[Funland] Phiên bản Su-30 nào tốt nhất ?

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Sukhoi Su-30 (tên ký hiệu của NATO: "Flanker-C") là máy báy quân sự linh hoạt được phát triển bởi Công ty hàng không Sukhoi của Nga vào năm 1996. Nó là loại máy bay chiến đấu đa chức năng tốc độ siêu âm trên không nhưng nó cũng có thể đảm nhiệm vai trò là một máy bay tiêm kích tấn công yểm trợ trên không. Máy bay này có thể so sánh với loại máy bay F/A-18E/F Super Hornet - Siêu ong bắp cày và F-15E Strike Eagle - Đại bàng tấn công của Hoa Kỳ.


Đây là một phiên bản hiện đại hóa của Su-27UB và có vài phiên bản khác. Series Su-30K và series Su-30MK đều có những thành công trong thương mại. Sự khác nhau về tên gọi là do các phiên bản được sản xuất bởi 2 công ty con đang có sự cạnh tranh - KNAAPO và Công ty Irkut, cả 2 đều nằm dưới sự điều khiển của tập đoàn Sukhoi. KNAAPO sản xuất Su-30MKK và Su-30MK2, chúng được thiết kế và bán cho Trung Quốc và Việt Nam. Phiên bản Su-30 hiện đại nhất trong trang bị thuộc về series Su-30MK của Irkut, mà bao gồm cả Su-30MKI, một máy bay chuyên dụng được phát triển cho Không quân Ấn Độ và những thiết kế từ Su-30MKI, Su-30MKM và Su-30MKA được xuất khẩu cho riêng Malaysia và Algeria (M-Malaysia và A-Algeria). Series Su-30MK là máy bay chiến đấu tầm xa, đa chức năng. Có vài sự khác nhau giữa máy bay chiến đấu của KNAAPO và Irkutsk, và những thiết kế sau đó được xem xét tổng hợp lại để trở thành thiết kế máy bay của Nga trong trang bị ngày nay
OKB Sukhoi đang theo đuổi những phiên bản mới của gia đình Su-27 và đã đưa ra hàng loạt tên gọi rắc rối trong tiếp thị. Một quan sát viên Phương Tây bình luận trên OKB Sukhoi vào năm 1995 như sau: "Họ sản xuất nhiều tên gọi mới hơn là các máy bay trong năm nay".

Danh sách các phiên bản của Su-30:



Su-27PU: Máy bay đánh chặn tầm xa được phát triển từ máy bay huấn luyện 2 chỗ Su-27UB. Sau đó được đổi tên thành Su-30.
Su-30: Máy bay thử nghiệm với cánh mũi.
Su-30K: Phiên bản thương mại đầu tiên của Su-30. 50 chiếc đã được bán cho Ấn Độ (tuy nhiên bị từ chối) và sau đó được thay bằng Su-30MKI.
Su-30KI: Một phiên bản đề nghị của Sukhoi nâng cấp máy bay một chỗ Su-27S của Không quân Nga. Cũng có một phiên bản xuất khẩu trong kế hoạch cho Indonesia, chỉ là một chiếc máy bay ghế đơn trong gia đình Su-30.

Su-30MK2 của Nga Su-30KN: Phiên bản nâng cấp chiến đấu 2 chỗ của Su-27UB, Su-30 và Su-30K.

Su-30M: Về bản chất là Su-27PU nâng cấp, đây là máy bay đa chức năng đúng theo tính năng đầu tiên trong gia đình Su-27.
Su-30MK: Phiên bản thương mại của Su-30M, được xuất hiện vào năm 1993.
Su-30M2: Su-30Mk nâng cấp với cánh mũi và TVC.
Su-30MKA: Phiển bản xuất khẩu cho Algeria.
Su-30MKI: Phiên bản xuất khẩu cho Ấn Độ với FBW, TVC, canard (cánh vịt).
Su-30MKK: Phiên bản xuất khẩu cho Trung Quốc. Chủ yếu dành cho đánh đất
Su-30MKM: Phiên bản chuyên dụng cho Malaysia tương tự như MKI, nhưng chủ yếu sẽ được trang bị hệ thống điện tử của Pháp và Nga. Nó sẽ được trang bị màn hình hiển thị đa chức năng trên mũ của phi công từ Thales Group và SAGEM của Pháp, cũng như radar BARS NIIP N011M.
Su-30MKV: Phiển bản xuất khẩu cho Venezuela có nhiều điểm giống với Su-30MK2. Có 2 chiếc được tham gia vào Lễ duyệt binh ở Caracas vòa tháng 7-2006, những chiếc máy bay này được KNAAPO sản xuất và có số hiệu là 0460 và 1259. Tin mới nhất xác nhận rằng những chiếc Su-30 được Venuela mua là Su-30MK2.
Su-30MK2: Su-30MKK nâng cấp hệ thống điện tử cho phép hỗ trợ tên lửa chống tàu.
Su-30MK2V: phiên bản Su-30MK2 xuất khẩu cho Việt Nam với những cải tiến phụ.
Su-30MK3: Su-30MKK với radar Zhuk MSE và hỗ trợ tên lửa chống tàu Kh-59MK.



Đặc điểm riêng
Phi đoàn: 2
Chiều dài: 21.935m (72 ft 9 in)
Sải cánh: 14.7m (48 ft)
Chiều cao: 6.357m (21 ft 5 in)
Diện tích cánh: 62,04 m²
Trọng lượng rỗng: 17,700 kg
Trọng lượng cất cánh: 24,000 kg
Trọng lượng cất cánh tối đa: 33,000 kg
Động cơ: 2× Saturn AL-31FL công suất 16,754 lbf (74.5 kN) và 27,550 lbf (122.58 kN) khi đốt nhiên liệu lần 2 mỗi động cơ
Hiệu suất bay
Vận tốc cực đại: 2150 km/h (2.35 Mach)
Vận tốc tuần tra: 1,300 km/h
Tầm bay: 1,620 nm (3,000 km)
Trần bay: 57,410 ft (17,500m)
Vận tốc lên cao: 45,275 ft/min (230 m/s)
Vũ khí
Su-27PU co 8 giá treo vũ khí, tron khi Su-30MK có 12 giá treo vũ khí: 2 giá treo ở đầu cánh 3 giá treo dưới mỗi cánh, dưới mỗi động cơ có 1, và 2 giá treo tại điểm tiếp giáp giữa động cơ và cánh. Mọi phiên bản co thể mang 8 tấn vũ khí.

1× pháo Gryazev-Shipunov GSh-30-1 30 mm 150 viên đạn
Tên lửa không đối không: 6× R-27ER1 (AA-10C), 2× R-27ET1 (AA-10D), 6× R-73E (AA-11), 6× RVV-AE (AA-12)
Tên lửa không đối đất: 6× Kh-31P/Kh-31A tên lửa chống [radar]], 6× Kh-29T/L tên lửa dẫn đường bằng laser, 2× Kh-59ME
Bom: 6× KAB 500KR, 3× KAB-1500KR, 8× FAB-500T, 28× OFAB-250-270.

2 Ứng cử viên cho thấy tiềm năng là Su-30MKK và Su-30MKI ? liệu Su-30MK2 của ta có được xếp trên cơ 2 đối thủ 1 bạn 1 thù này không :D

Su-30MK2 Việt Nam mang được bao nhiêu quả bom?

(Kienthuc.net.vn) - Khi cần, Su-30MK2 của Không quân Nhân dân Việt Nam có thể biến thành “pháo đài bay” mang bom tấn công tiêu diệt quân địch mặt đất.



Tiêm kích Su-30MK2 của Không quân Nhân dân Việt Nam là máy bay chiến đấu đa năng có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ tác chiến đánh địch ở cả trên không, trên mặt đất và trên mặt biển.
Để làm được điều đó, Su-30MK2 có khả năng mang tới 8 tấn vũ khí trên 12 giá treo gồm: tên lửa không đối không, không đối đất; bom có điều khiển, không điều khiển và rocket. Tuy nhiên, việc mang số lượng đạn tên lửa hay số quả bom còn phải phụ thuộc vào giá treo, không phải giá treo nào cũng có thể dùng để mang hết toàn bộ vũ khí.
Su-30MK2 mang 4 cụm ống phóng rocket. Ảnh: Tiền Phong

Ví dụ, tuy là có 12 giá treo nhưng Su-30MK2 chỉ có thể mang tối đa 6 đạn tên lửa đối không R-27 hoặc R-73E hoặc R-77 hoặc chỉ mang tối đa 6 đạn đối hải Kh-31A dù mỗi quả chỉ nặng khoảng 600kg (tổng cộng 6 quả là 3,8 tấn) trong khi tải trọng vũ khí máy bay lên tới 8 tấn.
Vậy câu hỏi đặt ra là Su-30MK2 có khả năng mang tối đa bao nhiêu quả bom trong tác chiến đối đất?
Lâu nay thì các thông tin kỹ chiến thuật của Su-30MK2 dành cho Việt Nam không được công khai. Dù vậy, Su-30MK2 được thiết kế dựa trên khung thân cơ sở máy bay Su-30MK nên có thể căn cứ khả năng mang vác của Su-30MK để xác định số bom mang trên Su-30MK2.
Một chiếc Su-30MK có thể mang tổng cộng 6 bom có điều khiển KAB-500 hoặc 3 bom có điều khiển KAB-1500 hoặc 8 bom không điều khiển FAB-500T hoặc 28 bom không điều khiển OFAB-250-270. Như vậy thì số bom mà Su-30MK2 mang được có lẽ cũng tương đương như vậy.
Kiểm tra treo bom không điều khiển trên Su-30MK2, Trung đoàn 935. Ảnh: Tiền Phong

Trong đó, KAB-500/1500 là họ bom có điều khiển do Liên Xô thiết kế từ những năm 1970. Ký hiệu KAB-500/1500 tương ứng với trọng lượng của bom là 500kg và 1.500kg.Mỗi chiếc có thể mang theo 6 quả bom KAB-500 hoặc 3 bom KAB-1500 ở vị trí giá treo số 3,4, giá treo số 1, 2 có thể treo song song 2 quả.
Họ bom thông minh KAB-500/1500 được sản xuất với khá nhiều biến thể. Và mỗi biến thể lại được trang bị một hệ thống dẫn đường cùng đầu đạn khác nhau tạo ra hiệu quả rất cao trong việc chống lại nhiều kiểu mục tiêu khác nhau.
Với bom KAB-500 thì có các biến thể KAB-500L dùng hệ dẫn lade bán chủ động; KAB-500Kr dùng hệ dẫn quang truyền hình với cảm biến hình ảnh chỉ sử dụng trong điều kiện ban ngày và KAB-500S/SE dùng hệ dẫn đường vệ tinh GLONASS (Nga) hoặc GPS (Mỹ).
Bom KAB-500Kr dùng hệ dẫn quang truyền hình với cảm biến hình ảnh.

Đầu nổ của bom KAB-500 gồm 4 loại gồm: KAB-500L-Pr-E được sử dụng để xuyên phá boongke; KAB-500L-FE được trang bị khối nổ phân mảnh dùng để tiêu diệt sinh lực đối phương; KAB-500L-OD-E sử dụng khối nổ nhiệt áp và KAB-500L-KE là một loại bom chùm chứa nhiều đạn con.
Bom KAB-1500 cũng có hệ dẫn đường (lade, quang truyền hình, vệ tinh, quang điện) cùng các khối nổ khác nhau tương tự KAB-500.
Còn FAB-500T là loại bom không điều khiển có trọng lượng khoảng 500kg (tương ứng với phần số trong tên của quả bom), dùng đầu đạn thuốc nổ mạnh. Nó được đánh giá là rất hiệu quả khi sử dụng với số lượng lớn, giá thành rẻ.
Về phần OFAB-250-270 là loại bom không điều khiển có trọng lượng 266kg (gần tương đương với con số 270 trên tên quả bom), trong đó phần thuốc nổ nặng gần 100kg. Bom được dùng để sát thương bộ binh và xe bọc thép hạng nhẹ của đối phương. Liên Xô xếp OFAB-250-270 vào loại "bom hàng không tấn công" tức là phù hợp để chống lại bất kỳ loại mục tiêu nào. Loại bom này có thể thả khi máy bay đang bay với tốc độ siêu âm.

Biến thể Su-30MK, Su-30MK2 của Việt Nam khác gì nhau?

(Kienthuc.net.vn) - Sự khác biệt chủ yếu giữa 2 biến thể Su-30MK và Su-30MK2 của Việt Nam là nằm ở hệ thống điện tử.




Su-30MK là biến thể dành cho xuất khẩu của Su-30M được giới thiệu lần đầu vào năm 1993. Tiêm kích này được phát triển trên cơ sở biến thể huấn luyện chiến đấu Su-27UB hai chỗ ngồi.
Nó được đánh giá là mẫu tiêm kích xuất khẩu thành công nhất của Nga hiện nay, Su-30MK đã được xuất khẩu rộng rãi cho không quân 10 quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam.
Năm 2003, Việt Nam ký hợp đồng mua 4 chiếc tiêm kích Su-30MK và nhận đủ trong năm 2004. Từ năm 2009, Việt Nam mới ký hợp đồng mua các biến thể cải tiến Su-30MK2.
Bốn chiếc Su-30 đầu tiên có mặt trong Không quân Nhân dân Việt Nam thuộc biến thể Su-30MK.

Dòng Su-30MK được sản xuất nhiều biến thể với những thay đổi chủ yếu trong hệ thống điện tử theo yêu cầu (bí mật) của khách hàng. Rất khó để có những thông số chính xác để tìm ra điểm khác biệt giữa Su-30MK và Su-30MK2 của Việt Nam.
Tuy nhiên, nếu dựa vào thông số kỹ thuật đã được tiết lộ của mẫu Su-30MK2 được xuất khẩu cho Trung Quốc (nước này mua biến thể Su-30MK2 từ năm 2004) thì có thể nhận ra được một số điểm khác biệt đáng kể chủ yếu tồn tại trong hệ thống điện tử.
Theo đó, Su-30MK sử dụng máy tính điều khiển MVK còn Su-30MK2 dùng máy tính điều khiển MVK-RL với dung lượng lớn hơn, tốc độ tính toán nhanh hơn. Su-30MK được trang bị hệ thống thông tin liên lạc TKS-2 C3 còn Su-30MK2 dùng hệ thống thông tin liên lạc kỹ thuật số TSIMSS-1.
Về thiết kế buồng lái, Su-30MK được trang bị 2 màn hình LCD đa chức năng kích thước 178x127mm MFI9 ở buồng lái phía trước, buồng lái phía sau là 2 màn hình LCD 204x152mm MFI10. Còn Su-30MK2 được trang bị 4 màn hình LCD 158x211mm MFI 10 với cách bố trí tương tự như trên Su-30MK.
Đối với mũ bay trang bị cho phi công điều khiển, trong khi phi công lái Su-30MK dùng mũ bay tích hợp APS-PVD 21, thì phi công Su-30MK2 có mũ bay tích hợp Sura-K tiên tiến hơn.
Điểm khác biệt quan trọng và cũng là một trong những yếu tố góp phần nâng cao sức mạnh chiến đấu cho Su-30MK2 so với Su-30MK là hệ thống nhắm mục tiêu quang-điện gắn ngoài. Theo đó, Su-30MK2 có thể gắn thêm các hệ thống nhắm mục tiêu gắn ngoài như Sapan-E, hoặc hệ thống trinh sát điện tử gắn ngoài M400.
Su-30MK2 được thiết kế nghiêng về khả năng đánh biển.

Về radar điều khiển hỏa lực, Su-30MK được trang bị radar N001VEP với phạm vi tìm kiếm mục tiêu khoảng 100km. Còn thông tin về radar trên Su-30MK2 không thực sự rõ ràng.
Một số thông tin không chính thức trên các diễn đàn quân sự thì phạm vi tìm kiếm mục tiêu của radar trên Su-30MK2 khoảng 150km với các mục tiêu trên không, như vậy có thể dự đoán là loại radar Zuk-MS hoặc Zuk-MSE.
Về hệ thống điều khiển hỏa lực, Su-30MK được trang bị hệ thống phụ không đối không SUV-VE Mk1 còn Su-30MK2 sử dụng hệ thống phụ SUV-VEP Mk3.
Đối với tác chiến đối đất, Su-30MK dùng hệ thống phụ không đối đất SUV-P Mk1 còn Su-30MK2 sử dụng SUV-P Mk3. Một trong những tính năng nổi bật của Su-30MK2 là được thiết kế với khả năng đánh biển chuyên nghiệp. Xét về hiệu suất thì Su-30MK2 hoàn toàn vượt trội so với Su-30MK.
Các hệ thống còn lại như động cơ, tải trọng vũ khí, tầm bay, trần bay, tốc độ giữa Su-30MK và Su-30MK2 là tương đương nhau.
Tuy nhiên, trên đây là những thông số kỹ thuật của các tiêm kích nước ngoài, thông số kỹ thuật của Su-30MK và Su-30MK2 của Việt Nam có thể có những khác biệt theo yêu cầu riêng.
 
Chỉnh sửa cuối:

mercurate

Xe tăng
Biển số
OF-6967
Ngày cấp bằng
11/7/07
Số km
1,658
Động cơ
557,690 Mã lực
Em nghĩ hai thằng anh em thế này đánh nhau thì kỹ và chiến thuật quan trọng hơn. Cũng k có nhiều thông số về 3 em này lắm nên chắc khó so sánh.
Chú MKI có thêm canard nên em nghi là có sự nâng cấp mạnh về radar. Cái này cụ đem qua hs.org chắc đắt hàng lắm.
 
Chỉnh sửa cuối:

Chã Nhỏ

Xe điện
Biển số
OF-115758
Ngày cấp bằng
6/10/11
Số km
4,107
Động cơ
425,516 Mã lực
Nơi ở
Lương Sơn, Hoà Bình
MKK làm gì có cơ so đc với MKI
động cơ hướng phụt , đồ điện tử nâng cấp theo chuẩn tây tích hợp đc cả vũ khí liên xô lấn tây dương
MKK nâng cấp bét nhè vẫn thua cái động cơ
 

Estonque

Xe điện
Biển số
OF-27090
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
3,123
Động cơ
517,108 Mã lực
Nơi ở
Nhà BVC
mỗi con đc đặt hàng óp sừn riêng nên cũng khó có thể nói con nào là tốt nhất, xét một cách toàn diện thì em thấy con MKI của anh Ấn có lẽ là ngon nhất :D
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Em thấy tóp pic về Su-30K nhiều quá loãng mất, các bác tập hợp bàn luận về Su-30 các dòng trong này đi :)

Theo các chuyên gia amater-pro cả ta lẫn tây thì đúng là MKI thuộc dòng vua của Su-30MK rồi
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Số hiệu Su hào nhà Vịt,cho các cụ khỏi phán là Su-34 hay Su-35.

