- Biển số
- OF-12367
- Ngày cấp bằng
- 31/12/07
- Số km
- 1,426
- Động cơ
- 537,814 Mã lực
Ke ke...! Nhà cháo rựt cái tít cho ló mấu, các cụ sẽ tò mò và nhất định sẽ vào đọc và cũng... sẽ thu được cái gì đó nhất định...?
Nhà cháo thấy hay quá nên sưu tầm về cho các cụ, mỗi ngày sẽ khuân về một ít...!
“Điều gì biến Trung Quốc thành một dân tộc hèn mọn?”
- Tác giả: Bá Dương - người Tàu đới nhá!
Người Trung Quốc tựa hồ không có tự tôn nên đối với nhau rất khó có được một quan niệm bình đẳng. Nếu anh không phải là chủ nhân của tôi thì tôi là chủ nhân của anh - tình hình này đưa đến một tâm trạng vừa bế tắc vừa không thể nhận sai lầm của mình. Mà sai lầm vẫn tiếp diễn hoài lại gây ra một não trạng sợ sệt.
Hãy lấy một ví dụ :
Tôi có một người bạn ở Đài Loan mắc bệnh nặng phải đem vào bệnh viện trung tâm, bác sĩ tiếp bao nhiêu ống thuốc mới cứu sống được. Hai ba hôm sau người nhà thấy tiền nhà thương này quá đắt muốn chuyển anh sang một bệnh viện bình dân, đến nói chuyện với bác sĩ điều trị.
Ông này nghe thế nổi trận lôi đình: "Cứu sống ông ấy chẳng phải là chuyện dễ, bây giờ lại muốn đổi bệnh viện à?". Nói xong sai người rút hết các ống thuốc ra làm bệnh nhân suýt nữa mất mạng.
Anh bạn lúc kể với tôi chuyện này trong lòng vẫn còn đầy bi hận. Tôi nói với anh: "Anh cho tôi biết tên tay bác sĩ ấy đi, tôi viết một bài vạch mặt nó ra". Anh ta giật bắn mình, vội nói: "Ấy! Anh đừng bộp chộp, hiếu sự. Nếu biết thế này tôi đã chẳng kể cho anh nghe làm gì!".
Nghe thế tôi muốn điên lên. Tôi bảo: "Anh sợ cái gì? Nó giỏi lắm thì cũng chỉ là bác sĩ thôi. Nếu anh bị bệnh lại, anh không gọi nó đến thì thôi chứ chả nhẽ nó lại cứ đến trị bệnh cho anh để báo thù à? Nếu có chuyện gì thì tôi đối phó với nó chứ can dự gì anh. Bài viết là do tôi, tôi không sợ thì anh sợ gì?".
Bạn tôi bảo: "Anh là đồ bạt mạng!".
Tôi tưởng thế nào! Thay vì khen ngợi sự can đảm của tôi thì anh lại đi chê trách tôi. Tôi nghĩ đây không phải là vấn đề của riêng mình anh, anh lại là bạn rất thân của tôi, anh cũng là người rất tốt, anh nói thế chỉ vì anh muốn bảo vệ tôi, không muốn cho tôi đi chuốc họa vào thân.
Đấy chính là cái não trạng sợ sệt, sợ sệt đủ mọi thứ trên đời mà tôi muốn nói.
Nhớ lại lần đầu tôi đi Mỹ, ở New York có một vụ án, một người Hoa bị bắn thọ thương, hung thủ bị bắt, nhưng nạn nhân lại không dám nhận diện.
Mọi người Trung Quốc đều sợ sệt đến độ không còn biết quyền lợi mình là gì thì làm sao còn biết đấu tranh, gìn giữ nó được? Mỗi khi gặp một chuyện gì xảy ra y nhiên lại nói: "Bỏ qua cho rồi!"
Mấy chữ " bỏ qua cho rồi " này đã giết hại không biết bao nhiêu người Trung Quốc và đã biến dân tộc Trung Quốc thành một dân tộc hèn mọn.
Giả sử tôi là một người nước ngoài hoặc một bạo chúa, đối với loại dân tộc như thế, nếu tôi không ngược đãi nó thì trời cũng không dung tôi.
Cái não trạng hãi sợ này đã nuôi dưỡng bao nhiêu bạo chúa, làm tổ ấm cho bao nhiêu bạo quan. Vì vậy bạo chúa bạo quan ở Trung Quốc không bao giờ bị tiêu diệt.
Trong truyền thống văn hóa Trung Quốc, các vị có thể xem ở "Tư trị thông giám" (Một pho sử của Tư Mã Quang tóm hết chuyện hơn 2.000 năm để làm gương cho người đời sau), cái việc bo bo giữ mình đã được xem là kim chỉ nam và nhấn mạnh năm lần bảy lượt. Bạo chúa, bạo quan cũng chỉ cần dân chúng cứ bo bo giữ mình là được, cho nên người Trung Quốc mới càng ngày càng khốn đốn đến như thế.
Nhà cháo thấy hay quá nên sưu tầm về cho các cụ, mỗi ngày sẽ khuân về một ít...!
“Điều gì biến Trung Quốc thành một dân tộc hèn mọn?”
- Tác giả: Bá Dương - người Tàu đới nhá!
Người Trung Quốc tựa hồ không có tự tôn nên đối với nhau rất khó có được một quan niệm bình đẳng. Nếu anh không phải là chủ nhân của tôi thì tôi là chủ nhân của anh - tình hình này đưa đến một tâm trạng vừa bế tắc vừa không thể nhận sai lầm của mình. Mà sai lầm vẫn tiếp diễn hoài lại gây ra một não trạng sợ sệt.
Hãy lấy một ví dụ :
Tôi có một người bạn ở Đài Loan mắc bệnh nặng phải đem vào bệnh viện trung tâm, bác sĩ tiếp bao nhiêu ống thuốc mới cứu sống được. Hai ba hôm sau người nhà thấy tiền nhà thương này quá đắt muốn chuyển anh sang một bệnh viện bình dân, đến nói chuyện với bác sĩ điều trị.
Ông này nghe thế nổi trận lôi đình: "Cứu sống ông ấy chẳng phải là chuyện dễ, bây giờ lại muốn đổi bệnh viện à?". Nói xong sai người rút hết các ống thuốc ra làm bệnh nhân suýt nữa mất mạng.
Anh bạn lúc kể với tôi chuyện này trong lòng vẫn còn đầy bi hận. Tôi nói với anh: "Anh cho tôi biết tên tay bác sĩ ấy đi, tôi viết một bài vạch mặt nó ra". Anh ta giật bắn mình, vội nói: "Ấy! Anh đừng bộp chộp, hiếu sự. Nếu biết thế này tôi đã chẳng kể cho anh nghe làm gì!".
Nghe thế tôi muốn điên lên. Tôi bảo: "Anh sợ cái gì? Nó giỏi lắm thì cũng chỉ là bác sĩ thôi. Nếu anh bị bệnh lại, anh không gọi nó đến thì thôi chứ chả nhẽ nó lại cứ đến trị bệnh cho anh để báo thù à? Nếu có chuyện gì thì tôi đối phó với nó chứ can dự gì anh. Bài viết là do tôi, tôi không sợ thì anh sợ gì?".
Bạn tôi bảo: "Anh là đồ bạt mạng!".
Tôi tưởng thế nào! Thay vì khen ngợi sự can đảm của tôi thì anh lại đi chê trách tôi. Tôi nghĩ đây không phải là vấn đề của riêng mình anh, anh lại là bạn rất thân của tôi, anh cũng là người rất tốt, anh nói thế chỉ vì anh muốn bảo vệ tôi, không muốn cho tôi đi chuốc họa vào thân.
Đấy chính là cái não trạng sợ sệt, sợ sệt đủ mọi thứ trên đời mà tôi muốn nói.
Nhớ lại lần đầu tôi đi Mỹ, ở New York có một vụ án, một người Hoa bị bắn thọ thương, hung thủ bị bắt, nhưng nạn nhân lại không dám nhận diện.
Mọi người Trung Quốc đều sợ sệt đến độ không còn biết quyền lợi mình là gì thì làm sao còn biết đấu tranh, gìn giữ nó được? Mỗi khi gặp một chuyện gì xảy ra y nhiên lại nói: "Bỏ qua cho rồi!"
Mấy chữ " bỏ qua cho rồi " này đã giết hại không biết bao nhiêu người Trung Quốc và đã biến dân tộc Trung Quốc thành một dân tộc hèn mọn.
Giả sử tôi là một người nước ngoài hoặc một bạo chúa, đối với loại dân tộc như thế, nếu tôi không ngược đãi nó thì trời cũng không dung tôi.
Cái não trạng hãi sợ này đã nuôi dưỡng bao nhiêu bạo chúa, làm tổ ấm cho bao nhiêu bạo quan. Vì vậy bạo chúa bạo quan ở Trung Quốc không bao giờ bị tiêu diệt.
Trong truyền thống văn hóa Trung Quốc, các vị có thể xem ở "Tư trị thông giám" (Một pho sử của Tư Mã Quang tóm hết chuyện hơn 2.000 năm để làm gương cho người đời sau), cái việc bo bo giữ mình đã được xem là kim chỉ nam và nhấn mạnh năm lần bảy lượt. Bạo chúa, bạo quan cũng chỉ cần dân chúng cứ bo bo giữ mình là được, cho nên người Trung Quốc mới càng ngày càng khốn đốn đến như thế.