Thớt kia đã 100 tầng, em mạo muội xây dựng chưa phép nhà mới để chúng ta tiếp tục câu chuyện.
Phần 1 các cụ tham khảo tại đây:http://www.otofun.net/threads/431843-chien-tranh-bien-gioi-1979-tu-loi-ke-cua-nguoi-trong-cuoc
Để tiện cho các cụ theo dõi, em xin hệ thống qua về mặt trận Vị Xuyên thời kỳ 1984-1989
Bối cảnh :
Từ sau năm 1979, TQ tiếp tục tấn công lấn chiếm vào đất ta ở nhiều điểm.
Ở địa bàn QK1, tháng 5/81 địch đánh bình độ 400 (Cao Lộc, Lạng Sơn), cao điểm 820, 630 (Thất Khê, Lạng Sơn).
Ở địa bàn QK2, tháng 8/80, địch đánh điểm cao 1992 (Sín Mần, Hà Tuyên). Tháng 5-1981 đánh cao điểm 1800A-1800B (Lào Chải, Hà Tuyên). Tháng 2-1982 tiến công vào Đồng Văn, Mèo Vạc. Tháng 4-1983 tiến công vào Mường Khương. Đặc biệt từ tháng 4-1984 tiến công lớn vào Vị Xuyên – Yên Minh (Hà Tuyên).
Thời điểm này, ta bố trí dọc tuyến biên giới 3 quân đoàn, 11 sư đoàn, 13 trung đoàn và 70 tiểu đoàn độc lập. Các lực lượng bảo đảm, phục vụ... tuyến sau tương đương 4-6 sư đoàn. Tổng quân số khoảng 300.000 người. Ngoài ra, sâu trong nội địa còn có 3 quân đoàn chủ lực Bộ làm dự bị.
Mặt trận biên giới Vị Xuyên - Yên Minh diễn ra từ tháng 4-1984 đến tháng 4-1989, chia thành 4 thời kỳ :
- Từ 2-4-1984 đến 16-5-1984 : địch tiến công lớn, ta phòng ngự.
- Từ 16-5-1984 đến 7-1-1987 : ta củng cố phòng ngự, tổ chức tiến công một số điểm bị chiếm đóng, địch tiếp tục tiến công lấn chiếm.
- Từ tháng 2-1987 đến tháng 12-1988 : ta và địch đều ngừng tiến công lớn, chủ yếu củng cố phòng ngự và bắn pháo.
- Từ tháng 12-1988 đến tháng 4-1989 : địch ngừng bắn phá và bắt đầu rút dần các điểm lấn chiếm.
Phía ta 7 lần thay phiên các sư đoàn chủ lực lên chiến đấu.
QK1 có eBB981, 982, 983.
QK2 có fBB313, 314, 316, 356; lữ CB 543, lữ PB 168, lữ PK 297, eXT406, eTT604, eVT652, các d đặc công, trinh sát, các đơn vị địa phương của BCHQS tỉnh Hà Tuyên và eBB754 của BCHQS tỉnh Sơn La.
Đặc khu Quảng Ninh có eBB568/fBB328.
Các đơn vị chủ lực Bộ có fBB312/QĐ1, fBB325/QĐ2, fBB31/QĐ3, lữ PB 368/BTL Pháo binh...
Ngoài ra còn nhiều đơn vị cấp tiểu đoàn, đại đội bộ binh và pháo binh cũng được điều lên tham gia chiến đấu.
Khu vực Tây sông Lô :
- Từ đầu năm 84 đến 12-85 : fBB313/QK2 + fBB356/QK2.
- Tháng 5/85 : fBB313/QK2 + eBB2/fBB3/QK1.
- Tháng 12/85 : fBB31/QĐ3.
- Tháng 6/86 : fBB313/QK2.
- Tháng 2/87 : fBB356/QK2.
- Tháng 8/87 : fBB312 (-eBB209)/QĐ1 + e48BB/fBB390/QĐ1 + 2d/fBB308/QĐ1.
- Tháng 1/88 : fBB325/QĐ2.
- Tháng 9/88 : fBB316(-eBB98)/QK2.
- Tháng 5/89 : fBB313/QK2.
Ở hướng này khoảng 6 tháng ta thay quân một lần. Riêng fBB313/QK2có đợt chiến đấu kéo dài liên tục gần 1 năm, gặp rất nhiều khó khăn.
Khu vực Đông sông Lô :
- Từ đầu năm 84 : eBB266/fBB313/QK2.
- Tháng 7/84 : eBB141/fBB312/QĐ1.
- Tháng 4/85 : eBB568/fBB328/ĐKQN.
- Tháng 11/85 : eBB818/fBB314/QK2.
- Tháng 2/87 : eBB881/fBB314/QK2.
- Tháng 9/87 : eBB818/fBB314/QK2 + 1d/eBB754 Sơn La.
- Tháng 6/88 : eBB728/fBB314/QK2.
- Tháng 10/88 : eBB247 Hà Tuyên.
Hướng phòng ngự Đông sông Lô gặp nhiều khó khăn hơn phía Tây, nhiều đơn vị phải chiến đấu những đợt kéo dài 7-10 tháng.
Phía địch, đã dùng 20 lượt sư đoàn, 171 lượt trung đoàn đến đại đội tấn công lấn chiếm vào đất ta 1-2km trên chính diện 11km. Cũng giống như ta, TQ cũng thay phiên nhiều lượt quân đoàn, sư đoàn :
4/84 – 4/85 : fBB31/QĐ11, fBB32/QĐ11, fBB40/QĐ14, fBB41/QĐ14 ĐQK Côn Minh; fPB4 ĐQK Côn Minh.
12/84 – 5/85 : fBB1/QĐ1, fBB36/QĐ12 ĐQK Nam Kinh; fPB3 ĐQK Phúc Châu, fPB9 ĐQK Nam Kinh.
5/85 – 6/86 : fBB138/QĐ46, fBB199/QĐ67 + 1e/fBB200/QĐ67 ĐQK Tế Nam; fPB12 ĐQK Tế Nam.
4/86 – 5/87 : fBB61/QĐ21, fBB139/QĐ47 + 1e/fBB141/QĐ47 ĐQK Lan Châu, lữ PB1 ĐQK Lan Châu.
4/87 – 4/88 : fBB79/QĐ27 + 1e/fBB81/QĐ27, fBB80/QĐ27 ĐQK Bắc Kinh; fPB14 ĐQK Bắc Kinh.
4/88 – 10/89 : fBB37/QĐ13, fBB38/QĐ13 ĐQK Thành Đô.
Diễn biến chính :
Trên hướng đối diện QK2, từ tháng 1 đến tháng 3/84, địch điều 5 sư đoàn bộ binh và 5 trung đoàn pháo binh chủ lực gồm 3 sư đoàn của QĐ14 đối diện Quản Bạ, Vị Xuyên (Hà Tuyên) và 1 sư đoàn của QĐ11 đối diện Yên Minh (Hà Tuyên) cùng các đơn vị biên phòng áp sát biên giới ta. Đến trước ngày 28/4/84, lực lượng địch tập trung cho chiến dịch “Kỵ tuyến bạt điểm” lấn chiếm biên giới khoảng 6 sư đoàn, trong đó 4 sư đoàn triển khai trên thê đội 1, tiến công hướng chính diện Vị Xuyên – Yên Minh.
Trên hướng đối diện QK1, ĐK Quảng Ninh và hướng biển, địch tập trung 37 sư đoàn bộ binh chủ lực và biên phòng, 8 sư đoàn không quân, hạm đội Nam Hải tiến hành tập trận quy mô lớn để nghi binh, thu hút, phối hợp chiến trường.
Từ ngày 2-4 đến 27-4-1984, địch mở đợt pháo kích lớn trên toàn tuyến biên giới (1 tuần sau khi ta tiến công lớn ở CPC ngày 26/3/84) với 28.300 viên đạn pháo cối vào 205 mục tiêu, 20 khu vực của 6 tỉnh biên giới. Trong đó hướng Hà Tuyên 11.300 viên, Lạng Sơn 10.900 viên, Quảng Ninh 3.000 viên, Cao Bằng 2.150 viên, Hoàng Liên Sơn 370 viên, Lai Châu 340 viên. Mật độ bắn phá cao nhất 6.000 viên/ngày, các mục tiêu trọng điểm chịu 1.000-3.000 viên/ngày. Mục tiêu nằm sâu nhất bị bắn phá là thị xã Hà Giang (18km).