-Su-27SK: 6001, 6002, 6003, 6004, 6005 (nằm sân làm mô hình học cụ,bay lại vào cuối năm 2010), 6006, 6007 (rơi năm 2007)
-Su-27UBK: 8521, 8522, 8523.
-Su-27PU: 8526, 8527.
-Su-30MK2: 8528,8529,8530,8531.
-Su-30MK2V: 8532, 8533, 8534, 8535, 8536, 8537, 8538, 8539, 8540, 8541, 8542,8543,8544.
Su-30MK2V/MK3 giống mới: 8571,8572,8573.Chiếc dự định đánh số 8574 bị rơi khi bay thử nghiệm đầu năm 2012,sẽ có chiếc khác đánh số 8574 thay thế.

*Chú thích 1:Không có 8524 và 8525 (Su-27UBK) do máy bay An-124 chở hàng bị tai nạn dẫn đến phá hủy hoàn toàn 2 chiếc này,sau đó 6 tháng Gấu đền cho Vịt 2 chiếc Su-27PU (Su-30 đời đầu).
*Chú thích 2:Máy bay chưa đánh số mà rơi (như chiếc Su-30MK3 rơi đầu năm) thì sẽ có 1 chiếc khác thay thế và được đánh số dự định ban đầu.Chiếc nào đã đánh số mà rơi/bị phá hủy (như 8524 và 8525) thì số hiệu đó sẽ bị bỏ hẳn.
 

springsea

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-44950
Ngày cấp bằng
29/8/09
Số km
9,681
Động cơ
536,693 Mã lực
Hàng Ấn nó gọi là Super Sukhoi rồi bàn cãi làm giề nữa :|
 

Estonque

Xe điện
Biển số
OF-27090
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
3,123
Động cơ
517,108 Mã lực
Nơi ở
Nhà BVC
Số hiệu Su hào nhà Vịt,cho các cụ khỏi phán là Su-34 hay Su-35.

-Su-27SK: 6001, 6002, 6003, 6004, 6005 (nằm sân làm mô hình học cụ,bay lại vào cuối năm 2010), 6006, 6007 (rơi năm 2007)
-Su-27UBK: 8521, 8522, 8523.
-Su-27PU: 8526, 8527.
-Su-30MK2: 8528,8529,8530,8531.
-Su-30MK2V: 8532, 8533, 8534, 8535, 8536, 8537, 8538, 8539, 8540, 8541, 8542,8543,8544.
Su-30MK2V/MK3 giống mới: 8571,8572,8573.Chiếc dự định đánh số 8574 bị rơi khi bay thử nghiệm đầu năm 2012,sẽ có chiếc khác đánh số 8574 thay thế.

*Chú thích 1:Không có 8524 và 8525 (Su-27UBK) do máy bay An-124 chở hàng bị tai nạn dẫn đến phá hủy hoàn toàn 2 chiếc này,sau đó 6 tháng Gấu đền cho Vịt 2 chiếc Su-27PU (Su-30 đời đầu).
*Chú thích 2:Máy bay chưa đánh số mà rơi (như chiếc Su-30MK3 rơi đầu năm) thì sẽ có 1 chiếc khác thay thế và được đánh số dự định ban đầu.Chiếc nào đã đánh số mà rơi/bị phá hủy (như 8524 và 8525) thì số hiệu đó sẽ bị bỏ hẳn.
6005 bị cho làm học cụ vì trước đó bị trym bay vào động cơ
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
MKI lại mọc thêm cánh

Ấn Độ đàm phán với Nga để hiện đại hóa Su-30MKI
Cập nhật lúc :2:25 PM, 13/11/2012
Ấn Độ đang đàm phán với Nga để hiện đại hóa các máy bay tiêm kích Su-30 và mong muốn dự án này sẽ thực hiện vào năm 2015.

(ĐVO) Điều quan tâm nhất của Ấn Độ trong đàm phán nlà có quyền tiếp cận chương trình cải tiến và hệ thống thiết bị mới sẽ được tích hợp vào những máy bay hiện đại hóa.

“Chúng tôi bắt đầu đàm phán với đối tác Nga về việc cùng nhau hiện đại hóa các máy bay tiêm kích Su-30. Su-30 được hiện đại hóa sẽ trang bị một radar và các thiết bị hàng không hoàn toàn khác”, sĩ quan Không quân Ấn Độ nói.

Máy bay Su-30 được xếp vào loại máy bay tiêm kích hạng nặng, một trong những máy bay tiên tiến nhất của lực lượng Không quân Ấn Độ.

Nga đã cung cấp cho Ấn Độ máy bay Su-30 từ nửa cuối những năm 1990. “Bây giờ chúng tôi tiến hành đàm phán với Nga về việc cho phép chúng tôi tiếp cận đầy đủ chương trình cải tiến và những thiết bị sẽ được trang bị lên các tiêm kích”, nguồn tin cung cấp thêm.

Trước đó, các phương tiện truyền thông Ấn Độ thông báo rằng, vào tháng 11/2012, Nga và Ấn Độ có thể đi đến thỏa thuận về việc cung cấp 40 máy bay chiến đấu Su-30MKI được nâng cấp lên biến thể “Super Sukhoi”.

Những máy bay này có buồng lái mới, các radar mới và sẽ ưu tú hơn là tính năng tàng hình, cũng như tăng tải trọng hữu ích và có khả năng mang tên lửa hành trình không đối đất BrahMos.

Việc cung cấp lô này sẽ mang lại số lượng máy bay tiêm kích Su-30MKI tại Ấn Độ lên tới 270 chiếc. Giá trị của giao dịch này được ước tính vào khoảng 3,77 tỷ USD. Cho đến ngay, Ấn Độ đã mua của Nga 230 chiến đấu cơ Su-30MKI với tổng giá trị lên đến 8,5 tỷ USD.

Không quân Ấn Độ có kế hoạch xây dựng thêm các phi đội máy bay tiêm kích Su-30MKI mới. Hiện nay, Ấn độ chuẩn bị thành lập phi đội máy bay tiêm kích Su thứ 9 và thứ 10. Và theo kế hoạch, họ sẽ biên chế 14 phi đội tiêm kích Sukhoi.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Ấn Độ mưu đồ công nghệ Su-30

7:44 PM, 13/11/2012, Views: 0 | By Long Xuyên

VietnamDefence - Ấn Độ dự định cùng với Nga hiện đại hóa tiêm kích Su-30.

Ấn Độ đang đàm phán với Nga về vấn đề hiện đại hóa các máy bay Su-30 đã lạc hậu. Có thể hai nước sẽ bắt đầu thực hiện dự án này từ năm 2015. Nhưng điều quan tâm chủ yếu của Ấn Độ là được tiếp cận phần mềm cải tiến và các hệ thống thiết bị mới sẽ được tích hợp cho máy bay nâng cấp.

“Chúng tôi đã bắt đầu đàm phán với Nga về việc cùng hiện đại hóa tiêm kích Su-30”, một quan chức cao cấp trong Không quân Ấn Độ (IAF) tiết lộ với hãng tin IANS.

Loại máy bay tiêm kích hạng nặng này là tiên tiến nhất trong IAF. “Su-30 hiện đại hóa sẽ được trang bị các radar và thiết bị avionics hoàn toàn khác”, nguồn tin nói.

Nga cung cấp tiêm kích Su-30 cho Ấn Độ vào nửa cuối thập niên 1990. “Hiện giờ, chúng tôi đang đàm phán với Nga về việc cho phép chúng tôi tiếp cận đầy đủ với phần mềm và các thiết bị sẽ được lắp cho các tiêm kích”, nguồn tin cho biết thêm.

Trước đó, báo chí quân sự Ấn Độ đưa tin, Nga và Ấn Độ vào tháng 11/2012 có thể ký hợp đồng mua bán 40 tiêm kích Su-30MKI, được nâng cấp lên chuẩn Super Sukhoi. Các tiêm kích này có buồng lái mới, radar tối tân và sẽ có tính năng tàng hình và khả năng mang tải trọng hữu ích lớn hơn, trong đó có cả biến thể không đối đất của tên lửa BrahMos. Hợp đồng này trị giá ước 3,77 tỷ USD.

Các nguồn tin trong những cơ quan liên quan đến xuất khẩu vũ khí của Nga xác nhận rằng, trong thời gian ngắn sắp tới, Nga sẽ ký với Ấn Độ hợp đồng mới bán Su-30MKI, nhưng các máy bay này sẽ tương tự các biến thể mới nhất của tiêm kích này.

“Người Ấn muốn tự lực phát triển công nghiệp quốc phòng. Trong quá trình thực hiện dự án hiện đại hóa, chắc chắn sẽ xây dựng các nhà máy sản xuất và người Ấn sẽ nhận được các công nghệ từ đối tác Nga. Nhưng tôi cũng không nghĩ là Ấn Độ sẽ từ bỏ việc mua sắm hiện nay tiêm kích Su-30MKI”, nhà phân tích Andrei Shenk nói.

IAF dự định bắt tay triển khai các phi đội Su-30MKI mới. Hiện nay, Ấn Độ đang chuẩn bị thành lập các phi đội Sukhoi thứ 9 và 10. Ấn Độ dự định thành lập 14 phi đội tiêm kích Su.

Cho đến nay, Ấn Độ đã mất 3 chiếc tiêm kích Su trong các vụ tai nạn: 1 chiếc vào tháng 4/2009, chiếc thứ hai vào tháng 11/2009 và chiếc thứ ba vào tháng 12/2011. Trong vụ tai nạn đầu, 2 phi công bị thiệt mạng, trong các vụ thứ hai và thứ ba các phi công sống sót nhờ hệ thống an toàn hiện đại.

Su-30MKI được trang bị 2 động cơ điều khiển vector lực đẩy AL-31FP. Radar Bars của máy bay có anten mạng pha, có thể phát hiện mục tiêu ở cự ly 120-130 km ở bán cầu trước và hơn 60 km ở bán cầu sau. Máy bay có thể mang hầu như tất cả các loại vũ khí hàng không có tổng trọng lượng đến 8 tấn.

Cần lưu ý rằng, gần đây, Nga liên tục thua các cuộc thầu mua máy bay và trực thăng của Ấn Độ. Mới đây, Il-78MKI đã thua trong cuộc đấu thầu cung cấp 6 máy bay tiếp dầu cho Ấn Độ trị giá 1 tỷ USD. Tiêm kích MiG-35 thì thua trong cuộc thầu mua 126 máy bay chiến đấu, Mi-28N văng khỏi cuộc thầu cung cấp trực thăng tiến công, còn Mi-26Т2 bại trận trước CH-47F Chinook của Mỹ trong cuộc thầu mua 15 trực thăng hạng nặng ví có giá đắt hơn trực thăng Mỹ.

Ngoài ra, Ấn Độ có thể cắt giảm 1/3 số lượng mua sắm tiêm kích thế hệ 5 FGFA. Thay vì 200 chiếc dự kiến, IAF sẽ chỉ mua 144 chiếc.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Su-30 và các biến thể
Cập nhật lúc :10:30 AM, 04/11/2011
Su-30 hiện là tiêm kích xuất khẩu chủ lực của Nga với nhiều biến thể và tên gọi khác nhau.

(ĐVO) Su-30 là một phát triển nâng cấp của Su-27, ban đầu được gọi là Su-27PU, thực hiện chuyến bay đầu tiên vào năm 1987. Sau đó, Su-27PU được đổi tên thành Su-30, NATO gọi là Flanker-C, Flanker-H, Flanker-G.

Vào năm 1990, Sukhoi đã giới thiệu một biến thể Su-30M, với chữ M có nghĩa là hiện đại hóa. Mẫu Su-30M sau này được chuyển cho Không quân Nga để tiến hành đánh giá.

Tuy nhiên, Su-30M không nhận được đơn hàng từ phía quân đội. Do đó, Sukhoi đã giới thiệu một biến thể mới hướng tới thị trường xuất khẩu có tên gọi là Su-30MK, với MK là viết tắt của hai chữ Modernizirovannyi Kommercheskiy, có nghĩa là hiện đại hóa và thương mại.

Từ Su-30MK bắt đầu xuất hiện thêm nhiều biến thể khác nhau và được đặt tên theo quốc gia được xuất khẩu.

Về cơ bản, các biến thể của Su-30MK là tương đương nhau, tuy nhiên tùy thuộc vào yêu cầu của từng quốc gia, thiết kế và trang bị của máy bay có sự điều chỉnh, chủ yếu là ở hệ thống điện tử và động cơ.

Su-30MKI

Su-30MKI là biến thể được thiết kế đặc biệt để xuất khẩu cho Ấn Độ, NATO định danh là Flanker-H. MKI là viết tắt của cụm từ (Модернизированный Коммерческий Индийский) trong tiếng Nga được dịch sang tiếng Anh là Modernized Commercial for India (hiện đại hóa và thương mại cho Ấn Độ)
Su-30MKI của Không quân Ấn Độ, biến thể mạnh nhất của gia đình Su-30.​
Su-30MKI là biến thể có nhiều khác biệt nhất so với các thàn viên còn lại của gia đình Su-30. Cụ thể Su-30MKI được trang bị thêm cánh ngang phía trước, động cơ điều khiển vector lực đẩy 2 chiều AL-31FP giúp tăng khả năng cơ động. Nhờ vậy, Su-30MKI được đánh giá là biến thể mạnh nhất trong gia đình Su-30.

Về hệ thống điện tử, Su-30MKI có hệ thống điện tử phức hợp từ nhiều quốc gia khác nhau bao gồm Israel, Ấn Độ, Nga và Pháp. Su-30MKI được trang bị radar NIIP N011M Bars, đây là một radar mạng pha quét điện tử thụ động rất mạnh, cung cấp khả năng giám sát không đối không, đối đất, đối hải cùng lúc, hệ thống điều khiển vũ khí kỹ thuật số với khả năng kháng nhiễu rất tốt.

Radar N011M Bars có khả năng phát hiện mục tiêu ở cự ly 350-400km với các mục tiêu cỡ lớn, theo dõi ở cự ly 200km, tầm quét phía sau là 60km. Radar của Su-30MKI có khả năng phát hiện F-16 ở cự ly từ 140-160km.

Radar này có khả năng theo dõi cùng lúc 15 mục tiêu và tấn công 4 mục tiêu cùng lúc. Vì vậy, Su-30MKI có khả năng hoạt động như một máy bay cảnh báo sớm (một dạng AWACS mini).

Su-30MKI có khả năng mang tất cả các loại vũ khí hiện đại nhất của Nga và Ấn Độ, đặc biệt là tên lửa hành trình BrahMos, có thể tấn công mục tiêu trên mặt đất và trên biển, được xem là khả năng độc nhất vô nhị.

Dự kiến, tương lai Su-30MKI của Ấn Độ sẽ được nâng cấp hơn nữa với radar Irbis-E, cải tiến hệ thống điện tử hàng không, hệ thống tìm kiếm và chỉ thị mục tiêu OLS-30, thiết bị ngắm bắn mục tiêu LITENING của Israel.

Su-30MKK

Đây là biến thể xuất khẩu riêng cho Trung Quốc, NATO định danh là Flanker-G, MKK có nghĩa là Mnogofunktsionniy Kommercheskiy Kitayski (máy bay chiến đấu đa năng thương mại cho Trung Quốc)
Biến thể Su-30MKK của Không quân Trung Quốc.​
Theo yêu cầu của phía Trung Quốc, họ muốn có một biến thể Su-30MK hoàn toàn khác so với Su-30MKI của Ấn Độ. Su-30MKK không có cánh ngang phía trước và động cơ điều khiển vector lực đẩy 2 chiều. Bù lại máy bay được chế tạo với tỷ lệ sử dụng vật liệu composite và sợi carbon cao hơn, khả năng chịu tải cao hơn.

Su-30MKK có một hệ thống điện tử hàng không được thiết kế để phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của Không quân Trung Quốc. Đa phần các hệ thống điện tử được sản xuất tại Nga chứ không sử dụng thiết bị điện tử của phương Tây).

So với Su-30MKI của Ấn Độ, radar của Su-30MKK yếu hơn, cụ thể 20 chiếc Su-30MKK đầu tiên được trang bị radar N001VEP, chỉ có khả năng theo dõi 10 mục tiêu ở cự ly 100km, tấn công 4 mục tiêu cùng lúc hoặc 2 mục tiêu trên không và 2 mục tiêu dưới đất.

Su-30MK2

Là biến thể nâng cấp của Su-30MKK xuất khẩu cho Trung Quốc, chủ yếu nâng cấp hệ thống điện tử. Theo đó, radar N001VEP cho phép hỗ trợ phóng tên lửa chống tàu Kh-31A. Các nâng cấp của Su-30MK2 chủ yếu phục vụ như một máy bay tác chiến trên biển chuyên dụng.

Máy bay được trang bị hệ thống thông tin chiến thuật đảm bảo khả năng hoàn thành nhiệm vụ cao hơn. Các nâng cấp mới cho phép tấn công mục tiêu chính xác hơn so với biến thể Su-30MKK

Su-30MK2 được đánh giá là biến thể mạnh thứ hai của gia đình Su-30, tuy không có radar mạng pha quét điện tử thụ động và động cơ điều khiển vector lực đẩy như Su-30MK nhưng Su-30MK2 có hệ thống điện tử hàng không rất hiện đại, các hạn chế về hứng chịu ứng suất trọng trường của Su-30MK được giải quyết hoàn toàn, khả năng mang tải trọng vũ khí lớn hơn so với Su-30MKI của Ấn Độ.

Su-30MK3: Là biến thể Su-30MKK của Trung Quốc từ chiếc số 21 trở đi được trang bị radar Zhuk-MSE, radar có khả năng phát hiện các mục tiêu trên không với khoảng cách tối đa từ 110-180km, phát hiện mục tiêu cỡ tàu khu trục ở cự ly 300km.

Radar mới cho phép hỗ trợ phóng tên lửa chống tàu Kh-59 MK. Radar Zhuk-MSE cho phép tấn công 4 mục tiêu mặt đất cùng lúc thay vì chỉ hai mục tiêu như radar N001VEP.

Su-30MKV:
Là biến thể MK xuất khẩu cho Venezuela, có nhiều điểm giống với Su-30MK2. Hệ thống điện tử hàng không và radar được trang bị không được công bố.

Su-30MK2V: Là biến thể Su-30MK2 xuất khẩu cho Việt Nam với một số cải tiến về hệ thống điện tử hàng không theo yêu cầu nhiệm vụ của Không quân Nhân Dân Việt Nam.
Biến thể Su-30MK2V của Không quân Nhân dân Việt Nam.​
Su-30MKA: Là biến thể MK xuất khẩu cho Algeria. Su-30MKA được cho là có nhiều điểm tương tự với Su-30MKI của Ấn Độ nhưng không có động cơ điều khiển vector lực đẩy, hệ thống điện tử chủ yếu từ Nga và Pháp.

Su-30MKM: Là biến thể xuất khẩu riêng cho Không quân Hoàng gia Malaysia, Su-30MKM có một vài hệ thống điện tử tương tự như Su-30MKI của Ấn Độ. Hệ thống điện tử đa quốc gia từ Nga, Nam Phi và Pháp.

Su-30MKM có màn hình hiển thị chính diện hiện đại, hệ thống dẫn đường hồng ngoại tiên tiến, thiết bị chỉ thị mục tiêu laser từ Pháp, cảm biến cảnh báo radar và cảm biến cảnh báo tên lửa của Nam Phi.

Su-30MKM được trang bị cánh ngang phía trước như Su-30MKI của Ấn Độ nhằm tăng khả năng cơ động.
Biến thể Su-30MKM của Không quân Hoàng gia Malaysia.​
Theo Defense Industrydaily, Su-30MKM được trang bị radar mạng pha quét điện tử thụ động N011M BARS PESA tương tự như radar của Su-30MKI, cùng với các hệ thống điện tử hiện đại khác cung cấp khả năng tác chiến ngang ngửa với Su-30MKI của Ấn Độ.

Trong gia đình Su-30, biến thể Su-30MKI được đánh giá là mạnh nhất cả về khả năng cơ động và hệ thống điện tử hàng không. Các biến thể còn lại phần lớn là tương tự nhau, chỉ có một vài cải tiến nhỏ theo yêu cầu của từng quốc gia.

Việc nhận biết các biến thể chủ yếu dựa vào logo của không quân các quốc gia, ngoại trừ Su-30MKI và Su-30MKM có khác biệt ở cánh ngang phía trước, các biến thể còn lại có ngoại hình hoàn toàn giống nhau.

Tuy nhiên, trên cùng một mẫu máy bay chỉ cần có vài cải tiến về hệ thống điện tử, đặc biệt là hệ thống tìm kiếm và chỉ thị mục tiêu có thể làm thay đổi đáng kể năng lực tác chiến của máy bay.

Ví dụ, chỉ cần thay thế trạm định vị mục tiêu quang - điện tử OLS-27 bằng trạm OLS-30 có thể làm tăng đáng kể khả năng tấn công chính xác hoặc chỉ cần nâng cấp bộ vi xử lý của radar có thể làm tăng đáng kể số lượng mục tiêu có thể theo dõi hay tấn công cùng lúc.

Những cải tiến hay nâng cấp này đều thuộc vào bí mật của từng quốc gia, ngoại trừ Su-30MKI và Su-30MKK được công bố các thông số kỹ thuật khá rõ ràng, các biến thể cho các quốc gia còn lại đều không được công bố.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Từ chối F-16 cũ của Mỹ, Philippines sẽ tậu máy bay Su-30K từ Nga?

Chủ nhật 27/05/2012 08:37
(GDVN) - Không quân Philippines đã được bơm tiền để mua sắm các máy bay chiến đấu, nhưng việc lựa chọn mặt hàng phù hợp đôi khi lại là vấn đề không hề đơn giản.

Bộ Quốc phòng Philippines mới đây đã từ chối mua các chiến đấu cơ F-16 Fighting Falcon cũ từ Mỹ. Lý do, theo Tổng thống Philippines Benigno Aquino là chi phí cho vận hành và bảo trì các máy bay chiến đấu này rất tốn kém.

Trước đó, Tổng thống Benigno Aquino ngày 16 tháng 5 đã tuyên bố Philippines sẽ chi 1,6 tỉ đô la để mua các loại máy bay quân sự do các quốc gia ngoài Mỹ sản xuất.

Theo ông Aquino, Philippines sẽ chi từ 400 đến 800 triệu đô la cho một phi đội máy bay, và dự kiến nước này sẽ mua hai phi đội máy bay mới (mỗi phi đội gồm 12-13 máy bay).
Mua cũ hay sắm mới?
Tổng thống Benigno Aquino khẳng định rằng, Philippines hoàn toàn có thể mua những thương hiệu máy bay chiến đấu mới và hiện đại của những nước có nền sản xuất tiên tiến khác chứ không nhất thiết phải chạy theo Hoa Kỳ.

Benigno Aquino chưa tiết lộ về danh tính các quốc gia hay thương hiệu máy bay mà nước này định đặt mua. Tuy nhiên, nhiều khả năng sẽ là các công ty của Nga, Nam Phi hay Pakistan hoặc một số nước châu Âu khác.

F-16 Fighting Falcon Cuối năm 2011, Philippine đã đề nghị Mỹ cung cấp miễn phí một loạt chiến đấu cơ F-16 đã qua sử dụng và cũng sẵn sàng chi tiền để sửa chữa và hiện đại hóa các máy bay chiến đấu cũ được lựa chọn từ nghĩa địa máy bay ở Arizona, Hoa Kỳ.

Kết quả những cuộc đàm phán không được công bố chính thức, nhưng trong tháng 2 năm 2012, Bộ Ngoại giao Philippines đã bắt đầu với các cuộc đàm phán về việc cung cấp một đến hai phi đội máy bay chiến đấu F-16 của Hoa Kỳ.
Hiện nay, Philippine là một trong những nước có nhu cầu lớn về máy bay quân sự trong khu vực Đông Nam Á. Nước này rất cần những chiến đấu cơ đủ sức bảo vệ lãnh hải của họ, bao gồm các địa điểm thăm dò và khai thác dầu trước sự “nhòm ngó” từ phía Trung Quốc cũng như những nước khác trong khu vực.

Nghĩa địa máy bay ở Arizona, Hoa Kỳ Ngoài ra, quân đội Philippines cũng cần những máy bay chiến đấu để giải quyết các nhiệm vụ liên quan đến những cuộc nổi dậy ở khu vực Mindanao.

Đến nay, trong biên chế của Không quân Philippines không có một chiếc tiêm kích phản lực nào có các tính năng hiện đại. Chiếc máy bay tiêm kích siêu âm hạng nhẹ cuối cùng F-5 Freedom Fighter thì đã cho nghỉ hưu từ năm 2005.

Theo Flightglobal MiliCAS, Không quân Philippines hiện nay chỉ trông cậy vào 12 máy bay cường kích cánh quạt/tuần tra OV-10 Bronco, 6 máy bay huấn luyện chiến đấu phản lực cận âm Aermacchi S-211 và 21 máy bay huấn luyện cánh quạt SF-260/F. Ngoài ra, trong biên chế Không quân nước này còn có khoảng 20 máy bay trực thăng tấn công MD520.

Máy bay cường kích cánh quạt/tuần tra OV-10 Bronco của Không quân Philippine Trong tất cả các cuộc đàm phán giữa Washington và Manila, phía Mỹ đã đồng ý cung cấp miễn phí cho Philippines các máy bay chiến đấu F-16 đã qua sử dụng, hoặc bán theo kiểu vừa bán vừa cho.

Ngoài ra, hai nước cũng đã thỏa thuận với nhau về việc cung cấp cho Manila 2 máy bay vận tải quân sự C-130 Hercules, hiện đang trải qua quá trình nâng cấp và sửa chữa nhỏ. Hai máy bay vận tải mới này sẽ được bổ sung vào phi đội máy bay vận tải hiện có của Philippines.

Thông tin chi tiết về những thương vụ này không được tiết lộ, nhưng đã có bằng chứng chứng minh rằng Philippines đã được “đại hạ giá” khi mua các máy bay này, mặc dù nước này đã từ chối mua các chiến đấu cơ F-16 Fighting Falcon của Mỹ theo thông báo hôm 16 tháng 5 của Tổng thống Philippine Ninoy Aquino.

Yak-130 Hiện nay, Bộ Quốc phòng Philippine đang xúc tiến gọi thầu cung cấp 6 máy bay chiến đấu/huấn luyện mới. Trong số những ứng viên tham gia cuộc đua này có Rosoboronexport của Nga, Alenia Aermacchi của Ý, Aero Vodochody của Séc và KAI của Hàn Quốc.

Họ sẽ cung cấp cho Philippine các máy bay quân sự Yak-130, M-346 Master, L-159B ALCA và T/A-50 Golden Eagle. Đây đều là những máy bay hiện đại và đa năng không chỉ dùng để huấn luyện mà còn được sử dụng như một máy bay tiêm kích hay một máy bay cường kích hạng nhẹ.

Theo một số nguồn tin, Bộ quốc phòng Philippine sẵn sàng chi ra 140,6 triệu đôla để có được những cỗ máy chiến đấu, huấn luyện trên không hiện đại này.
Mua gì và mua của ai?
Tuy nhiên, Benigno Aquino chưa chắc chắn về khả năng sẽ mua mới 1 hoặc 2 phi đội máy bay chiến đấu của “những nước tiên tiến” vì thực ra trong thời buổi kinh tế khó khăn này, Philippine cũng không muốn chi tiêu quá tay.

Mặt khác, liên quan đến thái độ của Trung Quốc trong thời gian gần đây, chưa chắc Manila đã từ chối mua các máy bay chiến đấu của Mỹ. Hiện tại, Philippine đang đứng trước rất nhiều sự lựa chọn khác nhau và để tìm ra một giải pháp tối ưu vào lúc này thì quả là không dễ dàng.

Mới đây, Philippines đã từng bày tỏ sự quan tâm đến 18 chiếc máy bay Su-30K trước đây thuộc sở hữu của Không quân Ấn Độ và bây giờ được trao trả lại cho Nga.

Ngày 16 tháng 5 năm 2012, Phó Giám đốc liên bang về hợp tác kỹ thuật quân sự Nga (FSMTC) Alexander Fomin cho biết, các máy này có thể được bán theo từng lô nhỏ. Theo Alexander Fomin, Su-30K sẽ được sửa chữa và nâng cấp tại Belarus để bán sang quốc gia thứ 3.

Su-30KN Hợp đồng cung cấp 40 chiến đấu cơ Su-30MKI đầu tiên cho Không quân Ấn Độ đã được Nga và quốc gia Nam Á này ký kết vào ngày 30 tháng 11 năm 1996.

Trong năm 2007, Nga đã cung cấp cho Ấn Độ 18 máy bay chiến đấu Su-30MKI theo hợp đồng trao đổi Su-30K đã được bàn giao trước đó, và không thể được nâng cấp lên phiên bản MKI vì lý do kỹ thuật.

18 chiến đấu cơ Su-30K do phía Ấn Độ trao trả đang được sửa chữa tại nhà máy Baranovichi từ cuối năm 2011. Các máy bay Su-30K này đã được lên kế hoạch để nâng cấp lên phiên bản mới Su-30KN.
Trong trường hợp mua mới các máy bay chiến đấu và với khả năng tài chính hiện tại, thì Nam Phi và Pakistan có thể sẽ là những lựa chọn hợp lý cho Philippine vào lúc này.

Chẳng hạn như công ty Denel của Nam Phi đang quảng bá các máy bay chiến đấu Cheetah, một biến thể sửa đổi và hiện đại hóa từ chiến đấu cơ Mirage III của Pháp ra thị trường thế giới.

Pakistan trong tháng 2 năm 2011 cũng đã bắt đầu sản xuất hàng loạt các máy bay chiến đấu “Thần Sấm” JF-17, một sản phẩm hợp tác với Trung Quốc.

Cheetah Một số quốc gia châu Âu cũng đã tăng cường sức mạnh Không quân của mình bằng máy bay F-16, điển hình là Romania. Năm ngoái, nước này đã mua 24 máy bay chiến đấu F-16 đã qua sử dụng của Mỹ với giá 1,4 tỷ đô la.

Với cùng số tiền đó, Romania có thể có trong tay 24 chiến đấu cơ Eurofighter Typhoon hoặc Saab JAS 39 Gripen hoàn toàn mới.

Tuy nhiên trên thực tế Romania đã không làm như vậy. Philipine tất nhiên có thể làm theo cái cách mà Romainia đã làm hoặc cũng có thể lựa chọn một giải pháp khác hiệu quả hơn.

Trong bất kỳ trường hợp nào, cũng có thể khẳng định rằng số tiền mà Philippines chi cho việc mua các máy bay chiến đấu sẽ không vượt quá 2 tỉ đô la.
Su-30KN
Sau sự sụp đổ của Liên bang Xô Viết, Không quân Nga gần như đã không nhận được nhiều kinh phí để mua trang thiết bị quân sự mới. Bộ quốc phòng Nga đã không đủ khả năng để trang bị những máy bay đắt tiền như Su-35 hay Su-30MK cho Không quân.

Su-30KN Vì vậy, theo sáng kiến của các chuyên gia, Không quân Nga đã bắt đầu hiện đại hóa các máy bay Su-30 thành biến thể rẻ tiền hơn đó là Su-30K, và sau này là Su-30KN.

Mục đích chính của chương trình là nhằm tăng cường khả năng tiêu diệt các mục tiêu mặt đất của các máy bay tiêm kích này. Nguyên tắc việc hiện đại hóa là "không thay đổi mà bổ sung thêm". Để giảm chi phí, hầu hết các máy bay khung máy bay vẫn giữ nguyên, và chỉ bổ sung một số điểm sau:
- Hệ thống định vị trên máy bay được mắc song song với máy thu A-737. Hệ thống dẫn đường bằng vệ tinh này có có thể làm việc với NAVSTAR của Mỹ và GLONASS của Nga;
- Radar N001 được cài đặt các chế độ hoạt động mới (theo dõi, bám mục tiêu di động và lập bản đồ bề mặt trái đất);
- Buồng lái (buồng lái hai chỗ ngồi, được thiết kế trên cơ sở máy bay Su-27UB) được trang bị màn hình màu LCD MFI-55 hiện đại (màn hình đa chức năng 5x5 inch). Trong tương lai, màn hình này có thể được thay thế bằng loại tinh vi hơn là MFI-68.
- Hệ thống điều khiển hỏa lực bao gồm máy tính MVK cho phép nó có thể kết nối với các tên lửa điều khiển không đối đất và không đối không mới.
Kết quả là, trọng lượng của máy bay sau khi nâng cấp chỉ tăng thêm khoảng 30 kg. Đồng thời, hiệu quả chiến đấu của nó đã tăng lên nhiều lần.

Theo các nhà thiết kế, Su-30KN có thể so sánh với một trong những máy bay tấn công chiến thuật mạnh mẽ nhất của Mỹ là F-15E Strike Eagle. Ngoài ra, Su-30KN có thể mang các vũ khí hạng nặng chẳng hạn như siêu tên lửa hành trình đối hạm siêu âm Yakhont.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Không quân Nga sẽ ngày càng “vô đối” với tiêm kích Su-30SM?

Thứ tư 10/10/2012 08:37
(GDVN) - Tổng công ty Irkut và Sukhoi đã bắt đầu tiến hành bay thử nghiệm đối với các tiêm kích siêu cơ động Su-30SM được thiết kế để cung cấp cho Bộ Quốc phòng Nga.









Ngày 21 tháng 9 năm 2012 tại sân bay của nhà máy sản xuất máy bay Irkut - chi nhánh của Công ty cổ phần Irkut, chuyến bay thử nghiệm của mẫu tiêm kích Su-30SM đầu tiên đã được thực hiện.

Bốn ngày sau đó, các bài kiểm tra đã diễn ra với nguyên mẫu Su-30SM thứ hai. Các máy bay đã thực hiện các chuyến bay trong thời gian khá dài khoảng hai giờ đồng hồ và không xảy ra bất kỳ sự cố nào.

Siêu tiêm kích Su-30SM.
Trong tháng 8, tổng giám đốc công ty Irkut Alexei Fedorov cho biết rằng việc giao hàng sẽ bắt đầu trong năm 2012.
Hợp đồng cung cấp 30 tiêm kích Su-30SM đến năm 2015 giữa Bộ Quốc phòng Nga và Tổng công ty Irkut đã được ký kết tháng 3 năm 2012.

Trong tháng 8, Thứ trưởng Bộ trưởng Quốc phòng Nga Alexander Sukhorukov cho biết vào cuối năm nay hợp đồng cung cấp các máy bay Su-30SM thứ hai sẽ được ký kết.
Điều đáng chú ý ở đây là việc thực hiện hợp đồng diễn ra khá nhanh. Không quân sẽ nhận được các siêu tiêm kích Su-30SM trong vòng chưa đầy một năm kể từ khi đặt hàng. Điều này có thể do ba yếu tố.

Su-30SM bay thử nghiệm tại sân bay Irkut. Đầu tiên, Su-30SM là một biến thể cải tiến của tiêm kích Su-30MKI, máy bay dành cho xuất khẩu (Không quân Ấn Độ).
Thứ hai, công ty Irkut và Sukhoi đã đạt được những thỏa thuận tốt đẹp trước khi ký hợp đồng cung cấp các máy bay cho Không quân Nga.
Thứ ba, hãng hàng không Irkutsk trong những năm gần đây ngày càng tăng tốc độ sản xuất hàng loạt các máy bay loại này, đồng thời ngày càng hoàn thiện công nghệ cũng như mở rộng các cơ sở sản xuất. Doanh thu đóng góp cho ngành công nghiệp hàng không Nga lên tới 4 triệu rúp mỗi năm.





Su-30SM bay thử nghiệm tại sân bay Irkut. Nói về mục đích của việc ký kết các bản hợp đồng với Irkut, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Anatoly Serdyukov cho biết:

"Việc trang bị các tiêm kích hai chỗ ngồi Su-30SM sẽ làm tăng đáng kể sức mạnh chiến đấu của Không quân Nga. Hơn nữa, các tính năng kỹ chiến thuật của máy bay cho phép các phi công lái nó đạt được trình độ cao hơn, đây là yếu tố đặc biệt quan trọng liên quan đến sự gia tăng khối lượng mua các máy bay chiến đấu thế hệ mới.
Cho chiến đấu
Su-30SM không chỉ có thể "làm tăng sức mạnh chiến đấu của Không quân Nga", mà còn có khả năng thực hiện các nhiệm vụ một cách vô cùng nhanh chóng. Các máy bay chiến đấu có hệ thống điện tử hiện đại, hệ thống radar mạng pha mạnh mẽ và hệ thống vũ khí không đối không, không đối đất có độ chính xác cực cao.

Su-30MKI cả Không quân Ấn Độ. Không giống như người tiền nhiệm của nó trong đại gia đình Su-27/Su-30, Su-30MKI có một "kiến trúc mở", làm cho nó tương đối dễ dàng để lắp ráp thêm các hệ thống mới vào các thiết bị cơ bản và sử dụng các vũ khí tiên tiến (được cung cấp bởi nhà sản xuất khác nhau).
Các chuyên gia của Công ty Sukhoi đã thiết kế loại máy bay chiến đấu phù hợp yêu cầu của Không quân Nga về hệ thống radar, thông tin liên lạc, hệ thống nhận biết địch ta cũng như thực hiện thay đổi trong cấu trúc của hệ thống vũ khí.
Cũng cần lưu ý rằng các tên lửa xuất khẩu cho Su-27/Su-30 hiệu quả hơn nhưng tên lửa tương tự được sử dụng trong nước.

Điều này đã được khẳng định trong một báo cáo gần đây của công ty Tên lửa chiến thuật sau khi kết thúc các bài kiểm tra đối với tên lửa Kh-31AD và Kh-31PD. Các tên lửa dành cho xuất khẩu có tầm bắn tăng gấp đôi, sức công phá của đầu đạn mạnh hơn và hệ thống dẫn hướng hoàn thiện hơn rất nhiều.

Su-30SM. Báo chí Nga và nước ngoài hầu hết đều cho rằng Su-30SM được nâng cấp từ Su-30MKI, biến thể xuất khẩu dành cho Không quân Ấn Độ. Tuy nhiên, điều này không hẳn là chính xác hoàn toàn.

“Diện mạo” của các tiêm kích trong gia đình Su-30 “Irkut” không phải là một cái gì đó cố định. Máy bay chiến đấu Su-30MKI cho Ấn Độ đã liên tiếp có 3 lần “thay đổi diện mạo” với thiết kế hoàn thiện hơn so với những chiếc đầu tiên.
“Diện mạo” cuối cùng của các máy bay Su-30 xuất khẩu xuất hiện vào nửa sau của những năm 2000, đó chính là tiêm kích Su-30MKM dành cho Malaysia, với hệ thống phòng thủ, quang học và điện tử tiên tiến. Đó là lý do tại sao người đại diện của công ty Irkut tuyên bố rằng Su-30MKM mới chính là “người tiền nhiệm” của Su-30SM chứ phông phải là Su-30MKI.

Su-30MKM của Không quân Malaysia. Không chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu cải thiện hệ thống điện tử cho các máy bay Ấn Độ, Irkut còn có kế hoạch tiếp tục nâng cấp Su-30 lên thành biến thể “Siêu Sukhoi 30” với việc trang bị các tên lửa hành trình siêu âm BrashMos.

Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại và trong thời gian tới, Su-30SM mới chính là máy bay được kỳ vọng là con át chủ bài trong hệ thống tác chiến tầm xa của Không quân Nga.
Su-30SM với những tính năng kỹ chiến thuật độc đáo cho phép nó tạo nên những phi đội tinh gọn, rất thích hợp để đối phó với kẻ thù trên mặt đất, trên không và trên biển.

Điều này hoàn hoàn toàn phù hợp với các báo cáo không chính thức mới đây về việc triển khai các siêu tiêm kích đa nhiệm Su-30SM trong lực lượng hàng không hải quân của Hạm đội Biển Đen Nga tại Crimea, nơi mà số lượng cũng như thành phần máy bay bị giới hạn bởi hiệp ước quốc tế với Ukraina.



Super Sukhoi sẽ được trang bị tên lửa hành trình siêu âm BrashMos. Và cho huấn luyện
Một trong những lý do mà Bộ quốc phòng Nga chọn các chiến đấu cơ hai chỗ ngồi Su-30SM đó là những tính năng kỹ chiến thuật của máy bay sẽ cho phép các phi công đạt được trình độ cao hơn, điều này đặc biệt liên quan đến việc tăng cường mua các máy bay chiến đấu thế hệ mới để trang bị cho Không quân nước này.
Điều này hướng đến một thực tế rằng các máy bay tiêm kích thế hệ mới của Không quân Nga như Su-35 và T-50 mà Nga chỉ có duy nhất một buồng lái.

Tuy nhiên, việc đào tạo phi công không chỉ dừng lại ở việc thực hiện các chuyến bay huấn luyện và sử dụng vũ khí. Nó còn bao gồm cả quá trình truyền thụ kinh nghiệm chiến đấu, phát triển của các kỹ năng, chiến thuật chiến đấu trên không cho đến việc sử dụng toàn bộ hệ thống vũ khí.

Siêu tiêm kích Su-30SM. Su-30SM được trang bị động cơ điều khiển vector lực đẩy 3 chiều
Su-30SM cũng như Su-35 và T-50 đều là những máy bay chiến đấu siêu cơ động được trang bị động cơ điều khiển vector lực đẩy 3 chiều, cái mà những máy bay hiện có trong không lực Nga chưa có được.
Việc sử dụng động cơ điều khiển vector lực đẩy đa chiều (hay 3D) với luồng khí phụt có thể quay theo mọi hướng làm cho các máy bay Su-30SM có thể thực hiện các động tác thao diễn ưu việt, giúp phi công thực hiện các đường bay phức tạp như quay vòng hẹp, bay hình chữ J hay động tác rắn hổ mang.

Sự cơ động này giúp máy bay có thể đổi hướng đột ngột để tránh tên lửa của đối phương hoặc chuyển từ trạng thái bị rượt đuổi sang tấn công.
Tóm lại, việc Bộ Quốc phòng Nga quyết định mua các tiêm kích Su-30SM cơ bản dựa trên những lý do sau: có tính năng kỹ chiến thuật ưu việt có thể đáp ứng các yêu cầu chiến đấu và huấn luyện của Không quân Nga, và có tiềm năng xuất khẩu rất lớn; được kế thừa những tinh hoa của chiến đấu cơ Su-30MKI nổi tiếng và những công nghệ tiên tiên của hàng không thế giới; giá cả phải chăng và có thể sản xuất hàng loạt.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Nga - Ấn nâng cấp Su-30MKI và bài học cho Việt Nam
Cập nhật lúc :7:43 AM, 06/12/2012
Nga và Ấn Độ có kế hoạch nâng cấp các máy bay Su-30MKI lên chuẩn Super - Khoi hiện đại hơn. Chương trình này có được xem xét áp dụng cho Su-27SK/UBK và Su-30MK2?
http://quocphong.baodatviet.vn/
(ĐVO) Super - Khoi hiện đại gần bằng Su-35

Tại một triển lãm quân sự, Giám đốc tập đoàn Irkut Alexei Fedorov cho biết, máy bay chiến đấu đa năng Su-30MKI của Không quân Ấn Độ đã được lên kế hoạch cho chương trình hiện đại hóa, sẽ được hãng Suikhoi của Nga nâng cấp lên thành chuẩn Super - Khoi.

Theo kế hoạch, máy bay sau khi được nâng cấp sẽ mang được một tên lửa hành trình chống hạm siêu âm BrahMos.
Hiện nay, Không quân Ấn Độ có khoảng 100 máy bay chiến đấu Su-30MKI, được tổ chức thành năm phi đội. Ấn Độ có kế hoạch tăng số lượng máy bay chiến đấu lên đến 270 chiếc.


Máy bay Su-30MKI của Không quân Ấn Độ.
Các biến thể Su-30MKI nâng cấp sẽ được gọi là Super - Khoi và được trang bị động cơ với tuổi thọ dài hơn, buồng lái được thay thế bằng buồng lái hiện đại với các đồng hồ được số hóa và hiển thị trên màn hình tinh thể lỏng. Máy bay có thể mang một loạt các loại vũ khí hiện đại với khoảng cách tấn công mục tiêu xa hơn. Thậm chí, Super - Khoi sẽ được lắp đặt trên máy bay với radar mạng pha chủ động, hoạt động theo từng giai đoạn được phát triển bởi NIIP.

Ông Alexei Fyodorov cho biết, việc nâng cấp sẽ bắt đầu thực hiện với một phi đội máy bay Su-30MKI của họ. Tất cả các máy bay chiến đấu Su-30MKI đang hoạt động trong Không quân Ấn Độ sẽ được nâng cấp lần lượt.


Su-35 và T-50 PAK FA đều được phát triển lên từ Su-27.
Phi công bay trình diễn Yuri Vashchuk, người đầu tiên thực hiện một chuyến bay trình diễn ở máy bay tiên tiến Su-35 và đã có trên 70 giờ bay máy bay này cho biết: "Nâng cấp thành chuẩn Super - Khoi có thể làm cho Su-30MKI tiến đến gần tương đương Su-35, trong khi máy bay Su-35 là máy bay chiến đấu thế hệ 4++, đã có một công nghệ của máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm".

Phi công này cũng cho biết thêm: "Máy bay chiến đấu Su-30 và Su-35 được cải tiến lên từ Su-27, rồi lần lượt sau đó là thế hệ máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm T-50 PAK-FA cũng là một phát triển hơn nữa của loại máy bay cơ sở Su-27".

Vì vậy, có thể kết luận rằng ngoài Mỹ và Nga, Ấn Độ sẽ là quốc gia có được vũ khí hiện đại là máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm trong khi các nước đồng minh NATO của Mỹ có ý định mua F-35 thì hiện tại vẫn chưa có gì tiến triển.

Tới nay, Nga và Ấn Độ đã đạt thỏa thuận nâng cấp 42 chiếc Su-30MKI cho Ấn Độ. Hợp đồng này có trị giá khoảng 3,7 tỷ USD.

Phía Nga hy vọng hoàn thành quá trình nâng cấp vào năm 2014. Các kết quả của hiện đại hóa có thể được áp dụng cho nhiều loại máy bay, ông Fedorov cho biết.


Không quân Nhân dân Việt Nam đang sở hữu một số máy bay Su-27SK/UKB và Su-30MK2.

Trong bối cảnh **** và Nhà nước đang hiện đại hóa cho lực lượng Quân đội, trong đó, tập trung chủ yếu cho Không quân và Hải quân tiến thẳng lên hiện đại, nếu điều kiện cho phép, việc nâng cấp các máy bay Su-27SK/UKB và Su-30MK2 lên chuẩn Super - Khoi hiện sẽ mang lại sức mạnh đáng kể cho lực lượng phòng thủ bầu trời, mặt biển của Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Mặt khác, trong một động thái tăng cường mối quan hệ chiến lược giữa Việt Nam và Ấn Độ, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Ấn Độ Shashi Kant Sharma đã có chuyến thăm tới Việt Nam, tờ Asian Age dẫn một nguồn tin giấu tên cho biết: “Đã có cuộc đàm phán không chính thức về việc Ấn Độ muốn bán tên lửa hành trình siêu âm BrahMos cho Việt Nam".

Nâng cấp Su-30MK/MK2 lên chuẩn Super - Khoi là môt lựạ chọn hoàn toàn có thể cho Việt Nam! Nếu điều này xảy ra thì sức mạnh của Không quân nói riêng và Quân đội nhân dân Việt Nam nói chung sẽ được tăng cường thêm gấp bội.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Ấn Độ nâng cấp 80 chiến đấu cơ Su-30MKI có thể đánh bại thế hệ 4++

Thứ hai 10/12/2012 07:00
(GDVN) - Su-30MKI là một biểu tượng máy bay chất lượng cao của Nga, được sĩ quan Mỹ thừa nhận trong các cuộc diễn tập không chiến.



Máy bay chiến đấu đa năng Su-30MKI sơn màu cờ Ấn Độ (hình hoạ)
Trang mạng tin tức tổ hợp công nghiệp quân sự Nga vừa có bài viết dẫn nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Ấn Độ cho biết, Không quân Ấn Độ đã xây dựng kế hoạch tiến hành cải tạo hiện đại hóa đối với 80 máy bay chiến đấu đa năng Su-30MKI hiện có để nó trở thành “Super Sukhoi”, dự kiến máy bay chiến đấu phiên bản cải tiến có thể sẽ sử dụng khu vực tên lửa kiểu mới có tầm phóng 300 km.
Theo tin tức từ trang mạng tin tức Ấn Độ, từ năm 1996, Không quân bắt đầu trang bị máy bay chiến đấu Su-30MKI theo 4 giai đoạn. Lần này Ấn Độ sẽ nâng cấp 80 máy bay chiến đấu Su-30MKI, số máy bay này mua của Nga trong giai đoạn đầu tiên.

Ấn Độ có kế hoạch tiến hành cải tiến hiện đại hóa trong vòng 3-4 năm tới, trang bị radar mảng pha chủ động và hệ thống điện tử hàng không mới nhất, chương trình cải tiến quan trọng hơn là lắp ráp tên lửa có tầm phóng đạt 300 km.
Ấn Độ đã gửi yêu cầu tới các nhà cung ứng tên lửa nổi tiếng của các nước trên thế giới để được tư vấn mua sắm. Dự kiến, siêu máy bay chiến đấu Su-30MKI sau nâng cấp sẽ còn trang bị tên lửa hành trình siêu âm không đối đất Brahmos, có kế hoạch trang bị cho 50 máy bay chiến đấu Su-30MKI.
Hiện nay, 16 phi đội của Không quân Ấn Độ trang bị tổng cộng 170 máy bay chiến đấu Su-30MKI, tổng thời gian bay gần 100.000 giờ. Đến trước cuối năm 2020, Ấn Độ chuẩn bị tiếp tục mua khoảng 130 máy bay chiến đấu Su-30MKI của Nga. Nếu kế hoạch này được thực hiện, số lượng máy bay chiến đấu Su-30MKI của Quân đội Ấn Độ sẽ lên tới 270 chiếc.

Chiến đấu cơ Su-30MKI Không quân Ấn Độ Đến trước cuối năm 2012, dự kiến Nga sẽ ký hợp đồng cung ứng 42 máy bay Su-30MKI cho Ấn Độ; theo giấy phép công nghệ được Nga cấp, việc lắp ráp sản xuất sẽ được tiến hành tại nhà máy chế tạo máy bay của Công ty TNHH hàng không Hindustan.
Báo Nga cho rằng, theo đánh giá của chuyên gia nước ngoài, hiện nay máy bay chiến đấu Su-30 đã trở thành biểu tượng cho trang bị hàng không chất lượng cao của Nga, máy bay trực thăng Mi-17 phiên bản mới cũng là một biểu tượng như vậy.
Kết quả khảo sát của tạp chí “Flight International” Anh cho thấy, 59% người được hỏi cho rằng, Su-30MKI là máy bay chiến đấu tốt nhất trên thế giới hiện nay, chỉ có 37% người lựa chọn máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm F-22 của Mỹ, trong khi đó tỷ lệ ủng hộ đối với máy bay F-15 của Mỹ chỉ có 4%.
Hiện nay, số lượng hợp đồng xuất khẩu máy bay chiến đấu Sukhoi được Nga ký kết khoảng 330 chiếc, trong đó hơn 230 chiếc đã bàn giao.

Những năm gần đây, kết quả tiêu thụ Su-30MKI luôn ổn định, chiếm khoảng 1/6 thu nhập xuất khẩu hàng hóa công nghiệp quân sự của Nga, là một thành tích tương đối xuất sắc đối với Công ty Irkut của Tập đoàn Sukhoi.

Su-30MKI Ấn Độ Từ năm 2004, máy bay chiến đấu Su-30MKI của Không quân Ấn Độ bắt đầu tham gia nhiều cuộc diễn tập liên hợp quốc tế, tiến hành không chiến mô phỏng với máy bay chiến đấu F-15C và F-16C/D của Mỹ, Mirage và Rafale của Pháp, khẳng định tính năng tác chiến tương đối cao.
Kết quả cho thấy, trong cuộc so tài cự ly gần với máy bay chiến đấu Mỹ, Su-30MKI của Ấn Độ tương đối mạnh, có ưu thế đồng thời ngắm chuẩn vài mục tiêu, từ đó phóng tên lửa và triển khai tấn công; còn khi diễn tập đối kháng với máy bay chiến đấu của Pháp, dù là tác chiến đánh chặn hay không chiến cự ly gần, máy bay chiến đấu của Ấn Độ đều có ưu thế rõ rệt.
Tháng 4/2012, trong cuộc diễn tập không chiến mô phỏng do Malaysia tổ chức, phi công Ấn Độ điều khiển Su-30MKI đọ sức với máy bay chiến đấu F-15C được Mỹ triển khai ở Okinawa, Nhật Bản, từng đôi tấn công, đồng thời diễn tập nhiệm vụ đánh chặn mục tiêu trên không, đã thể hiện tính năng tương đối tốt.
Sĩ quan chỉ huy liên đội bay 18 của Không quân Mỹ thừa nhận, Su-30MKI thể hiện tốt, đã phô diễn tính năng cơ động đáng kinh ngạc trong các cuộc diễn tập chiến đấu chủ yếu. Có chuyên gia độc lập cho rằng, hiện nay, máy bay chiến đấu dòng Su-30MKI có thể chiến thắng khi so tài với bất cứ máy bay chiến đấu thế hệ 4, 4+, 4++ nào.





Máy bay chiến đấu đa năng Su-30MKI của Không quân Ấn Độ, mua của Nga
 

khoaimon010

Xe buýt
Biển số
OF-24820
Ngày cấp bằng
26/11/08
Số km
825
Động cơ
498,899 Mã lực
Nơi ở
Cửa trời
Iem chú ý tới 01 em SU 30 của nhà ta bị nổ sẽ được chú Ngố đền thế nào cơ. Theo cá nhân iem thì ta nên chọn loại "đa năng" như SU 35/30SM/30MKI về để đánh giá có mua tiếp hay không, đồng thời làm quân xanh cho dàn 30MKII của ta tập nữa. Ai có TT gì về em này không nhỉ?
 

mercurate

Xe tăng
Biển số
OF-6967
Ngày cấp bằng
11/7/07
Số km
1,658
Động cơ
557,690 Mã lực
Số hiệu Su hào nhà Vịt,cho các cụ khỏi phán là Su-34 hay Su-35.

-Su-27SK: 6001, 6002, 6003, 6004, 6005 (nằm sân làm mô hình học cụ,bay lại vào cuối năm 2010), 6006, 6007 (rơi năm 2007)
-Su-27UBK: 8521, 8522, 8523.
-Su-27PU: 8526, 8527.
-Su-30MK2: 8528,8529,8530,8531.
-Su-30MK2V: 8532, 8533, 8534, 8535, 8536, 8537, 8538, 8539, 8540, 8541, 8542,8543,8544.
Su-30MK2V/MK3 giống mới: 8571,8572,8573.Chiếc dự định đánh số 8574 bị rơi khi bay thử nghiệm đầu năm 2012,sẽ có chiếc khác đánh số 8574 thay thế.

*Chú thích 1:Không có 8524 và 8525 (Su-27UBK) do máy bay An-124 chở hàng bị tai nạn dẫn đến phá hủy hoàn toàn 2 chiếc này,sau đó 6 tháng Gấu đền cho Vịt 2 chiếc Su-27PU (Su-30 đời đầu).
*Chú thích 2:Máy bay chưa đánh số mà rơi (như chiếc Su-30MK3 rơi đầu năm) thì sẽ có 1 chiếc khác thay thế và được đánh số dự định ban đầu.Chiếc nào đã đánh số mà rơi/bị phá hủy (như 8524 và 8525) thì số hiệu đó sẽ bị bỏ hẳn.
Mấy em 8576, 8577, 8578, 8588 là giống gì cụ ơi.
 
Chỉnh sửa cuối:

nguoi yeu xe

Xe tăng
Biển số
OF-32928
Ngày cấp bằng
4/4/09
Số km
1,351
Động cơ
490,564 Mã lực
Nơi ở
từ liêm hà nội
Iem chú ý tới 01 em SU 30 của nhà ta bị nổ sẽ được chú Ngố đền thế nào cơ. Theo cá nhân iem thì ta nên chọn loại "đa năng" như SU 35/30SM/30MKI về để đánh giá có mua tiếp hay không, đồng thời làm quân xanh cho dàn 30MKII của ta tập nữa. Ai có TT gì về em này không nhỉ?
cụ ơi ta cần su đánh biển mà cụ , nhưng su kia chủ yếu đánh mặt đất và đất liền , mà đất liền thì ta còn đầy quan tài bay cụ nhé
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top