi đúng.
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,928
Động cơ
631,114 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Đúng là giải thích rất cụ thể rõ ràng, voka cụ. Nhưng chưa thấy giải thích những trường hợp sau không vi phạm lỗi vượt phải:

1.

Trường hợp này trong thông tư 171 của VN đã giải thích rõ là không vi phạm

2.

Trường hợp này còn chưa thống nhất.

Nhân tiện cụ tìm hiểu xem hành vi "phải đi bên phải theo chiều đi của mình" vì nó liên quan đến các trường hợp trên. Hiện nay nhiều cụ cho rằng chỉ cần không đi vào phần đường ngược chiều là đi đúng.
1- Trường hợp 1 kụ nhắc đến ở trên đã được phân tích trên OF nhiều. Trước khi NĐ171 ra đời và công nhận không có lỗi vượt phải trong Trường hợp 1 kụ nêu trên thì phần đông OFer, trong đó có nhà cháu, từng kiên trì bác bỏ việc xxx áp lỗi vượt phải cho xe vượt lên từ làn bên phải trên đoạn đường có nhiều làn xe.
NĐ171 chỉ là lời khẳng định bằng luật ý kiến "không có lỗi vượt phải trên đường có nhiều làn" mà các kụ OFer từng kiên trì bảo vệ mà thôi.

2- Trường hợp 2 kụ nêu trên, chính là trường hợp nhà cháu khẳng định tại thớt "Không có lỗi vượt xe về bên phải khi các xe di chuyển trên 1 làn rộng", với lập luận hành vi đó thực hiện: 1- trên đoạn đường không có làn cho chiều ngược lại để có thể đủ điều kiện bị luật coi là hành vi vượt xe, 2- đã không có (điều kiện để thực hiện) hành vi vượt xe thì cũng không có (điều kiện để thực hiện) hành vi vượt xe về bên phải, nên không thể cấu thành hành vi vượt xe về bên phải.

Nếu kụ chờ thêm, tới phần "Vượt lên", kụ sẽ thấy Luật của CHLB Nga xem hành vi trên Trường hợp 2 kụ nêu trên chỉ là hành vi "vượt lên", không bị luật cấm (phần giải thích thứ 3 dưới Hình #35).
Hơn nữa, với luật của Nga thì xe phía sau sẽ được coi là chạy đúng luật, khi nó chạy "sát nhất về bên phải", và sau khi vượt lên thì không lấn sang trái, còn xe chạy phía trước đang vi phạm luật vì nó chạy về phía trái của làn đường trong khi phía bên phải đang trống.

3- chính vì luật Nga quy định phương tiện phải đi sát nhất về bên phải khi có thể, nên dường như bên họ không có lỗi nào gọi là lỗi "vượt xe từ bên phải" hay sao ý. Nhờ các kụ nào đang, hoặc từng chạy xe bên Nga vui lòng kiểm tra giúp nhà cháu xem có đúng không nhé.
 
Chỉnh sửa cuối:

pnew

Xe điện
Biển số
OF-111518
Ngày cấp bằng
5/9/11
Số km
4,521
Động cơ
434,730 Mã lực
1- Trường hợp 1 kụ nhắc đến ở trên đã được phân tích trên OF nhiều. Trước khi NĐ171 ra đời và công nhận không có lỗi vượt phải trong Trường hợp 1 kụ nêu trên thì phần đông OFer, trong đó có nhà cháu, từng kiên trì bác bỏ việc xxx áp lỗi vượt phải cho xe vượt lên từ làn bên phải trên đoạn đường có nhiều làn xe.
NĐ171 chỉ là lời khẳng định bằng luật ý kiến "không có lỗi vượt phải trên đường có nhiều làn" mà các kụ OFer từng kiên trì bảo vệ mà thôi.

2- Trường hợp 2 kụ nêu trên, chính là trường hợp nhà cháu khẳng định tại thớt "Không có lỗi vượt xe về bên phải khi các xe di chuyển trên 1 làn rộng", với lập luận hành vi đó thực hiện: 1- trên đoạn đường không có làn cho chiều ngược lại để có thể đủ điều kiện bị luật coi là hành vi vượt xe, 2- đã không có (điều kiện để thực hiện) hành vi vượt xe thì cũng không có (điều kiện để thực hiện) hành vi vượt xe về bên phải, nên không thể cấu thành hành vi vượt xe về bên phải.

Nếu kụ chờ thêm, tới phần "Vượt lên", kụ sẽ thấy Luật của CHLB Nga xem hành vi trên Trường hợp 2 kụ nêu trên chỉ là hành vi "vượt lên", không bị luật cấm (phần giải thích thứ 3 dưới Hình #35).
Hơn nữa, với luật của Nga thì xe phía sau sẽ được coi là chạy đúng luật, khi nó chạy "sát nhất về bên phải", và sau khi vượt lên thì không lấn sang trái, còn xe chạy phía trước đang vi phạm luật vì nó chạy về phía trái của làn đường trong khi phía bên phải đang trống.

3- chính vì luật Nga quy định phương tiện phải đi sát nhất về bên phải khi có thể, nên dường như bên họ không có lỗi nào gọi là lỗi "vượt xe từ bên phải" hay sao ý. Nhờ các kụ nào đang, hoặc từng chạy xe bên Nga vui lòng kiểm tra giúp nhà cháu xem có đúng không nhé.
1. Em nhắc lại trường hợp này để muônd biết Nga nó giải thích ngay trong Luật không hay lại phải bằng một Nghị định sau đó 5 năm như ở VN.

2. Trường hợp 2, em cũng biết cụ khẳng định tại thớt đó nhưng lý lẽ chưa đủ chắc chắn. Vì theo cách lập luận của cụ thì sẽ không bao giờ có hành vi vượt phải trừ trường hợp xe bị vượt chạy trên phần đường ngược chiều.

Hoàn toàn nhất trí với cụ tình huống "xe chạy phía trước đang vi phạm luật vì nó chạy về phía trái của làn đường trong khi phía bên phải đang trống". Hiện còn rất nhiều cụ không nghĩ thế này.

3- Em nghĩ VN cần thay thế hay bổ sung cụm từ "phương tiện phải đi sát nhất về bên phải khi có thể" cho "phải đi bên phải theo chiều đi của mình" để cho dễ hiểu hơn.

Chờ phần tiếp theo của cụ.
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,928
Động cơ
631,114 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
1. Em nhắc lại trường hợp này để muônd biết Nga nó giải thích ngay trong Luật không hay lại phải bằng một Nghị định sau đó 5 năm như ở VN.

2. Trường hợp 2, em cũng biết cụ khẳng định tại thớt đó nhưng lý lẽ chưa đủ chắc chắn. Vì theo cách lập luận của cụ thì sẽ không bao giờ có hành vi vượt phải trừ trường hợp xe bị vượt chạy trên phần đường ngược chiều.

Hoàn toàn nhất trí với cụ tình huống "xe chạy phía trước đang vi phạm luật vì nó chạy về phía trái của làn đường trong khi phía bên phải đang trống". Hiện còn rất nhiều cụ không nghĩ thế này.

3- Em nghĩ VN cần thay thế hay bổ sung cụm từ "phương tiện phải đi sát nhất về bên phải khi có thể" cho "phải đi bên phải theo chiều đi của mình" để cho dễ hiểu hơn.

Chờ phần tiếp theo của cụ.
Cảm ơn kụ Pnew nhé.

3- Nhà cháu đồng ý với ý thử 3 của kụ.

1- Nhà cháu tải được bộ Luật gtđb Nga năm 2013, là chỉnh lí mới nhất của Luật. Tên nó là А ПДД 2013 (Актуальные ПДД (правила дорожного движения) на 2013 год), gồm 29 trang pdf, với 10.893 từ.

Nhà cháu tìm theo từ khóa, thấy trong bộ luật này chỉ có tất cả 25 từ "Обгон - vượt xe", không hề thấy có chỗ nào nhắc đến vượt phải cả.

Nội dung về Vượt xe hầu hết chỉ được nêu trong Điều 11- Обгон, опережение, встречный разъезд (Vượt xe, vượt lên, lấn làn ngược chiều), mà bài nhà cháu dịch trong thớt này đã nói hết rồi.

Nhà cháu cũng đang xem bộ bài thi bằng lái của Nga, gồm 40 bộ đề, mỗi đề gồm 20 câu hỏi tình huống kèm vẽ sa hình. Xem gần nửa số đề rồi cũng chưa thấy hình nào, câu nào nói đến vượt về bên phải cả.

Chán vậy đấy. Có lẽ các nhà làm luật VN nên xuất khẩu khái niệm "vượt phải" ngược sang nước Nga, đổi lấy máy bay, tầu ngầm đem về VN, khỏi tốn kinh phí mua.

2- Trong luật của Nga không có quy định lỗi vượt phải. Trong luật VN có thuật ngữ đó, nhưng bị diễn giải sai với thực tế lưu thông hàng ngày, nhằm mục đích gì thì các kụ cũng đã biết.

Làm sao cứ phải ép cho lòi ra lỗi trong khi trên thực tế rất ít khi xảy ra lỗi đó?


-----------
Giải thích thêm:

Lấy ví dụ như lỗi "lưu thông sai phần đường quy định", thực tế ở VN lái xe rất ít khi phạm lỗi này, nhưng xxx toàn lấy lỗi này ra dọa và phạt lái xe.

Theo giải thích luật của Nga, theo các kụ toàn bộ mặt đường 4 làn trên hình này có bao nhiêu phần đường xe chạy?

1, 2, 3 hay 4 phần đường xe chạy?




Câu trả lời đúng luật là chỉ có 1 phần đường xe chạy (giống như ở VN, luật chỉ quy định có 2 loại phần đường là phần đường dành cho xe cơ giới và phần đường dành cho xe thô sơ, được phân cách bởi dải phân cách cứng).

Tính từ vỉa hè bên trái sang vỉa hè bên phải chỉ có 1 phần đường dành cho xe cơ giới. Khi ô tô chạy trên 1 phần đường duy nhất thì làm sao lái xe có thể mắc lỗi "lưu thông sai phần đường quy định" được?

Vậy mà xxx vẫn đè đầu lái xe ra phạt với lỗi tưởng tượng đó.


.
 
Chỉnh sửa cuối:

pooka

Xe container
Biển số
OF-207662
Ngày cấp bằng
26/8/13
Số km
7,464
Động cơ
1,966,650 Mã lực
Vodka cụ
Ở ta cứ xe đi nhanh hơn thì gọi là vượt, mặc dù đi đúng làn đường và đúng tốc độ
 

blackpaint

Xe container
Biển số
OF-28472
Ngày cấp bằng
6/2/09
Số km
7,517
Động cơ
363,201 Mã lực
Nếu kụ chờ thêm, tới phần "Vượt lên", kụ sẽ thấy Luật của CHLB Nga xem hành vi trên Trường hợp 2 kụ nêu trên chỉ là hành vi "vượt lên", không bị luật cấm (phần giải thích thứ 3 dưới Hình #35).
Hơn nữa, với luật của Nga thì xe phía sau sẽ được coi là chạy đúng luật, khi nó chạy "sát nhất về bên phải", và sau khi vượt lên thì không lấn sang trái, còn xe chạy phía trước đang vi phạm luật vì nó chạy về phía trái của làn đường trong khi phía bên phải đang trống.

3- chính vì luật Nga quy định phương tiện phải đi sát nhất về bên phải khi có thể, nên dường như bên họ không có lỗi nào gọi là lỗi "vượt xe từ bên phải" hay sao ý. Nhờ các kụ nào đang, hoặc từng chạy xe bên Nga vui lòng kiểm tra giúp nhà cháu xem có đúng không nhé.
Hai điểm này em thấy quá hay vì đơn giản xe phải đi về bên phải nhất, ví dụ ở đường 5 sát dải phân cách có làn rất to, cháu thường xuyên đi sát mép vạch phải, còn bên ngoài xe nào đi nhanh hơn thì vượt, nếu em bị thổi sẽ nói luôn là tôi đang đi trong làn quy định, không vượt quá tốc độ nên không thể bắt lỗi, kể cả xe bên trái đi chậm mình đi qua cũng không có lỗi vượt phải, mặc dù không phải là 2 làn riêng biệt.
 

2 tai 8 banh

Xe container
Biển số
OF-152521
Ngày cấp bằng
13/8/12
Số km
7,827
Động cơ
691,335 Mã lực
hình này ở đâu chứ không phải ở ta, phỏng cụ chủ ??
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top