[Luật] Đã có câu trả lời cho việc vượt phải trên đường có nhiều làn cùng chiều

Made-in-Vietnam

Xe tải
Biển số
OF-46093
Ngày cấp bằng
10/9/09
Số km
403
Động cơ
465,450 Mã lực
Hôm nay em đọc được bài này tên trang web của Bộ GTVT:

http://www.mt.gov.vn/Default.aspx?tabid=39&catid=1652.1653.380&articleid=11518

Điều kiện vượt xe khi đường có nhiều làn xe


Hỏi:

Điều kiện vượt xe
Điều 14 Luật GTĐB số 23/2008 QH12 ghi :
4. Khi vượt, các xe phải vượt về bên trái….
5. Không được vượt xe khi có một trong các trường hợp sau đây:
c) Đường vòng, đầu dốc và các vị trí có tầm nhìn hạn chế ;

Xin hỏi trường hợp có nhiều làn xe nếu đi làn bên phải đi từ sau lên trước xe khác ở làn bên trái nhưng vẫn bảo đảm được tốc độ cho phép (do làn trái đi chậm) thì có coi là vượt phải hay không? Tại những nơi đường vòng hay đầu dốc mà đường rộng không bị hạn chế tầm nhìn thì có được vượt xe khác hay không?


Trả lời: Vụ Quản lý phương tiện và người lái - Tổng cục Đường bộ Việt Nam trả lời như sau.



1) Tại Điều 13 Luật Giao thông đường bộ quy định về “sử dụng làn đường như sau “trích”:
- Trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, người điều khiển phương tiện phải cho xe đi trong một làn đường và chỉ được chuyển làn đường ở những nơi cho phép; khi chuyển làn đường phải có tín hiệu báo trước và phải bảo đảm an toàn.
- Trên đường một chiều có vạch kẻ phân làn đường, xe thô sơ phải đi trên làn đường bên phải trong cùng, xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đi trên làn đường bên trái.
- Phương tiện tham gia giao thông đường bộ di chuyển với tốc độ thấp hơn phải đi về bên phải.
Vì vậy, trên đường có nhiều làn đường (cùng chiều) đã được phân định bằng vạch sơn, biển báo hiệu (hoặc không có biển báo hiệu) theo quy định, các phương tiện chạy nhanh hơn phải đi làn bên trái; trong trường hợp phương tiện đi ở làn bên trái chạy chậm, các phương tiện đi ở làn bên phải muốn vượt phải xin vượt theo quy định.
Tuy nhiên, nếu trên đường có nhiều làn đường (cùng chiều) và có vạch sơn hay biển báo hiệu quy định loại xe cho mỗi làn thì phương tiện đi làn đường bên phải chạy nhanh hơn phương tiện đi làn bên trái (trong giới hạn tốc độ cho phép của làn đường này, hoặc vì lý do nào đấy phương tiện đi trên làn đường bên trái giảm tốc độ thấp hơn phương tiện đi trên làn đường bên phải, cả hai trường hợp này đều không bị coi là vượt phải.
2) Tại điểm c khoản 5 Điều 14 của Luật Giao thông đường bộ quy định cấm vượt xe khác ở những nơi đường vòng, đầu dốc và các vị trí có tầm nhìn hạn chế;
Vì vậy, ở những nơi đường vòng hay đầu dốc mà đường rộng¸ không bị hạn chế tầm nhìn cũng không được vượt xe khác.
- Đại diện cho cơ quan trả lời:Vụ Quản lý phương tiện và người lái - Tổng cục Đường bộ Việt Nam
 

small_best

Xe lăn
Biển số
OF-28565
Ngày cấp bằng
7/2/09
Số km
11,343
Động cơ
2,379,713 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Rõ ràng thế này thì xxx hết bắt lỗi vượt phải trong trường hợp trên nhé :D
 

Audioto

Xe tăng
Biển số
OF-12143
Ngày cấp bằng
17/12/07
Số km
1,844
Động cơ
542,068 Mã lực
Trả lời rất rõ, nhưng xxx vẫn bắt phạt cụ nào không biết cãi :)
 

dragonfe

Xe buýt
Biển số
OF-138493
Ngày cấp bằng
14/4/12
Số km
636
Động cơ
373,730 Mã lực
bài này có cụ post rồi mà. dù sao cũng cảm ơn cụ. cụ nào hay vượt kiểu này in sẵn 1 bản nhét vào xe đỡ phải cãi nhau lâu với bọn xxx bắt láo, ăn bẩnn
 

buicongchuc

Xe ngựa
Biển số
OF-146822
Ngày cấp bằng
23/6/12
Số km
25,398
Động cơ
630,125 Mã lực
Nơi ở
Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Lâu rồi em không đi đường 5, nhưng vừa rồi dịp cuối năm em có 2 lần đi TP Hải Dương qua đường 5. Em thấy rất nhiều xe vượt phải nhưng không thấy xxx chỏ cạp nong, em dự la xxx cũng đã hiểu được thế nào là đúng, thế nào là sai rồi. Có đầu đất đến mấy đi chăng nữa thì nói nhiều cũng phải hiểu phải không các cụ!
 

mr.ken_no1

Xe container
Biển số
OF-53142
Ngày cấp bằng
18/12/09
Số km
8,254
Động cơ
526,850 Mã lực
Nơi ở
Ở đâu còn lâu mới nói, hê hê
Vấn đề này đã được cụ Ngọc Phan cụ ấy chứng minh vụ ở đường 5 rồi mà
 

messenger87

Xe buýt
Biển số
OF-174042
Ngày cấp bằng
28/12/12
Số km
548
Động cơ
347,060 Mã lực
Nơi ở
em ở Thái Lọ bác ạ :D
thanks bác nhé. em chụp lại rồi có j sau này mở ra đọc luôn. rồi sẽ đến lượt em :D
 

DUONGLAM

Xe container
Biển số
OF-28299
Ngày cấp bằng
3/2/09
Số km
5,013
Động cơ
411,622 Mã lực
Vấn đề là có mấy cụ bình tĩnh để đấu lý vs XXX hay là cứ nhìn thấy cạp nong là đã xoắn hết cả vào ròi còn đâu
 

CVB

Xe tải
Biển số
OF-33846
Ngày cấp bằng
23/4/09
Số km
257
Động cơ
476,449 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Website
yesiam.com.vn
em phải note cái này lại sau còn cãi đc.
 

hung_teri

Xe tải
Biển số
OF-107360
Ngày cấp bằng
1/8/11
Số km
283
Động cơ
395,630 Mã lực
Hôm nay em đọc được bài này tên trang web của Bộ GTVT:

http://www.mt.gov.vn/Default.aspx?tabid=39&catid=1652.1653.380&articleid=11518

Điều kiện vượt xe khi đường có nhiều làn xe


Hỏi:

Điều kiện vượt xe
Điều 14 Luật GTĐB số 23/2008 QH12 ghi :
4. Khi vượt, các xe phải vượt về bên trái….
5. Không được vượt xe khi có một trong các trường hợp sau đây:
c) Đường vòng, đầu dốc và các vị trí có tầm nhìn hạn chế ;

Xin hỏi trường hợp có nhiều làn xe nếu đi làn bên phải đi từ sau lên trước xe khác ở làn bên trái nhưng vẫn bảo đảm được tốc độ cho phép (do làn trái đi chậm) thì có coi là vượt phải hay không? Tại những nơi đường vòng hay đầu dốc mà đường rộng không bị hạn chế tầm nhìn thì có được vượt xe khác hay không?


Trả lời: Vụ Quản lý phương tiện và người lái - Tổng cục Đường bộ Việt Nam trả lời như sau.



1) Tại Điều 13 Luật Giao thông đường bộ quy định về “sử dụng làn đường như sau “trích”:
- Trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, người điều khiển phương tiện phải cho xe đi trong một làn đường và chỉ được chuyển làn đường ở những nơi cho phép; khi chuyển làn đường phải có tín hiệu báo trước và phải bảo đảm an toàn.
- Trên đường một chiều có vạch kẻ phân làn đường, xe thô sơ phải đi trên làn đường bên phải trong cùng, xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đi trên làn đường bên trái.
- Phương tiện tham gia giao thông đường bộ di chuyển với tốc độ thấp hơn phải đi về bên phải.
Vì vậy, trên đường có nhiều làn đường (cùng chiều) đã được phân định bằng vạch sơn, biển báo hiệu (hoặc không có biển báo hiệu) theo quy định, các phương tiện chạy nhanh hơn phải đi làn bên trái; trong trường hợp phương tiện đi ở làn bên trái chạy chậm, các phương tiện đi ở làn bên phải muốn vượt phải xin vượt theo quy định.
Tuy nhiên, nếu trên đường có nhiều làn đường (cùng chiều) và có vạch sơn hay biển báo hiệu quy định loại xe cho mỗi làn thì phương tiện đi làn đường bên phải chạy nhanh hơn phương tiện đi làn bên trái (trong giới hạn tốc độ cho phép của làn đường này, hoặc vì lý do nào đấy phương tiện đi trên làn đường bên trái giảm tốc độ thấp hơn phương tiện đi trên làn đường bên phải, cả hai trường hợp này đều không bị coi là vượt phải.
2) Tại điểm c khoản 5 Điều 14 của Luật Giao thông đường bộ quy định cấm vượt xe khác ở những nơi đường vòng, đầu dốc và các vị trí có tầm nhìn hạn chế;
Vì vậy, ở những nơi đường vòng hay đầu dốc mà đường rộng¸ không bị hạn chế tầm nhìn cũng không được vượt xe khác.
- Đại diện cho cơ quan trả lời:Vụ Quản lý phương tiện và người lái - Tổng cục Đường bộ Việt Nam
Em lại thấy đường 5 rơi vào trường hợp chữ mầu xanh đó, vì đường 5 (ngoài Hà nội) không quy định loại xe cho mỗi làn.
 

Made-in-Vietnam

Xe tải
Biển số
OF-46093
Ngày cấp bằng
10/9/09
Số km
403
Động cơ
465,450 Mã lực
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,927
Động cơ
631,050 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Hôm nay em đọc được bài này tên trang web của Bộ GTVT:

http://www.mt.gov.vn/Default.aspx?tabid=39&catid=1652.1653.380&articleid=11518

...
- Phương tiện tham gia giao thông đường bộ di chuyển với tốc độ thấp hơn phải đi về bên phải.
Vì vậy, trên đường có nhiều làn đường (cùng chiều) đã được phân định bằng vạch sơn, biển báo hiệu (hoặc không có biển báo hiệu) theo quy định, các phương tiện chạy nhanh hơn phải đi làn bên trái; trong trường hợp phương tiện đi ở làn bên trái chạy chậm, các phương tiện đi ở làn bên phải muốn vượt phải xin vượt theo quy định.

Cái ông pháp chế Bộ gtvt này trả lời sai lung tung rồi, các kụ ạ.

Làm ở Vụ Pháp chế Bộ gtvt mà tư duy như này thì chả lạ vì sao tình hình giao thông VN rối như canh hẹ.

1- Rõ ràng ở đây đối tượng điều chỉnh của luật là các xe chạy chậm (phần chữ xanh ở trên), luật không ràng buộc các xe chạy nhanh.

Chạy chậm hay nhanh là so với vận tốc cho phép trên từng làn đường, không phải so sánh giữa các xe với nhau.

Ví dụ, đường ngoài đô thị vận tốc cho phép tối đa 80km/h thì chạy 60km/h là chạy chậm, phải chạy vào làn trong, để dành làn ngoài cho các xe khác chạy 80km/h lưu thông.

2- Vậy ông pháp chế này sai ở chỗ nào?
Ông ta đã đánh tráo khái niệm, từ đối tượng chịu sự điều chỉnh của luật là "xe chạy chậm" ông ta lại chuyển sang đối tượng "xe chạy nhanh hơn" chiếc xe đi sai luật kia (phần chữ đỏ, do ông ta Suy ra), trong khi trong luật không có khái niệm và không chế tài các "xe chạy nhanh hơn".

Ví dụ: có xe A đang chạy chậm 60km/h ở làn trong (đang chạy đúng luật), nếu gặp xe B chạy 40km/h ở làn ngoài (xe B này đang chạy sai luật, vì đúng ra nó phải chạy làn trong).

- Cách xử lí đúng luật là công nhận xe A đang lưu thông đúng luật, được tiếp tục lưu thông, phạt xe B vì đi sai luật.

- Cách xử lí của ông pháp chế Bộ gtvt sai ở 4 điểm sau:

1- Bắt lỗi một xe đang chạy đúng luật là xe A,

2- Bỏ qua lỗi của xe B là xe đang đi chậm nhưng không đi sang làn bên phải,

3- Tự cá nhân mình đưa ra quy định sai luật, gây phức tạp cho việc lưu thông của các phương tiện (phần màu xanh lá, thay vì cho xe A chạy thẳng thì lại bắt xe A chuyển ra làn ngoài, xin đường để vượt xe B, vượt xong lại chuyển vào làn trong để lại đi chậm 60km/h cho đúng luật. Nếu xe B cùn hoặc bẫy, cố tình không cho vượt, thì xe A và các xe khác phía sau bắt buộc phải bò theo hàng chục km, gây đình trệ giao thông)

4- Áp dụng khái niệm vượt xe sai luật.
Khái niệm "vượt xe" chỉ tồn tại khi 2 xe đó đang cùng lưu thông trên đường chỉ có 1 làn xe chạy, hoặc trên cùng 1 làn đường, khi xe phía sau yêu cầu xe phía trước nép sang bên phải, còn xe mình mượn một phần đường của chiều ngược lại để vượt lên.
Không có khái niệm "vượt xe" trên đường có nhiều làn xe, khi các xe di chuyển trên làn đường riêng của mình, không ảnh hưởng tới các xe khác,
 
Chỉnh sửa cuối:

Made-in-Vietnam

Xe tải
Biển số
OF-46093
Ngày cấp bằng
10/9/09
Số km
403
Động cơ
465,450 Mã lực
4- Áp dụng khái niệm vượt xe sai luật.
Khái niệm "vượt xe" chỉ tồn tại khi 2 xe đó đang cùng lưu thông trên đường chỉ có 1 làn xe chạy, hoặc trên cùng 1 làn đường, khi xe phía sau yêu cầu xe phía trước nép sang bên phải, còn xe mình mượn một phần đường của chiều ngược lại để vượt lên.
Không có khái niệm "vượt xe" trên đường có nhiều làn xe, khi các xe di chuyển trên làn đường riêng của mình, không ảnh hưởng tới các xe khác,
Em đồng ý với cụ ở điểm này. Vấn đề là CSGT không nghĩ như vậy, và Luật GTĐB cũng không nói rõ khái niệm này. Chính vì vậy mình cần vài bảo bối để đối phó với CSGT trên đường.
 

cuongvu

Xe hơi
Biển số
OF-111356
Ngày cấp bằng
2/9/11
Số km
194
Động cơ
391,490 Mã lực
Nơi ở
Thành phố hoa thắp lửa
Em bị một phát vượt phải ở đường 5 ! Xin xỏ xxx bảo em 500 k ! Đi cho nhanh !
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,927
Động cơ
631,050 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Em đồng ý với cụ ở điểm 4- này. Vấn đề là CSGT không nghĩ như vậy, và Luật GTĐB cũng không nói rõ khái niệm này. Chính vì vậy mình cần vài bảo bối để đối phó với CSGT trên đường.
Trên OF cũng đã bàn nhiều về việc này rồi, kụ à.
Vì lợi ích vật chất xxx cố tình không hiểu, cố tình ép phạt những ai yếu bóng vía mà thôi.

Mặc dù trong Luật Gtđb không định nghĩa thế nào là "vượt xe", nhưng trong phần quy định cách thức vượt xe lại mô tả rất rõ thế nào là "vượt xe".
Theo Luật quy định, để được gọi là "vượt xe" cần đáp ứng một số yêu cầu sau:

1- Xe phía trước đã nép vào bên phải sát lề đường, nhường phần đường trước mặt cho xe xin vượt
---> điều đó cho thấy cả hai xe bắt buộc phải cùng đang di chuyển trên cùng làn đường, xe chạy nhanh phía sau đang bị xe chạy chậm phía trước cản đường ---> có nhu cầu phải vượt qua xe chạy phía trước để đi tiếp.

2- Không có xe đang chạy tới trên "làn xe theo chiều ngược lại" ---> cả 2 xe phải đang cùng chạy trên làn đường sát với làn đường cho xe chạy theo hướng ngược lại ---> điều đó cho thấy trên đường có xe cần vượt chỉ có duy nhất 1 làn xe cho hướng xe đang di chuyển ---> nếu có nhiều làn đường thì không cần phải "vượt xe" nữa.
 

Thuy nice

Xe hơi
Biển số
OF-91493
Ngày cấp bằng
14/4/11
Số km
105
Động cơ
405,309 Mã lực
tks cụ chủ, em cũng note lại để làm cẩm nang.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top