[ATGT] 2 năm 8 vụ lật xe cotainer- thiết kế cầu vượt Cát Lái có sai không?

coixay

Xe buýt
Biển số
OF-73563
Ngày cấp bằng
22/9/10
Số km
629
Động cơ
430,490 Mã lực
Có cụ nào làm bên thiết kế giao thông biết các thông số thiết kế cái cầu vượt này không? Em đo trên google map thì bán kính cong nó chỉ ~55m, còn độ dốc siêu cao chỉ các cụ có bản vẽ mới biết. Dù thế, bán kính cong nhỏ thế này thì tốc độ an toàn chỉ <40km/h. Xe con có thể chạy 50-60km/h chứ xe tải, nhất là cont dễ bị lật lắm!

Em thấy như trong cái đồ án này tính toán chi tiết cả tỷ lệ tai nạn thì chắc cái cầu vượt này tính âủ rồi! http://doc.edu.vn/tai-lieu/do-an-thiet-ke-nut-giao-thong-tai-vi-tri-giao-cua-duong-vanh-dai-4-va-quoc-lo-23-1524/

Và tpHCM còn nhiều khúc cua tử thần khác tương tự. Lỗi hệ thống của GT tpHCM? http://khampha.vn/tin-nhanh/tphcm-am-anh-nhung-khuc-cua-tu-than-c4a82074.html

Nhiều xe container bị lật trên cầu vượt Cát Lái: Thiết kế hại tài xế?
Cập nhật, 05:47, Thứ Sáu, 10/05/2013 (GMT+7)
Sau 2 năm đưa vào sử dụng, trên đoạn cua của cầu vượt Cát Lái (Q2, TP Hồ Chí Minh), trung bình mỗi quý xảy ra 1 vụ lật xe container, thùng xe văng xuống đường khiến người dân vô cùng lo sợ. Nếu không kịp thời tìm nguyên nhân khắc phục, tai nạn chết người có thể xảy ra bất cứ lúc nào...

Xe lật như... động đất

Công trình cầu vượt Cát Lái được Ban Quản lý dự án Đại lộ Đông Tây và cải thiện môi trường nước TP HCM khánh thành và đưa vào sử dụng từ năm 2010. Sau 2 năm, theo thống kê của Công an Q.2, trên đoạn đường này đã xảy ra 8 vụ lật xe container. Là một chuyên gia về giao thông, thường xuyên đi lại trên Xa lộ Hà Nội, Thạc sỹ Phạm Sanh (Đại học Giao thông vận tải) không khỏi lo ngại về những vụ xe container bị lật trên cầu vượt Cát Lái. Tuy chưa xảy ra chết người nhưng mức độ nguy hiểm tiềm ẩn của những vụ tai nạn này rất đáng báo động. “Một thùng container có trọng lượng thông thường từ 20 đến 30 tấn, chiều dài từ 6 đến 12m, rơi xuống từ độ cao gần 10m, chắc ai cũng đoán được điều gì có thể xảy ra khi bên dưới rất nhiều phương tiện lưu thông”, ông Sanh lo ngại.


Ở góc độ vận tải, ông Lương Hoàng Trung - Phó Chủ tịch Hiệp hội Vận tải hàng hóa TP HCM cho rằng cần tìm ra nguyên nhân căn bản để giải quyết triệt để tai nạn ở đây. “Không thể cứ thấy tai nạn là hạn chế tốc độ. Nếu là lỗi do tài xế thiếu kinh nghiệm khi lái xe vào cua, lên dốc, chạy quá tốc độ... thì cắm thêm biển cảnh báo. Nhưng nếu lỗi về kỹ thuật thì phải có cách xử lý để đảm bảo an toàn một cách lâu dài”, ông Trung kiến nghị.
Anh Đoàn Trung sống ở Quận 2 TP HCM cho biết, nhà anh gần cầu vượt, mỗi lần xe container lật nghe như động đất, mặt cầu rung chuyển, người dân qua lại bên dưới cầu vượt rất lo sợ xe bay qua thành cầu rơi xuống đầu.

Cũng cần nói rằng, ngay sau khi xảy ra những vụ tai nạn đầu tiên, Sở GTVT đã thực hiện các giải pháp khắc phục như lắp dải phân cách mềm, cắm biển báo hạn chế tốc độ xuống còn 30km/h thay vì 40km/h như trước.

Tuy nhiên, tai nạn không dừng lại. Mỗi lần có xe container kềnh càng lật, giao thông lại ách tắc, người dân tiếp tục hoang mang. Mới đây nhất là ngày 7/5, một xe container khi qua khúc cua này cũng bị lật trên cầu. Thùng container rơi ra khỏi rơ - moóc, nằm chênh vênh bên thành cầu.

Ông Hà Ngọc Trường - Phó Chủ tịch thường trực Hội Cầu đường cảng TP HCM cho rằng, lỗi đầu tiên phải xét đến chủ quan của tài xế. Nếu chạy vượt quá tốc độ, không khóa chốt thùng container vào rơ - moóc thì khi xe qua góc cua sẽ bị rơi thùng. Theo ông Trường, tai nạn phần nhiều do tài xế thiếu kinh nghiệm khi đi qua đây. Với độ dốc cầu là 4% thì tài xế phải lấy đà từ xa, không thể khi lên dốc rồi mới nhấn ga, ôm cua, cùng với trọng lượng của thùng xe lớn thì sẽ bị lật ngay. Ông Trường bác bỏ ý kiến cho rằng, độ cua quá lớn là nguyên chính gây tai nạn. “Không thể đổ lỗi nguyên nhân do cầu được, bởi thiết kế là do tư vấn Nhật thực hiện và được Hội đồng nghiệm thu Nhà nước thẩm định”, ông Trường nói.

Cầu thế, sao tránh được tai nạn (!)

Trong khi đó, Thạc sỹ Phạm Sanh cho rằng, nguyên nhân sự cố thường xảy ra ở cầu vượt Cát Lái cơ bản bắt nguồn từ sai sót thiết kế, thẩm định và phê duyệt thiết kế. Thiết kế quá rủi ro, đẩy công trình đến mấp mé trạng thái giới hạn sử dụng, làm sao tránh được tai nạn ? Nếu thiết kế hoàn toàn đúng thì Sở GTVT cần gì phải giới hạn vận tốc xe, ban đầu là 40km/h, sau xuống 30km/h? - ông Sanh phân tích.

Cùng quan điểm này, ông Vũ Kiến Thiết - Giám đốc Khu QLGTĐT số 2 (Sở GTVT TP HCM) cũng cho rằng thiết kế độ mở rộng bụng của đường cong trên cầu vượt Cát Lái còn thiếu khoảng 1m so với Tiêu chuẩn Việt Nam.


Hiện trường một vụ lật xe container trên cầu Cát Lái
Sở GTVT đang tiến hành việc lắp đặt camera quan sát bao gồm camera PTZ có độ phân giải cao đặt trên trụ chiếu sáng của cầu vượt A, cách mặt cầu 5m. Camera cố định sẽ quan sát làn xe và có hệ thống đo tốc độ phương tiện. Những trường hợp chạy quá tốc độ sẽ bị xử lý khi qua khỏi cầu. Nhưng theo các chuyên gia, giải pháp này chưa thực sự căn cơ. Bởi xe chạy quá tốc độ thì có khi đã tự gây tai nạn trên cầu trước khi bị xử phạt.

Sở GTVT đã yêu cầu Khu QLGTĐT số 2 nghiên cứu, bổ sung các nội dung thử nghiệm điều chỉnh từ 2 làn xe chạy thành 1 làn xe. Xác định quỹ đạo xe chạy, trên cơ sở đó, xác định bề rộng làn xe, bố trí vạch sơn trong khu vực đường cong phù hợp với quỹ đạo xe lưu thông theo từng tốc độ thử nghiệm. Một cán bộ Sở GTVT cho biết, ngoài việc ghi nhận hình ảnh, tốc độ xe chạy cần ghi nhận thêm thao tác xử lý, cảm nhận của người điều khiển xe tương ứng với tốc độ thử nghiệm. Thử nghiệm trường hợp có 2 xe lưu thông cùng lúc tại vị trí đường cong tương ứng với tốc độ thử nghiệm. Qua thực tế, ghi nhận quỹ đạo xe lưu thông làm hư hỏng các cọc tiêu phân làn để xác định điều chỉnh vị trí lắp đặt cho phù hợp. Ngoài ra, phải đo độ nhám mặt đường làm cơ sở đề xuất phương án sửa chữa để tăng cường độ nhám. “Từ kết quả thử nghiệm sẽ được căn cứ để đề xuất giải pháp phù hợp, đầy đủ và hoàn chỉnh hơn”, vị cán bộ này khẳng định.

Nguyễn Việt Hùng - Công ty TNHH Vận tải Công Thành:
Không hiểu sao tai nạn hoài?

Xe của công ty tôi mỗi ngày đi qua đây hàng chục chuyến. Dù được công ty cảnh báo liên tục phải làm chủ tốc độ khi đi qua đoạn này, nhưng tôi vẫn rất lo lắng. Hàng chất trong thùng container ra sao tôi không biết, trong khi đó khớp nối giữa rơ móoc với đầu kéo là khớp động trên một điểm nhỏ. Chỉ cần chạy hơi nhanh khi ôm cua sẽ tạo ra lực ly tâm lớn, lúc đó rơ moóc có thể tung ra khỏi đầu kéo gây tai nạn như chơi. Mà kể cả mình không gây tai nạn nhưng nếu xe đi đằng trước gây tai nạn mà chở hóa chất thì xe mình đi sau lãnh đủ.

Vừa rồi, Sở GTVT có cắm biển báo hạn chế tốc độ nhưng lại cắm quá gần, khiến tài xế không kịp trở tay. Theo tôi, nên cắm biển báo từ xa mới có tác dụng cảnh báo. Điều tôi và anh em lái xe thắc mắc là tại sao trên nhiều tuyến quốc lộ khác có nhiều khúc cua còn gắt hơn ở cầu vượt Cát Lái nhưng không xảy ra tai nạn mà ở đây xảy ra hoài?

Tư – Phú
http://giaothongvantai.com.vn/an-toan-giao-thong/hoat-dong-dam-bao-atgt/201305/Nhieu-xe-container-bi-lat-tren-cau-vuot-Cat-Lai-Thiet-ke-hai-tai-xe-289733/
 
Chỉnh sửa cuối:

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
26,187
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
2 năm 8 vụ thì sai quá rồi. Bây giờ thiếu tiền sửa thì chỉ còn cách cắm biển 30 hoặc 40, cắm cái camera tự động là xong.
THực ra còn nhiều cái tỷ lệ tai nạn cao hơn nhiều mà chưa các cụ l đ đã có ý kiến. Ví dụ các vụ đâm vào dải phân cách 2b và 4b trên đường GP, em đi qua hằng ngày và thấy rất nhiều, nhất là những đêm mưa gió. Không phải là 2 năm 8 vụ mà 2 năm 800 vụ !
 

philong0404

Xe hơi
Biển số
OF-187729
Ngày cấp bằng
1/4/13
Số km
143
Động cơ
333,630 Mã lực
2 năm 8 vụ thì sai quá rồi. Bây giờ thiếu tiền sửa thì chỉ còn cách cắm biển 30 hoặc 40, cắm cái camera tự động là xong.
THực ra còn nhiều cái tỷ lệ tai nạn cao hơn nhiều mà chưa các cụ l đ đã có ý kiến. Ví dụ các vụ đâm vào dải phân cách 2b và 4b trên đường GP, em đi qua hằng ngày và thấy rất nhiều, nhất là những đêm mưa gió. Không phải là 2 năm 8 vụ mà 2 năm 800 vụ !
Ủa thế cụ ở SG luôn ợ?? E cứ tưởng cụ ở HN chứ..
 

oldgoat

Xe tải
Biển số
OF-140141
Ngày cấp bằng
29/4/12
Số km
297
Động cơ
368,010 Mã lực
Cây cầu này mỗi lần đi ngang phía dưới dòm lên thấy xe cont chạy phát sợ, cứ cái đà này thì chắc chắc là có cont rớt xuống đầu bà con phía dưới. Bây giờ không lẽ...đập ra xây lại? Thôi thì chắc cấm quách nó xe cont chạy lên cầu cho nó lành:))
SG còn cây cầu vượt Quang Trung, cha nào thiết kế hình chữ...X xe lên dốc và xuống dốc cầu đâm nhau tối ngày:))
 

buicongchuc

Xe ngựa
Biển số
OF-146822
Ngày cấp bằng
23/6/12
Số km
26,222
Động cơ
864,328 Mã lực
Nơi ở
Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Cây cầu này mỗi lần đi ngang phía dưới dòm lên thấy xe cont chạy phát sợ, cứ cái đà này thì chắc chắc là có cont rớt xuống đầu bà con phía dưới. Bây giờ không lẽ...đập ra xây lại? Thôi thì chắc cấm quách nó xe cont chạy lên cầu cho nó lành:))
SG còn cây cầu vượt Quang Trung, cha nào thiết kế hình chữ...X xe lên dốc và xuống dốc cầu đâm nhau tối ngày:))
Lờ đờ nghĩ sao đây!
 

tuanzs

Xe lăn
Biển số
OF-60474
Ngày cấp bằng
31/3/10
Số km
10,154
Động cơ
1,237,198 Mã lực
Nơi ở
Với vợ
Chả ông nào bảo sai TK đâu, nói thế khác nào đập vào mẹt nhau. Vài bữa nữa nó cắm cái biển 5km/h là xong ngay ấy mà. :((
 

xe365vn

Xe lăn
Biển số
OF-23687
Ngày cấp bằng
6/11/08
Số km
10,774
Động cơ
583,977 Mã lực
Nơi ở
xe365vn
thiết kế có v/đề thì đúng là bó tay
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
26,187
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Ủa thế cụ ở SG luôn ợ?? E cứ tưởng cụ ở HN chứ..
Em ở HN mờ, cụ nhìn em viết là đường GP (Giải Phóng) đó thôi.
Nhưng hầu như tháng nào em cũng có mặt trong tp HCM.
 

pham_thanhtung

Xe điện
Biển số
OF-123597
Ngày cấp bằng
9/12/11
Số km
4,505
Động cơ
425,033 Mã lực
Nơi ở
Mắc võng dưới gầm xe
Website
www.otofun.net
Em nghĩ lỗi chẳng phải riêng gì do thiết kế đâu ạ. Chứ máy bác chạy công cảng này cũng chẳng vừa đâu ạ. Mấy bác chạy công trong cảng với quanh quanh KCN thì toàn quen phi đường thẳng, đường ta ta đi rồi nên gặp thiết kế nó hơi "khó chịu" tí là đổ hết ngay ạ. Chứ cái cầu vượt này ăn thua thì gì ạ. Mình lái xe nào thì mình phải lựa mà đi thôi ạ :D Còn cái chuyện thiết kế thì mình không phải là người trong ngành nên mình cũng không thể khẳng định là sai ( trên lý thuyết) được ạ :D Nhưng mà nhìn dưới góc nhìn của người hay ngồi trên mấy con khủng long này thì em nghĩ nên làm mặt cầu hơi nghiêng vào trong thêm 1 tí (giống như đoạn nút giao Quốc lô 5 với quốc lộ 1 ý ạ :D Mấy đoạn đó công phi bì bõm chẳng sao mà cua con gấp hơn nhiều cái cầu này ạ :D Đây là ý kiến riêng của em :D
 

coixay

Xe buýt
Biển số
OF-73563
Ngày cấp bằng
22/9/10
Số km
629
Động cơ
430,490 Mã lực
Một tuần sau khi chúng ta thảo luận chuyện này, sở GT HCM có giải trình trên báo, đặc biệt biện pháp cào bỏ lớp nhựa hiện tại và "thay thế bằng lớp bê-tông nhựa polimer để tăng độ nhám mặt cầu và đảm bảo độ dốc siêu cao là 6% theo quy định. " Sau khi đưa độ dốc siêu cao lên 6% thì có thể giới hạn tốc độ 40-45 km/h!


Một số giải pháp đảm bảo giao thông trên cầu vượt Cát Lái

CATPHCM - 17/05/2013 07:41 00 Tin gốc
(CATP) Trước tình hình tai nạn giao thông liên tục xảy ra, để đảm bảo an toàn giao thông cho các phương tiện lưu thông qua cầu vượt nhánh A - nút giao thông Cát Lái, Sở Giao thông - Vận tải (GT-VT) đã chỉ đạo Khu quản lý giao thông đô thị số 2 phối hợp với Ban quản lý đầu tư xây dựng công trình giao thông - đô thị thành phố thực hiện ngay một số biện pháp như: tăng cường công tác dọn dẹp vệ sinh mặt cầu, lắp đặt cọc tiêu nhựa trên cầu vượt A để phân làn ôtô tải trên 3,5 tấn và làn ôtô con, tổ chức lại giao thông trên cầu (ôtô tải lưu thông làn đường bên trái, ôtô con lưu thông làn đường bên phải), lắp đặt các biển báo phân làn xe, biển báo cảnh báo “đoạn đường thường xuyên kiểm tra tốc độ, lái xe chú ý”, lắp đặt bổ sung biển báo hạn chế tốc độ không quá 30km/h, các biển báo mũi tên chỉ hướng trên cầu vượt A và bố trí thêm vạch giảm tốc tại vị trí đường dẫn vào cầu A để cảnh báo cho người điều khiển phương tiện biết và chấp hành. Khu quản lý giao thông đô thị số 2 cũng đã đề nghị Đội Cảnh sát giao thông Rạch Chiếc thường xuyên tuần tra xử phạt nghiêm các tài xế điều khiển phương tiện không chấp hành các quy định về tốc độ giới hạn, hệ thống vạch sơn biển báo tại khu vực. Ban quản lý đầu tư xây dựng công trình giao thông - đô thị thành phố cũng đã tiến hành cào bóc, thảm lại bê-tông nhựa các đoạn bị oằn lún, trồi nhựa trên đường vào cầu và xử lý mặt cầu trơn trượt do bị dính hóa chất (hậu quả của tai nạn lật xe trên cầu)...


Container chạy trên cầu vượt Cát Lái là nỗi sợ hãi cho người dân đi phía dưới

Khu quản lý giao thông đô thị số 2 đang thực hiện dự án lắp đặt camera quan sát và theo dõi tốc độ tại cầu vượt nút giao thông Cát Lái để theo dõi và tổ chức giao thông, đo tốc độ xe lưu thông trên cầu vượt A, tự động chụp hình các xe lưu thông vượt quá tốc độ cho phép nhằm cung cấp bằng chứng cho các cơ quan chức năng tiến hành xử phạt theo quy định. Dự kiến trong tháng 6-2013 công trình lắp đặt sẽ hoàn thành.

Khu quản lý giao thông số 2 cũng đã trình Sở GT-VT đề cương thử nghiệm điều chỉnh tốc độ các phương tiện lưu thông qua cầu vượt A và đề xuất một số giải pháp đảm bảo giao thông như thay thế bằng lớp bê-tông nhựa polimer để tăng độ nhám mặt cầu và đảm bảo độ dốc siêu cao là 6% theo quy định.

Kinh phí dự trù cho các công việc trên khoảng 2,4 tỷ đồng.

Theo thiết kế trên phần cầu vượt A - nút giao thông Cát Lái được tổ chức cho hai làn ôtô các loại lưu thông theo hướng từ cầu Rạch Chiếc trên xa lộ Hà Nội vào cảng Cát Lái. Làn xe thứ nhất (làn xe chạy sát bụng đường cong), rộng từ 4 - 5,1m, được tổ chức cho tất cả các loại ôtô con, ôtô khách và ôtô tải dưới 3,5 tấn lưu thông. Làn xe thứ hai (làn xe chạy sát lưng đường cong), rộng 4m, cũng được tổ chức cho xe ôtô con, ôtô khách và ôtô tải lưu thông. Từ khi tổ chức thông xe nút giao thông Cát Lái (vào giữa tháng 8-2010) đến nay, trên phạm vi cầu vượt nhánh A đã xảy ra tám vụ tai nạn giao thông tại vị trí gần trụ A4 (vị trí này vừa ở trên đường cong đứng, vừa ở trên đường cong nằm) gây hậu quả nghiêm trọng.

Một vụ lật xe container trên cầu vượt Cát Lái, quận 2

Các vụ tai nạn trên cầu vượt Cát Lái:
- Ngày 7-5-2013, xe container BS: 51C-236.88 lưu thông trên nhánh A cầu vượt Cát Lái hướng từ xa lộ Hà Nội vào đường Mai Chí Thọ (quận 2). Khi vừa ôm khúc cua giữa cầu, chiếc xe container bị nghiêng rồi rơi xuống đường, lật ngang.
- Ngày 14-2-2013, một xe container mang biển số kiểm soát tỉnh Bình Phước đang lưu thông trên cầu vượt Cát Lái thì bị lật ngay tại “góc cua tử thần”. Hàng tấn khoai mì khô rơi xuống xa lộ Hà Nội (đường chui dưới cây cầu này) khiến người đi đường hốt hoảng.
- Ngày 13-2-2012, một xe container lưu thông trên xa lộ Hà Nội hướng về cảng Cát Lái đã bị lật trên cầu vượt. Tại hiện trường, thùng container loại 40 feet rớt xuống mặt cầu ngay khúc cua.
- Ngày 15-10-2011, xe container loại 20 feet lưu thông từ xa lộ Hà Nội lên cầu vượt Cát Lái hướng vào cảng Cát Lái. Đến khúc cua gấp trên cầu thì xe chao đảo rất mạnh và container lật nhào xuống mặt cầu.
- Ngày 11-8-2011, một xe đầu kéo container lưu thông từ xa lộ Hà Nội về cảng Cát Lái đã bị lật nhào giữa nhánh A của cụm cầu vượt.
- Sáng 26-7-2011, xe container BS: 51E-010.48 đang lưu thông trên cầu vượt Cát Lái (quận 2) đã bất ngờ lật nhào.
- Sáng 24-6-2011, tại nhánh B1 cầu vượt Cát Lái, một container rơi từ trên xe xuống làm hư hỏng mặt và lan can cầu.
- Trưa 14-9-2010, một xe container chở gốm sứ theo hướng từ xa lộ Hà Nội vào cảng Cát Lái, đến khúc cua trên nhánh A đã bị lật nhào đè lên thành cầu vượt.
 
Chỉnh sửa cuối:

chua_co_xe

Xe tải
Biển số
OF-18108
Ngày cấp bằng
1/7/08
Số km
301
Động cơ
508,340 Mã lực
Tại Hà Nội, giao Cầu Thanh Trì xuống đường 5 lỗi do thiết kế hay gì nhỉ ? Ngày ngày chờ 2 lần đèn đỏ, xếp hàng sau xe rẽ trái để rẽ phải về cầu chui mà chửi thầm: TSB thằng nào thiết kế nút giao này :D
 

Grandtouring

Xe container
Biển số
OF-34040
Ngày cấp bằng
26/4/09
Số km
5,152
Động cơ
961,998 Mã lực
Cầu cong, xe bị lật do lực quán tính (Fqt). Lực quán tính tỉ lệ thuận với bình phương tốc độ (v), tỉ lệ nghịch với bán kính cong (R) theo công thức

Fqt = m.v.v/R

Trong đó, m là khối lượng xe.

Xe nặng mà đi nhanh thì lực quán tính rất lớn.
Do vậy, các xe phải đặc biệt tuân thủ tốc độ hạn chế khi qua cầu.
Mình không nghĩ thiết kế cầu sai đâu. Sai do lái xe chạy quá tốc độ.
 

tla

Xe điện
Biển số
OF-13289
Ngày cấp bằng
19/2/08
Số km
3,568
Động cơ
544,574 Mã lực
Tuổi
52
Nơi ở
Bên 2 công chúa nhỏ
Tại Hà Nội, giao Cầu Thanh Trì xuống đường 5 lỗi do thiết kế hay gì nhỉ ? Ngày ngày chờ 2 lần đèn đỏ, xếp hàng sau xe rẽ trái để rẽ phải về cầu chui mà chửi thầm: TSB thằng nào thiết kế nút giao này :D
DCM, Japan nó thiết kế cái cầu này, trước khi nói cụ cũng nên tìm hiểu kỹ 1 chút, trong thiết kế tổng thế cái nút này bọn nhật nó có thiết kế cái hầm chui chạy dọc QL5 và khi đó thì các xe chạy thẳng được ưu tiên tuyệt đối và khi đó các xe rẽ từ trên cầu xuống QL5 không còn giao cắt với dòng xe chạy thẳng nữa, thời gian chờ sẽ rút ngắn rất nhiều, nhưng có điều em không hiểu quá trình triển khai dự án tại sao lại không thi công cái hầm đó.
 

cafesound

Xe hơi
Biển số
OF-30180
Ngày cấp bằng
28/2/09
Số km
193
Động cơ
483,414 Mã lực
Website
www.facebook.com
2 năm 8 vụ thì thiết kế có vấn đề quá rồi X_X chỉ mong các bác tài biết khúc cua tử thần này mà hạn chế tốc độ còn 20km thôi.
 

tla

Xe điện
Biển số
OF-13289
Ngày cấp bằng
19/2/08
Số km
3,568
Động cơ
544,574 Mã lực
Tuổi
52
Nơi ở
Bên 2 công chúa nhỏ
Bán kính của nhánh cầu này là R=55m, bên GTCC đã cắm biển hạn chế 30km.h thì bán kính này không vấn đề gì, độ dốc siêu cao thiết kế là 6% là đảm bảo với vấn tốc này.

Có hai vấn đề ở đây em dự là mấy cái xe công đó chở quá nặng, bình thường leo dốc 4% chắc không vấn đè gì nếu không chở quá tải, em dự mấy anh ấy chở quá taiủ nặng quá nên phải phi nhanh để lấy trớn leo lên , vấn đề thứ hai là các bác tài nhà mình hay độ thùng xe khác với thiết kế để chở thêm hàng, như vậy trọng tâm xe bị nâng lên gây mất an toàn chạy xe.
 
Chỉnh sửa cuối:

coixay

Xe buýt
Biển số
OF-73563
Ngày cấp bằng
22/9/10
Số km
629
Động cơ
430,490 Mã lực
Bây giờ mới biết "do còn khiếm khuyết cần được xử lý khắc phục nên công trình này vẫn chưa được nghiệm thu, dù đã đưa vào sử dụng gần 3 năm." Và trong 3 năm đó các khiếm khuyết đã kịp làm lật 8 container các cụ ạ!
Cầu vượt Cát Lái chưa được nghiệm thu

Theo Khu quản lý giao thông đô thị số 2, dù cầu vượt Cát Lái đã được Hội đồng nghiệm thu nhà nước cho phép đưa vào sử dụng, nhưng chưa được nghiệm thu do đang phải khắc phục một số khiếm khuyết.
>'Xe container lật trên cầu vượt Cát Lái do lỗi thiết kế'

Sau vụ lật xe contaner thứ 8 trên cầu vượt Cát Lái (quận 2, TP HCM), Khu quản lý giao thông đô thị số 2 vừa có báo cáo gửi Sở Giao thông Vận tải về công tác quản lý cầu.

Theo đó, đơn vị này vẫn khẳng định các thông số thiết kế của cầu vượt Cát Lái vẫn đảm bảo an toàn và nguyên nhân khiến xe container lật là tài xế chạy quá tốc độ quy định. Tuy nhiên, do còn khiếm khuyết cần được xử lý khắc phục nên công trình này vẫn chưa được nghiệm thu, dù đã đưa vào sử dụng gần 3 năm.
Cầu vượt Cát Lái thuộc dự án Đại lộ Đông - Tây do Ban quản lý đầu tư xây dựng công trình giao thông đô thị TP HCM làm chủ đầu tư. Cầu dài 230, 2 m, rộng 9 m, độ dốc dọc cầu là 4%; độ dốc siêu cao là 4,98 - 5,59%. Cầu vượt có bán kính đường cong nằm R1=150 m và R2=60 m; độ mở rộng đường cong nằm có bán kính R2=60 m là 1,1 m; Vận tốc thiết kế là 40 km/h nhưng đang được khai thác với tốc độ 30 km/h.
Theo thiết kế cầu vượt Cát Lái có 2 làn ôtô lưu thông hướng từ cầu Rạch Chiếc vào cảng Cát Lái. Làn thứ nhất rộng từ 4 đến 5,1 m dành cho xe con, xe khách và xe tải dưới 3,5 tấn. Làn thứ 2 rộng 4 mét dành cho ôtô con xe khách và xe tải nặng lưu thông. Từ khi đưa vào sử dụng đến nay đã xảy ra 8 vụ lật xe trên cây cầu này.
bản đồ vệ tinh nút Cát lái http://wikimapia.org/#lang=vi&lat=10.805148&lon=106.753592&z=17&m=b&permpoly=13138934
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top