- Biển số
- OF-194307
- Ngày cấp bằng
- 16/5/13
- Số km
- 111
- Động cơ
- 328,710 Mã lực
xin thưa các cụ, như các cụ đã bình luận về vấn đề này ở đây ạ, em thấy hình như cụ nào cũng nghĩ là dừng đỗ vào vạch này khi chờ đèn đỏ , rẽ phải mà không đi vào làn có vạch này, hoặc khi đèn xanh mà đi thẳng vào làn có vạch này sẽ vi phạm luật GTĐB.
Nhưng sau một hồi nghiên cứu cái quy chuẩn QCVN 41:2012/BGTVT ban hành theo thông tư 17/2012/TT-BGTVT Ban hành “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ” thì trong phụ lục G về Vạch tín hiệu giao thông trên đường có tốc độ >60km/h và phụ lục H về Vạch tín hiệu giao thông trên đường có tốc độ <60km/h, em không thấy có cái vạch nào giống như cái vạch cho xe rẽ phải như dưới đây ạ
có cụ nói là vạch này là vạch 52 và 53 (vạch mắt võng trong QCVN41) nhưng các cụ cứ đọc kỹ và nhìn kỹ, trong QCVN41, vạch có màu vàng, vạch vành ngoài rộng 20cm, vạch mắt võng bên trong nghiên 45 độ so với vành ngoài, vạch rộng khoảng 10cm. mà vạch trên kia lại là màu trắng, vạch vành ngoài rộng bằng với vạch bên trong nên không thể là vạch 52 hoặc 53 được.
để minh chứng cho cái vạch được gọi tên là vạch mắt võng theo QCVN41:2012/BGTVT thì tối nay tranh thủ ra ngoài đường em đã chụp được cái ảnh này. các cụ đi trên đường Hà Nội thì sẽ gặp rất nhiều ở các điểm dừng xe buýt như đây ạ:
bỏi vậy, khi đi trên đường thì chúng ta hãy đi theo biển báo và vạch kẻ đường có trong Quy chuẩn trên ( vạch số 25 và 26 - mũi tên chỉ hướng trên mặt đường và biển 411 - chỉ hướng đi theo vạch kẻ đường trên mỗi làn đường), còn vạch kẻ cho xe rẽ phải kia thì không có tác dụng gì ạ.
Nếu xxx có bắt lỗi các cụ thì các cụ cứ hỏi lại xxx là vạch này có trong QCVN 41 không hay có trong luật GTĐB không. nếu không có thì không vi phạm gì cả.
Đây là em đối chiếu theo cái quy chuẩn kia ợ, còn cụ nào biết UBND thành phố Hà Nội có quy định nào khác không thì post lên cho anh em tham khảo ạ.
Dẫn chứng Quy chuẩn QCVN41:2012/BGTVT
P/s thêm vấn đề nữa: nếu mà đã có biển 411 với mũi tên chỉ hướng dưới mặt đường thì cần qué gì cái vạch kia phải không các cụ các mợ
Nhưng sau một hồi nghiên cứu cái quy chuẩn QCVN 41:2012/BGTVT ban hành theo thông tư 17/2012/TT-BGTVT Ban hành “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ” thì trong phụ lục G về Vạch tín hiệu giao thông trên đường có tốc độ >60km/h và phụ lục H về Vạch tín hiệu giao thông trên đường có tốc độ <60km/h, em không thấy có cái vạch nào giống như cái vạch cho xe rẽ phải như dưới đây ạ
có cụ nói là vạch này là vạch 52 và 53 (vạch mắt võng trong QCVN41) nhưng các cụ cứ đọc kỹ và nhìn kỹ, trong QCVN41, vạch có màu vàng, vạch vành ngoài rộng 20cm, vạch mắt võng bên trong nghiên 45 độ so với vành ngoài, vạch rộng khoảng 10cm. mà vạch trên kia lại là màu trắng, vạch vành ngoài rộng bằng với vạch bên trong nên không thể là vạch 52 hoặc 53 được.
để minh chứng cho cái vạch được gọi tên là vạch mắt võng theo QCVN41:2012/BGTVT thì tối nay tranh thủ ra ngoài đường em đã chụp được cái ảnh này. các cụ đi trên đường Hà Nội thì sẽ gặp rất nhiều ở các điểm dừng xe buýt như đây ạ:
bỏi vậy, khi đi trên đường thì chúng ta hãy đi theo biển báo và vạch kẻ đường có trong Quy chuẩn trên ( vạch số 25 và 26 - mũi tên chỉ hướng trên mặt đường và biển 411 - chỉ hướng đi theo vạch kẻ đường trên mỗi làn đường), còn vạch kẻ cho xe rẽ phải kia thì không có tác dụng gì ạ.
Nếu xxx có bắt lỗi các cụ thì các cụ cứ hỏi lại xxx là vạch này có trong QCVN 41 không hay có trong luật GTĐB không. nếu không có thì không vi phạm gì cả.
Đây là em đối chiếu theo cái quy chuẩn kia ợ, còn cụ nào biết UBND thành phố Hà Nội có quy định nào khác không thì post lên cho anh em tham khảo ạ.
Dẫn chứng Quy chuẩn QCVN41:2012/BGTVT
P/s thêm vấn đề nữa: nếu mà đã có biển 411 với mũi tên chỉ hướng dưới mặt đường thì cần qué gì cái vạch kia phải không các cụ các mợ
Chỉnh sửa cuối: