[Thảo luận] Không có lỗi vượt phải khi các xe cùng lưu thông trên làn đường rộng!

Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,748
Động cơ
630,619 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Thân chào các kụ mợ.

Tình hình rất chi là tình hình ạh.

Chúng ta đã cùng xác định được "không có lỗi vượt phải khi các xe cùng di chuyển trên các làn đường khác nhau"

Nay nhà cháu muốn cùng trao đổi với các kụ quan điểm cá nhân là "Không có lỗi vượt phải khi các xe cùng lưu thông trên làn đường rộng, xe phía ngoài chạy rùa bò hơn xe phía trong"

Làn đường rộng ở đây là làn đường đủ để từ 2 xe trở lên dàn hàng ngang cùng chạy.


Như thực tế lưu thông của xe 4b tại Hà nội.





Tiếp theo nhà cháu sẽ xin diễn giải bằng luật cụ thể để chứng minh điều khẳng định trên.
Mong các kụ mợ phản biện giúp nhé.

Xin cảm ơn các kụ mợ.
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,748
Động cơ
630,619 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Sự thật:

Theo luật gtđb hiện hành:
a- Tại phần đường có từ 2 làn trở lên cho một hướng di chuyển thì không có lỗi vượt phải (điều này nay đã rõ ràng)
b- Tại phần đường có làn đường rộng có thể chạy ngang hàng từ 2 xe trở lên trên 1 làn thì không có lỗi vượt phải trên làn đó.

Dẫn giải:
1- Trong luật gtđb không có định nghĩa thế nào là vượt xe, nhưng trong luật có mô tả rõ các thao tác phải thực hiện khi vượt xe, qua đó có thể xác định thế nào là vượt xe.
2- trong luật không có định nghĩa thế nào là vượt phải, nhưng chúng ta có thể cùng đồng ý "vượt phải bao gồm 2 hành vi xảy ra đồng thời, đó là: a- hành vi vượt xe, và b- hành vi vượt về phía bên phải xe bị vượt".
3- khi các xe đang lưu thông, theo mục 2 nêu trên, khi không cấu thành hành vi vượt xe thì cũng không cấu thành hành vi vượt phải.

Chứng minh:

1- Thế nào là vượt xe?



(Tiếp...)
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,748
Động cơ
630,619 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Chứng minh:

Khi nào là có hành vi "vượt xe"?
Theo quan niệm về vượt xe của luật hiện hành, hành vi vượt xe là một hành vi "nguy hiểm". Vì vậy luật quy định rất rõ ràng
1- ở "đoạn đường nào đủ điều kiện" thì mới được vượt,
2- khi chuẩn bị có hành vi vượt xe thì xe phía sau phải làm gì, xe phía trước phải làm gì để đảm bảo việc vượt xe được an toàn.

Vậy theo luật gtđb hiện hành, đoạn đường như thế nào mới có đủ điều kiện tiến hành vượt xe?

1- đoạn đường mà phía trước không có xe ngược chiều đang chạy tới.
Vì sao?
Vì khi vượt xe, xe xin vượt sẽ phải "mượn phần đường của chiều ngược lại" mới có đủ chiều rộng đường mà vượt lên.

2- đoạn đường mà phía trước không có chướng ngại vật.
Vì sao?
Vì khi đó xe bị vượt mới có thể đi sát về bên phải của phần đường xe chạy, nghĩa là sát lề đường, để dành phần giữa tim đường cho xe xin vượt chạy lên.

Từ 2 điểm mô tả trong Điều 14 nêu trên thì hành vi "vượt xe" xảy ra khi:

1- Có hiện tượng chặn xe: xe chạy nhanh phía sau bị mít xe chạy chậm phía trước chặn ngay trước mặt.
(Điều này chỉ xảy ra trên đường chỉ có 1 làn xe hẹp nên 2 xe không thể chạy song song trên 1 làn hẹp đó).

Nếu vẫn đi bình thường như trước đó, xe sau sẽ đâm vào mít xe trước.
Để không bò theo mít xe phía trước, xe sau phải thao tác "vượt xe".

2- Có thao tác vượt xe: Xe phía sau mượn làn xe chiều ngược lại để vượt lên, xe phía trước giảm tốc độ chạy sát lề đường bên phải (2 xe có phối hợp, ảnh hưởng lẫn nhau).

Các hành vi khác không chứa đủ 2 yếu tố nêu trên không được coi là "vượt xe", chỉ là "vượt lên".

"Vượt lên" là khi xe phía sau đang chạy lệch khỏi mít xe phía trước (chạy làn khác, chạy lệch sang một bên trên làn rộng, v.v.: ) nên vẫn chạy bình thường để đi lên được mà không đâm vào mít xe trước.
Hành vi "vượt lên" không ảnh hưởng gì đến các xe khác, không yêu cầu các xe khác phải có phối hợp tương tác gì như hành vi "vượt xe", không tiềm ẩn nguy cơ tai nạn, không bị điều chỉnh bằng Điều 14 Luật gtđb.

Khi mặt đường rộng, không có hành vi "vượt xe" như luật miêu tả thì cũng không có hành vi "vượt phải".




------------------------

Thông tin cập nhật ngày 10.1.2014:

Mời các kụ mợ tham khảo thêm định nghĩa, minh họa "Thế nào là vượt xe?" trong Luật gtddb CHLB Nga theo link dưới đây.
Các bộ Luật của Liên xô trước đây, nay là CHLB Nga, vốn từng là bộ Luật mẫu được các luật gia VN tham khảo khi xây dựng Luật gtđb VN hiện hành.

Thế nào là Vượt xe? Thông tin tham khảo từ định nghĩa về Vượt xe trong luật CHLB Nga
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,748
Động cơ
630,619 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Minh hoạ về vượt xe:

1- Tại nước ta, hầu hết các tuyến quốc lộ ngoài khu dân cư đều được thiết kế như sau:
- chỉ có 2 làn cho xe ô tô chạy, mỗi hướng di chuyển dùng 1 làn, ở giữa 2 làn chạy ngược nhau đó có kẻ vạch sơn (vạch đứt hoặc vạch liền). Chiều rộng mỗi làn xe (phần đường xe chạy) khoảng 3.5m ---> xe con và xe tải phải chạy trên cùng 1 làn, xe chạy nhanh phía sau bị mít xe chạy chậm phía trước chặn ngay trước mặt.
- phía trong bên phải của làn ô tô dành cho xe máy và xe thô sơ. Chiều rộng khoảng 2.5m đến 3m.



2- Vì thực tế đường giao thông chỉ có 1 làn hẹp, luật lại quy định tốc độ cho phép ngoài khu dân cư đối với xe tải, xe khách và xe con là khác nhau (xe tải phải chạy chậm hơn xe con) nên xe chạy nhanh (đang bám sát đuôi) ở phía sau thường xuyên bị xe chạy chậm phía trước chặn lại.
Muốn chạy tiếp (chạy nhanh như trước) xe sau phải thực hiện thao tác "vượt xe" để vượt qua xe chạy chậm đang chặn trước mặt.

Khi vượt nhau, xe muốn vượt phải lấn sang làn đường chiều ngược lại để vượt, chính xác như đã nêu tại Điều 14 Luật gtđb.

Vượt đúng và vượt sai (lỗi vượt phải):
Xe A "vượt xe" đúng luật. Xe B "vượt xe" sai luật (mắc lỗi vượt phải)




Clip vượt đúng luật

[video=youtube;rkAdpfl_Qpw]


Clip Vượt phải: xe màu đỏ sẫm mắc lỗi vượt phải. Xe màu đen vượt đúng luật
(Nguồn: trích từ cam hành trình do thành viên Người Vận Chuyển, Cẩm Phả cung cấp)



Clip Vượt xe khi chưa đủ điều kiện theo luật định (có xe chạy ngược chiều trên đoạn đường định vượt):


.
 
Chỉnh sửa cuối:

cudhugn

Xe hơi
Biển số
OF-178249
Ngày cấp bằng
23/1/13
Số km
167
Động cơ
340,570 Mã lực
Nơi ở
Mỹ.................Đình
Nói như cụ thì trường hợp đường có 2 làn xe: làn 1 dành cho xe du lịch, làn 2 dành cho xe tải, xe khách và xe máy và giữa 2 làn là vạch đứt (Ví dụ cụ thể: Đường QL1A mới). Nếu như xe tải, xe khách xi nhan sang làn xe con trong điều kiện an toàn, vượt 1 xe tải khác đang đi làn 2, rồi sau đó xi nhan trở lại làn 2 thì đó có gọi là vượt không ạ?
Minh hoạ về vượt xe:

1- Tại nước ta, hầu hết các tuyến quốc lộ ngoài khu dân cư đều được thiết kế như sau:
- chỉ có 2 làn cho xe ô tô chạy, mỗi hướng di chuyển dùng 1 làn, ở giữa 2 làn chạy ngược nhau đó có kẻ vạch sơn (vạch đứt hoặc vạch liền). Chiều rộng mỗi làn xe (phàn đường xe chạy) khoảng 3m ---> xe con và xe tải phải chạy trên cùng 1 làn.
- phía trong bên phải của làn ô tô là phần dành riêng cho xe máy và xe thô sơ. Chiều rộng khoảng 2.5m đến 3m.



2- Vì thực tế đường giao thông chỉ có 1 làn hẹp, luật lại quy định tốc độ cho phép ngoài khu dân cư đối với xe con và xe tải là khác nhau (xe tải phải chạy chậm hơn xe con) nên xe con phải thường xuyên vượt xe tải.

Khi vượt nhau, xe muốn vượt phải lấn sang phần đường chiều ngược lại để vượt, chính xác như đã nêu tại Điều 14 Luật gtđb.

Vượt đúng và vượt sai (lỗi vượt phải)
Ở đây lập luận của cụ còn thiếu rất nhiều và chưa thật rõ ràng

Không phải đường 2 chiều nào cũng có phần đường dành riêng cho xe máy và xe thô sơ. Thậm chí phần lớn là không phân biệt phần đường xe máy, xe thô sơ và ô tô. Chỉ có điều ở VN ta có cái lệ là đi xe máy, xe thô sơ thường di chuyển chậm hơn nên là phải đi sát lề => thành thói quen (hoặc nếu cụ nào tìm thấy luật nào quy định rõ thì banh mắt em ra cho em nhìn rõ ạ). Vì không quy định phần đường cụ thể, phần đường ô tô có thể đi khá rộng nên ô tô có thể đi hai hàng hoặc hơn. Và nếu lập luận như cụ chủ thì trên đường loại này cũng không hề có lỗi vượt phải ???
 
Chỉnh sửa bởi quản trị viên:

Chị Cũ

Xe tải
Biển số
OF-151204
Ngày cấp bằng
1/8/12
Số km
268
Động cơ
359,180 Mã lực
Kụ....say xưa thế. Em thừa nhận và đủ lý luận để chiến nhưng ko đủ hơi để thổi vào không trung. Tốn hơi lắm cụ ạ. :)
 

kenluv87

Xe hơi
Biển số
OF-143357
Ngày cấp bằng
25/5/12
Số km
184
Động cơ
365,040 Mã lực
Nơi ở
Văn Quán, Hà Đông
Cháu kê dép hóng các cụ
 

cuongvu

Xe hơi
Biển số
OF-111356
Ngày cấp bằng
2/9/11
Số km
171
Động cơ
391,490 Mã lực
Nơi ở
Thành phố hoa thắp lửa
Chứng minh:


2- đoạn đường mà phía trước không có chướng ngại vật.
Vì sao?
Vì khi đó xe bị vượt mới có thể đi sát về bên phải của phần đường xe chạy, nghĩa là sát lề đường, để dành phần giữa tim đường cho xe xin vượt chạy lên.

xe bị vượt khi thấy an toàn thì xi nhan bên phải rồi tạt vào bên phải để xe xin vượt biết mà vượt ! nếu không an toàn thì xi nhan trái để xe sau biết và chờ đợi khỏi phải nhô ra nhô vào tốn xăng lại nguy hiểm
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,748
Động cơ
630,619 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
- Minh hoạ thêm về hành vi "vượt phải" theo quy định của Luật gtđb

Xe con có hành vi vượt phải trên QL1A


Clip

Xe Ếch này có hành vi vượt phải


Clip



- Minh hoạ thêm về "nhường đường" và "vượt xe" theo quy định của Luật gtđb

Đi sát sang bên phải để nhường đường cho phương tiện phía sau vượt xe


Clip nhường đường



Xe có cam hành trình đang mượn làn của chiều xe ngược lại để vượt xe tải trên QL1A


Clip vượt xe
 
Chỉnh sửa cuối:

Huthasa

Xe lăn
Biển số
OF-45753
Ngày cấp bằng
7/9/09
Số km
10,042
Động cơ
542,713 Mã lực
Cụ chủ xem lại mục 2 điều 14 nhé: xe trước không có tín hiệu vượt xe khác và đã tránh về bên phải.
 

AcidS

Xe điện
Biển số
OF-165369
Ngày cấp bằng
6/11/12
Số km
4,418
Động cơ
477,888 Mã lực
Chả chơi, luật đã quy định rõ thế nào là vượt trái và các trường hợp được phép vượt phải ( xe đi trước có tín hiệu rẽ trái..v.v..). Như vậy thì việc định nghĩa vượt trái và vượt phải đã rõ.
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,748
Động cơ
630,619 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Xin cảm ơn các kụ đã phản biện & động viên nhà cháu nhé. Nhà cháu đã mời rượu các kụ.

Em đã cảnh báo ngay từ khi nó dựng mấy cái long môn và xóa, kẻ lại vạch chia đường làm 2 làn rồi mà. Bọn ăn xác thối sẽ bu vào để kiếm chác ngay. MK, đúng là liên minh ma quỷ. Lẽ ra nó phải kẻ làn đường vừa đủ, tiết kiệm mặt đường cho giao thông được thông suốt, an toàn thì đi kẻ cái làn to cho 2 ba hàng ô tô chui lọt rồi lại hò nhau ra bắt lỗi vượt phải. Lẽ ra phải bỏ tù thằng nào phê duyệt cái phương án phân làn đó vì lãng phí tài nguyên xã hội thì có khi nó lại được thưởng vì sáng kiến tiết kiệm sơn kẻ vạch x-(.

Xét về Luật thì chả có khái niệm vượt phải, còn theo lệ thì cứ xe đi bên phải mà vượt qua xe bên trái cùng làn sẽ được quy là vượt phải. Và nếu theo cách hiểu đó thì hàng ngàn xe 2b đi chung 1 làn luôn luôn có xe vượt phải, tại sao xxx chỉ phạt 4b?.

Hoan nghênh lập luận của bác sgb345. Một xe di chuyển tốc độ ổn định trên phần đường của mình mà bỏ qua các xe bên trái (do họ đi chậm, tụt lại) thì chả có gì sai. Đường Yên Phụ em đi hàng ngày và vẫn đi như cụ chủ, chưa thấy xxx hỏi lần nào. Nếu cứ sợ lỗi vượt phải mà rồng rắn nối đuôi nhau sẽ vô cùng lãng phí phần đường còn lại. Em là cứ bên thoáng em đi cho đỡ lãng phí, góp phần giảm ùn tắc giao thông :D
Cảm ơn và đồng ý với kụ.


Nói như cụ thì trường hợp đường có 2 làn xe: làn 1 dành cho xe du lịch, làn 2 dành cho xe tải, xe khách và xe máy và giữa 2 làn là vạch đứt (Ví dụ cụ thể: Đường QL1A mới). Nếu như xe tải, xe khách xi nhan sang làn xe con trong điều kiện an toàn, vượt 1 xe tải khác đang đi làn 2, rồi sau đó xi nhan trở lại làn 2 thì đó có gọi là vượt không ạ?
Xin kụ cho biết ý kiến về 2 câu hỏi sau về trường hợp này nhé.
1- trên đường đã phân rõ ràng làn xe con riêng với làn xe tải, luật có bắt kụ phải chuyển xe tải ra làn xe con để đi lên không?
2- nếu kụ chuyển xe tải ra làn xe con để đi lên, theo luật kụ có mắc lỗi "đi sai làn đường" không?

Theo quan điểm nhà cháu, luật đã ghi rất rõ ràng: Luật chỉ coi là "vượt xe" và chỉ chế tài hành vi vượt xe đó khi nó xảy ra "trên làn đường hẹp", nơi xe phía sau phải mượn đường của chiều đi ngược lại để vượt lên.

Ở đây lập luận của cụ còn thiếu rất nhiều và chưa thật rõ ràng

Không phải đường 2 chiều nào cũng có phần đường dành riêng cho xe máy và xe thô sơ. Thậm chí phần lớn là không phân biệt phần đường xe máy, xe thô sơ và ô tô. Chỉ có điều ở VN ta có cái lệ là đi xe máy, xe thô sơ thường di chuyển chậm hơn nên là phải đi sát lề => thành thói quen (hoặc nếu cụ nào tìm thấy luật nào quy định rõ thì banh mắt em ra cho em nhìn rõ ạ). Vì không quy định phần đường cụ thể, phần đường ô tô có thể đi khá rộng nên ô tô có thể đi hai hàng hoặc hơn. Và nếu lập luận như cụ chủ thì trên đường loại này cũng không hề có lỗi vượt phải ???
Kụ lấy những dẫn chứng mơ hồ, không có quy định trong luật để phản biện lời ghi rõ ràng trong luật nhà cháu đưa ra thì có khiên cưỡng và thiếu công bằng với nhà cháu không ạh?


Kụ....say xưa thế. Em thừa nhận và đủ lý luận để chiến nhưng ko đủ hơi để thổi vào không trung. Tốn hơi lắm cụ ạ. :)
Nhà cháu cảm phục và noi theo những kụ đã tốn sức chiến đấu với cối xay gió như kụ Đông ki sốt trên OF.
Mỗi người thổi một cái, góp gió thành bão, cũng có thể làm thêm nhiều điều tốt ợ.

Đủn hộ cụ chủ, cụ dành nhiều thời gian và tâm huyết quá
vodka cụ chủ vì sự tâm huyết ạ
Cháu kê dép hóng các cụ

kỳ công quá. ủn hộ bác chủ
Cảm ơn các kụ đã động viên và ủn giúp nhé.


xe bị vượt khi thấy an toàn thì xi nhan bên phải rồi tạt vào bên phải để xe xin vượt biết mà vượt ! nếu không an toàn thì xi nhan trái để xe sau biết và chờ đợi khỏi phải nhô ra nhô vào tốn xăng lại nguy hiểm

Cụ chủ xem lại mục 2 điều 14 nhé: xe trước không có tín hiệu vượt xe khác và đã tránh về bên phải.
Ở thớt này nhà cháu tập trung vào ý "Luật chỉ coi là "vượt xe" và chỉ chế tài hành vi vượt xe đó khi nó xảy ra "trên làn đường hẹp", nơi xe phía sau phải mượn đường của chiều đi ngược lại để vượt lên", chứ chưa đi sâu vào các thao tác khi vượt xe ạh.

Chả chơi, luật đã quy định rõ thế nào là vượt trái và các trường hợp được phép vượt phải ( xe đi trước có tín hiệu rẽ trái..v.v..). Như vậy thì việc định nghĩa vượt trái và vượt phải đã rõ.
Trước kia nhà cháu cũng từng happy với kiểu hiểu như vậy. Nhưng với tình hình kẻ một làn rộng 8m như ở HN hiện nay thì kiểu hiểu như vậy sẽ gây cản trở giao thông, góp phần cho lái xe bị phạt oan lỗi "vượt phải" mà trong luật không chế tài.

sgb345sgb345
 
Chỉnh sửa cuối:

Meo Thamlam

Xe lăn
Biển số
OF-15733
Ngày cấp bằng
30/4/08
Số km
11,344
Động cơ
619,678 Mã lực
Nơi ở
Cognotiv Việt Nam
Website
www.cognotiv.vn
Cụ chủ quả là con người tâm huyết, mời cụ 1 ly (b)
 

AcidS

Xe điện
Biển số
OF-165369
Ngày cấp bằng
6/11/12
Số km
4,418
Động cơ
477,888 Mã lực
Quan trọng là điều 14 vượt xe đó chả nói gì đến làn đường rộng hẹp cả,
Trong Sài Gòn, các bác cứ khen là oto đi đúng luật chỉ 1 dẫy (không nói làn) cho đúng 1 loại xe (xe con hoặc xe tải) cho dù đường có 2 làn xe không phân biệt cho xe con (đoạn từ sân bay đi vào trung tâm thành phố)
Còn đi theo kiểu Hà Nội, gần trung tâm, nhiều con ông cháu cha lẫn các chính các ông cha đó nên coi luật GTBD là số không tròn.
 

chinhatm

Xe container
Biển số
OF-14406
Ngày cấp bằng
31/3/08
Số km
5,023
Động cơ
566,260 Mã lực
Tôi có cùng quan điểm với cụ chủ. Chúng ta cũng nên có giải pháp tình thế trong thời buổi nhiễu nhương này, khi mà các quan chức ngành Giao thông ngày càng bừa bãi trong cách tổ chức giao thông, như bịa ra biển báo, chia làn đường quá rộng, bắt buộc xe con chỉ được đi ở làn trái, cắm biển, kẻ vạch theo kiểu đánh đố...
Đúng là xe đi nhanh hơn không nên đi bên phải, nhưng do cách điều hành giao thông ở VN đã tạo ra thói quen bám làn trái, nên việc xe chạy chậm ở làn trái trở nên quá phổ biến. Nếu không tự cứu mình bằng giải pháp tình thế, tự trang bị kiến thức để đối phó với xxx thì không những mình bị thiệt hại vì mất rất nhiều thời gian và tiền bạc do phải chờ đợi trên đường, mà còn góp phần làm cho xã hội vận hành ì ạch, tốc độ lưu thông chung trong xã hội giảm xuống, tăng giá thành vận tải, tăng giá thành sản xuất, gây lãng phí cho xã hội...

Đối với vấn đề làn đường quá rộng như ở Đường 5 và một vài nơi khác, tôi có ý kiến thế này:
- Mặc dù chỉ có một vạch sơn chia làn, tức là coi phần đường ô tô là một làn đường, nhưng biển báo phía trên lại vẽ 2 cái ô tô đặt cạnh nhau, có thể coi là đường dành cho 2 xe chạy song song (Chỉ là suy đoán, vì trong luật chẳng có cái biển nào như thế)
- Luật không hề có định nghĩa thế nào là vượt, nên trong trường hợp xe bên phải chạy nhanh hơn xe bên trái, nhất định không công nhận là vượt nhau, mà chỉ coi là 2 xe đi song song, xe này đi nhanh hơn xe khác thôi.
- Trong trường hợp xe bên phải đi nhanh hơn xe bên trái thì nhất định không công nhận, mà phải khẳng định rằng xe bên trái đi chậm hơn xe bên phải - vi phạm vào điều 13 Luật GTĐB, và xxx phải xử lý xe bên trái, chứ không phải là xe bên phải.
- Trường hợp chia làn quá rộng rõ ràng là một bất cập, tại sao xxx không có kiến nghị với cơ quan chức năng (theo đúng trách nhiệm được quy định trong thông tư 65) mà lại xử lý theo cảm tính, không đúng luật?
 

cudhugn

Xe hơi
Biển số
OF-178249
Ngày cấp bằng
23/1/13
Số km
167
Động cơ
340,570 Mã lực
Nơi ở
Mỹ.................Đình
Xin cảm ơn các kụ đã phản biện & động viên nhà cháu nhé. Nhà cháu đã mời rượu các kụ.

Xin kụ cho biết ý kiến về 2 câu hỏi sau về trường hợp này nhé.
1- trên đường đã phân rõ ràng làn xe con riêng với làn xe tải, luật có bắt kụ phải chuyển xe tải ra làn xe con để đi lên không?
2- nếu kụ chuyển xe tải ra làn xe con để đi lên, theo luật kụ có mắc lỗi "đi sai làn đường" không?
1- Luật không bắt cụ ạ. Nhưng nếu không sang làn xe con thì sẽ không vượt được, hay cụ bảo phải chuyển sang làn dừng đỗ khẩn cấp để vượt thì mới đúng ạ ?
2- Hoàn toàn không cụ ạ. Cháu chỉ vượt trên làn xe con chứ không đi trên đó nên không thể nói là đi sai làn đường. Cụ hỏi nhà cháu vậy thì cháu cũng hỏi cụ : vượt bên phần đường ngược chiều có bị lỗi "đi sai phần đường" không ạ? Rõ ràng là không phải không cụ ?
Theo quan điểm nhà cháu, luật đã ghi rất rõ ràng: Luật chỉ coi là "vượt xe" và chỉ chế tài hành vi vượt xe đó khi nó xảy ra "trên làn đường hẹp", nơi xe phía sau phải mượn đường của chiều đi ngược lại để vượt lên.
Kụ lấy những dẫn chứng mơ hồ, không có quy định trong luật để phản biện lời ghi rõ ràng trong luật nhà cháu đưa ra thì có khiên cưỡng và thiếu công bằng với nhà cháu không ạh?
Cụ cho cháu xin dẫn chứng điều luật qui định cái này ạ
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,647
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Em thì nghĩ đặc sản làn đường to, rất to là chỉ có ở Hà Nội và nó quay ngược lại sự tiến bộ trong việc giao thông. Hồi còn xe đạp, xe máy là chủ yếu, đi làn đường bé cỡ nào cũng to gấp nhiều lần cái xe máy, và ta không có khái niệm xe máy /xe đạp vượt phải bởi vì xe máy có chiều ngang quá hẹp, và ta có thể hơi lượn chéo một chút cũng không hại lắm. Nhưng đi ô tô là khác hẳn, làn đường quá to, nếu ai đó đánh võng, đi xiên... và vẫn ko sai luật bởi vì không hề dẫm vạch. Với ô tô, ta cần làn đường vừa đủ để các xe đi chuẩn chỉnh, và điều đó làm tăng độ an toàn cho lưu thông. Nhưng không hiểu sao, có một vị nào đó trong GT Hà Nội mới sáng kiến ra vẽ làn đường rất to: từ các ngã tư lớn ở BigC hay KDT, đường 5, đường GP, đường Ng Trãi (giờ đang có công trường nên ko tính)... và như vậy với các lái xe từ những nơi khác đến sẽ thấy rất khó đi.
Ví dụ như trong clip này, làn rẽ trái rất to, hai hàng xe xếp vẫn thừa, nhưng vẫn là 1 làn. Giờ đã có 1 hàng xe xếp bên sát trái, em đi vào sát phải (ko đè vạch) liệu có sai không ?
[video]https://www.youtube.com/watch?v=ROZJ6Z64zIA[/video]
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top