Chạy xe 2b, vượt qua 12 cửa sông Cửu Long bằng đò ngang, trong 2 ngày

Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,748
Động cơ
630,619 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Bẩm các kụ mợ,
Lâu rồi nhà cháu mải lo cơm áo gạo tiền, tối mắt tối mũi, không có dịp mở thớt hầu chuyện các kụ mợ. Nhà cháu xin nghiêm túc kiểm điểm nội bộ ợ.

May có 2 ngày Lô Em nông nhàn vừa rồi, nhà cháu bỗng điên điên khùng khùng vác xe máy chạy dọc bờ biển, từ Cần Giờ đi Cà mau,

Chuyến đi này kéo dài 2 ngày, chạy xe liên tục không nghỉ, vượt qua quãng đường 325km (tính riêng chiều đi). Nhiều cung đường lí thú, đẹp có xấu có; nhiều cảnh vật hoang dã nên thơ; người dân hiền hoà dễ mến. Nay xin được nhẩn nha viết lại hầu chuyện các kụ nhân dịp năm hết tết đến.

Hành trình vượt qua 9 cửa sông nơi dòng Cửu Long đổ ra biển, cộng thêm cửa sông Soài Rạp (H. Cần Giờ), cửa sông Mỹ Thanh (Sóc Trăng) và cửa sông Gành Hào (Cà Mau). Tổng cộng là 12 cửa sông.

Điểm xuất phát là Bến đò Lý Sơn (Cần Giờ), điểm đến là Đất Mũi Cà Mau
.

Một số yêu cầu:
1- dùng phương tiện xe 2 bánh + vượt đò ngang dân lập (không vượt cửa sông bằng cầu hay phà chính quy của Nhà nước).
2- vị trí vượt cửa sông: theo các bến đò nằm sát biển nhất.
3- trong suốt hành trình, chụp hình có ghi toạ độ GPS, để sau này có thể xác định vị trí chụp từng bức hình.

Kế hoạch là vậy, nhưng trên thực tế, khi vượt xong hết 11 trên 12 cửa sông (đạt 92% kế hoạch), tới gần Bạc Liêu nhà cháu phải quay lại Sì Ghềnh vì có công việc đột xuất. Đành lỡ hẹn cùng cửa Gành Hào (Cà Mau), chưa qua được lần này.

Tuyến đường thực tế đã đi qua trong 2 ngày 25 và 26/12 như hình dưới đây (có cả biểu đồ vận tốc chạy thực tế từng thời điểm)

#1- Hành trình đã vượt qua, vẽ bằng app TripTracker, chạy ẩn (background)


Ngày 25-12, nhà cháu rón rén dậy sớm từ 4 giờ sáng, khẩn trương lên đường, trong lúc bà chủ còn đang ngon giấc.


#2- Bức hình này chụp tại bến Chương Dương, đầu đường Nguyễn Huệ, lúc 4h30 sáng 25-12, trước khi lên đường.



#3- từ Bến Nhà Rồng, khăn gói quả mướp đi thăm 9 con Rồng. Cũng hình tượng đấy, các kụ nhỉ?

(Hình như Nhà của Rồng được bảo vệ đặc biệt bằng hệ thống điện tử hiện đại hay sao í. Khi xuất hành từ đây, nhà cháu có chụp 2 bức hình Bến Nhà Rồng, nhưng về xem lại thấy đều bị hỏng cả 2, trắng phau, chẳng thấy gì. Fun tí, hé hé)


#4- Chốt số công tơ mét khi xuất phát 60124


#5- Mới 5 giờ sáng, nhưng Phà Bình Khánh đã đông người chờ



#6- Vé phà Bình Khánh là chiếc vé duy nhất nhà cháu có được trong suốt hành trình qua 11 cửa sông. Khi qua 10 con đò dân lập khác (người dân vẫn gọi là phà, nhưng chỉ chở được khoảng 10-15 xe máy, bề rộng khoảng 2m đổ lại) thì mình trả tiền trực tiếp cho họ mà chẳng có bất kì cái vé nào.



Cập nhật:

0- Khởi động - Hành trình vượt cửa sông Soài Rạp

1- Hành trình vượt cửa sông thứ nhất - Cửa Tiểu

- Nghỉ giải lao bất đắc dĩ 3 tiếng để chờ đò

2- Hành trình vượt cửa sông thứ 2 - Cửa Đại

3- Hành trình vượt cửa sông thứ 3 - Cửa Ba Lai

4- Hành trình vượt cửa sông thứ 4 - Cửa Hàm Luông

5- Hành trình vượt cửa sông thứ 5 - cửa Cổ Chiên

6- Hành trình vượt cửa sông thứ 6 - cửa Cung Hầu

7- Hành trình vượt cửa sông thứ 7 - cửa Định An




.
 
Chỉnh sửa cuối:

minhmo

Xe cút kít
Biển số
OF-81131
Ngày cấp bằng
25/12/10
Số km
19,247
Động cơ
3,565,951 Mã lực
Nơi ở
chuồng sư tử
Cu có chuyên đi hấp dẫn thật. Em nằm trùm chăn hóng cụ.
 

Kenket

Xe điện
Biển số
OF-1955
Ngày cấp bằng
15/10/06
Số km
4,164
Động cơ
612,056 Mã lực
Nơi ở
Vỉa hè lê la
Chuyến đi này chắc nhiều chuyện hay lắm đây, cụ pót nhiều ảnh e hóng với nhé !
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,748
Động cơ
630,619 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Lên phà.

Quả thực, nhà cháu chưa bao giờ được đi phà mà lại thảnh thơi, nhẹ nhàng như lần này, các kụ à.

Cả con phà to, sức chứa cả chục chiếc xe tải cộng hàng trăm xe máy, mà lần này chỉ có 2 xe tải nhẹ cùng hơn chục xe máy.
Mỗi người có một khoảng trống rộng rãi, thênh thang trên phà. Không còn bon chen, lấn lướt. Cái ngột ngạt, nồng cay của đủ thứ mùi, cái mùi mồ hôi người, mùi đặc trưng của những chuyến phà ngày, cái không khí hầm hập của Sài gòn bồi thêm khói xả từ bô xe tải, xe khách xe con... giờ đều biến mất.