Riêng từ ngày 28-4 đến 30-4-1984, địch bắn 12.000 quả đạn pháo vào 6 điểm tựa của ta để chi viện cho bộ binh của chúng tấn công đánh chiếm các điểm cao 226, 233, bình độ 300 - 400, 1509, 772, 685. Trong 2 ngày địch đã đánh chiếm được 226, 233, 772, 1509, bình độ 300 - 400, E1, 685 do eBB122/fBB313/QK2 của ta phòng ngự.
Ngày 15-5-1984, địch mở đợt tiến công Đông sông Lô (từ điểm cao Si Cà Lá đến M13) với lực lượng 1 trung đoàn tăng cường. Sau 1 ngày chiến đấu, địch đã chiếm được các điểm cao 1030, Si Cà Lá, 1250, đài 2, M13 do eBB266/fBB313/QK2 và dBB3 Yên Minh của ta phòng ngự.
Như vậy, từ 28-4 đến 16-5-1984, địch đã chiếm và triển khai phòng ngự chốt giữ 29 điểm trên lãnh thổ VN. Trong đó có khu 1545, 1509, 772, 226, 233, 685/Vị Xuyên (địch gọi là Lão Sơn), điểm cao 1030/Vị Xuyên (địch gọi là Đông Sơn), khu 1250, Si Cà Lá tức Núi Bạc/Yên Minh (địch gọi là Giả Âm Sơn). Chúng bố trí trên hướng Vị Xuyên 1 sư đoàn phía trước, 2 sư đoàn phía sau; trên hướng Yên Minh 1 trung đoàn phía trước, 2 trung đoàn phía sau.
Trên toàn tuyến địch tiếp tục tiến hành các vụ pháo kích, tập kích, phục kích… Từ 28/4/84 đến 26/5/84 đã bắn 43.670 viên đạn pháo cối, riêng Hà Tuyên 27.380 viên, Lạng Sơn 13.300 viên, Quảng Ninh 1.625 viên, Cao Bằng 960 viên, Lai Châu 340 viên, Hoàng Liên Sơn 170 viên.
Ngày 11/6/84, ta tiến công hiệp đồng bộ - pháo với quy mô trung đoàn, do eBB876/fBB356/QK2 đánh 233, 685 không thành công.
Cuối tháng 6-1984, Bộ Tư lệnh mặt trận quyết định tổ chức tiến công lớn để giành lại các chốt bị chiếm đóng. Lực lượng tham gia đợt tiến công này gồm 3 trung đoàn : eBB141/fBB312/QĐ1 đánh 1030, Si Cà Lá; eBB174/fBB316/QK2 đánh 233, bình độ 300 – 400; eBB876/fBB356/QK2 đánh 772, 685.
Ngày 12-7-1984, trên cả 3 hướng ta đồng loạt nổ súng tiến công địch. Tuy nhiên, do công tác chuẩn bị chưa chu đáo, đánh giá địch không chính xác, quyết tâm và cách đánh không phù hợp, nóng vội… nên trận tiến công thất bại, các đơn vị bị tổn thất lớn.
Đến tháng 11-1984, Bộ Tư lệnh mặt trận hạ quyết tâm mở tiếp một đợt tiến công vây lấn. Lần này các đơn vị có 4 tháng chuẩn bị.
Ngày 18/11/84, pháo binh ta bắt đầu bắn phá hoại các mục tiêu ở 300 – 400, 685. Sau 5 ngày đêm, eBB14/fBB313/QK2 thực hành vây lấn ở 300-400, eBB153/fBB356/QK2, tăng cường 1d đặc công thực hành vây lấn ở 685.
Đợt chiến đấu kéo dài từ 18-11-1984 đến 18-1-1985 (ta ngừng tiến công vào dịp Tết Nguyên đán). Ta không chiếm được A5, không khôi phục được hoàn toàn 300 - 400, 685 nhưng đã giành lại được một số chốt, hình thành thế phòng ngự xen kẽ, bám sát địch ở đồi Chuối, đồi Cô X, đồi Đài, A4, A21, khu Cót Ép, khu C và mỏm E2, E3, E5 của 685, có nơi chỉ cách địch 15-20m. Cá biệt ở Bốn hầm, chốt của ta và địch chỉ cách nhau 6-8m. Ở khu vực này cả 2 bên thay nhau phản kích, giành giật chốt liên tục như ở Bốn hầm 38 lần, 685 41 lần, đồi Cô X 45 lần… Tuy nhiên do địa hình hiểm trở, tiếp tế khó khăn, đến tháng 3/85 địch chiếm lại được E2, E3, E5 ở 685.
Từ 27/5 đến 30/5/85, sau khi thay quân địch mở đợt tiến công lớn vào các điểm tựa của ta ở đồi Đài, Cô X, bình độ 1100 (tây sông Lô) bị ta đánh bại.
Ta cũng mở một số trận tiến công hoặc tập kích bằng bộ binh và đặc công, trong đó đáng chú ý nhất là trận tiến công chiếm lại A6B (31/5/85) và chốt giữ, đánh bại 21 đợt phản kích của địch từ 1/6-13/6/85, trận tái chiếm điểm cao 400 (19/7/85)…
Từ 23/9 đến 25/9, địch mở đợt tiến công lớn vào các điểm tựa của ta ở đồi Tròn, lũng 840, Pha Hán (đông sông Lô) đến đồi Cô X, 1100 (tây sông Lô) bị ta đánh bại. Riêng ở Pha Hán ta mất chốt nhưng sau 1 ngày đêm đã tổ chức phản kích khôi phục được trận địa.
Tháng 10 và 11/86, địch mở nhiều đợt tiến công vào khu vực bắc suối Thanh Thuỷ, Pha Hán, Minh Tân đều bị ta đánh bại.
Từ 5 đến 7/1/87, địch mở đợt tiến công lớn với quy mô sư đoàn, trong 3 ngày bắn hơn 100.000 viên đạn pháo cối để chi viện bộ binh tiến công các điểm tựa của ta mà chủ yếu là đồi Đài và Cô X. Đợt tiến công này cũng bị ta đánh bại.
Từ sau đợt tiến công này, địch bắt đầu giảm dần các hoạt động lấn chiếm và bắn phá. Chiến sự ở mặt trận biên giới Vị Xuyên dần dần lắng xuống. Ngày 21-12-1988, lần đầu tiên địch ngừng bắn pháo vào Vị Xuyên, nơi chưa hề có một ngày im tiếng pháo kể từ năm 1984. Từ năm 1989, địch giảm bắn pháo và rút khỏi một số điểm ở phía Bắc suối Thanh Thủy.
Ngày 13-3-1989, địch rút khỏi 20 điểm chiếm đóng và đến tháng 9-1989, địch rút khỏi 9 điểm còn lại.
Trong 5 năm tác chiến, ta đã loại khỏi vòng chiến đấu 15.000 tên địch, bắt 325 tù binh (bắt 6 tên trong chiến đấu và 319 tên thám báo, trinh sát đột nhập).
Đánh thiệt hại nặng 4 trung đoàn, 43 tiểu đoàn, 18 đại đội, 10 trung đội; đánh thiệt hại vừa 4 tiểu đoàn, 5 đại đội, 4 trung đội; đánh thiệt hại nhẹ 4 tiểu đoàn, 7 đại đội, 10 trung đội.
Phá hủy 100 khẩu pháo các cỡ, 100 khẩu súng cối các cỡ, tiêu diệt 13 trận địa pháo cối, 170 xe vận tải, 130 kho tàng, 1.550 ụ súng, lô cốt, hoả điểm, đài quan sát của địch...
Thu được 50 khẩu súng bộ binh, 50 máy thông tin cùng một số khí tài khác.
Địch bắn vào biên giới Hà Tuyên (chủ yếu là Vị Xuyên - Yên Minh) tổng cộng 1.858.613 quả đạn pháo cối, giai đoạn khốc liệt nhất là từ 1984-1987, ngày cao nhất 61.115 quả.
Phần 1 các cụ tham khảo tại đây:http://www.otofun.net/threads/431843-chien-tranh-bien-gioi-1979-tu-loi-ke-cua-nguoi-trong-cuoc
Để tiện cho các cụ theo dõi, em xin hệ thống qua về mặt trận Vị Xuyên thời kỳ 1984-1989
Bối cảnh :
Từ sau năm 1979, TQ tiếp tục tấn công lấn chiếm vào đất ta ở nhiều điểm.
Ở địa bàn QK1, tháng 5/81 địch đánh bình độ 400 (Cao Lộc, Lạng Sơn), cao điểm 820, 630 (Thất Khê, Lạng Sơn).
Ở địa bàn QK2, tháng 8/80, địch đánh điểm cao 1992 (Sín Mần, Hà Tuyên). Tháng 5-1981 đánh cao điểm 1800A-1800B (Lào Chải, Hà Tuyên). Tháng 2-1982 tiến công vào Đồng Văn, Mèo Vạc. Tháng 4-1983 tiến công vào Mường Khương. Đặc biệt từ tháng 4-1984 tiến công lớn vào Vị Xuyên – Yên Minh (Hà Tuyên).
Thời điểm này, ta bố trí dọc tuyến biên giới 3 quân đoàn, 11 sư đoàn, 13 trung đoàn và 70 tiểu đoàn độc lập. Các lực lượng bảo đảm, phục vụ... tuyến sau tương đương 4-6 sư đoàn. Tổng quân số khoảng 300.000 người. Ngoài ra, sâu trong nội địa còn có 3 quân đoàn chủ lực Bộ làm dự bị.
Mặt trận biên giới Vị Xuyên - Yên Minh diễn ra từ tháng 4-1984 đến tháng 4-1989, chia thành 4 thời kỳ :
- Từ 2-4-1984 đến 16-5-1984 : địch tiến công lớn, ta phòng ngự.
- Từ 16-5-1984 đến 7-1-1987 : ta củng cố phòng ngự, tổ chức tiến công một số điểm bị chiếm đóng, địch tiếp tục tiến công lấn chiếm.
- Từ tháng 2-1987 đến tháng 12-1988 : ta và địch đều ngừng tiến công lớn, chủ yếu củng cố phòng ngự và bắn pháo.
- Từ tháng 12-1988 đến tháng 4-1989 : địch ngừng bắn phá và bắt đầu rút dần các điểm lấn chiếm.
Phía ta 7 lần thay phiên các sư đoàn chủ lực lên chiến đấu.
QK1 có eBB981, 982, 983.
QK2 có fBB313, 314, 316, 356; lữ CB 543, lữ PB 168, lữ PK 297, eXT406, eTT604, eVT652, các d đặc công, trinh sát, các đơn vị địa phương của BCHQS tỉnh Hà Tuyên và eBB754 của BCHQS tỉnh Sơn La.
Đặc khu Quảng Ninh có eBB568/fBB328.
Các đơn vị chủ lực Bộ có fBB312/QĐ1, fBB325/QĐ2, fBB31/QĐ3, lữ PB 368/BTL Pháo binh...
Ngoài ra còn nhiều đơn vị cấp tiểu đoàn, đại đội bộ binh và pháo binh cũng được điều lên tham gia chiến đấu.
Khu vực Tây sông Lô :
- Từ đầu năm 84 đến 12-85 : fBB313/QK2 + fBB356/QK2.
- Tháng 5/85 : fBB313/QK2 + eBB2/fBB3/QK1.
- Tháng 12/85 : fBB31/QĐ3.
- Tháng 6/86 : fBB313/QK2.
- Tháng 2/87 : fBB356/QK2.
- Tháng 8/87 : fBB312 (-eBB209)/QĐ1 + e48BB/fBB390/QĐ1 + 2d/fBB308/QĐ1.
- Tháng 1/88 : fBB325/QĐ2.
- Tháng 9/88 : fBB316(-eBB98)/QK2.
- Tháng 5/89 : fBB313/QK2.
Ở hướng này khoảng 6 tháng ta thay quân một lần. Riêng fBB313/QK2có đợt chiến đấu kéo dài liên tục gần 1 năm, gặp rất nhiều khó khăn.
Khu vực Đông sông Lô :
- Từ đầu năm 84 : eBB266/fBB313/QK2.
- Tháng 7/84 : eBB141/fBB312/QĐ1.
- Tháng 4/85 : eBB568/fBB328/ĐKQN.
- Tháng 11/85 : eBB818/fBB314/QK2.
- Tháng 2/87 : eBB881/fBB314/QK2.
- Tháng 9/87 : eBB818/fBB314/QK2 + 1d/eBB754 Sơn La.
- Tháng 6/88 : eBB728/fBB314/QK2.
- Tháng 10/88 : eBB247 Hà Tuyên.
Hướng phòng ngự Đông sông Lô gặp nhiều khó khăn hơn phía Tây, nhiều đơn vị phải chiến đấu những đợt kéo dài 7-10 tháng.
Phía địch, đã dùng 20 lượt sư đoàn, 171 lượt trung đoàn đến đại đội tấn công lấn chiếm vào đất ta 1-2km trên chính diện 11km. Cũng giống như ta, TQ cũng thay phiên nhiều lượt quân đoàn, sư đoàn :
4/84 – 4/85 : fBB31/QĐ11, fBB32/QĐ11, fBB40/QĐ14, fBB41/QĐ14 ĐQK Côn Minh; fPB4 ĐQK Côn Minh.
12/84 – 5/85 : fBB1/QĐ1, fBB36/QĐ12 ĐQK Nam Kinh; fPB3 ĐQK Phúc Châu, fPB9 ĐQK Nam Kinh.
5/85 – 6/86 : fBB138/QĐ46, fBB199/QĐ67 + 1e/fBB200/QĐ67 ĐQK Tế Nam; fPB12 ĐQK Tế Nam.
4/86 – 5/87 : fBB61/QĐ21, fBB139/QĐ47 + 1e/fBB141/QĐ47 ĐQK Lan Châu, lữ PB1 ĐQK Lan Châu.
4/87 – 4/88 : fBB79/QĐ27 + 1e/fBB81/QĐ27, fBB80/QĐ27 ĐQK Bắc Kinh; fPB14 ĐQK Bắc Kinh.
4/88 – 10/89 : fBB37/QĐ13, fBB38/QĐ13 ĐQK Thành Đô.
Diễn biến chính :
Trên hướng đối diện QK2, từ tháng 1 đến tháng 3/84, địch điều 5 sư đoàn bộ binh và 5 trung đoàn pháo binh chủ lực gồm 3 sư đoàn của QĐ14 đối diện Quản Bạ, Vị Xuyên (Hà Tuyên) và 1 sư đoàn của QĐ11 đối diện Yên Minh (Hà Tuyên) cùng các đơn vị biên phòng áp sát biên giới ta. Đến trước ngày 28/4/84, lực lượng địch tập trung cho chiến dịch “Kỵ tuyến bạt điểm” lấn chiếm biên giới khoảng 6 sư đoàn, trong đó 4 sư đoàn triển khai trên thê đội 1, tiến công hướng chính diện Vị Xuyên – Yên Minh.
Trên hướng đối diện QK1, ĐK Quảng Ninh và hướng biển, địch tập trung 37 sư đoàn bộ binh chủ lực và biên phòng, 8 sư đoàn không quân, hạm đội Nam Hải tiến hành tập trận quy mô lớn để nghi binh, thu hút, phối hợp chiến trường.
Từ ngày 2-4 đến 27-4-1984, địch mở đợt pháo kích lớn trên toàn tuyến biên giới (1 tuần sau khi ta tiến công lớn ở CPC ngày 26/3/84) với 28.300 viên đạn pháo cối vào 205 mục tiêu, 20 khu vực của 6 tỉnh biên giới. Trong đó hướng Hà Tuyên 11.300 viên, Lạng Sơn 10.900 viên, Quảng Ninh 3.000 viên, Cao Bằng 2.150 viên, Hoàng Liên Sơn 370 viên, Lai Châu 340 viên. Mật độ bắn phá cao nhất 6.000 viên/ngày, các mục tiêu trọng điểm chịu 1.000-3.000 viên/ngày. Mục tiêu nằm sâu nhất bị bắn phá là thị xã Hà Giang (18km).
