[Funland] Không chiến trên bầu trời VN - nhìn từ hai phía

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
Em mở thớt này để chúng ta ông lại lịch sử hào hùng của dân tộc 1 chút.

Không chiến trên bầu trời VN - nhìn từ hai phía - Kỳ 1: Kế hoạch X-1

Lần đầu tiên, những người lính của bầu trời đã cùng ngồi lại với nhau và viết lại về những cuộc chiến đấu trên không mà họ từng trải qua từ gần 50 năm trước. Những phi công chiến đấu của không quân Việt Nam đã tìm hiểu rất kỹ các tài liệu tác chiến quân sự của đối phương để có một sự đánh giá thật công bằng và khách quan về những gì mình và đối phương đã cùng trải qua.
Được sự đồng ý của phi công chiến đấu Nguyễn Sỹ Hưng, tiến sĩ tâm lý học hàng không, nguyên chủ tịch hội đồng quản trị Vietnam Airlines, người chủ trì công việc sưu tầm tài liệu, viết và in ấn cuốn sách này, Tuổi Trẻ lược trích những trận không chiến tiêu biểu nhất trong Những cuộc không chiến trên bầu trời Việt Nam - nhìn từ hai phía.
TT - Trung đoàn không quân đầu tiên của VN chính là trung đoàn không quân tiêm kích 921, thường được gọi với cái tên trung đoàn Sao Đỏ.

Ảnh tư liệu
Về nước tham chiến
Đoàn Sao Đỏ thành lập ngày 30-5-1963 và chính thức được công bố quyết định ngày 3-2-1964 với 70 phi công được đào tạo và huấn luyện tại Trung Quốc, trong đó có 33 phi công có thể trực chiến được ngay. Về máy bay, theo Hiệp định ký giữa VN và Liên Xô năm 1963, Liên Xô đã bàn giao cho VN 36 chiếc MiG-17 (32 chiếc MiG-17A và 4 chiếc UMiG-15). Số máy bay này được biên chế hoàn toàn cho trung đoàn 921.
Sau sự kiện vịnh Bắc bộ ngày 5-8-1964, không quân và hải quân Mỹ ồ ạt tấn công đánh phá các mục tiêu ven biển từ Quảng Ninh vào đến vĩ tuyến 17. Bộ Quốc phòng quyết định mở mặt trận trên không, gấp rút đưa trung đoàn không quân 921 đang rèn luyện và “ém quân” tại Trung Quốc về nước tham gia chiến đấu. Tổng tham mưu trưởng Văn Tiến Dũng trực tiếp chỉ đạo Quân chủng Phòng không - không quân thực hiện kế hoạch này - kế hoạch mang mật danh X-1.
Sáng sớm 6-8-1964, từ sân bay Mông Tự (Trung Quốc), hơn 30 chiếc MiG-17 nổ máy và cất cánh theo từng biên đội bốn chiếc với đầy đủ cơ số đạn, sẵn sàng chiến đấu hướng về sân bay Nội Bài, Hà Nội. Biên đội đầu tiên do trung đoàn trưởng Đào Đình Luyện bay số 1, bay số 2 là chủ nhiệm dẫn đường trung đoàn Phạm Ngọc Lan, bay số 3 là phi công Trung Quốc Tào Song Minh (trưởng đoàn chuyên gia Trung Quốc, sau này là thượng tướng - tư lệnh không quân Trung Quốc giai đoạn 1992-1994), bay số 4 là chủ nhiệm xạ kích của trung đoàn Lâm Văn Lích.
Về đến sân bay Nội Bài, số 1 Đào Đình Luyện bay thông thường một vòng, nghiêng cánh chào đất mẹ rồi biên đội giải tán và hạ cánh. Số 2 Phạm Ngọc Lan vinh dự là người đầu tiên ép độ nghiêng, thiết lập vòng kín để hạ cánh, sau đó lần lượt 30 máy bay của trung đoàn hạ cánh xuống Nội Bài an toàn. Trung tá Đào Đình Luyện, viên phi công cao lớn và hùng dũng trong bộ đồ bay, chạy lên đài chỉ huy báo cáo Tổng tham mưu trưởng Văn Tiến Dũng: “Toàn bộ trung đoàn hoàn thành nhiệm vụ huấn luyện và trở về, sẵn sàng nhận nhiệm vụ chiến đấu!”.
Đó là giây phút lịch sử khi Quân đội nhân dân VN chính thức có thêm một binh chủng mới và hiện đại: không quân.

Đây là biên đội MiG-17 đã bắn rơi hai chiếc F-8 của Mỹ: Phạm Ngọc Lan, Phan Văn Túc, Hồ Văn Quỳ, Trần Minh Phương - Ảnh tư liệu
Mở mặt trận trên không
Theo thông tin tình báo, ngày 3-4-1965, các biên đội cường kích của không quân Mỹ sẽ đánh phá cầu Hàm Rồng và các mục tiêu lân cận. Bộ Tư lệnh không quân VN đã giao nhiệm vụ chiến đấu theo phương án: dùng tốp hai chiếc MiG-17 làm nhiệm vụ nghi binh yểm hộ trên độ cao 6.000m, biên đội đánh chính gồm bốn chiếc MiG-17 sẽ đánh tốp cường kích bắn phá các khu vực cầu Hàm Rồng và Bỉm Sơn, Thanh Hóa. Đây là trận đấu mở mặt trận trên không nên từ chỉ huy đến người bay đều quyết tâm rất cao. Lệnh được phổ biến xuống các phi đội từ tối 2-4.
Lúc 5g30 sáng 3-4, các biên đội trực chiến đã sẵn sàng. Phương án chiến đấu là sử dụng sáu chiếc MiG17-A. Trong đó, biên đội tấn công có bốn máy bay MiG-17 A: Phạm Ngọc Lan số 1, Phan Văn Túc số 2, Hồ Văn Quỳ bay số 3, Trần Minh Phương số 4. Biên đội nghi binh, thu hút tiêm kích địch và sẵn sàng yểm trợ cho phi đội tấn công: Trần Hanh số 1 và Phạm Giấy số 2. Nhiệm vụ của các biên đội là không chiến bảo vệ cầu Hàm Rồng.
7g sáng, máy bay trinh sát của hải quân Mỹ xuất hiện, sau đó bầu trời yên tĩnh tuyệt đối. Cả sở chỉ huy căng thẳng vì không biết hướng đánh chính của cường kích Mỹ sẽ là khu vực nào.
9g40, các trạm quan sát báo phát hiện các máy bay Mỹ đang bay vào không kích các cây cầu trên quốc lộ số 1.
Ngay từ những phút đầu, pháo phòng không của trung đoàn 234 và phòng không địa phương đã bắn rơi một chiếc A-4C của hải quân Mỹ, bắt được thiếu tá phi công Raymond Arthur Vohden thuộc phi đoàn VA-216, tàu sân bay USS Hancock.
9g45, cả hai biên đội trực chiến được lệnh vào cấp 1 và mở máy ngay. Lúc 9g47, biên đội hai chiếc nghi binh cất cánh bay vào vùng trời Ninh Bình. Một phút sau, biên đội tấn công cất cánh. 10g09, số 4 Phương báo cáo phát hiện mục tiêu sáu chiếc F8 bên phải đang bay đối đầu, một số chiếc khác đang không kích các trận địa phòng không quanh cầu Hàm Rồng.
Trận đầu đánh thắng
Ngay lúc đó, số 1 Phạm Ngọc Lan lập tức ra lệnh: “Vứt thùng dầu phụ, tăng tốc tiếp cận đội hình F-8”! Biên đội tách thành hai tốp. Đúng lúc đó những chiếc F-8 cũng phát hiện có MiG, vòng gấp vào để không chiến. Lúc này chiếc F-8 của thiếu tá S.Thomas sau khi thoát ra khỏi không kích đang kéo vọt lên độ cao 10.000ft (3.300m) và tìm kiếm số 2 bị lẫn trong những đám mây, thì số 1 MiG-17 Phạm Ngọc Lan đã nhanh chóng bám theo phía sau. Số 1 Lan đưa được chiếc F-8 vào vòng ngắm, đến đúng cự ly anh bóp cò, máy bay F-8 trúng đạn bốc cháy, lao xuống đất. Đó là lúc 10g14 ngày 3-4-1965. Đây là giờ phút lịch sử khi MiG của không quân Việt Nam lần đầu tiên bắn rơi chiếc F-8 của Hải quân Mỹ trong cuộc không chiến trên bầu trời miền Bắc Việt Nam.
Thiếu tá Thomas thấy máy bay của mình bị trúng đạn, lúc đầu Thomas tưởng là đạn súng phòng không, nhưng ngay khi ngoái lại phía sau anh ta nhận ra có bốn chiếc MiG đang bám theo các máy bay Mỹ. Chiếc F-8 của thiếu tá Thomas bị trúng đạn pháo của MiG-17 do trung úy Phạm Ngọc Lan điều khiển, đạn pháo của MiG-17 bắn vỡ nắp buồng lái, cánh và đuôi đứng, hệ thống thủy lực bị hỏng khiến chiếc F-8 bị rơi. Cùng lúc đó, số 2 Túc đã phát hiện chiếc F-8 số 2, anh từ phía sau có độ cao cao hơn đã nhào xuống bắn một loạt đạn, chiếc F-8 trúng đạn bốc cháy lao xuống đất.
Lúc 10g15, số 3 và số 4 MiG-17 cũng phát hiện mục tiêu, báo cáo xin vào không kích. Cả hai chiếc MiG bám theo chiếc F-8 số 4, số 3 Hồ Văn Quỳ bám theo chiếc F-8 rất quyết liệt và bắn ra hai loạt đạn dài, nhưng do cự ly bắn còn xa nên đối phương chạy thoát ra phía biển, số 3 tiếp tục bám theo nhưng cự ly đã quá xa không không kích được.
Quá bất ngờ khi bị MiG tấn công, các máy bay F-8 tăng tốc lực bỏ chạy, bỏ mặc các máy bay cường kích A-4 không có lực lượng hộ tống. Số 1 Phạm Ngọc Lan, sau khi nổ súng bắn rơi chiếc F-8 đã lao qua đám mây mù, bám theo các máy bay cường kích A-4. Khi thoát ra khỏi lớp mây, anh đã nổ thêm một loạt đạn, ngay lúc đó anh thấy phía trước là biển, đã nhanh chóng đổi hướng bay quay về sân bay.
Như vậy, trong trận ngày 3-4-1965, biên đội MiG-17 Lan, Túc, Quỳ, Phương bắn rơi hai chiếc F-8 của hải quân Mỹ. Đây là trận đầu đánh thắng của không quân Việt Nam.
NGUYỄN SỸ HƯNG
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
Hành trình Mig-21 hạ gục B-52 (kỳ 1)

Trận đầu đối mặt trên bầu trời Thủ đô
Trong Chiến dịch “Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không” tháng 12-1972, các phi công của ta đã tiêu diệt 2 máy bay B-52 của Mỹ. “Để có được kết quả đó, không quân nhân dân Việt Nam đã có bước chuẩn bị từ khá sớm; điều quan trọng không kém là ta đã điều chỉnh cách đánh kịp thời sau mỗi lần xuất kích”- đó là chia sẻ của các phi công: Trần Hanh, Phạm Tuân…
* “Muốn diệt B-52, phải bắn 2 tên lửa”
Từ nhận định của Chủ tịch Hồ Chí Minh là sớm muộn Mỹ sẽ dùng B-52 đánh ra Hà Nội, Quân chủng PK-KQ đã có bước chuẩn bị đánh B-52 từ rất sớm. Theo đó, Bộ đội Không quân đã triển khai sở chỉ huy dã chiến để nghiên cứu hoạt động của B52 và chỉ huy không quân cất cánh đánh B-52 từ các sân bay này.
Để chuẩn bị đánh B-52, các phi công Mig-21 đã dày công luyện tập, sẵn sàng cho cuộc đọ đầu lịch sử trên bầu trời Thủ đô. Trung tướng Phạm Tuân nhớ lại: Cùng với chuẩn bị về mặt tinh thần sẵn sàng đối mặt với B-52, các phi công của ta còn cơ động về Quảng Bình, Vĩnh Linh, lên tận đỉnh đèo Mụ Giạ để quan sát, tìm hiểu đội hình và quy luật hoạt động của B-52. Nhiều lần, các phi công của ta đã truy kích máy bay địch đến tận biên giới.
Ngày 20-11-1971, phi công Vũ Đình Rạng nhận nhiệm vụ tiêu diệt tốp B52 đang bay từ Thái Lan qua Lào vào đánh phá khu vực Nghệ An. Tiếp cận được B-52, theo lệnh của sở chỉ huy mặt đất, anh phóng một quả tên lửa vào chiếc B-52. Trúng đạn, chiếc máy bay này phải về hạ cánh bắt buộc và hỏng hoàn toàn.
Trung tướng Trần Hanh cho biết: Vũ Đình Rạng đã chấp hành nghiêm quy định là chỉ dùng một quả tên lửa để tiêu diệt B-52, quả còn lại để sẵn sàng không chiến với tiêm kích địch trên đường về hạ cánh. Từ trận đánh của phi công Vũ Đình Rạng, một bài học được rút ra là khi công kích B-52, phi công phải bắn cả 2 tên lửa.
Nhờ luyện tập đánh B-52 trước khi không quân Mỹ đưa “con bài chiến lược” này vào Hà Nội, nên khi vào trận, các phi công của ta đã vững tin xuất kích…
* Trận đầu đối mặt trên vùng trời Hà Nội
Ngay đêm 18-12-1972, khi B-52 xâm phạm vùng trời Thủ đô, mở đầu chiến dịch tập kích đường đường không của không quân Mỹ vào Hà Nội, Hải Phòng và các tỉnh, thành phố lớn trên hậu phương miền Bắc, từ sân bay Nội Bài, phi công Phạm Tuân xuất kích, ráo riết săn tìm “con ngáo ộp” trên không.
Lúc Phạm Tuân được lệnh cất cánh, đường băng sân bay Nội Bài đã bị không quân Mỹ ném bom phá hủy, khói bụi mù mịt. Ông chia sẻ: “Diễn biến trận đánh bom diễn ra rất nhanh, và yêu cầu chiến đấu rất khẩn trương, nên mặc dù chưa biết tình trạng đường băng sau trận bom ra sao, song chúng tôi vẫn quyết tâm xuất kích”.
Anh hùng LLVT nhân dân, Trung tướng, phi công Phạm Tuân
Sau khi cất cánh, Phạm Tuân điều khiển máy bay hướng về phía Ba Vì. Từ mặt đất, tên lửa và đạn các loại của ta bắn lên dày đặc. Ông phát hiện ra rất nhiều máy bay F-4 của địch. Đây là điều nằm ngoài hình dung của ông trước khi vào trận. Sau vài phút, những chiếc F-4 lại bắn một quả tên lửa nhiễu để “làm mù” ra-đa của ta. Chấp hành nghiêm kỷ luật chiến trường là “chỉ dùng tên lửa bắn B-52; nếu không bắn được B-52, mang tên lửa về”, Phạm Tuân quyết tâm “giữ” tên lửa và tìm diệt B-52. Ngay sau đó, ông phát hiện B-52 và báo cáo về sở chỉ huy. Tiếp cận B-52, Phạm Tuân bật ra-đa, toàn bộ màn hình trắng xóa vì nhiễu; tiếp tục bật tăng lực để tăng tốc độ, nhằm thu hẹp cự ly thì ngay lập tức chiếc Mig-21 của ta bị F-4 phát hiện và “quây lại”. Phạm Tuân buộc phải cơ động thoát ly và quay về sân bay Nội Bài hạ cánh. Vì hạ cánh xuống đường băng lỗ chỗ hố bom, nên ngay sau khi tiếp đất, chiếc Mig-21 của Phạm Tuân đã rúc xuống hố bom, máy bay lật ngửa, xoay 180 độ. Chui ra khỏi máy bay, ông thấy quanh mình bom đạn, đất đá ngổn ngang.
Ngay sau khi hạ cánh, Phạm Tuân được biết Bộ đội Tên lửa đã bắn rơi tại chỗ chiếc B-52 đầu tiên trên bầu trời Thủ đô. Chiến công của đồng đội khiến ông vô cùng mừng rỡ, bởi “niềm kiêu hãnh của không lực Hoa Kỳ” đã bị quân, dân miền Bắc hạ bệ; và chiến công ấy cũng khiến ông nung nấu quyết tâm “Phải diệt bằng được B-52”…
QĐND Online
 
Chỉnh sửa cuối:

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
Hành trình Mig-21 hạ gục B-52 (kỳ 2)

Cất cánh vòng ngoài, chiếm lợi thế độ cao
Sau đêm đầu tiên của Chiến dịch “Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không” (18-12-1972), các đêm tiếp theo, các phi công Mig-21 tiếp tục cất cánh tìm diệt B-52, song “con ngáo ộp” vẫn chưa bị bắn hạ. Lo lắng đè nặng lên suy nghĩ của các phi công chiến đấu…
* Kinh nghiệm từ những lần “vồ hụt” B-52
Mặc dù đã được chuẩn bị rất kỹ thông qua những lần tập đánh B-52 trước khi vào Chiến dịch “Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không”, song các tình huống khó khăn đặt ra đều “khan”, mang tính giả định. Bởi thế, khi thực tế chiến đấu, các tình huống bất lợi như cất hạ cánh trên sân bay bị địch đánh phá; địch gây nhiễu; tiêm kích địch chặn đánh trên đường; hiệp đồng giữa phòng không và không quân trong đánh máy bay địch khó khăn…nên các phi công Mig-21 rất khó khăn trong phát hiện, đánh chặn B-52.
TIN LIÊN QUAN
Trung tướng Phạm Tuân nhớ lại: Kể từ đêm đầu tiên của Chiến dịch, nhiều phi công của ta phát hiện được B-52, song do dẫn dắt Mig-21 vào vị trí không thuận lợi, nên không thể bám sát, tiếp cận và công kích. Ví dụ như có những trường hợp Mig-21 được dẫn dắt bay cắt ngang đường bay của B-52; có trường hợp phi công bay thấp, khi phát hiện B-52, máy bay ta ở độ cao thấp, khó đuổi kịp B-52, nhất là khi máy bay địch phát hiện và tắt đèn, rút chạy.
“Chúng tôi rất lo lắng, không phải sợ hy sinh, mà bởi vì đã qua 8 đêm rồi, phi công của chúng ta vẫn không diệt được B-52, trong khi đó tất cả đang mong mỏi, chờ đợi không quân tiêu diệt B-52”, Trung tướng Phạm Tuân bộc bạch.
Phi công Phạm Tuân trò chuyện cùng các đại biểu tại Hội thảo khoa học cấp Nhà nước “Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không-tầm cao bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam” Không quân tổ chức rút kinh nghiệm sâu sắc các trận đánh trước đó và quyết định thay đổi cách đánh. Sở chỉ huy được đưa ra vòng ngoài, tại Thanh Hóa, Mộc Châu, Yên Bái; chuyển máy bay ra vòng ngoài; dẫn đường từ vòng ngoài; phi công được chủ động xử lý tình huống trên không.
Những trận đánh trước đó, sau khi cất cánh, phi công Mig-21 thường bay thấp để tránh bị địch phát hiện, sau đó lấy độ cao. Phương thức bay này là hợp lý, nếu không có nhiễu. Tuy nhiên, do bị địch gây nhiễu nên khi kéo cao, Mig-21 không thể bắt và bám sát được mục tiêu B-52. Vậy nên, qua rút kinh nghiệm, cách đánh được vạch ra là sau khi cất cánh, chủ động giành lợi thế độ cao.
Phi công Phạm Tuân lý giải: “Trong điều kiện máy bay F-4 của địch rất nhiều, thế nên chưa chắc địch đã phát hiện ra ta nếu ta bay cao. Và khi bay cao, ta có độ cao, có tốc độ, sẽ có điều kiện tiếp cận mục tiêu nhanh nhất”.
Đêm 26-12-1972, Phạm Tuân được lệnh cất cánh từ sân bay Nội Bài lên sân bay Yên Bái, song do đáy mây quá thấp, không thể hạ cánh tại Yên Bái nên phải quay về hạ cánh tại Nội Bài…
* “Én bạc” hạ gục “pháo đài bay”
Đêm hôm sau, 27-12-1972, Phi công Phạm Tuân tiếp tục được lệnh cất cánh cơ động từ sân bay Nội Bài lên sân bay Yên Bái, để hiện thực hiện chiến thuật đánh từ vòng ngoài. Bay ở độ cao cách đỉnh núi khoảng 50 mét, nên trên toàn bộ hành trình bay, Phạm Tuân không gặp máy bay địch. Ông hạ cánh trực tiếp xuống sân bay Yên Bái.
21 giờ, Phạm Tuân được lệnh xuất kích. Sau khi cất cánh, xuyên mây, ông đã thấy F-4 của địch. Lệnh từ sở chỉ huy “Tránh F-4 của địch”, Phạm Tuân tăng tốc độ sớm, vượt tránh vài tốp F-4.
Ở cự ly cách B-52 khoảng 200km, Phạm Tuân đã được thông báo có B-52 cách 200km. Các cự ly 150km, 100km lần lượt được sở chỉ huy thông báo. Đến cự ly 60km, sở chỉ huy ra lệnh cho Phạm Tuân bật tăng lực, lấy độ cao. Sau khi kéo cao, đến cự ly 40km, Phạm Tuân đã phát hiện được B-52.
“Ngay sau khi phát hiện B-52, tôi báo cáo sở chỉ huy: “Phát hiện tốp B-52, 2 chiếc”! Nhưng kỳ thực có 3 chiếc B-52 trong đội hình, vì chiếc thứ 3 không bật đèn”, Phi công Phạm Tuân nhớ lại.
Chiếc Mig-21 đã cùng phi công Phạm Tuân tiêu diệt B-52 trên bầu trời Sơn La. Tại thời điểm đó, 5 sở chỉ huy đều dẫn dắt rất tốt Phạm Tuân, bởi máy bay ta hoạt động ở vòng ngoài nên hạn chế được nhiễu của đối phương. Đến cự ly 10km, chiếc Mig-21 ép vào phía sau chiếc B-52. Các sở chỉ huy đều nhắc “Chú ý bật công tắc tên lửa! Bắn 2 quả!”. Ngay sau đó, sở chỉ huy Quân chủng yêu cầu các sở chỉ huy khác không liên lạc, để sở chỉ huy Quân chủng dẫn dắt.
Khi đến cự ly 3km, Phạm Tuân ( mang số hiệu 361) được lệnh: “361 bắn, thoát ly ngay bên trái”. Khẩu lệnh thứ hai tiếp tục được phát lên: “361 bắn, thoát ly ngay bên trái”.
“Nghe tốt! Tôi bắn”, Phạm Tuân trả lời và lập tức bắn 2 quả tên lửa. Lúc đó, Mig-21 đang giữ tốc độ 1.500km/giờ và tốc độ B-52 khoảng 900km/giờ. Ngay sau khi bắn, Phạm Tuân làm động tác cơ động thoát ly. Quan sát, ông thấy một quầng lửa ngay phía dưới máy bay mình và nhanh chóng điều khiển máy bay về hạ cánh an toàn tại sân bay Yên Bái.
Đêm 28-12-1972, từ sân bay Cẩm Thủy, phi công Vũ Xuân Thiều cũng xuất kích, phát hiện, công kích B-52 bằng 2 quả tên lửa. B-52 trúng đạn bốc cháy trên bầu trời Sơn La nhưng anh đã anh dũng hy sinh.
Với việc rút kinh nghiệm qua từng trận đánh để thay đổi cách đánh kịp thời, Không quân nhân dân Việt Nam đã tiêu diệt 2 máy bay B-52 trong Chiến dịch “Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không”, góp phần làm nên kỳ tích vô song trên bầu trời miền Bắc.
QĐND Online
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
Chiếc MiG-21 đầu tiên về VN tháng 12-1965 và tham gia chiến trận đầu tiên ngày 4-3-1966. MiG-21 được sản xuất và đưa vào sử dụng ngày 14-2-1965. MiG-21 được coi là chiến đấu cơ thành công nhất trong thời kỳ chiến tranh lạnh. Mặc dù trước đó, trong chiến tranh Trung Đông, các phi công Ai Cập và Syria đã không thành công với MiG-21, nhưng khi về VN MiG-21 đã nhanh chóng được các phi công VN làm chủ và đã chiến thắng trong rất nhiều cuộc không chiến. Trong cuốn Vietnam air war debrief, các chuyên gia quân sự Mỹ đã đánh giá rất cao Mig-21 dù có tầm bay không xa và rất khó khi học bay.
Trong chiến tranh VN, các phi công MiG đã bắn rơi 174 máy bay Mỹ các loại, trong đó có cả B-52, đã có 56 phi công MiG VN bắn rơi máy bay Mỹ, 18 người bắn rơi 4 chiếc trở lên, trong đó phi công Nguyễn Văn Cốc bắn rơi 9 chiếc.

Cuộc chiến của cặp 'kỳ phùng địch thủ' trên bầu trời Việt Nam







(Soha.vn) - Trong chiến tranh Việt Nam, MiG-21 của Việt Nam và tiêm kích F-4 chủ lực của Mỹ đã tạo nên một cặp "kỳ phùng địch thủ" trên bầu trời.


Việt Nam thời kháng chiến chống Mỹ được coi là tiền đồn của phe xã hội chủ nghĩa. Do vậy, ở chiến trường, Việt Nam được ưu tiên nhận những loại vũ khí hiện đại nhất. Không chỉ là nơi thể hiện trình độ khoa học kỹ thuật của Liên Xô và Mỹ mà chiến trường Việt Nam còn là nơi kiểm nghiệm lại những vũ khí hiện đại được thiết kế.
MiG-21 tiêm kích số một của phe xã hội chủ nghĩa
Mikoyan-Gurevich MiG-21 ( tên ký hiệu của NATO : Fishbed) là một máy bay tiêm kích phản lực, được thiết kế và chế tạo bởi cục thiết kế Mikoyan-Gurevich tại Liên bang Xô viết. Hơn 50 quốc gia trên 4 lục địa đã sử dụng loại máy bay này, hiện nay, MiG-21 vẫn đang hoạt động trong không quân một số quốc gia sau 50 năm khi nó cất cánh lần đầu tiên. MiG-21 đã đạt được một số kỷ lục hàng không như:
1. Máy bay phản lực được sản xuất nhiều nhất trong lịch sử hàng không,
2. Máy bay chiến đấu được sản xuất nhiều nhất từ sau Chiến tranh Thế giới II.
3. Máy bay chiến đấu có thời gian sử dụng lâu nhất.
Tổng cộng đã có 10.158 (một số nguồn nói 10.645) chiếc MiG-21 được chế tạo tại Liên Xô . MiG-21 có khả năng đạt đến vận tốc Mach 2, vận tốc này vượt qua tốc độ tối đa của nhiều kiểu máy bay chiến đấu hiện đại sau này.

Máy bay MiG-21 của Không quân Việt Nam

MiG-21 được xuất khẩu rộng rãi và tiếp tục được sử dụng ở nhiều nước, mặc dù đã có thể được xem như là lỗi thời. Chiếc máy bay này có hệ thống điều khiển, động cơ, vũ khí và điện tử đơn giản, điển hình cho thiết kế quân sự của thời kỳ Liên Xô. Tuy có công nghệ kém hơn so với những máy bay chiến đấu mà nó đối mặt nhưng giá thành sản xuất rẻ và chi phí bảo dưỡng thấp đã khiến MiG-21 được ưa chuộng trong quân đội của nhiều quốc gia khối Đông Âu và trên toàn thế giới.
Tải trọng cất cánh thông thường của các biến thể MiG-21 sử dụng trong chiến tranh Việt Nam là dưới 8 tấn và có tầm bay xa ngắn khoảng 1.500km. Thành phần vũ khí của MiG-21 yếu hơn đáng kể so với Phantom của Mỹ: ban đầu, MiG-21 chỉ mang được 2 tên lửa không đối không tầm trung R-3S (Vympel K-13) tự dẫn bằng tia hồng ngoại, sau này có bổ sung thêm nhưng MiG-21 cũng chỉ mang được 4 tên lửa loại này. Ngoài ra, MiG-21 chỉ được trang bị 1 pháo 23 hoặc 30mm (trong hàng loạt biến thế không được trang bị pháo này). Tuy nhiên, những đặc điểm bay còn lại của MiG-21 không hề thua kém đối thủ Mỹ: vận tốc bay tối đa – 2.175-2.300km/h, trần bay thực tế - 18.000 - 19.000m.
"Át chủ bài" F-4 của Không quân Mỹ
Phantom II đã được dùng trong quân đội Hoa Kỳ từ năm 1960 đến năm 1996 và là máy bay tiêm kích ưu thế trên không, cũng như là máy bay chiến đấu ném bom chính của Không quân, Hải quân và Thủy quân lục chiến trong Chiến tranh Việt Nam. F-4 cũng được trang bị cho quân đội của nhiều nước khác, và cho đến năm 2001 vẫn còn hơn 1.000 máy bay F-4 đang được sử dụng ở 11 nước trên toàn thế giới.

Máy bay F-4 Phantom II của Mỹ với các loại vũ khí

F-4 Phantom II là một loại máy bay tiêm kích-ném bom tầm xa siêu âm hai chỗ ngồi hoạt động trong mọi thời tiết, được hãng McDonnell Douglas thiết kế và chế tạo vào năm 1958 cho Hải quân Hoa Kỳ.
Vận tốc bay tối đa của F-4 là 2.260km/h, trần bay thực tế 16.600-17.900m, tầm bay xa thực tế không có thùng dầu phụ là 2.380km
F-4 được trang bị radar mạnh, cũng như vũ khí "có một không hai" như 4 quả tên lửa đối không tầm ngắn AIM-9 Sidewinder (sau này có giai đoạn được thay bằng AIM-4D) và 4 tên lửa AIM-7 Sparrow tầm trung gắn trên thân.
Các phiên bản nâng cấp của F-4 có khả năng mang các loại tên lửa đối không: AIM-120 AMRAAM, AAM-3, IRIS-T, Skyflash. Có đến 8.480kg vũ khí gắn trên 9 đế trên cánh và thân, bao gồm bom thông thường, bom chùm, bom dẫn đường bằng laser, rocket, tên lửa đối đất, tên lửa đối hạm, vũ khí hạt nhân.
 
Chỉnh sửa cuối:

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
( tiếp)

Kỳ phùng địch thủ trên bầu trời Việt Nam
MiG-21 giành được những danh tiếng đầu tiên của mình trong Chiến tranh Việt Nam. Dù MiG-21 thiếu radar tầm xa, tên lửa và mang bom hạng nặng so với những máy bay chiến đấu đa nhiệm vụ cùng thời của Mỹ, nhưng MiG-21 tỏ ra là một đối thủ đầy thách thức trong tay những phi công lão luyện, đặc biệt khi được sử dụng trong tấn công tốc độ cao và công kích nhanh dưới sự điều khiển của GCI . MiG-21 được sử dụng để chặn đứng những nhóm máy bay xung kích F-105 được F-4 bay hộ tống rất hiệu quả, đặc biệt trong việc bắn hạ những máy bay Mỹ hay bắt chúng phải giảm trọng tải bom mang trên mình.
Sau khi ngừng các phi vụ ném bom trong Chiến dịch Sấm Rền vào năm 1968 , tỷ lệ giành chiến thắng trong không chiến của các máy bay Mỹ rất thấp, khi phải chiến đấu chống lại những máy bay nhỏ, nhanh nhẹn như những chiếc MiG trong thời gian đầu của Chiến tranh Việt Nam. Dần dần, Không quân Hoa Kỳ đã phải thành lập chương trình huấn luyện không chiến khác biệt như trong trường huấn luyện TOPGUN, mục đích là sử dụng những máy bay nhỏ, nhanh nhẹn đóng giả làm MiG-17 và MiG-21 làm mục tiêu huấn luyện cho các phi công. Người Mỹ đã sử dụng hai máy bay có tốc độ cận âm là A-4 Skyhawk và F-5 Tiger II để thực hiện công việc này.
F-4 là máy bay chiến đấu cuối cùng của Mỹ trong thế kỷ 20 tạo nên "Át" (phi công bắn rơi được từ 5 máy bay địch trở lên): Trong chiến tranh Việt Nam, Không quân có 1 phi công và 1 sĩ quan hệ thống vũ khí và Hải quân có 1 phi công và 1 sĩ quan theo dõi radar (RIO: Radar Intercept Officer) đạt danh hiệu "Át".
Những chiếc F-4C của Không quân Hoa Kỳ ghi được chiến công không chiến đầu tiên trước một chiếc MiG-17 của Bắc Việt Nam vào ngày 10 tháng 7 năm 1965, sử dụng tên lửa không đối không AIM-9 Sidewinder. Ngày 24 tháng 7 năm 1965, một chiếc Phantom thuộc Phi đội Tiêm kích Chiến thuật 47 tạm thời bố trí tại Việt Nam đã trở thành chiếc máy bay Hoa Kỳ đầu tiên bị tên lửa đất-đối-không (SAM) bắn hạ, và vào ngày 5 tháng 10 năm 1966, một chiếc F-4C thuộc Không đoàn Tiêm kích Chiến thuật 8 trở thành chiếc máy bay phản lực Hoa Kỳ đầu tiên bị bắn hạ bởi tên lửa không-đối-không do một chiếc MiG-21 bắn ra.

MiG-21 của Không quân Việt Nam đã giành chiến thắng trước F-4 Phantom II của Mỹ

Tuy nhiên, kết quả cuối cùng của cuộc chiến giữa của máy bay MiG-21 và Phantom trên bầu trời Việt Nam đã kết thúc với thất bại hoàn toàn thuộc về phía máy bay của Mỹ. Trong suốt thời gian chiến tranh từ năm 1966 đến 1972, 54 chiếc MiG-21 đã bị tiêu diệt bởi chiến đấu cơ F-4, cũng trong giai đoạn này, với 20 chiếc MiG-21 đầu tiên, Không quân Việt Nam đã tiêu diệt được 103 chiếc Phantom. Ngoài ra, khi mất một máy bay Phantom cũng đồng nghĩa với việc 2 phi công bị chết hoặc bị bắt làm tù binh.
Kinh nghiệm trong cuộc chiến tranh Việt Nam đã ảnh hưởng rất nhiều đến ngành chế tạo máy bay quân sự ở Mỹ cũng như ở Liên Xô. Mỹ đã đáp trả thất bại của Phantom trong những trận chiến trên không bằng việc chế tạo máy bay có tính cơ động cao thế hệ 4 như F-15, F-16 được cho là hơn hẳn MiG-21 trong những trận chiến cơ động gần.
Tuy nhiên, sau khi chiến tranh tại Việt Nam kết thúc, sự cạnh tranh giữa MiG-21 và Phantom trên bầu trời vẫn chưa chấm dứt. MiG-21 và F-4 lại đối đầu trên kênh đào Suez, trên bầu trời Sinai, ở châu thổ sông Nile, và Syria năm 1973, ở Lebanon vào cuối thập niên 70 – đầu thập niên 80, vào những năm 80-88 của cuộc chiến tranh Iran – Iraq.

Xác chiếc máy bay F-4 Phantom II của Mỹ được trưng bày tại Việt Nam

 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
Trận chiến của các “ách”

TT - Chiều 26-4-1966, không quân Mỹ tổ chức cho các biên đội bay vào không phận miền Bắc Việt Nam, với ý đồ đánh đường 1B đoạn Bình Gia - Bắc Sơn và đường sắt Lạng Sơn - Hà Nội. Sau khi đánh giá tình hình, Sở chỉ huy Quân chủng cho sử dụng phương án tác chiến hợp đồng giữa MiG-17 và MiG-21. Biên đội bốn chiếc MiG-17 gồm Hồ Văn Quỳ, Lưu Huy Chao, Nguyễn Văn Bảy A và Trần Triêm của trung đoàn 923 cất cánh từ sân bay Kép lúc 14g31.
Anh hùng phi công Nguyễn Văn Cốc (Ảnh tư liệu, trái) và Đại tá Robin Olds - Ảnh: nationalmuseum.af.mil



Huyền thoại Nguyễn Văn Bảy A
Sau khi cất cánh, biên đội MiG-17 được dẫn bay hướng 360 độ, lên độ cao 3.500m, bay vào khu vực Nam Bình Gia - Bắc Sơn 15km rồi hướng về phía Bắc Kạn. Khi biên đội MiG-17 đang vòng về hướng 360 độ thì phát hiện mục tiêu phía trái, cự ly 5.000m.
Trận không chiến giữa MiG-17 và F-4C của không quân Mỹ diễn ra trong vòng 5 phút, các phi công Lưu Huy Chao và Nguyễn Văn Bảy A mỗi người bắn rơi một chiếc. Phi công Nguyễn Văn Bảy A bắn rơi chiếc F-4C do thiếu tá John Roberton điều khiển. Đây là chiếc máy bay Mỹ đầu tiên bị phi công huyền thoại Nguyễn Văn Bảy A bắn rơi.
Đại tá, phi công Nguyễn Văn Bảy A sinh năm 1936 tại huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp. Ông gia nhập quân đội năm 1954 khi mới 18 tuổi, tập kết ra Bắc theo Hiệp định Geneve năm 1954. Được chọn đi học lái máy bay MiG-17 tại Trường Không quân Trung Quốc, Nguyễn Văn Bảy A tốt nghiệp về nước năm 1964 và bắt đầu tham gia trực chiến từ ngày 14-5-1965. Trận xuất kích chiến đấu đầu tiên của Nguyễn Văn Bảy A là ngày 7-10-1965. Trong cuộc chiến với không quân Mỹ trên bầu trời miền Bắc Việt Nam, phi công Nguyễn Văn Bảy A đã xuất kích 94 lần, 13 lần nổ súng và bắn rơi bảy máy bay Mỹ mà không bị bắn rơi một lần nào (tỉ số 7-0). Trong trận không chiến ngày 26-4-1966, Nguyễn Văn Bảy A đã bắn rơi chiếc F-4C của thiếu tá John Roberton, chỉ đúng một tuần sau khi trung úy Bảy A trẻ tuổi cưới vợ.
Nguyễn Văn Bảy A được phong danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân năm 1967. Sau chiến tranh, đại tá, phi công Nguyễn Văn Bảy A đã nghỉ hưu và sống tại huyện Lai Vung, Đồng Tháp. Với chòm râu bạc như một nông dân Nam bộ, hằng ngày chăm sóc ruộng vườn, không ai nghĩ rằng lão nông rất khiêm nhường này từng là phi công huyền thoại, một “ách” (ace - thuật ngữ chỉ những phi công ưu tú, bắn rơi nhiều máy bay đối phương) của không quân Việt Nam.
Trận đấu của ba “ách”: Ngân, Cốc và Robin Olds
Ngày 4-5-1967, Bộ Tư lệnh không quân nhận định nhiều khả năng không quân Mỹ sẽ đánh các mục tiêu quanh Hà Nội và các sân bay nên đã giao nhiệm vụ chiến đấu cho hai trung đoàn 921 và 923. Biên đội Phạm Thanh Ngân, Nguyễn Văn Cốc cất cánh từ sân bay Nội Bài chặn đánh tốp F-105 và F-4 từ xa, ngoài vòng hỏa lực pháo và tên lửa trên bầu trời Nghĩa Lộ - Tam Đảo
Sau khi cất cánh, biên đội vòng trái đi hướng 350 độ. Khi biên đội đang bay trên độ cao 2.000m, ngang Tam Đảo, số 1 phát hiện tốp máy bay Mỹ bay vào bao gồm 12 chiếc F-105 và tám chiếc F-4 vừa bay hộ tống vừa làm nhiệm vụ tấn công. Chỉ huy là đại tá Robin Olds - một “ách” nổi tiếng của không quân Mỹ
Ba biên đội bốn chiếc F-105 bay theo đội hình bàn tay xòe ở cự ly 7km. Số 1 Phạm Thanh Ngân lệnh cho số 2 Nguyễn Văn Cốc tăng lực, lao vào công kích, riêng Ngân bám theo chiếc F-105 bay bên trái. Đến cự ly thích hợp, âm lượng đầu tên lửa nghe kêu tốt, Ngân ấn nút phóng một quả R-3S. Ngay khi đang thoát ly, Ngân nghe thấy số 2 Cốc hô: “Cơ động trái gấp”, Ngân lập tức cơ động vòng trái. Sau đó khi quay lại, Ngân phát hiện thêm ba chiếc máy bay đối phương, anh quyết định cắt bám theo ba chiếc này, đến cự ly 1.200-1.500m, Ngân đã phóng quả tên lửa thứ hai hạ một chiếc F-105.
Riêng phi công Nguyễn Văn Cốc, khi đang vòng trái bám theo yểm hộ số 1, phát hiện phía sau có bốn chiếc F-4 đang bám theo, anh nhắc số 1 cơ động trái gấp, đồng thời Cốc cũng ép cần lái vòng trái gấp để bám theo. Nhưng ngay lúc đó, Cốc nghe tiếng nổ lớn phía sau, đoán bị trúng tên lửa không đối không của F-4 phóng ra, anh quyết định về hạ cánh trực tiếp tại sân bay Nội Bài. Nhưng biết không thể hạ cánh trên đường cất cánh được, anh quyết định kéo máy bay lên trên 100m rồi nhảy dù an toàn xuống gần đài xa sân bay, máy bay rơi xuống cách đó 500m.
Các tình tiết của trận không chiến (thời gian, địa điểm góc tiếp cận...) cho thấy chiếc F-4C đã phóng tên lửa về phía chiếc MiG của Nguyễn Văn Cốc là do đại tá Robin Olds điều khiển. Robin Olds phóng hai quả tên lửa AIM-7 và hai quả AIM-9 về phía chiếc MiG của Cốc nhưng đều không trúng, đến quả AIM-9 tiếp theo thì nổ phía dưới đuôi đứng chiếc MiG chỉ khoảng vài mét.
Nhớ lại trận này, phi công Nguyễn Văn Cốc kể:
“Trận ngày 4-5-1967 tôi và anh Ngân cất cánh, vừa ra khỏi mây thì phát hiện tốp F-4, anh Ngân số 1 hô vứt thùng dầu phụ, vào công kích. Hôm đó trời nhiều mây, tôi giữ đội hình hơi xa, khi vừa ra khỏi mây, nghe tiếng nổ lớn phía sau tôi biết tên lửa của F-4 nổ rất gần. Tôi quyết định quay về sân bay hạ cánh, đến đài xa tốc độ chỉ còn 360km/giờ, độ cao giảm nhanh. Đến trước đài gần tôi quyết định kéo lên trên 100m để nhảy dù. Lúc đó, dù chỉ mở ra lắc qua lắc lại hai cái thì đã thấy ngồi xuống ruộng đỗ, máy bay rơi cạnh đài xa... Sau này tôi được biết là mình đã đụng độ với chính viên đại tá, phi công ba lần ace của không quân Mỹ, và chắc ông ta sẽ rất bất ngờ nếu biết rằng đó là trận đụng độ giữa ba phi công ace của Việt Nam và Hoa Kỳ!”.
Trận ngày 4-5-1967 chính là trận không chiến giữa các phi công ace của không quân Hoa Kỳ và không quân nhân dân Việt Nam (Nguyễn Văn Cốc và Phạm Thanh Ngân). Vào thời điểm đó, đại tá Robin Olds, người đã bắn rơi 12 máy bay Đức trong Chiến tranh thế giới thứ hai với hàng ngàn giờ bay, đã công bố bắn rơi ba chiếc MiG trong chiến tranh ở miền Bắc Việt Nam. Còn thiếu úy, phi công Nguyễn Văn Cốc chưa đầy 25 tuổi, mới bay được trên 300 giờ và mới lập được một chiến công trong trận ngày 30-4-1967.
Trận này, Robin Olds bắn bị thương chiếc MiG của Nguyễn Văn Cốc. Nhưng viên đại tá Mỹ này không ngờ là người phi công VN trẻ tuổi ấy sau này đã trở thành người duy nhất trong lịch sử không chiến hiện đại dùng MiG-21 bắn rơi chín chiếc máy bay Mỹ, trở thành một trong những huyền thoại của không quân Việt Nam.
TS NGUYỄN SỸ HƯNGvà nhóm tác giả
 
Chỉnh sửa cuối:

lamthitvit

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-105805
Ngày cấp bằng
14/7/11
Số km
725
Động cơ
401,930 Mã lực
Em vừa mua quyển này, 266,000 đ. Đang đọc, quá hấp dẫn, quá hào hùng. Mig17 chống F4 giống như dùng UAZ đua với Landcruiser 2013, mà vẫn ăn bàn đều, thậm chí ăn hơn phân. Tên lửa ghẻ cùi R-3S hiệu quả thực chiến tuyệt đỉnh, em cũng hiểu thêm vì sao mỗi con Mig21 chỉ mang 2 quả. Xin được cúi đầu tri ân những CHIẾN BINH VIỆT hào hùng đã chiến đấu, hy sinh vì Tổ Quốc.
 
Chỉnh sửa cuối:

matizvan2009

Xe ba gác
Biển số
OF-42690
Ngày cấp bằng
8/8/09
Số km
21,595
Động cơ
758,295 Mã lực
em hỏi ngoài lề một tí: các kụ nào sống ở mạn Việt trì những năm 1980-1981 có còn nhớ một dạo rất nhiều Máy bay trực thăng (chắc của LX) bay từng tốp 2-3 chiếc bay từ phía trên về phía HN rất nhiều: một ngày có khi hàng chục tốp, thời gian kéo dài khoảng vài tháng đến một năm. Hồi đấy em nghe nói là TT của LX chuyển vật tư để xây cầu Thăng long hoặc thủy điện HB nhưng bây giờ nghĩ lại thấy không đúng: vật tư thì chuyển bằng đường biển lợi hơn, bay làm sao được từ LX qua VN về cả độ dài đường đi lẫn phải bay qua TQ lúc đấy đang căng thẳng với VN.
Kụ nào biết chuyện này giải thích cho em với.
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
Chiến dịch Bolo - cuộc không chiến ác liệt

Tuổi Trẻ - 24/12/2013 04:25



TT - Trưa 2-1-1967, đội hình của chiến dịch Bolo do đại tá Robin Olds dẫn đầu bay vào miền Bắc VN với mật danh liên lạc “Olds”. Trong đội hình 90 máy bay của đại tá Olds có 56 chiếc F-4C, 28 máy bay F-105 làm nhiệm vụ chế áp tên lửa SAM và 8 máy bay F-104 Starfighters, tổng số gần 100 chiếc. Ngoài ra, ít nhất cũng có số lượng gần 100 chiếc máy bay làm nhiệm vụ hỗ trợ (như các máy bay EB-66, EC-121, A-1 Skyraider, các máy bay trực thăng).

Phi công anh hùng Trần Hanh, trung đoàn trưởng Trung đoàn không quân 921, tại sở chỉ huy - Ảnh tư liệu

Những phi công trẻ của không quân VN những năm 1960 - Ảnh tư liệu Ngày 2-1-1967, chủ trì kíp trực tại Trung đoàn 921 là trung đoàn trưởng Trần Mạnh, phó trung đoàn trưởng Đỗ Hữu Nghĩa, trực ban dẫn đường Lê Thành Chơn, Lê Thiết Hùng. Vào buổi trưa, khi phát hiện nhiều tốp mục tiêu bay vào hướng Phú Thọ, có thể sẽ đánh Hà Nội, Trung đoàn 921 xin xuất kích.
Lúc 13g46, biên đội MiG-21 thứ nhất, gồm Vũ Ngọc Đỉnh, Nguyễn Văn Thuận, Nguyễn Đăng Kính, Bùi Đức Nhu. Tất cả bốn chiếc MiG đều đeo tên lửa R-3S cất cánh, xuyên mây lên Phù Ninh thì gặp tốp bốn chiếc F-4 từ Phú Thọ vào, biên đội bám theo đến phía tây sân bay lại gặp bốn chiếc F-4 khác. Số 1 Vũ Ngọc Đỉnh tăng lực đuổi theo, tốp F-4 lập tức cơ động đan chéo rất quyết liệt khiến Đỉnh không có điều kiện phóng được tên lửa. Khi Đỉnh quyết định vòng trái quay về, thấy hai chiếc F-4 phía sau đã phóng tên lửa, Đỉnh không kịp cơ động tránh, máy bay bị trúng tên lửa chấn động mạnh không điều khiển được, Đỉnh quyết định nhảy dù.
Số 3 Kính sau khi phát hiện tốp bốn chiếc F-4 khác đã quyết định bám theo, bốn chiếc F-4 tăng tốc kéo cao. Một phi công trong đội hình Ford đã thông báo cho số 1/Olds biết có MiG xuất hiện. Đại tá Olds bám theo, phóng ra hai quả tên lửa Sparrow và một quả Sidewinder về phía chiếc MiG-21. Chỉ trong tích tắc, chiếc MiG của Kính bị chấn động mạnh, anh biết máy bay đã bị trúng tên lửa nên quyết định nhảy dù. Theo mô tả các tình tiết của trận đánh, nhiều khả năng chiếc F-4C do đại tá Robin Olds điều khiển đã phóng ra hai quả AIM-7 nhưng không trúng mục tiêu, sau đó R.Olds đã chuyển công tắc sang tên lửa nhiệt (heat) và phóng ra quả AIM-9B, quả tên lửa này đã nổ bên cạnh máy bay của Kính.
Hai chiếc MiG-21 số 2 và số 4 sau khi bị mất đội với số 1 và số 3 đã đuổi theo và quần nhau với các máy bay F-4, nhưng do phía F-4 số lượng đông, liên tục phóng tên lửa nên cả hai phi công cũng đã bị trúng tên lửa. Như vậy, đội hình MiG-21 sau khi lên khỏi mây đã bị kẹp vào giữa, cả bốn chiếc đều trúng tên lửa của đối phương.
Lúc 13g55, sở chỉ huy lệnh cho biên đội thứ hai gồm Nguyễn Ngọc Độ, Đặng Ngọc Ngự, Đồng Văn Đe và Nguyễn Văn Cốc cất cánh (hai chiếc MiG-21 của Ngự và Cốc đeo rocket). Sau khi lên khỏi mây, biên đội đang bay độ cao 3.000m, Đe hô phát hiện mục tiêu, vòng trái gấp. Lúc này số 1 Độ cũng phát hiện mục tiêu, vứt thùng dầu phụ, vòng trái. Sau khi vòng một vòng, Độ thấy F-4 bắn hai phát tên lửa về phía đội hình MiG, Độ quyết định bám theo hai chiếc phía trước, đến cự ly 2.000m điểm ngắm ổn định, Độ ấn nút phóng một quả tên lửa, nhưng sau khi phóng thấy máy bay xoay nghiêng và mất độ cao, Độ quyết định nhảy dù và tiếp đất ở thôn Nam Liên, Sơn Dương, Tuyên Quang. Trong khi đó các số 2,3,4 của biên đội MiG thứ hai đã quần nhau với F-4 rất quyết liệt, nhưng cả hai phía đều không chiếm được vị trí để không kích, cả ba chiếc MiG-21 đành quay về sân bay.
5 chiếc MIG-21 bị bắn rơi. Một tổn thất lớn.
Trận này phía không quân Mỹ đã thực hiện có thể nói là thành công chiến dịch Bolo. Tuy nhiên, không quân VN không giấu giếm thất bại mà qua trận này (và trận sau đó ngày 6-1) đã quyết định dừng bay MiG-21 đến ngày 23-4-1967, rút kinh nghiệm rất nghiêm túc, chỉ ra nguyên nhân, bài học và tìm ra phương án đối phó với các thủ đoạn chiến thuật mới của không quân Mỹ, sẵn sàng cho các trận đánh tiếp theo.
Bài học là gì?
Trận ngày 2-1-1967, không quân Mỹ triển khai chiến dịch Bolo rất bài bản, giữ bí mật ý đồ tác chiến nên đã gây bất ngờ cho không quân VN. Các phi công Mỹ tham gia trận không chiến được tập trung nghiên cứu kỹ mọi chi tiết của chiến dịch, cách sử dụng các thiết bị tác chiến điện tử, cách nghi binh, sử dụng vũ khí. Để nghi binh đánh lạc hướng hệ thống rađa của miền Bắc VN, không quân Mỹ sử dụng kết hợp bố trí đội hình (đội hình bay, thời gian cất cánh, tốc độ, độ cao) và các thiết bị tác chiến điện tử, gây nhiễu (máy bay F-4 đeo khối ECM Pod với thiết bị gây nhiễu QRC-160 Jamming Pod, giống các máy bay F-105). Khi chiến dịch bắt đầu, các máy bay tiêm kích Mỹ bay trực chiến trên mây ngay trên vùng trời sân bay, sẵn sàng tấn công khi các máy bay MiG-21 mới xuyên mây lên chưa tập hợp xong đội hình.
Phía không quân VN, sau những trận thắng lợi cuối tháng 12-1966 của MiG-21, đã không nắm được ý đồ của địch, lại có tư tưởng nóng vội muốn phát huy tiếp các chiến thắng của tháng 12-1966 bằng cách đánh chặn các tốp cường kích. Nhưng các tốp F-4 của đại tá R.Olds đã bay vào ở độ cao thấp khiến rađa của Bắc VN không phát hiện được, khi qua dãy Tam Đảo đã triển khai bay phục kích MiG-21 ở ngay hai đầu sân bay trước khi các tốp F-4 với cấu hình giống F-105 bay vào. Khi MiG-21 cất cánh để đi đánh chặn đã bị phục kích bất ngờ, chịu tổn thất ngay khi mới cất cánh lên.
Đây cũng là bài học về công tác tình báo và hoạt động cảnh báo của hệ thống rađa, cũng như đánh giá đúng những thay đổi trong ý đồ chiến thuật của không quân Mỹ. Theo nhận xét của một số tài liệu của không quân VN thì nguyên nhân là do “không nắm được ý đồ của địch, cho cất cánh chậm, lại có tư tưởng nóng vội nên chỉ trong hai ngày 2-1 và 6-1, Trung đoàn 921 xuất kích ba biên đội, không bắn rơi địch, ta tổn thất bảy máy bay và một phi công hi sinh...”. Một tài liệu khác thì đánh giá nguyên nhân: “... Chúng ta không phát hiện ra chúng đã chiếm độ cao ưu thế. Đây là bài học lớn cho công tác nắm địch, không những cho cán bộ chỉ huy các cấp mà cho cả đội ngũ phi công, dẫn đường, sĩ quan tham mưu của ta, khi máy bay ta mới cất cánh xuyên mây lên, chưa kịp tập hợp đội hình, tốc độ còn chậm, khó cơ động, lại bị bất ngờ không tránh được tên lửa địch, vì vậy tổn thất khó tránh...”.


“... Không hiểu sao thời tiết ngày 2-1 lại có vẻ bất lợi cho ta khi mây dày, đáy 200 và trần mây là 600, dễ cho không quân Mỹ thực hiện ý đồ che giấu lực lượng để đón lõng MiG trên mây. Do ta không nắm được ý đồ của địch nên sau khi cất cánh lên xuyên mây, cả 4 chiếc đều bị bắn rơi, bốn phi công nhảy dù an toàn. Chắc do phía Mỹ giữ bí mật tuyệt đối ý đồ đánh trận này nên các thông tin tình báo về thủ đoạn chiến thuật của Mỹ ta không nắm được nhiều. Dù sao qua trận này cũng rút được kinh nghiệm, có điều cả bốn anh em đều khỏe, vài hôm sau lại tham chiến được”.
(ghi theo lời kể của phi công VŨ NGỌC ĐỈNH)
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
Sự thật về phi công Việt huyền thoại, sát thủ máy bay Mỹ





Mỗi lần bay ra miền Bắc, đối đầu với các phi công chiến đấu Việt Nam luôn là nỗi ám ảnh với phi công Mỹ. Một trong số đó, được giới phi công Mỹ truyền tai nhau là phi công huyền thoại “đại tá Toon” – một phi công đạt đẳng cấp Ace (diệt từ 5 máy bay trở lên).



Huyền thoại ra đời
Trong thời gian diễn ra những cuộc đối đầu giữa Không quân Nhân dân Việt Nam và các phi công của Hải quân Hoa Kỳ, các phi công Mỹ thường xuyên ghi nhận hình ảnh chiếc máy bay MiG-17 mang số hiệu 3020, cũng như chiếc MiG-21 mang số hiệu 4326, với ký hiệu 13 ngôi sao đỏ trên mũi, biểu hiện cho việc đã bắn hạ 13 máy bay của đối phương.
Các phi công Mỹ cho rằng những chiếc máy bay đó do một phi công của Không quân Nhân dân Việt Nam điều khiển. Trong những lần bắt được tín hiệu liên lạc trao đổi giữa mặt đất hoặc giữa các phi công với nhau, họ thường xuyên nghe thấy từ "Toon" hoặc "Tomb" thường xuyên được lặp đi lặp lại. Họ cho rằng đấy là tên của người phi công huyền thoại. Từ đó huyền thoại về người phi công siêu cấp có biệt danh là "Toon" ra đời.
Chiếc Mig mang ký hiệu 3426, nỗi khiếp đảm của phi công Mỹ
Sự ám ảnh của các phi công Mỹ đối với "Toon" suốt từ năm 1967 đến 1972. Trong những cuộc trao đổi với nhau, họ liên tục thêm thắt vào cái tên huyền thoại này. "Toon" được "phong" cấp bậc "đại tá", thậm chí gán cho cái họ "Nguyen" rất đặc thù Việt Nam. Một số tài liệu còn ghi rõ tên Việt của ông là "Nguyễn Tuân". Những lời đồn đại này đã ảnh hưởng không ít đến tâm lý của các phi công Mỹ, dẫn đến việc vội vã ném bom khi chưa đến mục tiêu, hoặc lảng tránh không chiến khi thấy MiG xuất hiện.
Mãi đến ngày 10/5/1972, chiếc MiG-17 mang số hiệu 3020 đã bị chiếc F-4 Phantom II của Hải quân Hoa Kỳ do Đại úy Randy "Duke" Cunningham (phi công) và Trung úy William "Irish" Driscoll (hoa tiêu) bắn hạ. Từ đó, huyền thoại về "Đại tá Toon" trong các phi công Hải quân Mỹ mới kết thúc.
Một số người cho rằng đây là phi công Đinh Tôn hoặc Phạm Tuân, là những phi công có tên gọi gần âm với "Toon". Tuy nhiên, đây lại là những phi công được huấn luyện chuyên cho tập kích B-52 chứ không thiên về không chiến, do đó số máy bay bắn hạ được của họ cũng chưa đủ để xếp vào nhóm "Át".
Thông thường, các phi công Mỹ chỉ điều khiển riêng một máy bay, trừ trường hợp máy bay bị bắn hạ hoặc bị hỏng thì họ mới chuyển sang điều khiển máy bay khác. Ngược lại, do số lượng máy bay rất ít, các phi công Việt Nam thường thay phiên nhau sử dụng chung máy bay để chiến đấu. Hầu hết các máy bay có số lần bắn hạ đối phương cao đều là chiến công của nhiều phi công khác nhau điều khiển nó. Điều này dẫn đến sự ngộ nhận của phi công Hải quân Mỹ để hình thành nên "Đại tá Toon".
Chiếc Mig 21 ký hiệu 3426 ngày nay
Số lượng phi công đạt danh hiệu Ace Việt Nam cao hơn Mỹ
Theo một số nhà nghiên cứu, cái tên "Toon" hoặc "Tomb" không hẳn là một cái tên Việt Nam. Họ cho rằng đấy có thể chỉ là một tín hiệu nhiễu vô tuyến thường xuyên xuất hiện, do được lặp đi lặp lại nhiều lần nên các phi công Mỹ bị nhầm lẫn đấy là tên của người phi công. Trên thực tế, trong trao đổi liên lạc giữa mặt đất và các phi công Việt Nam không bao giờ sử dụng tên thật mà chỉ sử dụng các bí danh để chỉ phi đội hoặc các vị trí máy bay.
Mãi sau chiến tranh, một số thông tin được phía Việt Nam công bố. Theo đó, chiếc máy bay MiG-17F mang số hiệu 3020, là thuộc trung đoàn 923 Yên Thế. Chiếc máy bay này có màu sơn xanh loang lổ, được các phi công Mỹ thường gọi là Green Snake theo màu sơn của những chiếc máy bay cùng loại. Chiếc máy bay này được nhiều phi công đã thay phiên nhau điều khiển nó và họ đã bắn hạ ít nhất 8 máy bay đối phương bằng chính chiếc máy bay này.
Hai trong số các phi công đó được xác định là Nguyễn Văn Bảy (có biệt danh là Bảy A) và Lê Hải. Cả hai đều là phi công xếp hạng Ace: Nguyễn Văn Bảy được xác nhận bắn hạ 7 máy bay đối phương, Lê Hải bắn hạ 6. Cả hai người về sau đều được phong Anh hùng, đều còn sống đến sau chiến tranh và đều được phong cấp Đại tá. Còn người phi công đã bị Randy "Duke" Cunningham và William "Irish" Driscoll bắn hạ thì không có thông tin nào được công bố.
Riêng về chiếc MiG-21PF mang số hiệu 4326, hiện được trưng bài tại bảo tàng Phòng Không, sân bay Bạch Mai, Hà Nội, từng thuộc trung đoàn 921 Sao Đỏ. Chiếc máy bay này cũng được xác nhận là do nhiều phi công luân phiên sử dụng và đã từng hạ được 13 máy bay đối phương. Về sau, trong đó có 6 phi công từng điều khiển máy bay nay được phong Anh hùng, trong đó có cả có phi công Nguyễn Văn Cốc được xác nhận là bắn hạ 9 chiếc đối phương (Mỹ thừa nhận 7), cao nhất Không quân Việt Nam.
Tuy nhiên, kỷ lục của Không quân Nhân dân Việt Nam lại thuộc về chiếc MiG-21 PF số hiệu 4324 thuộc đoàn 921, được sử dụng bởi 12 phi công khác nhau, từng cất cánh chiến đấu 69 lần, tiếp chiến 22 lần, khai hỏa 25 quả tên lửa đối không, bắn hạ 14 máy bay Mỹ trong khoảng thời gian tháng 11/1967 đến tháng 5/1968.
Đây là chiếc máy bay "may mắn" vì không chỉ nó có số lượng máy bay do nó bắn hạ cao nhất (14 chiếc) mà 3/4 phi công điều khiển đều từng bắn hạ đối phương. Trong số 12 phi công đã từng điều khiển máy bay này, có 9 người đã bắn hạ máy bay đối phương, 8 phi công đạt đẳng cấp Ace, 7 người được tuyên dương anh hùng, 5 người trở thành tướng lĩnh. Hiện nay máy bay này đang được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam ở Hà Nội.
Sau khi Việt Nam thực hiện chính sách mở cửa, một số cựu phi công Mỹ sang thăm Việt Nam để tìm hiểu và đã xác nhận Đại tá Toon chỉ là một nhân vật tưởng tượng của các phi công Mỹ và thường xuyên được họ đưa ra làm đề tài chuyện phiếm. Như là một thiện ý của các phi công Mỹ, Đại tá Toon là một sự tổng hợp của các phi công giỏi của Việt Nam, giống như những "nghệ sỹ solo" ném bom đơn độc ban đêm trong Thế chiến thứ hai được gọi là "máy giặt Charlie" vậy.
Nếu so sánh tương quan lực lượng giữa Không quân Nhân dân Việt Nam và Không quân Mỹ là quá khập khiễng cả về trang bị, số lượng, kinh nghiệm trận mạc. Tuy nhiên, điều đáng nói là lực lượng không quân non trẻ với những phi công chỉ có vài trăm giờ bay ít ỏi lại giành được những chiến công hiển hách trước Không quân Mỹ.Có đến 16 phi công Việt Nam được công nhận danh hiệu Át (các phi công có số lần bắn rơi máy bay đối phương từ con số 5 trở lên), trong đó có 13 phi công lái MiG-21 và 3 phi công lái MiG-17. Trái lại, lượng phi công Mỹ đạt danh hiệu Át chỉ có 5 người.
Vậy thì tại sao các phi công Việt Nam lại ghi được nhiều bàn thắng hơn các phi công Mỹ? Có lẽ lý do đầu tiên là số lượng. Trong năm 1965, Không quân Việt Nam chỉ có 36 chiếc MiG-17 với một số lượng tương đương phi công, thì đến 1968 họ đã có tới 180 chiếc MiG và 72 phi công. Sáu “tiểu đội” phi công dũng cảm này phải đối mặt với 200 chiếc F-4 của các phi đoàn 8, 35 và 366; khoảng 140 chiếc Thần sấm F-105 của các phi đoàn 355 và 388 của Không lực Hoa Kỳ và khoảng 100 chiếc của Hải quân Hoa Kỳ (F-8, A-4 và F-4) từ tàu sân bay trực chiến trong Vịnh Bắc Bộ, kiêm cả các nhiệm vụ hỗ trợ hoạt động không kích (EB-6B – gây nhiễu; HH-53 – cứu phi công nhảy dù; “Skyraider” yểm hộ hai loại trên).
Máy bay F-4 Con ma của Không quân Mỹ
Như vậy, phi công Việt Nam rõ ràng là “bận rộn” hơn đối thủ, và đồng thời họ dễ dàng tìm được mục tiêu để diệt hơn, và quan trọng là họ chiến đấu với tinh thần “chiến đấu đến khi hy sinh”. Họ không cần phải về nhà, vì đây đã là nhà của họ rồi – Tổ quốc. Phi công Mỹ cứ sau 100 chuyến xuất kích lại được về thăm nhà, ngoài ra còn được về để huấn luyện, để nhận lệnh hoặc trăm thứ việc linh tinh khác. Khi quay lại, không phải ai cũng sẵn sàng chiến đấu.
Từ khi Mỹ bắt đầu chương trình phát triển tên lửa không đối không tầm trung AIM-7 Sparrow và tên lửa không đối không tầm ngắn đầu tự dẫn hồng ngoại AIM-9 Sidewinder vào đầu những năm 1960, các nhà thiết kế Mỹ đã vội vàng cho rằng, các cuộc không chiến tầm gần (dogfight) sẽ lùi vào dĩ vãng.Ở đó, tên lửa tầm xa chính là vũ khí sẽ kết liễu đối phương mà không cần đến các cuộc không chiến ở cự ly gần. Các máy bay chiến đấu được thiết kế giai đoạn đầu những năm 1960 như F-4 Phantom, F-105 Thunderchief không hề được trang bị pháo.Tuy nhiên, đây chính là sai lầm chết người mà Mỹ phải trả giá đắt tại chiến trường Việt Nam. Những chiếc máy bay cường kích F-105, dù có tốc độ siêu âm nhưng vẫn trở thành miếng mồi ngon cho các tiêm kích nhanh nhẹn của Không quân Việt Nam như MiG-17 và MiG-21.
Phong Nhĩ (Tổng hợp)
 

lamthitvit

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-105805
Ngày cấp bằng
14/7/11
Số km
725
Động cơ
401,930 Mã lực
Theo tài liệu phương Tây, có một ACE người Nga trong không chiến Bắc Việt, bắn rơi 6 cái thì phải, cụ Grad có thông tin gì không?
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
Theo tài liệu phương Tây, có một ACE người Nga trong không chiến Bắc Việt, bắn rơi 6 cái thì phải, cụ Grad có thông tin gì không?
Em 1 tìm được 1 chút manh mối bên thớt "tìm kể thay thế mig 21" nhưng không phải là ace bác ạ. Phi công bất đắc dĩ thôi
 
Chỉnh sửa cuối:

tainon

Xe điện
Biển số
OF-6949
Ngày cấp bằng
11/7/07
Số km
3,507
Động cơ
576,110 Mã lực
25-26 tuổi, bằng tuổi em bây giờ mà thật đáng khâm phục.
 
Biển số
OF-3680
Ngày cấp bằng
7/3/07
Số km
10,881
Động cơ
663,247 Mã lực
Tuổi
50
Muốn biết thêm vế kia của thông tin ngoài những trang sách dậy trẻ con về lịch sử .. các cụ tìm đọc cuốn "Mig 21 trong chiến tranh Việt Nam" viết = tiếng Anh của tác giả người Hungari thì sẽ thấy những trận thua, những hy sinh ntn của các anh hùng phi công thầm lặng .. những người đã ngã xuống .. sự hy sinh của các anh phải được ghi nhận & vinh danh ... không được chỉ nhìn vào những át hiếm hoi của mình còn sót lại mà quên đi các anh ..

Đối đầu với 1 đối thủ hơn cả về số lượng lẫn chất lượng thì cuộc chiến đẫm máu trên bầu trời băc VN những năm kháng chiến chống Mỹ .. không có hoàn toàn mầu hồng như các cụ cop ở đâu đó về như ở trên đâu ..
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
Muốn biết thêm vế kia của thông tin ngoài những trang sách dậy trẻ con về lịch sử .. các cụ tìm đọc cuốn "Mig 21 trong chiến tranh Việt Nam" viết = tiếng Anh của tác giả người Hungari thì sẽ thấy những trận thua, những hy sinh ntn của các anh hùng phi công thầm lặng .. những người đã ngã xuống .. sự hy sinh của các anh phải được ghi nhận & vinh danh ... không được chỉ nhìn vào những át hiếm hoi của mình còn sót lại mà quên đi các anh ..

Đối đầu với 1 đối thủ hơn cả về số lượng lẫn chất lượng thì cuộc chiến đẫm máu trên bầu trời băc VN những năm kháng chiến chống Mỹ .. không có hoàn toàn mầu hồng như các cụ cop ở đâu đó về như ở trên đâu ..
Mợ cứ bình tĩnh, em và một số cụ sẽ cố gắng tìm, thớt này nó nhìn từ 2 phía mà mợ.
 
Biển số
OF-3680
Ngày cấp bằng
7/3/07
Số km
10,881
Động cơ
663,247 Mã lực
Tuổi
50
Mợ cứ bình tĩnh, em và một số cụ sẽ cố gắng tìm, thớt này nó nhìn từ 2 phía mà mợ.
Cụ tìm tài liệu = tiếng Anh ấy, tác giả trung lập viết thì sẽ thấy nó thực hơn .. 1 trong hai bên tham chiến mà viết thì thường bị bóp méo theo chiều hướng tâng bốc bên mình & dìm hàng bên kia ạ ..
 

humxam75

Xe điện
Biển số
OF-89375
Ngày cấp bằng
22/3/11
Số km
3,944
Động cơ
443,511 Mã lực
Nơi ở
Andromeda
Khổ nỗi trung lập thì làm gì có số liệu mà thống kê
 
Biển số
OF-3680
Ngày cấp bằng
7/3/07
Số km
10,881
Động cơ
663,247 Mã lực
Tuổi
50
Khổ nỗi trung lập thì làm gì có số liệu mà thống kê
Ít ra cách nhìn nó tương đối là toàn diện hơn .. thống kê của các bên tham chiến cũng hay là số .. vịt lắm .. khó tin cụ ợ ..
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top