Nhà cháu chạy tít lên đầu phà, hít căng lồng ngực, choạch vài khung cảnh huyện đảo Cần giờ phía xa.

#7- Chặng đường phía trước còn nhiều mờ mịt lắm.


Cuối cùng phà cũng cập bến. Nhà cháu qua phà này rất nhiều lần rồi, nhưng chưa lần nào thấy lòng nôn nao khó tả như lần này.
Nhưng hoá ra lòng nôn nao vì sáng mới mở mắt ra đã nhảy ngay lên xe, chưa có hạt nào trong bụng.

#8- Xử lí tô phở này cái đã, cho êm cái dạ, rồi làm gì thì làm.


1 phút dành cho quảng cáo: mỗi lần nhà cháu đi Tãn là một lần chịu hành xác. Chạy xe liên tục, cơm đường cháo chợ chuyên đề chỉ có hủ tiếu, phở, bánh quy, phó mát. Sang trọng chút nữa thì làm thêm thanh sô cô la cho đủ năng lượng. Hầu như ít khi được bát cơm nào vào bụng.
Một phần vì đường đi thì toàn chọn nơi hẻo lánh, ít có quán cơm, một phần vì không muốn ăn cơm nặng bụng, ngồi xe khó chịu. Chính vì thói quen khó bỏ đó nên nhà cháu thường hay Tãn một mình cho khoẻ, và rất ít khi ăn cơm.

Tiếp tục lên đường sau khi xử xong tô phở.
Đường Cần giờ rất rộng, được xây dựng theo kiểu đón đầu, với mục đích sau này khi có cầu Bình khánh xe contenơ từ cảng biển ở Cần giờ theo đường này về thành phố và các tỉnh.
Nhưng hiện tại, đây là con đường có mật độ xe qua lại thấp nhất trên cả nước.
Đường rộng, xe ít, ý thức giao thông người dân còn hạn chế, nên nhà nước cho cắm biển tốc độ tối đa 60km/h trên toàn tuyến. Chạy xe trên đường này rất ức chế, nhưng đó là xe 4b. Hôm nay nhà cháu chạy 2b, tốc độ cho 60 km/h vượt quá kì vọng rồi.

Từ bến phà Bình khánh, chạy trên 15km nữa tới địa phận đảo Lý Nhơn.
Bến đò ngang này lần trước nhà cháu từng tãn qua rồi, cũng khá thú vị. Nhưng lần ày nhà cháu kiêu không thèm đi, vì nó không phải là bến đò gần biển nhất tại Lý Nhơn.

#9- Đường vào bến đò



Lại đi tiếp, gặp phiên chợ sáng họp trên đường. Quang cảnh nhộn nhạo, nhưng rất thanh bình.

#10- Chợ lề đường


Chạy thêm khoảng 20 phút tới bến đò khách B, là bến đò gần biển nhất chạy sang Gia Thuận (Gò Công).

#11- Bến đò này gần biển nhất. nhà cháu sẽ cho chiến mã 2b vượt dông tại đây.


#12- Trời nước mênh mông, con đò bềnh bồng


Nhớ...ớ, nhớ cái hên đầu tiên...
Chờ khoảng 5 phút thì có đò cập bến. Chẳng bù cho những vất vả, nhọc nhằn, tìm kiếm, đợi chờ của nhà cháu với những chuyến đò sau này.

#13- Các cụ đúc kết "Gái Gò Công vừa Gồng vừa Co" quả không sai, cứ đòi được nhà cháu chụp ảnh.


Cửa sông Soài Rạp rộng khoảng 2km. Lênh đênh trên sông khoảng 45 phút, đò cập bến Gia Thuận. Vậy là nhà cháu đã vượt cửa sông đầu tiên trong chương trình đặt ra. Vì cửa sông này không nằm trong hệ thống 9 cửa sông của dòng Cửu Long nên nhà cháu dùng số 0 làm số thứ tự cho cửa sông này.

Như vậy, sau 3 giờ đồng hồ, đã vượt qua 2 sông, 1 bằng phà, 1 bằng đò ngang. Phía trước là cung đường bất định, đầy bất ngờ lí thú, đầy thử thách đang chờ đón nhà cháu.

#14- Bến đò Gia thuận (Gò công, Long an)


.
 
Chỉnh sửa cuối:

La Pulga

Xe buýt
Biển số
OF-173353
Ngày cấp bằng
23/12/12
Số km
608
Động cơ
348,100 Mã lực
Nơi ở
Nou Camp
E kê gạch ngồi hóng, cụ up nhiều ảnh nhé
 

muadem

Xe cút kít
Biển số
OF-30520
Ngày cấp bằng
4/3/09
Số km
16,539
Động cơ
647,879 Mã lực
Nơi ở
xanh cỏ đến, đỏ ngói đi
Giờ này vẫn còn mệnh giá 4,5 k thì cũng là 1 giải pháp chống lạm phát các cụ nhề.
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,748
Động cơ
630,619 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
1- Hành trình vượt cửa sông thứ nhất - cửa Tiểu


Phía trước là cung đường bất định, đầy bất ngờ đang chờ.

Một bến đò đơn sơ, bài trí sơ sài, nhưng bảng thông tin lại ghi rất đầy đủ.

#15- Bến đò Gia Thuận (Gò Công, Tiền giang)


Ra khỏi bến đò khoảng 200m nhà cháu gặp biển này. Sau nó là một ngã 3 đường.
#16- Cống thuỷ lợi Gia thuận



Dừng lại hỏi anh Gúc gồ đường đi tới bến đò Đèn đỏ thì ảnh nói có 2 đường, nhưng đều cách biển rất xa. Nhà cháu quyết định dò tìm bằng được đường đi khác, sát biển hơn.

Suy nghĩ đơn giản, cứ nhánh đường nào rẽ sang trái chắc chắn sẽ gần biển hơn, nhà cháu áp dụng tiêu chí "chỉ rẽ trái".

Ban đầu mặt đường xấu như này

#18- Đường ven biển Gia thuận


Sau đó đường trở thành như này
#19- Đường ven biển Gia thuận


Mời các kụ mợ xài clip này nhé. Rung, đập, lắc phê lòi, hơn đứt anh Heavy Rock và chị mát xa mát gần.
Tỉnh hết cả cái thằng người.

Clip


Bị hành xác với đoạn đường xấu khoảng 20 phút thì cũng tới thị trấn Vàm Láng, đường nhựa phẳng phiu
#20- Thị trấn Vàm Láng


Nhưng nhà cháu phải rời bỏ khu thị tứ, lại rẽ trái để đi vào đường đê biển.
May mắn đường lần này khá đẹp, nhưng vì chạy nhanh nên hơi bụi.

#21- Đường đê biển Vàm Láng đi Đèn Đỏ


Biển một bên, và đê một bên
#22- Đê biển Vàm Láng đi Đèn Đỏ (Tỉnh lộ 671)


Nhà cháu miệt mài chạy theo đê biển TL671 khoảng 1 giờ. Tới khu vực Bến đò Đèn Đỏ rồi, mà vẫn chẳng thấy Bến đò đâu.
Hỏi mấy thanh niên ven đường mới biết mình chạy quá mất 3km. Lập tức quay đầu.
Được 3 km, đến bến đò, thì may đò vừa đến nơi. Hên quá, chạy xe lên đò, quay lưng chụp vội cảnh trên bờ khi đò đang rời bến.

#23- Bến đò Đèn Đỏ


Cửa Tiểu, cửa sông đầu tiên trong hệ thống 9 cửa sông của dòng Cửu Long. Cửa sông này, tuyến đò này thì nhà cháu đã từng qua cách nay 2 tháng.
Khi đó nhà cháu phải ngồi tại bến khoảng 1 giờ dưới trời như trút, chờ thuỷ triều lên, đò nổi, mới rời bến và cập bến được.

#24- Cửa Tiểu, cửa sông đầu tiên thuộc hệ thống 9 cửa sông.


#25- Đây là đường nhà cháu đã đi, từ bến đò Gia Thuận (điểm A) tới bến đò Đèn Đỏ (điểm B)


#25- Còn đây là đường đi do anh Gúc gợi ý



-------------------------------

Do ưu tiên khám phá những cung đường sát biển, lần này nhà cháu không rẽ ngang rẽ ngửa qua Gò Công nữa, cũng chărng dừng lại để lang thang tìm hiểu về Vàm Láng.
Vì vậy, xin trích một số thông tin trên net về các địa danh trên để các kụ xem thêm.

Sông Cửa Tiểu
(Bách khoa toàn thư mở Wikipedia)
Sông Cửa Tiểu là một phân lưu của sông Tiền, chảy qua tỉnh Tiền Giang
Sông có chiều dài khoảng 45 km, chảy theo hướng Tây-Đông bắt đầu từ cù lao Tấu (cách cầu Rạch Miễu khoảng 14 km về phía hạ lưu của sông Tiền, chảy qua các huyện Chợ Gạo, Gò Công Tây, Gò Công Đông của Tiền Giang và đổ vào biển Đông tại cửa Tiểu, huyện Gò Công Đông.

Những phú hộ lừng danh Nam Kỳ
Tác giả: Hứa Hoành
Các giai thoại, sự tích ở Gò Công
Nói tới Gò Công, ai ai cũng từng nghe địa danh “Vàm Láng” nhưng nguồn gốc hai chữ đó còn rất mơ hồ. Theo dân cố cựu đất Gò Công thì “Vàm Láng” là chỗ con rạch Cần Lộc ăn thông ra biển. Phía ngoài con rạch (vàm) rộng và sâu, còn gọi “họng vàm”. Chữ “Vàm” nguyên thuỷ là chữ cổ của người Chân Lạp, đọc là “Péam hay Giam” (theo bác học Trương Vĩnh Ký). Cách họng vàm một khoảng có một mái hà lãng (chỗ nước rộng mênh mông), nhiều rừng cây dày dặc hai bên bò, có chỗ có nước ngọt, nên ban đêm heo rừng, nai thường đến uống nước. Vì thế hồi xưa chỗ này còn gọi “láng lộc”. Vì vàm ở gần “láng lộc” nên dân địa phương gọi tắt “Vàm Láng”.
Vàm Láng là nơi Chúa Nguyễn Ánh và đoàn tòng vong lâm nạn trên biển, được cá ông hộ tống, đưa vào bờ. Vì thế khi lên ngôi, vua Gia Long sắc phong cho loài cá ông chức “Nam Hải Đại Tướng quân”. Hiện nay, trên bờ Vàm Láng có miễu thờ “thuỷ thần” trong có sắc phong này.
Hàng năm đến ngày rằm tháng 6 âm lịch, các chủ ghe đánh cá các người sống về nghề thuỷ sản (đóng đáy, cào, xệp...) góp tiền, tổ chức “Lễ nghinh ông” rất trọng thể. Tại “Lăng ông” chỗ thờ bộ xương cá ông), có tổ chức hát bộ ba ngày ba đêm liền cho công chúng lân cận đến xem. Ngoài ra, còn các trò chơi khác như múa lân, đờn ca, võ đài, đốt pháo bông, cờ bạc, ăn nhậu thả giàn. Từ các nơi xa xôi, mọi người dùng đủ phương tiện như ghe, tàu, xe đò, xe du lịch tới đậu nghẹt một khúc sông, và chật đường dẫn đến “Lăng ông”. Lễ “nghinh ông” chính tổ chức vào đêm rằm. Người la chọn một chiếc ghe đánh cá đẹp nhứt, có buồm, chèo (sau này dùng ghe gắn máy), trang hoàng màu sắc lộng lẫy, trên ghe, chỗ giữa có đặl bàn hương án, treo cò, kết hoa. Ngoài ra còn có ban nhạc lễ, đào kép, ban khánh tiết... đều xuống nghe lúc 9 giờ đêm, chèo (hoặc chạy máy) ra khơi để làm lễ “Nghinh ông”.
Khi chiếc ghe chủ lễ thỉnh thần (cá ông) trở về, vừa đến cửa Vàm Láng, thì mấy trăm chiếc thuyền đánh cá khác, nhỏ lớn đủ cỡ ra nghinh đón. Ghe nào cũng có bàn hương án, treo cờ, kết hoa từ trên chót vót cột buồm dẫn xuống mạn thuyền đủ thứ màu sắc trông rất vui mắt. Mỗi chiếc thuyền là một cộ đèn, dậu hai bên sông kề nhau chạy dài đến bến “lăng”, ánh sáng, màu sắc lung linh một khúc sông. Đoàn thuyền nghinh ông tới dâu, dân chúng đốt pháo mừng tới đó. Khí sắc thần được an vị vào lăng, đoàn hát bộ khai mạc, trình diễn. Cuộc chơi tiếp diễn suất đêm, ầm ĩ, náo nhiệt vô cùng. Lễ hội “nghinh ông” là ngày lễ văn hoá địa phương ở Gò Công.