Riêng từ ngày 28-4 đến 30-4-1984, địch bắn 12.000 quả đạn pháo vào 6 điểm tựa của ta để chi viện cho bộ binh của chúng tấn công đánh chiếm các điểm cao 226, 233, bình độ 300 - 400, 1509, 772, 685. Trong 2 ngày địch đã đánh chiếm được 226, 233, 772, 1509, bình độ 300 - 400, E1, 685 do eBB122/fBB313/QK2 của ta phòng ngự.
Ngày 15-5-1984, địch mở đợt tiến công Đông sông Lô (từ điểm cao Si Cà Lá đến M13) với lực lượng 1 trung đoàn tăng cường. Sau 1 ngày chiến đấu, địch đã chiếm được các điểm cao 1030, Si Cà Lá, 1250, đài 2, M13 do eBB266/fBB313/QK2 và dBB3 Yên Minh của ta phòng ngự.
Như vậy, từ 28-4 đến 16-5-1984, địch đã chiếm và triển khai phòng ngự chốt giữ 29 điểm trên lãnh thổ VN. Trong đó có khu 1545, 1509, 772, 226, 233, 685/Vị Xuyên (địch gọi là Lão Sơn), điểm cao 1030/Vị Xuyên (địch gọi là Đông Sơn), khu 1250, Si Cà Lá tức Núi Bạc/Yên Minh (địch gọi là Giả Âm Sơn). Chúng bố trí trên hướng Vị Xuyên 1 sư đoàn phía trước, 2 sư đoàn phía sau; trên hướng Yên Minh 1 trung đoàn phía trước, 2 trung đoàn phía sau.
Trên toàn tuyến địch tiếp tục tiến hành các vụ pháo kích, tập kích, phục kích… Từ 28/4/84 đến 26/5/84 đã bắn 43.670 viên đạn pháo cối, riêng Hà Tuyên 27.380 viên, Lạng Sơn 13.300 viên, Quảng Ninh 1.625 viên, Cao Bằng 960 viên, Lai Châu 340 viên, Hoàng Liên Sơn 170 viên.
Ngày 11/6/84, ta tiến công hiệp đồng bộ - pháo với quy mô trung đoàn, do eBB876/fBB356/QK2 đánh 233, 685 không thành công.
Cuối tháng 6-1984, Bộ Tư lệnh mặt trận quyết định tổ chức tiến công lớn để giành lại các chốt bị chiếm đóng. Lực lượng tham gia đợt tiến công này gồm 3 trung đoàn : eBB141/fBB312/QĐ1 đánh 1030, Si Cà Lá; eBB174/fBB316/QK2 đánh 233, bình độ 300 – 400; eBB876/fBB356/QK2 đánh 772, 685.
Ngày 12-7-1984, trên cả 3 hướng ta đồng loạt nổ súng tiến công địch. Tuy nhiên, do công tác chuẩn bị chưa chu đáo, đánh giá địch không chính xác, quyết tâm và cách đánh không phù hợp, nóng vội… nên trận tiến công thất bại, các đơn vị bị tổn thất lớn.
Đến tháng 11-1984, Bộ Tư lệnh mặt trận hạ quyết tâm mở tiếp một đợt tiến công vây lấn. Lần này các đơn vị có 4 tháng chuẩn bị.
Ngày 18/11/84, pháo binh ta bắt đầu bắn phá hoại các mục tiêu ở 300 – 400, 685. Sau 5 ngày đêm, eBB14/fBB313/QK2 thực hành vây lấn ở 300-400, eBB153/fBB356/QK2, tăng cường 1d đặc công thực hành vây lấn ở 685.
Đợt chiến đấu kéo dài từ 18-11-1984 đến 18-1-1985 (ta ngừng tiến công vào dịp Tết Nguyên đán). Ta không chiếm được A5, không khôi phục được hoàn toàn 300 - 400, 685 nhưng đã giành lại được một số chốt, hình thành thế phòng ngự xen kẽ, bám sát địch ở đồi Chuối, đồi Cô X, đồi Đài, A4, A21, khu Cót Ép, khu C và mỏm E2, E3, E5 của 685, có nơi chỉ cách địch 15-20m. Cá biệt ở Bốn hầm, chốt của ta và địch chỉ cách nhau 6-8m. Ở khu vực này cả 2 bên thay nhau phản kích, giành giật chốt liên tục như ở Bốn hầm 38 lần, 685 41 lần, đồi Cô X 45 lần… Tuy nhiên do địa hình hiểm trở, tiếp tế khó khăn, đến tháng 3/85 địch chiếm lại được E2, E3, E5 ở 685.
Từ 27/5 đến 30/5/85, sau khi thay quân địch mở đợt tiến công lớn vào các điểm tựa của ta ở đồi Đài, Cô X, bình độ 1100 (tây sông Lô) bị ta đánh bại.
Ta cũng mở một số trận tiến công hoặc tập kích bằng bộ binh và đặc công, trong đó đáng chú ý nhất là trận tiến công chiếm lại A6B (31/5/85) và chốt giữ, đánh bại 21 đợt phản kích của địch từ 1/6-13/6/85, trận tái chiếm điểm cao 400 (19/7/85)…
Từ 23/9 đến 25/9, địch mở đợt tiến công lớn vào các điểm tựa của ta ở đồi Tròn, lũng 840, Pha Hán (đông sông Lô) đến đồi Cô X, 1100 (tây sông Lô) bị ta đánh bại. Riêng ở Pha Hán ta mất chốt nhưng sau 1 ngày đêm đã tổ chức phản kích khôi phục được trận địa.
Tháng 10 và 11/86, địch mở nhiều đợt tiến công vào khu vực bắc suối Thanh Thuỷ, Pha Hán, Minh Tân đều bị ta đánh bại.
Từ 5 đến 7/1/87, địch mở đợt tiến công lớn với quy mô sư đoàn, trong 3 ngày bắn hơn 100.000 viên đạn pháo cối để chi viện bộ binh tiến công các điểm tựa của ta mà chủ yếu là đồi Đài và Cô X. Đợt tiến công này cũng bị ta đánh bại.
Từ sau đợt tiến công này, địch bắt đầu giảm dần các hoạt động lấn chiếm và bắn phá. Chiến sự ở mặt trận biên giới Vị Xuyên dần dần lắng xuống. Ngày 21-12-1988, lần đầu tiên địch ngừng bắn pháo vào Vị Xuyên, nơi chưa hề có một ngày im tiếng pháo kể từ năm 1984. Từ năm 1989, địch giảm bắn pháo và rút khỏi một số điểm ở phía Bắc suối Thanh Thủy.
Ngày 13-3-1989, địch rút khỏi 20 điểm chiếm đóng và đến tháng 9-1989, địch rút khỏi 9 điểm còn lại.
Trong 5 năm tác chiến, ta đã loại khỏi vòng chiến đấu 15.000 tên địch, bắt 325 tù binh (bắt 6 tên trong chiến đấu và 319 tên thám báo, trinh sát đột nhập).
Đánh thiệt hại nặng 4 trung đoàn, 43 tiểu đoàn, 18 đại đội, 10 trung đội; đánh thiệt hại vừa 4 tiểu đoàn, 5 đại đội, 4 trung đội; đánh thiệt hại nhẹ 4 tiểu đoàn, 7 đại đội, 10 trung đội.
Phá hủy 100 khẩu pháo các cỡ, 100 khẩu súng cối các cỡ, tiêu diệt 13 trận địa pháo cối, 170 xe vận tải, 130 kho tàng, 1.550 ụ súng, lô cốt, hoả điểm, đài quan sát của địch...
Thu được 50 khẩu súng bộ binh, 50 máy thông tin cùng một số khí tài khác.
Địch bắn vào biên giới Hà Tuyên (chủ yếu là Vị Xuyên - Yên Minh) tổng cộng 1.858.613 quả đạn pháo cối, giai đoạn khốc liệt nhất là từ 1984-1987, ngày cao nhất 61.115 quả.
Chỉnh sửa bởi quản trị viên: