- Biển số
- OF-58293
- Ngày cấp bằng
- 4/3/10
- Số km
- 724
- Động cơ
- 451,341 Mã lực
Em không thấy chỗ sửa tên Thread, nên sửa ở ngay đây, tránh hiểu nhầm: Phát động anh em về việc làm phá sản ý định "phạt" (phạt trong dấu " " ạ ) khi đi xe không chính chủ.
Có nhiều thread đã nói rồi, về cơ sở pháp lý của việc đi xe không chính chủ, các xử lý khi bị "vịn", em xin phép đưa ra để anh em đóng góp kinh nghiệm, tránh mất $ oan...
1. Cơ sở pháp lý:
- Chỉ phạt lỗi mua bán mà không làm thủ tục sang tên đổi chủ, không có cái lỗi đi xe không chính chủ.
- Người xử phạt, cơ quan xử phạt có trách nhiệm chứng minh người bị phạt phạm lỗi, người bị xử phạt không có trách nhiệm phải chứng minh mình không có lỗi (cái này nằm trong quyền không tự tố cáo - một quyền cơ bản của con người).
- Cán bộ, công chức (xxx hay...) chỉ được làm những việc mà pháp luật cho phép (nghĩa là thi hành công vụ trong phạm vi theo quy định, không được đặt ra những cái ngoài quy định)
- Bộ luật dân sự, phần quy định về việc cho mượn tài sản, có thể thực hiện bằng: lời nói, văn bản, cử chỉ... Nghĩa là hình thức cho mượn bằng lời nói hoàn toàn đúng pháp luật, được pháp luật bảo hộ.
2. Khi bị "vịn":
Bác lái xe không chính chủ, cũng chẳng có hợp đồng ủy quyền, chẳng có chứng minh thư, hay sổ hộ khẩu gì sất, chỉ có mỗi lời nói: chủ xe cho tôi mượn (giao cho tôi lái, làm việc...), tôi có đủ giấy tờ tham gia giao thông (bảo hiểm, bằng lái, đăng kí, đăng kiểm).
Khi bị xxx "vịn", bác cứ bảo như trên, nếu xxx phạt bác, bác cứ bảo xxx lập biên bản về lỗi "muabán mà không làm thủ tục sang tên" (nếu xxx nói bác vi phạm, hoặc bảo bác chứng minh...), sau đó ghi vào phần ý kiến của người vi phạm: tôi mượn xe, tôi có đủ giấy tờ theo quy định của Pháp luật, thậm chí ghi luôn là tôi không xuất trình được chứng minh thư của chủ xe (nếu xxx muốn thế, ghi cũng chả sao). Trong quá trình trao đổi với xxx, anh em nào ghi âm được thì càng tốt, mình phải nói rõ là mình mượn xe, và pháp luật không quy định mượn thì phải có những giấy tờ mà xxx yêu cầu.
Trường hợp xxx không chịu lập biên bản, mà nói năng lôi thôi khác, thì cứ bảo anh ấy ghi ra giấy, để tôi còn làm bằng chứng khởi kiện anh về việc "thi hành ngoài công vụ".
3. Khởi kiện:
Đây là phần quan trọng, em đề xuất là khởi kiện luôn hành vi hành chính của xxx, không qua khiếu nại làm gì, vì sự việc "rõ như ban ngày rồi", không cần khiếu nại. Việc xxx lập biên bản về một lỗi mà không biết người đó có lỗi hay không, yêu cầu người vi phạm chứng minh mình không phạm lỗi là việc hoàn toàn sai. Do vậy, tòa khó mà bao che đươc cho xxx.
Ngay cả khi tòa có bao che được, thì 1 vụ có thể bao che, liệu có bao che được cả 100 vụ kiện không? Em nhấn mạnh việc khởi kiện luôn là vì khởi kiện sẽ tạo tiếng vang, còn khiếu nại chỉ mang tính nội bộ, không răn đe được xxx khác.
4. Chung sức:
Em đề xuất, anh em chúng ta sẽ lập quỹ để hỗ trợ 100% chi phí kiện (em dự là chỉ phí cũng không nhiều đâu), vì một tư duy pháp luật lành mạnh, vì lợi ích chung của cộng đồng, lợi ích riêng của người tham gia giao thông.
P/s: chỉ áp dụng khi bác mượn xe, hoặc mua xe của người quen chính chủ nhé.
Có nhiều thread đã nói rồi, về cơ sở pháp lý của việc đi xe không chính chủ, các xử lý khi bị "vịn", em xin phép đưa ra để anh em đóng góp kinh nghiệm, tránh mất $ oan...
1. Cơ sở pháp lý:
- Chỉ phạt lỗi mua bán mà không làm thủ tục sang tên đổi chủ, không có cái lỗi đi xe không chính chủ.
- Người xử phạt, cơ quan xử phạt có trách nhiệm chứng minh người bị phạt phạm lỗi, người bị xử phạt không có trách nhiệm phải chứng minh mình không có lỗi (cái này nằm trong quyền không tự tố cáo - một quyền cơ bản của con người).
- Cán bộ, công chức (xxx hay...) chỉ được làm những việc mà pháp luật cho phép (nghĩa là thi hành công vụ trong phạm vi theo quy định, không được đặt ra những cái ngoài quy định)
- Bộ luật dân sự, phần quy định về việc cho mượn tài sản, có thể thực hiện bằng: lời nói, văn bản, cử chỉ... Nghĩa là hình thức cho mượn bằng lời nói hoàn toàn đúng pháp luật, được pháp luật bảo hộ.
2. Khi bị "vịn":
Bác lái xe không chính chủ, cũng chẳng có hợp đồng ủy quyền, chẳng có chứng minh thư, hay sổ hộ khẩu gì sất, chỉ có mỗi lời nói: chủ xe cho tôi mượn (giao cho tôi lái, làm việc...), tôi có đủ giấy tờ tham gia giao thông (bảo hiểm, bằng lái, đăng kí, đăng kiểm).
Khi bị xxx "vịn", bác cứ bảo như trên, nếu xxx phạt bác, bác cứ bảo xxx lập biên bản về lỗi "muabán mà không làm thủ tục sang tên" (nếu xxx nói bác vi phạm, hoặc bảo bác chứng minh...), sau đó ghi vào phần ý kiến của người vi phạm: tôi mượn xe, tôi có đủ giấy tờ theo quy định của Pháp luật, thậm chí ghi luôn là tôi không xuất trình được chứng minh thư của chủ xe (nếu xxx muốn thế, ghi cũng chả sao). Trong quá trình trao đổi với xxx, anh em nào ghi âm được thì càng tốt, mình phải nói rõ là mình mượn xe, và pháp luật không quy định mượn thì phải có những giấy tờ mà xxx yêu cầu.
Trường hợp xxx không chịu lập biên bản, mà nói năng lôi thôi khác, thì cứ bảo anh ấy ghi ra giấy, để tôi còn làm bằng chứng khởi kiện anh về việc "thi hành ngoài công vụ".
3. Khởi kiện:
Đây là phần quan trọng, em đề xuất là khởi kiện luôn hành vi hành chính của xxx, không qua khiếu nại làm gì, vì sự việc "rõ như ban ngày rồi", không cần khiếu nại. Việc xxx lập biên bản về một lỗi mà không biết người đó có lỗi hay không, yêu cầu người vi phạm chứng minh mình không phạm lỗi là việc hoàn toàn sai. Do vậy, tòa khó mà bao che đươc cho xxx.
Ngay cả khi tòa có bao che được, thì 1 vụ có thể bao che, liệu có bao che được cả 100 vụ kiện không? Em nhấn mạnh việc khởi kiện luôn là vì khởi kiện sẽ tạo tiếng vang, còn khiếu nại chỉ mang tính nội bộ, không răn đe được xxx khác.
4. Chung sức:
Em đề xuất, anh em chúng ta sẽ lập quỹ để hỗ trợ 100% chi phí kiện (em dự là chỉ phí cũng không nhiều đâu), vì một tư duy pháp luật lành mạnh, vì lợi ích chung của cộng đồng, lợi ích riêng của người tham gia giao thông.
P/s: chỉ áp dụng khi bác mượn xe, hoặc mua xe của người quen chính chủ nhé.
Chỉnh sửa cuối: