- Biển số
- OF-58293
- Ngày cấp bằng
- 4/3/10
- Số km
- 712
- Động cơ
- 451,341 Mã lực
Em vừa đọc thread này http://www.otofun.net/threads/554597-cac-cu-cho-em-hoi-voi-tinh-huong-nay-nguoi-nong-dan-phai-lam-gi
Em cũng đã comment luôn trong thread, nhưng nghĩ đây là vấn đề mới, tương đối nhiều cụ bức xúc mà chưa có cụ nào đưa ra giải pháp, nên xin phép lập thread mới để các cụ cùng thảo luận.
Em xin phép sử dụng hình ảnh của cách cụ trong thread, cụ AcidS và cụ chủ thread thanh_titan.
1. Tình huống
Các cụ bức xúc vì bì xxx bắt lỗi đi thẳng (không theo mũi tên rẽ trái) trong khi khoảng cách quá gần, không đủ để chuyển hướng rẽ (hoặc không phải hướng đi nên không rẽ).
Theo em, các cụ chưa để ý 1 điểm, đó là hiệu lực của mũi tên: hiệu lực của vạch kẻ đường trên (mũi tên) theo TT17 là tại nơi giao nhau kế tiếp (theo Quy chuẩn báo hiệu quốc gia - ban hành theo Thông tư 17/2012 của bộ Giao thông vận tải).
Ý kiến của em ngắn gọn:
- Luật GTĐB quy định về thứ tự tuân theo hiệu lực của báo hiệu (khi các hiệu lệnh báo hiệu khác nhau) như sau: người điều khiển > đèn tín hiệu > biển báo > vạch kẻ đường.
- Hiệu lệnh của mũi tên (thuộc loại vạch kẻ đường, mã cụ thể các bác xem tại TT17): có hiệu lực tại nơi giao nhau tiếp theo (chứ không phải trong làn đường nhé). Như vậy, tại ngã 4 (nơi giao nhau) cùng lúc có 2 hiệu lệnh của 2 mũi tên: 1 hiệu lệnh đi thẳng, 1 hiệu lệnh rẽ trái và cùng có hiệu lực như nhau (luật không quy định hiệu lực tại 1 điểm tuân theo cái xuất hiện trước hay xuất hiện sau, mà chỉ nói tuân theo loại báo hiệu), do vậy tôi không vi phạm.
- anh cho tôi ghi ý kiến trên vào biên bản, để tôi chụp lại ảnh hiện trường cùng biên bản...
Với kinh nghiệm của em, thì xxx sẽ bảo: "mời bố đi cho"...
* thêm: các cụ lưu ý hiệu lực của mũi tên, có khi ngay khi bắt đầu vào đoạn đường thì đã có mũi tên, đến lúc ra khỏi đoạn đường đó không có mũi tên, nhưng về hiệu lực, xxx bắt thì các bác vẫn không cãi được.
Bonus:
Thưa các cụ, sau khi trả lời ở thread bên kia, e nhận được phản hồi rất bổ ích của cụ Bongbin2009 mà có lẽ nhiều cụ quan tâm, em xin gộp luôn vào thread này cho đỡ lãng phí tài nguyên. Cụ thể như sau:
Cụ Bongbin2009: "Em hỏi kỹ cụ cái chỗ đỏ đỏ tí, nếu tại làn sát giải phân cách có mũi tên rẽ trái và đi thẳng, trên cao có 02 đèn hiệu (rẽ trái ở trong và đi thẳng ở ngoài) - không đồng thời, vậy khi đèn đi thẳng xanh và đèn rẽ trái đỏ, em có được đi thẳng không ợ và trường hợp này lý giải thế nào...".
Em đã trả lời cụ ấy như sau: Phân tích hiệu lệnh của từng báo hiệu tại ngã 4 (em cứ cho là ngã 4 cho dễ hiểu, mặc dù đúng ra gọi là nơi giao nhau), có 2 loại hiệu lệnh: hiệu lệnh của đèn tín hiệu (mũi tên rẽ trái màu đỏ, mũi tên đi thẳng màu xanh) và hiệu lệnh của vạch kẻ đường (mũi tên rẽ trái ở làn trong_sát giải phân cách, mũi tên đi thẳng ở làn ngoài).
- Thứ nhất, hiệu lệnh của đèn tín hiệu: mũi tên rẽ trái màu đỏ, mũi tên đi thẳng màu xanh > hiệu lệnh cho các phương tiện được đi thẳng, không được rẽ trái. Hết, không còn hiệu lệnh nào khác (bác nào nói đèn tín hiệu có thêm chức năng phân làn thì bác đó là xxx nhé).
- Thứ 2, hiệu lệnh của vạch kẻ đường_mũi tên rẽ trái ở làn trong: báo hiệu cho các xe trong làn đó, khi đến nơi giao nhau thì buộc phải rẽ trái (bác Bongbin2009 có lẽ chỉ quan tâm việc xe ở làn trong này có được đi thẳng không thôi, chứ cái làn có mũi tên đi thẳng thì chả thèm thắc mắc làm gì, nên em xin chỉ quan tâm đến làn này).
Như vậy, tại ngã 4, xe ở làn trong chịu 2 hiệu lệnh: đèn mũi tên chỉ cho đi thẳng (không cho rẽ trái) + vạch kẻ đường chỉ cho rẽ trái (không cho đi thẳng). Theo thứ tự phải tuân theo khi tại 1 điểm, có nhiều báo hiệu khác nhau ở trên (người điều khiển > đèn tín hiệu > biển báo > vạch kẻ đường) thì xe ở làn trong này nếu đi thẳng thì không vi phạm gì cả (vì thứ tự tuân theo hiệu lệnh của đèn tín hiệu cao hơn của vạch kẻ đường) > các bác đi thẳng thoải mái.
Tương tự với trường hợp: đèn đi thẳng màu đỏ, đèn rẽ trái màu xanh, xe ở trong làn mũi tên đi thẳng có thể rẽ trái mà không vi phạm.
Quy định như vậy là phù hợp với thực tế, bởi không có lẽ nào xe định đi thẳng, nhưng lại không được đi thẳng vì phải tuân theo mũi tên, trong khi việc đi thẳng không gây cản trở phương tiện nào khác (vì các phương tiện ở tất cả các làn không được rẽ trái rồi).
Nào, các bác Ofer, tự tin lên...
Quy tắc trên hơi trái với nguyên tắc phổ biển khác trong cuộc sống là: phải tuân theo tất cả, nên đôi khi các bác ngộ nhận việc mình phải tuân theo tất (kiểu như anh em phải tuân theo tất: công dân tuân theo pháp luật của nhà nước, đến công ty tuân nội quy, về nhà nghe lời vợ...) mà quên mất cái thứ tự kia.
Em cũng đã comment luôn trong thread, nhưng nghĩ đây là vấn đề mới, tương đối nhiều cụ bức xúc mà chưa có cụ nào đưa ra giải pháp, nên xin phép lập thread mới để các cụ cùng thảo luận.
Em xin phép sử dụng hình ảnh của cách cụ trong thread, cụ AcidS và cụ chủ thread thanh_titan.
1. Tình huống
Các cụ bức xúc vì bì xxx bắt lỗi đi thẳng (không theo mũi tên rẽ trái) trong khi khoảng cách quá gần, không đủ để chuyển hướng rẽ (hoặc không phải hướng đi nên không rẽ).
Theo em, các cụ chưa để ý 1 điểm, đó là hiệu lực của mũi tên: hiệu lực của vạch kẻ đường trên (mũi tên) theo TT17 là tại nơi giao nhau kế tiếp (theo Quy chuẩn báo hiệu quốc gia - ban hành theo Thông tư 17/2012 của bộ Giao thông vận tải).
Ý kiến của em ngắn gọn:
- Luật GTĐB quy định về thứ tự tuân theo hiệu lực của báo hiệu (khi các hiệu lệnh báo hiệu khác nhau) như sau: người điều khiển > đèn tín hiệu > biển báo > vạch kẻ đường.
- Hiệu lệnh của mũi tên (thuộc loại vạch kẻ đường, mã cụ thể các bác xem tại TT17): có hiệu lực tại nơi giao nhau tiếp theo (chứ không phải trong làn đường nhé). Như vậy, tại ngã 4 (nơi giao nhau) cùng lúc có 2 hiệu lệnh của 2 mũi tên: 1 hiệu lệnh đi thẳng, 1 hiệu lệnh rẽ trái và cùng có hiệu lực như nhau (luật không quy định hiệu lực tại 1 điểm tuân theo cái xuất hiện trước hay xuất hiện sau, mà chỉ nói tuân theo loại báo hiệu), do vậy tôi không vi phạm.
- anh cho tôi ghi ý kiến trên vào biên bản, để tôi chụp lại ảnh hiện trường cùng biên bản...
Với kinh nghiệm của em, thì xxx sẽ bảo: "mời bố đi cho"...
* thêm: các cụ lưu ý hiệu lực của mũi tên, có khi ngay khi bắt đầu vào đoạn đường thì đã có mũi tên, đến lúc ra khỏi đoạn đường đó không có mũi tên, nhưng về hiệu lực, xxx bắt thì các bác vẫn không cãi được.
Bonus:
Thưa các cụ, sau khi trả lời ở thread bên kia, e nhận được phản hồi rất bổ ích của cụ Bongbin2009 mà có lẽ nhiều cụ quan tâm, em xin gộp luôn vào thread này cho đỡ lãng phí tài nguyên. Cụ thể như sau:
Cụ Bongbin2009: "Em hỏi kỹ cụ cái chỗ đỏ đỏ tí, nếu tại làn sát giải phân cách có mũi tên rẽ trái và đi thẳng, trên cao có 02 đèn hiệu (rẽ trái ở trong và đi thẳng ở ngoài) - không đồng thời, vậy khi đèn đi thẳng xanh và đèn rẽ trái đỏ, em có được đi thẳng không ợ và trường hợp này lý giải thế nào...".
Em đã trả lời cụ ấy như sau: Phân tích hiệu lệnh của từng báo hiệu tại ngã 4 (em cứ cho là ngã 4 cho dễ hiểu, mặc dù đúng ra gọi là nơi giao nhau), có 2 loại hiệu lệnh: hiệu lệnh của đèn tín hiệu (mũi tên rẽ trái màu đỏ, mũi tên đi thẳng màu xanh) và hiệu lệnh của vạch kẻ đường (mũi tên rẽ trái ở làn trong_sát giải phân cách, mũi tên đi thẳng ở làn ngoài).
- Thứ nhất, hiệu lệnh của đèn tín hiệu: mũi tên rẽ trái màu đỏ, mũi tên đi thẳng màu xanh > hiệu lệnh cho các phương tiện được đi thẳng, không được rẽ trái. Hết, không còn hiệu lệnh nào khác (bác nào nói đèn tín hiệu có thêm chức năng phân làn thì bác đó là xxx nhé).
- Thứ 2, hiệu lệnh của vạch kẻ đường_mũi tên rẽ trái ở làn trong: báo hiệu cho các xe trong làn đó, khi đến nơi giao nhau thì buộc phải rẽ trái (bác Bongbin2009 có lẽ chỉ quan tâm việc xe ở làn trong này có được đi thẳng không thôi, chứ cái làn có mũi tên đi thẳng thì chả thèm thắc mắc làm gì, nên em xin chỉ quan tâm đến làn này).
Như vậy, tại ngã 4, xe ở làn trong chịu 2 hiệu lệnh: đèn mũi tên chỉ cho đi thẳng (không cho rẽ trái) + vạch kẻ đường chỉ cho rẽ trái (không cho đi thẳng). Theo thứ tự phải tuân theo khi tại 1 điểm, có nhiều báo hiệu khác nhau ở trên (người điều khiển > đèn tín hiệu > biển báo > vạch kẻ đường) thì xe ở làn trong này nếu đi thẳng thì không vi phạm gì cả (vì thứ tự tuân theo hiệu lệnh của đèn tín hiệu cao hơn của vạch kẻ đường) > các bác đi thẳng thoải mái.
Tương tự với trường hợp: đèn đi thẳng màu đỏ, đèn rẽ trái màu xanh, xe ở trong làn mũi tên đi thẳng có thể rẽ trái mà không vi phạm.
Quy định như vậy là phù hợp với thực tế, bởi không có lẽ nào xe định đi thẳng, nhưng lại không được đi thẳng vì phải tuân theo mũi tên, trong khi việc đi thẳng không gây cản trở phương tiện nào khác (vì các phương tiện ở tất cả các làn không được rẽ trái rồi).
Nào, các bác Ofer, tự tin lên...
Quy tắc trên hơi trái với nguyên tắc phổ biển khác trong cuộc sống là: phải tuân theo tất cả, nên đôi khi các bác ngộ nhận việc mình phải tuân theo tất (kiểu như anh em phải tuân theo tất: công dân tuân theo pháp luật của nhà nước, đến công ty tuân nội quy, về nhà nghe lời vợ...) mà quên mất cái thứ tự kia.
Chỉnh sửa cuối: