Kính thưa các cụ lại các mợ,
Như đã hứa. Nhà cháu đã ngồi ngâm kiu thật kỹ NĐ 171 và đưa ra bảng báo giá chi tiết như sau.
Mời các cụ ngự lãm và in ra 1 bản, bỏ vào trong xe phòng khi hữu sự mang ra tra cứu.
Báo giá cũng bao gồm cả thẩm quyền của người được phép dừng xe hoạnh họe. Vì vậy các cụ cũng lưu ý để có biện pháp xử lý nếu sai thẩm quyền.
Mời các cụ download ở link dưới đây
https://app.box.com/s/pvero7ggc9kviylfoo3q
Cụ nào cần bản Excel để bỏ và ĐT thì down ở đây nhé:
https://app.box.com/s/3c368x1ajvpepkbim0xo
Cảm ơn các cụ
Chúc các cụ vui vẻ với báo giá mới
PHẦN HỎI ĐÁP: EM CẬP NHẬT CÁC NỘI DUNG THẮC MẮC VÀ CÂU TRẢ LỜI Ở ĐÂY LUÔN ĐỂ CÁC CỤ TIỆN THEO DÕI
---------------Câu hỏi 1-------------------
Trả lời câu hỏi của cụ như sau:
Căn cứ Điều 23 Luật xử lý Vi phạm hành chính.
Điều này quy định về Hình thức xử lý là PHẠT TIỀN.
Tại Khoản 4, Điều 23 này quy định như sau:
4. Mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó; nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt.
Như vậy, mức phạt sẽ là trung cộng của mức phạt giới hạn như hiện nay các xxx vẫn đang áp dung.
Nếu có tình tiết giảm nhẹ thì dùng mức tối thiểu
Nếu có tình tiết tang nặng thì dùng mức tối đa.
Nhưng tất cả không được vượt ra ngoài biên độ khung phạt.
Vậy thì, tình tiết giảm nhẹ hay tang nặng đều là do xxx quyết định. Vì thế, nói như cụ, là xxx thích phạt thế nào thì cũng chịu thôi, vì cái này là do cảm tính, miễn tranh cãi được các cụ nhé.
--------------- Hết 1-------------------
---------------Câu hỏi 2-------------------
Trả lời cụ nhé:
- Điểm h Khoản 2 và Điểm đ Khoản 3 điều 5. Có thể cụ đọc thoáng qua thì thấy giống nhau. Nhưng cụ đọc kỹ lại giùm em. Nó khác nhau hoàn toàn cụ ạ. Sau mỗi dấu phẩy ngắt câu của từng điều là từng nội dung chi tiết của các lệnh cấm. Cùng với nhóm hành vi dừng đỗ sai quy định chẳng hạn. Nhưn chi tiết từng hành vi thì có mức độ phạt khác nhau, có cái nặng, có cái nhẹ. Vì vậy những cái nào nhẹ thì ở Khoản 2, cái nào nặng thì ở Khoản 3. Cụ ngâm cứu tiếp cho chắc nhé
- Điểm l Khoản 3: "Không chấp hành hiệu lệnh đèn giao thông" Ở đây cụ hiểu chỉ là hành vi ko tuân thủ tín hiệu đèn. Giả sử chỗ cụ đang dừng xe thuộc nhóm rẽ trái chẳng hạn, đèn xanh cho cụ rẽ trái, nhưng vì cụ muốn đi thẳng nên cóc rẽ trái, mà trước đó ngã tư ko có biển phân làn, ko có biển chỉ hướng đi dòng Phương tiện. Vậy hành vi này của cụ là ko chịu chấp hành tín hiệu đèn. Hoặc: Các cụ đang đi qua ngã tư, đèn nó đỏ choét các cụ dừng lại ngon lành. Đèn nó chuyển xanh, cụ mải ngắm gái, nên không chịu đi, cứ đứng ỳ ra nhìn mông e nào đó. Lỗi này cũng là không tuân thủ tín hiệu đèn giao thông (Nếu mông e nào đẹp thì e cũng thích bị phạt lõi này). Phạt nhẹ thôi. Điểm này là điểm mới so với NĐ 34 và 71. Vì vậy các cụ OFer nhà mình cần lưu ý, khi có điểm này đi theo kiểu thói quen và chỉ dựa vào biển báo / vạch đường là rất dễ bị xxx vịn. Lỗi này không bị treo giò
- Điểm k Khoản 4: Điểm này tức là các cụ cố tình vượt đèn đỏ và đèn vàng. Lỗi này nặng hơn. Nó chính là lỗi cố tình vượt đèn đỏ trước đây ạ. Và lỗi này thì sẽ bị phạt bổ sung thêm là treo giò 30 ngày
Đoạn em giải thích chính là cái cụ đang thắc mắc đấy cụ ạ. Thế nên em mới bảo, đây là điểm mới, các cụ OF nhà mình cần lưu ý. Chính vì ko có biển phân làn, ta đứng đâu mà chả được, Ngã tư Bạch Mai là thế đấy. Chuẩn quá còn gì. Nhưng từ giờ trường hợp đèn đồng chu kỳ thì vô tư. Nhưng lệch chu kỳ thì lắm lúc cũng nhiều phiền toái nếu xxx muốn vịn ở điểm này. Thực ra nếu vịn là sai toét. Vì ko có biển phân làn, thì cứ khi nào có lệnh đèn đến hướng của cụ thì cụ đi, chả bắt bẻ được. Các cụ nào rắn thì vẫn chẳng xì nhê gì, nhưng những cụ non gan rất dễ bị thịt. Ở đây em nêu ra nhằm mục đích để các cụ nắm được tình huống nếu vướng phải thôi.
Còn thực tế, trường hợp này được giải thích là: Đến ngã tư, đèn chuyển sang vàng rồi nhưng vẫn chưa thành đỏ mà không chịu dừng lại, cứ vượt qua thì bị xếp vào lỗi này, phải phân biệt hoàn toàn với lỗi cố tình vượt đèn đỏ cụ nhé. Lỗi vượt đèn đỏ thì tách riêng ở Khoản 4 điểm k rồi.
Cái này có vẻ lủng củng, nhưng em nói lại thật ngắn gọn để các cụ khỏi phải nhớ nhiều theo đúng CHƯƠNG TRÌNH TẬP HUẤN NGHỊ ĐỊNH 171 CỦA xxx như sau:
- VƯỢT ĐÈN VÀNG: Phạt theo Điểm l Khoản 3
- VƯỢT ĐÈN ĐỎ: Phạt theo Điểm k Khoản 4
Thỏa mãn các cụ chưa ạ ?
---------------Hết 2-------------------
----------------Câu hỏi 3 ----------------------
----------------Hết 3 -------------------------
---------------- Cau hoi 4 ------------------
Xin lỗi các cụ. Hôm qua do nhà cháu đang tất niên, có làm tý men phê phê nên mắt nó ko tinh, đọc chưa kỹ câu hỏi của cụ deewey. Thực ra là nó là thuộc 2 quy phạm khác nhau cụ Dewey ạ. Không có sạn ở đây như lúc đầu nhà cháu nói nhé. Bởi vì như nhà cháu nói, quy tắc sẽ ko bao giờ được phép có quy phạm trùng nhau mà
Cụ thể như sau:
Điểm h khoản 2 Điều 5: “Dừng xe không sát theo lề đường, hè phố phía bên phải theo chiều đi hoặc bánh xe gần nhất cách lề đường, hè phố quá 0,25 m” Có chế tài xử phạt là 300 – 400
Điểm e khoản 3 Điều 5: “Đỗ xe không sát theo lề đường, hè phố phía bên phải theo chiều đi hoặc bánh xe gần nhất cách lề đường, hè phố quá 0,25 m” có chế tài xử phạt là 400 - 600
Như vậy, ở trên là hoàn toàn khác nhau.
Mong các cụ lưu ý cho, quy phạm pháp luật được tách trong 1 điều luật bằng DẤU CHẤM PHẨY chứ không phải DẤU PHẨY cụ nhé. Nếu còn là dấu phẩy thì nó vẫn thuộc bộ phận của 1 quy phạm.
---------------- Het 4 -----------------------
Như đã hứa. Nhà cháu đã ngồi ngâm kiu thật kỹ NĐ 171 và đưa ra bảng báo giá chi tiết như sau.
Mời các cụ ngự lãm và in ra 1 bản, bỏ vào trong xe phòng khi hữu sự mang ra tra cứu.
Báo giá cũng bao gồm cả thẩm quyền của người được phép dừng xe hoạnh họe. Vì vậy các cụ cũng lưu ý để có biện pháp xử lý nếu sai thẩm quyền.
Mời các cụ download ở link dưới đây
https://app.box.com/s/pvero7ggc9kviylfoo3q
Cụ nào cần bản Excel để bỏ và ĐT thì down ở đây nhé:
https://app.box.com/s/3c368x1ajvpepkbim0xo
Cảm ơn các cụ
Chúc các cụ vui vẻ với báo giá mới
PHẦN HỎI ĐÁP: EM CẬP NHẬT CÁC NỘI DUNG THẮC MẮC VÀ CÂU TRẢ LỜI Ở ĐÂY LUÔN ĐỂ CÁC CỤ TIỆN THEO DÕI
---------------Câu hỏi 1-------------------
Cụ chủ thớt cho e hỏi là các lỗi đều bị phạt từ... đến ... Vậy thì khi nào thì bị phạt cao nhất và khi nào thì bị thấp nhất hay là do xxx thích phạt thế nào cũng đc ạ.
Trả lời câu hỏi của cụ như sau:
Căn cứ Điều 23 Luật xử lý Vi phạm hành chính.
Điều này quy định về Hình thức xử lý là PHẠT TIỀN.
Tại Khoản 4, Điều 23 này quy định như sau:
4. Mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó; nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt.
Như vậy, mức phạt sẽ là trung cộng của mức phạt giới hạn như hiện nay các xxx vẫn đang áp dung.
Nếu có tình tiết giảm nhẹ thì dùng mức tối thiểu
Nếu có tình tiết tang nặng thì dùng mức tối đa.
Nhưng tất cả không được vượt ra ngoài biên độ khung phạt.
Vậy thì, tình tiết giảm nhẹ hay tang nặng đều là do xxx quyết định. Vì thế, nói như cụ, là xxx thích phạt thế nào thì cũng chịu thôi, vì cái này là do cảm tính, miễn tranh cãi được các cụ nhé.
--------------- Hết 1-------------------
---------------Câu hỏi 2-------------------
Rất cảm ơn cụ chủ đã báo giá phạt vi phạm. Sau khi đọc e có đôi lời chưa hiểu, rất mong cụ chủ hoặc cụ nào biết thì giải ngố cho e với. Theo báo giá của điểm h khoản 2 và điểm đ của khoản 3 điều 5 NĐ171 thì e thấy hình thức vi phạm của 2 điểm này gần giống nhau hoàn toàn mà mức phạt lại khác nhau nhiều. Điểm h khoản 2 mức phạt từ 300-400, còn mức phạt của điểm c khoản 3 lại từ 600-800? E ngu nên nhờ các cụ giải ngố cho e với
Tương tự ở điểm l khoản 3 mức phạt từ 600-800, khoản 4 điểm k mức phạt từ 800- 1200, hai điểm này có cùng nội dung lỗi là vượt đèn đỏ nhưng mức phạt lại khác nhau? Các cụ giải ngố e xin cảm ơn!.
Trả lời cụ nhé:
- Điểm h Khoản 2 và Điểm đ Khoản 3 điều 5. Có thể cụ đọc thoáng qua thì thấy giống nhau. Nhưng cụ đọc kỹ lại giùm em. Nó khác nhau hoàn toàn cụ ạ. Sau mỗi dấu phẩy ngắt câu của từng điều là từng nội dung chi tiết của các lệnh cấm. Cùng với nhóm hành vi dừng đỗ sai quy định chẳng hạn. Nhưn chi tiết từng hành vi thì có mức độ phạt khác nhau, có cái nặng, có cái nhẹ. Vì vậy những cái nào nhẹ thì ở Khoản 2, cái nào nặng thì ở Khoản 3. Cụ ngâm cứu tiếp cho chắc nhé
- Điểm l Khoản 3: "Không chấp hành hiệu lệnh đèn giao thông" Ở đây cụ hiểu chỉ là hành vi ko tuân thủ tín hiệu đèn. Giả sử chỗ cụ đang dừng xe thuộc nhóm rẽ trái chẳng hạn, đèn xanh cho cụ rẽ trái, nhưng vì cụ muốn đi thẳng nên cóc rẽ trái, mà trước đó ngã tư ko có biển phân làn, ko có biển chỉ hướng đi dòng Phương tiện. Vậy hành vi này của cụ là ko chịu chấp hành tín hiệu đèn. Hoặc: Các cụ đang đi qua ngã tư, đèn nó đỏ choét các cụ dừng lại ngon lành. Đèn nó chuyển xanh, cụ mải ngắm gái, nên không chịu đi, cứ đứng ỳ ra nhìn mông e nào đó. Lỗi này cũng là không tuân thủ tín hiệu đèn giao thông (Nếu mông e nào đẹp thì e cũng thích bị phạt lõi này). Phạt nhẹ thôi. Điểm này là điểm mới so với NĐ 34 và 71. Vì vậy các cụ OFer nhà mình cần lưu ý, khi có điểm này đi theo kiểu thói quen và chỉ dựa vào biển báo / vạch đường là rất dễ bị xxx vịn. Lỗi này không bị treo giò
- Điểm k Khoản 4: Điểm này tức là các cụ cố tình vượt đèn đỏ và đèn vàng. Lỗi này nặng hơn. Nó chính là lỗi cố tình vượt đèn đỏ trước đây ạ. Và lỗi này thì sẽ bị phạt bổ sung thêm là treo giò 30 ngày
Cụ dreamwater ơi em vẫn chưa hiểu đoạn trên ạ, đặc biệt là chỗ bôi đỏ vì k có biển chỉ hướng phải theo thì mình hoàn toàn có thể đỗ ở làn nào tuỳ thích, tôi muốn đi thẳng thì khi đèn rẽ trái xanh nhưng đèn đi thẳng đỏ thì phải dừng lại, giống ngã tư Minh Khai, Bạch Mai ấy
Đoạn em giải thích chính là cái cụ đang thắc mắc đấy cụ ạ. Thế nên em mới bảo, đây là điểm mới, các cụ OF nhà mình cần lưu ý. Chính vì ko có biển phân làn, ta đứng đâu mà chả được, Ngã tư Bạch Mai là thế đấy. Chuẩn quá còn gì. Nhưng từ giờ trường hợp đèn đồng chu kỳ thì vô tư. Nhưng lệch chu kỳ thì lắm lúc cũng nhiều phiền toái nếu xxx muốn vịn ở điểm này. Thực ra nếu vịn là sai toét. Vì ko có biển phân làn, thì cứ khi nào có lệnh đèn đến hướng của cụ thì cụ đi, chả bắt bẻ được. Các cụ nào rắn thì vẫn chẳng xì nhê gì, nhưng những cụ non gan rất dễ bị thịt. Ở đây em nêu ra nhằm mục đích để các cụ nắm được tình huống nếu vướng phải thôi.
Còn thực tế, trường hợp này được giải thích là: Đến ngã tư, đèn chuyển sang vàng rồi nhưng vẫn chưa thành đỏ mà không chịu dừng lại, cứ vượt qua thì bị xếp vào lỗi này, phải phân biệt hoàn toàn với lỗi cố tình vượt đèn đỏ cụ nhé. Lỗi vượt đèn đỏ thì tách riêng ở Khoản 4 điểm k rồi.
Cái này có vẻ lủng củng, nhưng em nói lại thật ngắn gọn để các cụ khỏi phải nhớ nhiều theo đúng CHƯƠNG TRÌNH TẬP HUẤN NGHỊ ĐỊNH 171 CỦA xxx như sau:
- VƯỢT ĐÈN VÀNG: Phạt theo Điểm l Khoản 3
- VƯỢT ĐÈN ĐỎ: Phạt theo Điểm k Khoản 4
Thỏa mãn các cụ chưa ạ ?
---------------Hết 2-------------------
----------------Câu hỏi 3 ----------------------
Cụ chủ và mọi người nghiên cứu xem cái này thế nào.Em thấy TTGT được quyền dừng xe nhiều TH lắm.
Phần cụ bôi đỏ nói rõ rồi mà. Dừng và xử phạt THEO THẨM QUYỀN. còn thẩm quyền thế nào thì từng mục lỗi trong 171 đã chỉ rõ rồi đấy cụ. Cứ theo chi tiết mà làm, Thông tư là dành cho ngành của riêng họ, chúng ta người dân ko cần quan tâm. Với ng dân, chỉ cần quan tâm đến luật và nghị định thôi cụ ạTHÔNG TƯ
Quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra đường bộ
Điều 4. Dừng phương tiện giao thông đường bộ
1. Dừng phương tiện giao thông đường bộ trong trường hợp cấp thiết để kịp thời ngăn chặn hậu quả có thể xảy ra đối với công trình đường bộ theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 86 Luật Giao thông đường bộ, cụ thể như sau:
a) Phương tiện giao thông đường bộ đang lưu hành có dấu hiệu vượt quá tải trọng cho phép của cầu, đường bộ;
b) Phương tiện giao thông đường bộ đang lưu hành có dấu hiệu vượt khổ giới hạn cho phép của cầu, đường bộ;
c) Xe bánh xích lưu thông trực tiếp xích trên đường làm hư hại đường bộ;
d) Phương tiện giao thông đường bộ đổ đất, vật liệu xây dựng, các phế liệu khác trái phép lên đường bộ hoặc vào hành lang an toàn đường bộ.
2. Dừng phương tiện giao thông đường bộ để đình chỉ hành vi vi phạm theo quy định tại Điều 53 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính: khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền xử phạt của Thanh tra đường bộ quy định tại Nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, Thanh tra đường bộ đang thi hành công vụ yêu cầu người điều khiển phương tiện vi phạm dừng phương tiện để lập biên bản và tiến hành xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
3. Khi dừng phương tiện giao thông đường bộ, Thanh tra đường bộ có trách nhiệm sau đây:
a) Yêu cầu người điều khiển phương tiện xuất trình các giấy tờ liên quan;
b) Cân, đo, đếm để xác định tải trọng trục xe, tổng trọng lượng xe, kích thước hàng hoá, khổ giới hạn của phương tiện và ghi rõ vào biên bản vi phạm (nếu có);
c) Lập biên bản theo quy định và tạm giữ các giấy tờ liên quan để bảo đảm việc xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật;
d) Quyết định xử phạt vi phạm hành chính và quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật;
đ) Yêu cầu người điều khiển phương tiện hạ tải ngay phần quá tải, dỡ phần quá khổ, lắp guốc vào bánh xích; nếu gây hư hại cầu, đường phải khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do hành vivi phạm hành chính gây ra;
e) Yêu cầu người điều khiển phương tiện dọn chuyển ngay phần đất, vật liệu xây dựng, các phế liệu khác đã đổ trái phép lên đường bộ hoặc hành lang an toàn đường bộ;
g) Báo cáo cấp trên trực tiếp về việc dừng phương tiện khi kết thúc ca làm việc.
4. Việc dừng phương tiện giao thông đường bộ được thực hiện bằng hiệu lệnh dừng phương tiện quy định tại Điều 5 của Thông tư này.
5. Nghiêm cấm việc tuỳ tiện dừng phương tiện ảnh hưởng đến hoạt động của người và phương tiện tham gia giao thông.
----------------Hết 3 -------------------------
---------------- Cau hoi 4 ------------------
trong cái list báo giá này có 2 chỗ nói về việc đỗ xe mà bánh xe cách vỉa hè quá 25cm:
- 1 cái ghi là phát 300~400k (mục 2.g)
- 1 cái ghi là phạt 600~800k (mục 3.e)
Vậy cái nào đúng vậy các kụ?
Xin lỗi các cụ. Hôm qua do nhà cháu đang tất niên, có làm tý men phê phê nên mắt nó ko tinh, đọc chưa kỹ câu hỏi của cụ deewey. Thực ra là nó là thuộc 2 quy phạm khác nhau cụ Dewey ạ. Không có sạn ở đây như lúc đầu nhà cháu nói nhé. Bởi vì như nhà cháu nói, quy tắc sẽ ko bao giờ được phép có quy phạm trùng nhau mà
Cụ thể như sau:
Điểm h khoản 2 Điều 5: “Dừng xe không sát theo lề đường, hè phố phía bên phải theo chiều đi hoặc bánh xe gần nhất cách lề đường, hè phố quá 0,25 m” Có chế tài xử phạt là 300 – 400
Điểm e khoản 3 Điều 5: “Đỗ xe không sát theo lề đường, hè phố phía bên phải theo chiều đi hoặc bánh xe gần nhất cách lề đường, hè phố quá 0,25 m” có chế tài xử phạt là 400 - 600
Như vậy, ở trên là hoàn toàn khác nhau.
- Điểm h khoản 2 điều 5 là hành vi DỪNG XE
- Điểm e khoản 3 điều 5 là hành vi ĐỖ XE
Mong các cụ lưu ý cho, quy phạm pháp luật được tách trong 1 điều luật bằng DẤU CHẤM PHẨY chứ không phải DẤU PHẨY cụ nhé. Nếu còn là dấu phẩy thì nó vẫn thuộc bộ phận của 1 quy phạm.
---------------- Het 4 -----------------------
Chỉnh sửa cuối: