Công nghệ kính đa tròng đã được 3 nhà nghiên cứu Hocheol Lee, Dohyun Kim của đại học quốc gia Hanbat, Korea, và Sung Yi cua đại học Portland State, bang Oregon, USA ứng dụng vào kiếng chiếu hậu xe ô tô. Công nghệ này giúp tăng góc nhìn của kiếng chiếu hậu đồng thời không tạo điểm mù như kiếng thông thường nhưng không làm biến dạng hình ảnh trong gương. Nghiên cứu này đã được xuất bản trên tạp chí khoa học Mỹ: Optical Society of America (Opt. Lett., 38, 317-319 - 2013)
Tại Mỹ, kiếng chiếu hậu bên lái xe là loại kiếng phẳng. Hình ảnh phản chiếu trong kiếng cho kích thước thật để lái xe có thể ước lượng được khoảng cách và tốc độ của xe phía sau. Tuy nhiên, nhược điểm của loại kiếng này là góc nhìn hẹp nên tạo một vùng không nhìn thấy gọi là điểm mù. Kiếng bên phía hành khách là loại kiếng cầu tạo góc nhìn rộng hơn kiếng phẳng. Nhược điểm của gương cầu là hình ảnh trong gương không thật. Ta thường thấy dòng cảnh báo hình ảnh trong gương cầu nhìn gần hơn vị trí thật (Object in mirror are closer than they appear)
Hãng xe Ford cũng thêm vào gương cầu nhỏ trên kiếng chiếu hậu để hạn chế điểm mù trên các loại xe sản xuất gần đây. Gương này cũng giống như gương cầu nhỏ lái xe thường mua gắn thêm vào kiếng chiếu hậu. Các công nghệ cao hơn như camera hoặc cảm biển để kiểm soát điểm mù cũng được các hãng xe sử dụng để cảnh báo lái xe khi chướng ngại vật, xe khác xuất hiện trong vùng lái xe thường không thấy trên kiếng chiếu hậu.
Thiết kế kiếng chiếu hậu mới của các nhà nghiên cưu Mỹ và Nam Hàn gồm hai phần không thể phân biệt được bằng mắt thường. Phần trong gần phái lái xe được thiết kế để nhìn xa và phần ngoài, xa phía lái xe được thiết kế để nhìn gần. Thiết kế này loại bỏ điểm mù như trên kiếng phẳng thông thường. Theo giáo sư Lee, hình ảnh phản chiếu trên hai phần gương này không bị biến dạng. Chỉ phần chuyển tiếp giữa hai vùng kiếng “gần-xa” làm thay đổi hình ảnh thật của xe phía sau. Tuy nhiên, vùng chuyển tiếp này được tối ưu hóa làm cho biến dạng hình ảnh là rất nhỏ mà mắt thường khó phân biệt được như minh họa dưới đây:
Hình a: đường màu xanh chia hai phần phẳng và cầu của kiếng chiếu hậu. Hình ảnh bị biến dạng tại phần biên của hai kiếng. HInh b: kiếng công nghệ đa tròng cho thấy vùng chuyển tiếp gần như không biến dạng (giữa hai đường thẳng màu xanh) đồng thời tăng gốc nhìn lên gần hai lần. Hình c: kiếng chiếu hậu phẳng thông thường. Hình d: góc nhìn tăng lên gấp hai với kiếng đa tròng
[YOUTUBE]https://www.youtube.com/watch?v=heaqh7RBtnc[/YOUTUBE]
Bác nào có nhã ý hợp tác, xin PM cho em.
Tại Mỹ, kiếng chiếu hậu bên lái xe là loại kiếng phẳng. Hình ảnh phản chiếu trong kiếng cho kích thước thật để lái xe có thể ước lượng được khoảng cách và tốc độ của xe phía sau. Tuy nhiên, nhược điểm của loại kiếng này là góc nhìn hẹp nên tạo một vùng không nhìn thấy gọi là điểm mù. Kiếng bên phía hành khách là loại kiếng cầu tạo góc nhìn rộng hơn kiếng phẳng. Nhược điểm của gương cầu là hình ảnh trong gương không thật. Ta thường thấy dòng cảnh báo hình ảnh trong gương cầu nhìn gần hơn vị trí thật (Object in mirror are closer than they appear)
Hãng xe Ford cũng thêm vào gương cầu nhỏ trên kiếng chiếu hậu để hạn chế điểm mù trên các loại xe sản xuất gần đây. Gương này cũng giống như gương cầu nhỏ lái xe thường mua gắn thêm vào kiếng chiếu hậu. Các công nghệ cao hơn như camera hoặc cảm biển để kiểm soát điểm mù cũng được các hãng xe sử dụng để cảnh báo lái xe khi chướng ngại vật, xe khác xuất hiện trong vùng lái xe thường không thấy trên kiếng chiếu hậu.
Thiết kế kiếng chiếu hậu mới của các nhà nghiên cưu Mỹ và Nam Hàn gồm hai phần không thể phân biệt được bằng mắt thường. Phần trong gần phái lái xe được thiết kế để nhìn xa và phần ngoài, xa phía lái xe được thiết kế để nhìn gần. Thiết kế này loại bỏ điểm mù như trên kiếng phẳng thông thường. Theo giáo sư Lee, hình ảnh phản chiếu trên hai phần gương này không bị biến dạng. Chỉ phần chuyển tiếp giữa hai vùng kiếng “gần-xa” làm thay đổi hình ảnh thật của xe phía sau. Tuy nhiên, vùng chuyển tiếp này được tối ưu hóa làm cho biến dạng hình ảnh là rất nhỏ mà mắt thường khó phân biệt được như minh họa dưới đây:
Hình a: đường màu xanh chia hai phần phẳng và cầu của kiếng chiếu hậu. Hình ảnh bị biến dạng tại phần biên của hai kiếng. HInh b: kiếng công nghệ đa tròng cho thấy vùng chuyển tiếp gần như không biến dạng (giữa hai đường thẳng màu xanh) đồng thời tăng gốc nhìn lên gần hai lần. Hình c: kiếng chiếu hậu phẳng thông thường. Hình d: góc nhìn tăng lên gấp hai với kiếng đa tròng
[YOUTUBE]https://www.youtube.com/watch?v=heaqh7RBtnc[/YOUTUBE]
Bác nào có nhã ý hợp tác, xin PM cho em.