- Biển số
- OF-4349
- Ngày cấp bằng
- 21/4/07
- Số km
- 8,181
- Động cơ
- 626,357 Mã lực
Lại nhân thể có kụ hỏi về Viêm đại tràng, e post bài này để các kụ tham khảo.
Mục đích để các kụ THAM KHẢO hiểu thêm về căn bệnh mà mình hoặc người thân đang phải khó chịu vì nó. Không nên tự điều trị cho mình 1 cách cảm tính hoặc nghe tư vấn thiếu căn cứ, làm bệnh diẽn biến dai dẳng hoặc nặng thêm.
Viêm đại tràng là một bệnh lý thường gặp, tỉ lệ khá cao trong các bệnh ở đường tiêu hóa. VĐT hay có xu hướng diễn tiến thành mạn tính, được cho là khó chữa, dễ tái phát. Việc chẩn đoán nguyên nhân cũng thường khó, điều trị kéo dài.
A- ĐỐI VỚI TÂY Y
* Nguyên nhân: nguyên nhân dẫn đến viêm đại tràng rất phong phú, chia làm 2 nhóm chính:
Nhóm 1 – Viêm đại tràng do nhiễm:
- Nhiễm lao, lậu, clostridium sp
- Nhiễm kí sinh trùng: lỵ amip, Giardia lamblia.
- Nhiễm siêu vi: Cytomegalovirus. Herpes simplex…
- Nhiễm nấm: Candida…
Nhóm 2 – Viêm đại tràng không do nhiễm:
- Viêm loét đại tràng vô căn.
- Bệnh Crohn.
- Do xạ trị vùng chậu.
- Do thiếu máu.
- Do các thủ thuật thăm dò đai trực tràng…
Chứng trạng chủ yếu của viêm đại tràng là hiện tượng viêm, loét và dẫn đến rối loạn chức năng đại tràng.
* Một số bệnh viêm đại tràng thường gặp:
1. Viêm đại tràng do Amip:
- Nguyên nhân: do đơn bào Amip Entamoeba history amoebidae (lây qua đường tiêu hóa) gây ra những ổ viêm loét ở manh tràng, đại tràng và trực tràng. Kén Amip có thể trú ngụ lâu dài trong thành ruột, tạo thành những “hang”, rất khó tấn công.
- Triệu chứng chủ yếu: đi ngoài phân nhầy lẫn máu kèm cảm giác mót rặn và đau bụng, đau quặn từng cơn. Bệnh thường kéo dài khó chữa và hay tái phát.
- Chẩn đoán xác định viêm đại tràng do Amip khá khó khăn, cần làm các xét nghiệm đặc hiệu (chụp, nội soi, sinh thiết…)
2. Viêm đại tràng do lao:
- Thường phát sinh sau lao phổi (50% bệnh nhân lao ruột có tổn thương lao ở phổi). Nhưng cũng có thể không có lao phổi trước đó, mà bệnh nhân nhiễm vi khuẩn lao qua đường ăn uống.
- Bệnh có xu hướng mạn tính, biểu hiện bởi những triệu chứng nhiếm lao: sốt nhẹ về chiều, mệt mỏi biếng ăn, thể trạng suy sụp… Kèm theo là rối loạn tiêu hóa (tiêu chảy kéo dài, phân lẫn nhớt hoặc có máu). Có thể biến chứng gây tắc ruột hoặc lao màng bụng
- Chẩn đoán VĐT do lao cần dựa vào xét nghiệm tìm vi khuẩn lao trong phân. Chụp X-quang và nội soi đại tràng sinh thiết để xác định tổn thương và tìm tế bào điển hình của lao.
3. Viêm đại tràng giả mạc:
- Nguyên nhân: do vi khuẩn C.difficile, là loại vi khuẩn ở ruột, bình thường không gây bệnh nhưng do người bệnh sử dụng kháng sinh dài ngày hoặc do ăn uống gây loạn khuẩn ruột. Bệnh luôn có xu hướng diễn tiến mạn tính thành những tổn thương dạng như màng ở bề mặt niêm mạc đại tràng, làm bệnh nhân rối loạn đại tiện (đi ngoài phân lỏng, có thể toàn nước thậm chí có lẫn máu, hay có sốt và triệu chứng nhiễm độc do độc tố vi khuẩn kèm theo).
- Chẩn đoán dựa vào cấy phân tìm vi khuẩn, nội soi và sinh thiết đại tràng .
4. Viêm loét đại tràng vô căn:
- Nguyên nhân: không tìm thấy nguyên nhân như vi trùng, ký sinh trùng nấm hay siêu vi ở đại tràng. Nguyên nhân có thể là liên quan đến những rối loạn miễn dịch hoặc do stress nặng.
- Triệu chứng: đau bụng, đau quặn từng cơn, rối loạn đại tiện (buồn đi ngoài liên tiếp), phân có nhầy máu, kèm theo sốt, giảm cân nhan chóng. Ngoài ra bệnh nhân còn có những triệu chứng đau do viêm các khớp hoặc viêm đốt sống. Bệnh diễn biến phức tạp, có thể gây biến chứng nặng nề như thủng ruột, phình đại tràng và ung thư hóa.
- Chẩn đoán: chủ yếu dựa vào nội soi đại tràng và sinh thiết.
* Điều trị: thường dai dẳng, với từng nguyên nhân cụ thể có cách điều trị khác nhau (Kháng sinh, kháng lao, bảo vệ niêm mạc đường tiêu hóa, thuốc chống tiêu chẩy, điều hòa nhu động ruột, điều chỉnh chế độ ăn để tạo cân bằng vi khuẩn đường ruột…).
B- ĐỐI VỚI ĐÔNG Y
Chủ yếu tập trung miêu tả, nghiên cứu và luận trị đối với viêm đại tràng mạn tính.
Theo Đông y, Viêm đại tràng mạn là chứng bệnh thuộc phạm vi chứng “phúc thống”, “tiết tả”, “lỵ tật”, “tràng phong”…
* Nguyên nhân gây Viêm đại tràng mạn tính cũng phong phú, có 4 nhóm nguyên nhân chính:
1.Viêm đại tràng mạn tính do lục dâm: do các loại tà khí xâm phạm vào tạng phủ, kinh lạc gây nên. Thường là do các loại khí: phong – nhiệt – thử – thấp. Trong đó do “thấp” là hay gặp nhất.
2.Do nguyên nhân ẩm thực thất điều: là ăn uống mất điều độ, không hợp vệ sinh, ăn nhiều đồ béo, tanh, sống, lạnh hoặc ham ăn các đồ hậu vị, uống quá nhiều rượu hoặc có thể do đau ốm dùng thuốc kéo dài…
3.Nguyên nhân do thất tình nội thương: nghĩa là do các trạng thái tâm lý thái quá kéo dài không có lợi, nhất là các trạng thái lo lắng phiền muộn, cáu giận…
4.Nguyên nhân do tỳ vị hư: thể trạng bệnh nhân suy nhược, không đảm bảo chế độ dinh dưỡng hoặc do ốm đau kéo dài khí huyết hư suy..
* Điều trị: Đông y đặc biệt đề cao tính linh hoạt của phép điều trị đối với từng người bệnh, trên quan điểm điều trị : không có “bệnh” cố định, mà chỉ có “người bệnh”. Bởi cùng là một bệnh nhưng mỗi người có biểu hiện khác nhau, mức độ bệnh khác nhau, khả năng hấp thụ thuốc khác nhau. Dựa trên khám xét, với biện chứng luận trị chặt chẽ để phân loại bệnh nhân theo các thể như trên, từ đó xây dựng “pháp” điều trị đối với mỗi bệnh nhân cụ thể.
- Đối với thể thấp nhiệt uẩn kết thì pháp điều trị phải thanh nhiệt táo thấp.
- Đối với thể can tỳ bất hòa thì phải sơ can kiện tỳ.
- Đối với thể tỳ vị hư nhược, thanh trọc không phân thì phải kiện bổ tỳ vị, phân thanh giáng trọc.
- Đối với thể tỳ thận dương hư phải ôn thận kiên tỳ, sáp trường chỉ tả.
- Đối với thể khí trệ huyết ứ phải hành khí hoạt huyết, kiện tỳ ích khí.
- Đối với thể âm huyết hư suy phải tư âm bổ huyết, hóa thấp trừ nhiệt
Với mỗi pháp điều trị đếu có nhiều phương để thực hiện, có thể là phương điều trị có dùng thuốc, có thể là không dùng thuốc, hoặc cũng có thể chỉ cần sử dung “ẩm thực trị liệu” hay “khí công liệu pháp”… mà đẩy lui bệnh tật (Bởi quan điểm của Đông y trong chữa trị là phải đảm bảo tính toàn diện). Thuốc điều trị viêm đại tràng mạn tính tùy trường hợp có thể là những phương thuốc dân gian, phương thuốc cổ phương hoặc nghiệm phương (lấy từ những kinh nghiệm thực tế đã điều trị thành công) hoặc các thành phẩm được sản xuất phù hợp với từng thể bệnh cụ thể như đã miêu tả ở trên.
Đối với Viêm đại tràng mạn tính, việc điều trị nó có thể nói là một trong những thế mạnh của Đông y, với hiệu quả đặc biệt và toàn diện.
* Vấn đề phòng bệnh
1. Cần chú ý vệ sinh thực phẩm, ăn uống, tránh những thức ăn không an toàn (ví dụ sữa tươi chưa tiệt trùng, các món gỏi…), tránh dùng kháng sinh kéo dài, điều trị tích cực và dứt điểm khi bị lao.
3. Khi có rối loạn đại tiện, phân có nhầy máu cần khám sớm để chẩn đoán xác định (khám kỹ còn có ý nghĩa loại trừ bệnh ung thư đại tràng).
Bs Lê Hải Quân
Mục đích để các kụ THAM KHẢO hiểu thêm về căn bệnh mà mình hoặc người thân đang phải khó chịu vì nó. Không nên tự điều trị cho mình 1 cách cảm tính hoặc nghe tư vấn thiếu căn cứ, làm bệnh diẽn biến dai dẳng hoặc nặng thêm.
Viêm đại tràng là một bệnh lý thường gặp, tỉ lệ khá cao trong các bệnh ở đường tiêu hóa. VĐT hay có xu hướng diễn tiến thành mạn tính, được cho là khó chữa, dễ tái phát. Việc chẩn đoán nguyên nhân cũng thường khó, điều trị kéo dài.
A- ĐỐI VỚI TÂY Y
* Nguyên nhân: nguyên nhân dẫn đến viêm đại tràng rất phong phú, chia làm 2 nhóm chính:
Nhóm 1 – Viêm đại tràng do nhiễm:
- Nhiễm lao, lậu, clostridium sp
- Nhiễm kí sinh trùng: lỵ amip, Giardia lamblia.
- Nhiễm siêu vi: Cytomegalovirus. Herpes simplex…
- Nhiễm nấm: Candida…
Nhóm 2 – Viêm đại tràng không do nhiễm:
- Viêm loét đại tràng vô căn.
- Bệnh Crohn.
- Do xạ trị vùng chậu.
- Do thiếu máu.
- Do các thủ thuật thăm dò đai trực tràng…
Chứng trạng chủ yếu của viêm đại tràng là hiện tượng viêm, loét và dẫn đến rối loạn chức năng đại tràng.
* Một số bệnh viêm đại tràng thường gặp:
1. Viêm đại tràng do Amip:
- Nguyên nhân: do đơn bào Amip Entamoeba history amoebidae (lây qua đường tiêu hóa) gây ra những ổ viêm loét ở manh tràng, đại tràng và trực tràng. Kén Amip có thể trú ngụ lâu dài trong thành ruột, tạo thành những “hang”, rất khó tấn công.
- Triệu chứng chủ yếu: đi ngoài phân nhầy lẫn máu kèm cảm giác mót rặn và đau bụng, đau quặn từng cơn. Bệnh thường kéo dài khó chữa và hay tái phát.
- Chẩn đoán xác định viêm đại tràng do Amip khá khó khăn, cần làm các xét nghiệm đặc hiệu (chụp, nội soi, sinh thiết…)
2. Viêm đại tràng do lao:
- Thường phát sinh sau lao phổi (50% bệnh nhân lao ruột có tổn thương lao ở phổi). Nhưng cũng có thể không có lao phổi trước đó, mà bệnh nhân nhiễm vi khuẩn lao qua đường ăn uống.
- Bệnh có xu hướng mạn tính, biểu hiện bởi những triệu chứng nhiếm lao: sốt nhẹ về chiều, mệt mỏi biếng ăn, thể trạng suy sụp… Kèm theo là rối loạn tiêu hóa (tiêu chảy kéo dài, phân lẫn nhớt hoặc có máu). Có thể biến chứng gây tắc ruột hoặc lao màng bụng
- Chẩn đoán VĐT do lao cần dựa vào xét nghiệm tìm vi khuẩn lao trong phân. Chụp X-quang và nội soi đại tràng sinh thiết để xác định tổn thương và tìm tế bào điển hình của lao.
3. Viêm đại tràng giả mạc:
- Nguyên nhân: do vi khuẩn C.difficile, là loại vi khuẩn ở ruột, bình thường không gây bệnh nhưng do người bệnh sử dụng kháng sinh dài ngày hoặc do ăn uống gây loạn khuẩn ruột. Bệnh luôn có xu hướng diễn tiến mạn tính thành những tổn thương dạng như màng ở bề mặt niêm mạc đại tràng, làm bệnh nhân rối loạn đại tiện (đi ngoài phân lỏng, có thể toàn nước thậm chí có lẫn máu, hay có sốt và triệu chứng nhiễm độc do độc tố vi khuẩn kèm theo).
- Chẩn đoán dựa vào cấy phân tìm vi khuẩn, nội soi và sinh thiết đại tràng .
4. Viêm loét đại tràng vô căn:
- Nguyên nhân: không tìm thấy nguyên nhân như vi trùng, ký sinh trùng nấm hay siêu vi ở đại tràng. Nguyên nhân có thể là liên quan đến những rối loạn miễn dịch hoặc do stress nặng.
- Triệu chứng: đau bụng, đau quặn từng cơn, rối loạn đại tiện (buồn đi ngoài liên tiếp), phân có nhầy máu, kèm theo sốt, giảm cân nhan chóng. Ngoài ra bệnh nhân còn có những triệu chứng đau do viêm các khớp hoặc viêm đốt sống. Bệnh diễn biến phức tạp, có thể gây biến chứng nặng nề như thủng ruột, phình đại tràng và ung thư hóa.
- Chẩn đoán: chủ yếu dựa vào nội soi đại tràng và sinh thiết.
* Điều trị: thường dai dẳng, với từng nguyên nhân cụ thể có cách điều trị khác nhau (Kháng sinh, kháng lao, bảo vệ niêm mạc đường tiêu hóa, thuốc chống tiêu chẩy, điều hòa nhu động ruột, điều chỉnh chế độ ăn để tạo cân bằng vi khuẩn đường ruột…).
B- ĐỐI VỚI ĐÔNG Y
Chủ yếu tập trung miêu tả, nghiên cứu và luận trị đối với viêm đại tràng mạn tính.
Theo Đông y, Viêm đại tràng mạn là chứng bệnh thuộc phạm vi chứng “phúc thống”, “tiết tả”, “lỵ tật”, “tràng phong”…
* Nguyên nhân gây Viêm đại tràng mạn tính cũng phong phú, có 4 nhóm nguyên nhân chính:
1.Viêm đại tràng mạn tính do lục dâm: do các loại tà khí xâm phạm vào tạng phủ, kinh lạc gây nên. Thường là do các loại khí: phong – nhiệt – thử – thấp. Trong đó do “thấp” là hay gặp nhất.
2.Do nguyên nhân ẩm thực thất điều: là ăn uống mất điều độ, không hợp vệ sinh, ăn nhiều đồ béo, tanh, sống, lạnh hoặc ham ăn các đồ hậu vị, uống quá nhiều rượu hoặc có thể do đau ốm dùng thuốc kéo dài…
3.Nguyên nhân do thất tình nội thương: nghĩa là do các trạng thái tâm lý thái quá kéo dài không có lợi, nhất là các trạng thái lo lắng phiền muộn, cáu giận…
4.Nguyên nhân do tỳ vị hư: thể trạng bệnh nhân suy nhược, không đảm bảo chế độ dinh dưỡng hoặc do ốm đau kéo dài khí huyết hư suy..
* Điều trị: Đông y đặc biệt đề cao tính linh hoạt của phép điều trị đối với từng người bệnh, trên quan điểm điều trị : không có “bệnh” cố định, mà chỉ có “người bệnh”. Bởi cùng là một bệnh nhưng mỗi người có biểu hiện khác nhau, mức độ bệnh khác nhau, khả năng hấp thụ thuốc khác nhau. Dựa trên khám xét, với biện chứng luận trị chặt chẽ để phân loại bệnh nhân theo các thể như trên, từ đó xây dựng “pháp” điều trị đối với mỗi bệnh nhân cụ thể.
- Đối với thể thấp nhiệt uẩn kết thì pháp điều trị phải thanh nhiệt táo thấp.
- Đối với thể can tỳ bất hòa thì phải sơ can kiện tỳ.
- Đối với thể tỳ vị hư nhược, thanh trọc không phân thì phải kiện bổ tỳ vị, phân thanh giáng trọc.
- Đối với thể tỳ thận dương hư phải ôn thận kiên tỳ, sáp trường chỉ tả.
- Đối với thể khí trệ huyết ứ phải hành khí hoạt huyết, kiện tỳ ích khí.
- Đối với thể âm huyết hư suy phải tư âm bổ huyết, hóa thấp trừ nhiệt
Với mỗi pháp điều trị đếu có nhiều phương để thực hiện, có thể là phương điều trị có dùng thuốc, có thể là không dùng thuốc, hoặc cũng có thể chỉ cần sử dung “ẩm thực trị liệu” hay “khí công liệu pháp”… mà đẩy lui bệnh tật (Bởi quan điểm của Đông y trong chữa trị là phải đảm bảo tính toàn diện). Thuốc điều trị viêm đại tràng mạn tính tùy trường hợp có thể là những phương thuốc dân gian, phương thuốc cổ phương hoặc nghiệm phương (lấy từ những kinh nghiệm thực tế đã điều trị thành công) hoặc các thành phẩm được sản xuất phù hợp với từng thể bệnh cụ thể như đã miêu tả ở trên.
Đối với Viêm đại tràng mạn tính, việc điều trị nó có thể nói là một trong những thế mạnh của Đông y, với hiệu quả đặc biệt và toàn diện.
* Vấn đề phòng bệnh
1. Cần chú ý vệ sinh thực phẩm, ăn uống, tránh những thức ăn không an toàn (ví dụ sữa tươi chưa tiệt trùng, các món gỏi…), tránh dùng kháng sinh kéo dài, điều trị tích cực và dứt điểm khi bị lao.
3. Khi có rối loạn đại tiện, phân có nhầy máu cần khám sớm để chẩn đoán xác định (khám kỹ còn có ý nghĩa loại trừ bệnh ung thư đại tràng).
Bs Lê Hải Quân