Link
http://tusach.mobi/21.hoi-ky-tuy-but/10438.nhung-phu-ho-lung-danh-nam-ky-hua-hoanh/68424.cac-giai-thoai-su-tich-o-go-cong.htm

Vàm Láng – Từ làng biển đến đô thị biển
Thứ hai, 28/01/2013, 09:06 (GMT+7)
Được chính thức thành lập vào ngày 19-11-2010 theo Nghị quyết số 37/NQ-CP ngày 30-9-2010 của Thủ tướng Chính phủ, thị trấn Vàm Láng thuộc huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang có 600 ha diện tích tự nhiên và 13.921 nhân khẩu. Việc thành lập và xây dựng một đô thị biển ở cửa sông Soài Rạp là tiền đề để khai thác tiềm năng về đánh bắt, chế biến thủy hải sản và những dịch vụ thương mại liên quan đến nghề cá của địa phương nói riêng cũng như khu vực phía đông của tỉnh Tiền Giang.


Phân loại hải sản ở cảng cá Vàm Láng.

Một làng biển lâu đời

Địa phận thị trấn Vàm Láng xưa nay vẫn được biết như một làng biển bởi mùi nắng gió mằn mặn hòa lẫn mùi cá biển hăng hăng rất đặc trưng của cá phơi khô, của tay lưới đang phơi dò dọc trước cửa nhà ngư dân và cả mùi tanh của cua, ghẹ, cá tươi ở những điểm thu mua, sơ chế hải sản. Về địa danh Vàm Láng, những cư dân cố cựu đất Gò Công lý giải rằng: Phía ngoài con rạch Cần Lộc đổ ra sông lớn Soài Rạp thông ra biển có một phần nước rộng và sâu gọi là vàm, cách họng vàm một khoảng có một hà lãng (chỗ nước rộng mênh mông) với rừng cây dày đặc hai bên bờ nên có nhiều nai đến uống nước (vì thế hồi xưa chỗ này còn gọi láng lộc). Vì vàm ở gần láng lộc nên dân địa phương gọi tắt Vàm Láng.

Người dân địa phương còn tương truyền rằng, Vàm Láng nơi Chúa Nguyễn Ánh và đoàn tùy tùng lâm nạn trên biển, được cá Ông hộ tống, đưa vào bờ. Vì thế khi lên ngôi, vua Gia Long sắc phong cho loài cá Ông chức Nam Hải Đại Tướng quân. Hiện nay, ở ấp Lăng xã Vàm Láng có Lăng Ông, được xây dựng mới vào năm 1922 (trước đây là miễu thờ thủy thần) cùng sắc phong của vua ban và bộ hài cốt của cá Ông sau khi lụy vào những năm của thế kỷ XIX, dạt vào bờ được ngư dân thờ cúng. Vào ngày 9 tháng 3 âm lịch hàng năm, chính quyền và ngư dân xã Vàm Láng đều tổ chức lễ hội Nghinh Ông rất long trọng cùng nhiều hoạt động vui chơi văn hóa truyền thống của vùng biển.

Cảng cá Vàm Láng từ lâu đã được xem là chợ đầu mối thu mua và trung chuyển hải sản sầm uất nhất của khu vực Gò Công nói riêng và cả tỉnh Tiền Giang nói chung với số lượng cung cấp vài chục ngàn tấn cá, tôm, mực, ghẹ mỗi năm. Mỗi ngày, trạm kiểm soát biên phòng cửa Vàm Láng đã tiếp nhận đăng ký, kiểm chứng khoảng 200 tàu, ghe ra vào cảng.

Đến cảng cá Vàm Láng vào đúng dịp ghe, tàu cặp bến sau chuyến đi biển, chúng tôi chứng kiến cảnh nhộn nhịp, tất bật của bà con khi vận chuyển, thu mua hải sản. Những cần xé đựng đầy các loại hải sản vun đầy được ướp đá tươi rói như: ruốc, mực, tôm, ghẹ, cá các loại… được ngư dân kéo từ dưới khoang lên bờ xếp dài chờ thương lái thu mua. Sau khi được phân loại, phần lớn các loại hải sản được xếp vào thùng xốp, lên xe vận chuyển đến nơi tiêu thụ; còn ruốc (tép biển nhỏ) được chủ vựa mang về sân phơi.

Theo thống kê, toàn xã hiện hơn 500 hộ dân sống bằng nghề đánh bắt, nuôi trồng và kinh doanh dịch vụ thủy sản. Số phương tiện khai thác thủy sản biển của các ngư dân trong xã là gần 500 tàu được đầu tư trang thiết bị khá hiện đại, hàng năm mang về đất liền hơn 20 ngàn tấn hải sản các loại. Hoạt động đánh bắt nuôi trồng, chế biến thủy hải sản ở Vàm Láng trở thành điều kiện để hoạt động các dịch vụ nghề cá (sửa chữa tàu, ghe, cung cấp dầu, nước đá) cũng như hoạt động thương mại dịch vụ ở đây phát triển, góp phần giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động địa phương và ở nơi khác đến.

Chính vì vậy, từ một làng biển truyền thống với cư dân chủ yếu sống bằng nghề “hạ bạc”, đến nay, Vàm Láng ngày càng trở nên phát triển với vóc dáng đô thị vùng biển hơn với những dãy phố san sát, những cơ sở kinh doanh mua bán, sơ chế hải sản, kinh doanh ăn uống…

Đô thị biển trong tương lai

Việc thành lập thị trấn Vàm Láng theo nghị quyết của Chính phủ như thổi một luồng gió mới đến với người dân Vàm Láng nhằm đẩy mạnh quá trình phát triển kinh tế xã hội của một vùng đất miệt biển còn nhiều tiềm năng, từng bước nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân, củng cố sức mạnh phòng thủ ven biển…

Ngư dân Phan Văn Sáu (60 tuổi, ấp Đôi Ma 2) cho biết: Cũng như những người dân Vàm Láng khác, tôi rất phấn khởi khi nghe thông tin thành lập thị trấn, qua đó có thêm điều kiện phát triển kinh tế, dự án khu công nghiệp được triển khai, người dân có thêm công ăn việc làm, đường sá cầu cống, môi trường được cải thiện, cảng cá mở rộng, luồng lạch thông thoáng tạo điều kiện cho ngư dân an tâm phát triển sản xuất.

Từ khi thành lập đến nay, **** bộ, chính quyền và nhân dân thị trấn Vàm Láng đã không ngừng phấn đấu đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện đời sống vật và tinh thần của nhân dân, bằng nhiều nguồn vốn đóng góp đầu tư, làm bộ mặt trung tâm xã ngày một khang trang, hạ tầng đô thị được hoàn thiện dần, không gian đô thị được mở rộng với đặc trưng của một đô thị vùng biển. Kinh tế thị trấn Vàm Láng không ngừng phát triển, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng bình quân hàng năm gần 11%.

Theo đánh giá của ngành chức năng huyện Gò Công Đông, do đặc thù của thị trấn Vàm Láng nên chỉ tiêu kiến trúc cảnh quan đô thị và cơ sở hạ tầng còn hạn chế nên thị trấn mới thành lập sẽ là đô thị ven biển phát triển theo hướng đô thị hóa; khu dân cư mới kết hợp khu dân cư hiện hữu từng bước hoàn thành các tiêu chuẩn của đô thị loại V.

Ông Phạm Quang Vinh, Chủ tịch UBND thị trấn cho biết: Theo quy hoạch từ nay đến năm 2020, thị trấn Vàm Láng dự kiến hoàn chỉnh hệ thống giao thông nội thị, nâng cấp mở rộng các hẻm thuộc ấp Chợ và ấp Lăng; xây dựng mới các tuyến trục phía Bắc tỉnh lộ 871 hướng về phía biển để tạo môi trường và phát triển du lịch sinh thái; hoàn chỉnh vỉa hè, chiếu sáng và trồng cây xanh các trục đường phố đô thị đồng thời cải tạo bến xe Vàm Láng, các bến đò phục vụ cho giao thông và nâng cấp cảng cá Vàm Láng đạt công suất thiết kế 330 CV. Ngoài ra, thị trấn còn lập dự án triển khai các khu nhà ở chính, khu nhà biệt thự phía Bắc đường tỉnh lộ 871 hướng về phía biển…

Trên cơ sở thực hiện quy hoạch chung, chính quyền thị trấn Vàm Láng sẽ tiếp tục triển khai nhiều công trình lớn về giao thông, thoát nước, khu dân cư đô thị, hoàn thiện hơn nữa cơ sở hạ tầng, chất lượng đô thị để phát triển bền vững, góp phần không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân vùng biển và ven biển; khai thác có hiệu quả hết tiềm năng về nghề đánh bắt thủy hải sản và dịch vụ hậu cần nghề cá.

Nguyễn Hữu Chí

Link
http://sggp.org.vn/thongtincanuoc/2013/1/310376/
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,748
Động cơ
630,619 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Cu có chuyên đi hấp dẫn thật. Em nằm trùm chăn hóng cụ.
Hóng chuyến đi của cụ
Chuyến đi này chắc nhiều chuyện hay lắm đây, cụ pót nhiều ảnh e hóng với nhé !
E kê gạch ngồi hóng, cụ up nhiều ảnh nhé
He he, cảm ơn các kụ đã động viên. Trời rét, được chùm trăn, í lộn, trùm chăn như các kụ là nhất rồi. Thêm đĩa lạc rang và cút rượu nữa thì thiên đường còn thua. Hì hì.

Giờ này vẫn còn mệnh giá 4,5 k thì cũng là 1 giải pháp chống lạm phát các cụ nhề.
Giá cả tại các vùng sâu vùng xa (như H. Cần Giờ, các cù lao ĐB Sông Cửu long) được nhà nước trợ cấp, kụ ui.
Phà Bình khánh này nối giữa Tp HCM và huyện Cần giờ, là một huyện thiệt thòi nhất của tp. HCM, chủ yếu chở công nhân từ Cần giờ qua làm việc tại khu chế xuất Tân thuận. Ngày 2 lượt là 9K, một tháng mất gân 300K tiền phà (chưa kể xăng dầu) tương đương 20% lương tháng của họ rồi.

Trên các đò tư nhân khác thuộc hệ thống 9 cửa sông giá đò cũng còn rẻ lắm, giá đò lại do nhà nước quy định, phải niêm yết công khai tại bến hoặc trên đò. Chỉ tầm khoảng 20-25K cho cự li 5km. Nhiều khi cả chuyến đò chỉ có 3-4 khách, lỗ vốn chắc chắn.
Nhiều đò nhà nước không trụ nổi với mức giá đó nên giải thể, bán cái qua cho tư nhân tự tổ chức đò ngang. Bến đò Đèn đỏ là một ví dụ.

Đò tư nhân vừa rẻ, dịch vụ lại tận tình linh hoạt, được người dân thích hơn, kụ à.
 

7663A18

Xe tăng
Biển số
OF-17175
Ngày cấp bằng
9/6/08
Số km
1,694
Động cơ
526,436 Mã lực
em kê dép ngồi hóng.
em quan tâm đến các chuyến phượt vùng này lắm ạ.
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,748
Động cơ
630,619 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Cửa Tiểu, cửa sông đầu tiên trong hệ thống 9 cửa qua đó dòng Cửu long hoà mình vào với biển, có chiều ngang khoảng 2km.
Tuy vậy, khi tới Cù lao Tân Phú Đông con đò còn phải len lỏi theo con rạch khoảng 500m nữa mới tới được bến đậu. Chỉ cần tốn 15 phút là con đò có thể đưa lữ khách qua lại giữa 2 bờ, chưa kể thời gian chờ đò.

Vậy là con đò nhỏ bé, với nhà cháu trên khoang, đang từ từ cập bến Đèn Đỏ bờ nam. Hôm nay nước cao, đò cập bến nhẹ nhàng. Thời tiết tốt, trời sáng, rất phù hợp để chụp mấy tấm hình đẹp.

#26- Bến đò Đèn đỏ (bờ phía nam Cửa Tiểu)


Từ bến đò Đèn Đỏ này, chỉ phải chạy thêm khoảng 5km (mất 5 phút chạy xe máy là cùng) là đến bến đò Phú Tân (một bến đò gần biển nhất) để vượt Cửa Đại sang bến đò Bình Thắng.
Cách nay 2 tháng nhà cháu đã Tãn bên cù lao Tân Phú Đông này cả buổi chiều nên đã biết vị trí bến đò Phú Tân, chẳng mất công tìm kiếm nữa.

#27- Tuyến đường từ bến Đèn Đỏ tới bến Phú Tân dài khoảng 5km.



Bến đò Phú Tân (cũ) từng nằm bên chân Cầu số 1 này. Vài năm gần đây, do mực nước sông hạ thấp, bến đò phải chuyển cách chân cầu này 1.2km, về phía cửa sông

#28- Cầu số 1



#29- Đường men theo rạch đến bến đò Phú Tân mới


#30- Bến đò Phú Tân hiện nay


#31- Cột neo đò tại bến Phú Tân


Gặp lại chốn cũ cảnh xưa, lòng lâng lâng, nhà cháu nhởn nhơ dừng xe chụp choạch mấy kiểu kỷ niệm.
Nếu trong truyện "Thỏ và Rùa" chú Thỏ nhởn nhơ chạy đua với Rùa như nào thì nhà cháu cũng nhởn nhơ với đò Phú Tân như vậy.
Và kết quả cũng giống trong truyện, Thỏ nhà cháu đã thua Rùa đò.
Khi nhà cháu đến nơi, con đò vừa rời bến 5 phút trước rồi.

Trong tình thế này nhà cháu có 2 lựa chọn: 1- chờ 3 tiếng nữa, tới 12h35 sẽ có chuyến đò kế tiếp, 2- chạy đến bến đò Bà Từ, cách Phú Tân khoảng 7km đường nhựa về phía thượng nguồn. Sau khoảng 10 phút sẽ có chuyến đò từ Bà Từ sang Bình Thắng.

Khoảng cách 7km chạy 2b trong 10' thì vô tư, nhưng ...

He he, vì "ăn chơi không sợ mưa rơi" nên "vượt sông cũng không sợ mất công", các kụ nhỉ.

Thế là nhà cháu chọn chọn phương án chờ 3 tiếng trên một bến đò vắng hoe. Lí do: bến đò Phú Tân là bến gần biển nhất, không phải bến Bà Từ.



---------------------------------

Xin lan man ngoài lề một chút về thời gian chờ đò.
Thông thường phần lớn các tuyến đò xuất bến theo từng mốc thời gian cố định trong ngày. Tuỳ thuộc lượng khách từng tuyến đông hay vắng mà giãn cách từng chuyến đò có thể là 1 giờ, 1.5 giờ, 2 giờ hoặc 3 giờ.
Trên bến đò thường có bảng thông báo thời gian chuyến sớm nhất, chuyến muộn nhất, thời gian giữa 2 chuyến, giá vé... cho từng tuyến. Các thông tin này còn được chủ đò niêm yết ngay trên từng con đò kèm với số điện thoại của chủ đò nhằm "phục vụ khách hàng theo yêu cầu" khi cần.
Thời gian đò xuất bến thường là số chẵn, ví dụ 7h00, 8h00... hoặc 7h30, 8h30... Thông thường với người dân sở tại thì không vấn đề gì vì họ thuộc lòng giờ xuất bến các chuyến đò họ hay đi. Nhưng khách lạ nơi khác đến có thể gặp khó khăn, do họ không biết lịch đò. Đôi khi vì đến chậm 5-10 phút mà khách phải chờ mất 2-3 tiếng để bắt chuyến kế tiếp (nếu không muốn tìm bến đò khác để đi, như trường hợp nhà cháu nhỡ đò 5 phút phải chờ 3 tiếng tại bến đò Phú Tân nêu ở trên là một ví dụ).
 
Chỉnh sửa cuối:

caobeo83

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-136021
Ngày cấp bằng
27/3/12
Số km
104
Động cơ
370,270 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Em nằm trùm chăn hóng hành trình của cụ
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,748
Động cơ
630,619 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Trong miền Nam có câu nói hay "lỡ rồi, chơi tới bến luôn!".

Tình cảnh nhà cháu bây giờ đúng là cũng "lỡ (đò) rồi", "tới bến (đò) luôn rồi" nhưng lại hổng có gì để chơi trong suốt 3 tiếng sắp tới. Các kụ thấy có éo le không?

Bến đò Phú Tân mới nằm tại một vị trí hẻo lánh cuối con rạch, nơi tiếp giáp sông Cửa Đại, dân cư rất thưa thớt (có khoảng 10 hộ gia đình canh tác trên 1 triệu m2 đất, chủ yếu là đào đầm nuôi tôm cá và trồng lúa).

#32- Hơn chục hộ dân, cai quản hơn triệu m2 ruộng


Ngay vị trí bến đò có chiếc nhà lá (trang bị 4-5 chiếc bàn kèm ghế ngồi, mấy chiếc võng) của đôi vợ chồng người miền Tây rất tốt bụng và mến khách.
Khách chờ đò có thể ngồi chơi tự nhiên. Nếu muốn khách có thể gọi chai Pepsi, chai cam ép, phong kẹo cao su hoặc mấy chiếc bánh kẹo bình dân khác. Ngoài đó ra không còn thức gì hơn.
Thu nhập chính của gia chủ không đến từ số kẹo bánh, nước ngọt khiêm tốn bày sau cái quầy kia, mà từ khoảnh đất 50.000m2 (năm mươi ngàn) đầm thả cá trồng lúa bao quanh "túp lều tranh" này.

#33- Nơi chờ đò


Khi tới bến và bị lỡ đò, được gia chủ tốt bụng mời ngả lưng trên võng nghỉ, nhà cháu mừng quá, làm theo luôn, đồng thời không quên sạc cho cái aibát đểu cùng cái aiphôn còi, quyết định chờ 3 tiếng tại đây, chẳng đi đâu nữa.

Cách nay 2 tháng nhà cháu đã Tãn tại cù lao Phú Đông này nửa ngày, chụp vài chục bức ảnh về cảnh vật trên cù lao. Nhân dịp lỡ đò, ngồi không chẳng biết làm gì, nhà cháu lan man giới thiệu theo chủ đề cùng các kụ luôn.

Sơ lược về cù lao Phú Đông
Trong miền Nam, tên gọi Cù lao được dùng cho các doi đất, đảo nổi nằm riêng biệt giữa sông.

Cù lao Phú Đông rộng khoảng 100km2, có hình con dao thái bánh phở, sống dao hướng xuống dưới. Phần cán dao dài 18km, ngang 1km, phần lưỡi dài 15km, rộng 6km.

Chủ đề 1: Trồng cây gì, nuôi con gì?
Ngoài những cây, con thông dụng tại vùng ĐBSCL (cây dừa, cây lúa, con lợn, con gà, con bò) ra, tại cù lao Phú Đông này có những cây, con đặc trưng sau:

#34- Cây lúa


#35- Cây đước


- Cây gia vị (cây sả, cây ớt):
Đất rộng, người thưa, một gia đình có hàng hecta đất bồi, thoả sức trồng sả và ớt.

#36- Ruộng trồng sả



#37- Vườn trồng ớt


Vào mùa thu hoạch, người ta chỉ cần cắt sả, bó thành bó để bên đường, sẽ có xe của mối lái đến thu và trả tiền

#38- Sả bên đường



#39- Sả trong sân



#40- Sả sắp được đi xa



- Con tôm, con cá, con dê:
#41- Lấn biển lập đầm nuôi thuỷ sản?


#42- Kè lấn biển kiểu cũ (rọ sắt chèn đá) và kiểu mới (ống bê tông chèn cát)


#43- Dê từ Gò Công, dê dông qua đảo


#44- Em chã, em chã muốn vất vã đâu vớ, Be...e...e...



Chủ đề 2: Điện đường trường trạm

- Điện: Hệ thống lưới điện trên cù lao này phủ rộng khắp, phục vụ các đầm nuôi tôm cá. Ngay ở nơi hẻo lánh như bến đò Phú Đông cũng có lưới điện 15KV kéo đến. Lúc nhà cháu chờ đò thấy nhóm công nhân điện lực đến lắp thêm bình hạ thế ngay trên cột cạnh bến đò.

#45- Đường dây 15KV kéo qua bến đò Phú Tân mới


- Đường: giao thông trên cù lao khá thuận lợi nhờ hệ thống sông rạch, cầu phà đò rộng khắp. Trên cù lao có một đường trục là Tỉnh lộ 877B, kéo dài từ đầu phía tây qua phia đông, tới sát ngay bờ biển.

#46- TL877B vươn từ cực Tây qua cực Đông, tới sát bờ biển


- Trường: trên đường đi, nhà cháu thấy có ngôi trường tiểu học Phú Đông khá to, bề thế. Tuy nhiên, để học lên cấp 3 các em phải đi đò sang Gò Công. Các em thường ở trọ gần trường bên Gò Công, cuối tuần qua đò về nhà chơi.

#47- Trường Tiểu học Phú Đông


#48- Học sinh qua đò, quay lại trường.


- Trạm (trạm y tế): nhà cháu chưa có bức hình nào về chủ đề bày. Nghe nói người dân đảo Phú Đông ai cũng khoẻ mạnh, đẹp trai đẹp gái, không bao giờ bị ốm đau gì nên không cần có nhiều trạm y tế. Còn ai ốm đau nặng có thể đi đò qua bệnh viện bên Gò công, nghiêm trọng hơn thì thuê xe 115 chạy về Chợ Rẫy, tp HCM.

Chủ đề 3: Mối quan tâm lớn nhất: Nước ngọt
Ngoài những vấn đề chung như tiền nong, con trẻ, sức khoẻ, rượu chè ra, hầu hết các hộ gia đình ở đây đặc biệt quan tâm vấn đề nước ngọt cho sinh hoạt.
Nước giếng khoan thường bị nhiễm mặn, chất lượng không bằng nước máy hay nước mưa.
Không biết hệ thống nước máy trên đảo Phú Đông này có chưa, vươn xa tới những đâu, nhưng những bể chứa nước mưa mà nhà cháu từng nhìn thấy ở đây có kích thước vô địch.

Bể chứa nước mưa tại Bến đò Đèn Đỏ trên đảo Phú Đông, kích thước Dài x Rộng x Cao khoảng 6m x 3m x 2m ≈ 40m3 nước, bằng một cái bể bơi gia đình loại nhỏ.

#49- Chiều dài bể trữ nước mưa


#50- Chiều ngang bể



#51- Quý từng Hạt nước của Trời


Nhà cháu thấy đò bên kia đang sang tới đây rồi. Nhà cháu xốc lại quả mướp, chuẩn bị vượt cửa Đại đây...



.
 
Chỉnh sửa cuối:

4953

Xe tăng
Biển số
OF-134234
Ngày cấp bằng
13/3/12
Số km
1,127
Động cơ
382,047 Mã lực
Cảm ơn cụ đã làm em nhớ....Cù lao!
Em hóng để lên kế hoạch làm chuyến quá giang tầu buôn lang thang sông nước, kênh rạch với bà con miệt vườn.
 

otophans

Xe hơi
Biển số
OF-297340
Ngày cấp bằng
1/11/13
Số km
104
Động cơ
311,860 Mã lực
Chuyến đi của cụ thú vị và cũng dài đấy nhỉ nhưng không thấy cụ giới thiệu nhiều về các điểm từng đặt chân mà thấy có ít hình ảnh quá!
 

kentdju

Xe điện
Biển số
OF-165853
Ngày cấp bằng
9/11/12
Số km
3,861
Động cơ
539,328 Mã lực
Một trải nghiệm hết sức thú vị mà không phải dễ thực hiện, em hóng theo chuyến đi của cụ để được mở rộng tầm mắt
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,748
Động cơ
630,619 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Cảm ơn cụ đã làm em nhớ....Cù lao!
Em hóng để lên kế hoạch làm chuyến quá giang tầu buôn lang thang sông nước, kênh rạch với bà con miệt vườn.
Chắc kụ có nhiều kỉ niệm về xứ Cù lao lắm nhỉ?
Chúc kụ sớm có thời gian quay lại chốn cũ, gặp lại cảnh xưa nhé.

Chuyến đi của cụ thú vị và cũng dài đấy nhỉ nhưng không thấy cụ giới thiệu nhiều về các điểm từng đặt chân mà thấy có ít hình ảnh quá!
Để kịp vượt đò trước khi trời tối, nhà cháu đang gấp rút phi như bay, lấy lại thời gian đã mất khi phải chờ đò 3 tiếng, kụ à.


Một trải nghiệm hết sức thú vị mà không phải dễ thực hiện, em hóng theo chuyến đi của cụ để được mở rộng tầm mắt
Cảm ơn kụ đã động viên nhé.
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,748
Động cơ
630,619 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
2- Hành trình vượt sông thứ 2 - Cửa Đại, 1/4

Vậy là đò đã tới.
Và đò này mới đích thực là đò.

Nếu như đò qua Cửa Tiểu có mỏ, tức là cái mâm gắn trước đầu con thuyền, giúp xe cộ lên xuống dễ dàng, có thể nâng lên hạ xuống như trên các chuyến phà, thì đò này không có mỏ. Xe lên xuống trên các tấm ván, còn phụ đò dắt xe lên xuống tấm ván chông chênh đó như một diễn viên xiếc lành nghề thực thụ.

Các diễn viên xiếc đã nhẹ nhàng cho chú chiến mã nhà cháu lên nóc đò,

#52- Xe trèo lên nóc...


còn nhà cháu cùng 2 người khách khác thì nhanh chóng chui xuống khoang.

#53- ... khách chui xuống khoang.


Một trong hai khách đó là người đã có tuổi nhưng dáng người nhanh nhẹn, sống bên Bình Đại (Bến Tre) nhưng là chủ một vuông cá bao la trên cù lao Phú Đông, gần bến đò Đèn Đỏ. Bác nói hàng tuần thường có đại gia từ thành phố đi 4b về tận cù lao này nghỉ ngơi, tới vuông cá của bác câu cá giải trí miễn phí. "Họ câu được bao nhiêu tui tặng họ hết, khoảng 4-5kg cá có là bao", bác nói vậy.


Lên được đò nhà cháu thở phào. Chưa vội ngồi, nhà cháu tranh thủ choạch một tấm hình dọc theo dòng nước. Con đò sẽ chạy xuôi dòng này 1.2 km nữa để ra sông Cửa Đại.

#54- Bến đò nằm trên con rạch nhỏ. Phía xa xa kia là Cửa Đại


#55- Cảnh hai bên bờ



#56- Bảng giá đò: xe máy 10K, người lớn 15K


Tuyến đò Phú Tân - Bình Thắng dài 5km, gồm 3 đoạn. Đoạn thứ nhất dài 1.2km là khi đò đi men trong rạch từ bến đò Phú Tân ra sông Cửa Đại. Đoạn thứ 2 dài 2.4km khi đò cắt ngang cửa sông Cửa Đại (tại vị trí cách biển 4km). Đoạn thứ 3 dài 1.4km khi con đò đi vào Vạn Lạch bên xã Bình Thắng, H. Bình Đại, tỉnh Bến Tre.


#57- Tự giới thiệu "Doanh nghiệp"



(Xem tiếp ...)


.
 
Chỉnh sửa cuối:

pibo

Xe tải
Biển số
OF-203383
Ngày cấp bằng
24/7/13
Số km
261
Động cơ
323,340 Mã lực
Chuyến đi của cụ tuyệt vời quá. Em cũng vừa thực hiện chuyến phượt Bắc - Nam mất 20 ngày và 3 tiếng. Nhưng phượt bằng Oto.
Em hóng chuyến đi của cụ.
 

tung_pvn

Xe tải
Biển số
OF-2537
Ngày cấp bằng
27/11/06
Số km
249
Động cơ
566,400 Mã lực
Em nhớ ko nhầm thì cụ chủ sinh hoạt bên OS cơ mà, sao lại thiên vị OF thế nhể, hi hi
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top