Nhận xét/đánh giá về bộ ổn áp accu (Auto Mobile Volt Stabiliser)

nghiemhung

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-19759
Ngày cấp bằng
10/8/08
Số km
1,757
Động cơ
518,100 Mã lực
Tên thiết bị: Auto Mobile Volt Stabiliser
Xuất xứ: sản xuất tại Hàn Quốc, mua tại Việt Nam, dùng ở vợ 2 của em
Chức năng: ổn định điện áp ra của accu trên ô tô đảm báo các thiết bị tiêu thụ điện trên xe luôn được cấp một hiệu điện thế ổn định -> kéo dài tuổi thọ và hoạt động ổn định hơn ->.... (xem thêm các nhận xét bên dưới)

Loại ô tô được đặt thiết bị để kiểm nghiệm:
Ford Fiesta sedan 1.6 AT, không độ đẹo thêm gì về điện nước ngoài CAM hành trình Lukas 5900 chỉ tắt khi xe về gara, bộ dẫn đường NADiCT chỉ dùng khi xe chạy, thỉnh thoảng xe chạy có xạc pin cho iPhone. Hết!

Loại accu sử dụng:
Accu hở (loại có thể mở ra châm thêm nước, dân gian gọi là accu nước để phân biệt với loại accu kín mà dân gian gọi là accu khô)

Phương pháp kiểm tra đối với mức nhiên liệu tiêu thụ:
Khi xe báo "tinh, tinh, tinh" thì đưa đồng hồ TRIP về 0 km, bơm xăng bao nhiêu tiền, giá xăng bao nhiêu đều ghi chép đầy đủ kể từ ngày mua xe. Đây ạ:



Quãng đường đã đi kể từ ngày mua xe:
Xe mua từ ngày 06-02-2012, bắt đầu cầm lái ở km 35. Đến tối qua được tròn 6 tháng, đồng hồ ở mức 10.415 km



Trung bình:

1.730 km/tháng
56,72 km/ngày

Trên đây là các thông số liên quan tới quá trình kiểm tra, bây giờ là phần báo cáo kết quả
....
 
Chỉnh sửa cuối:

nghiemhung

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-19759
Ngày cấp bằng
10/8/08
Số km
1,757
Động cơ
518,100 Mã lực
1. Lắp đặt vào xe:

Cực đơn giản, âm nối với âm, đương nối với dương. Nối âm trước, dương sau. Khi lắp phải dứt khoát là được.



2. Hoạt động:

Lúc xe không nổ máy, thiết bị báo 12.3-12.5 V, chỉ có đèn xanh báo thiết bị đang hoạt động



Đề 1 phát điện áp lên 13.3-13.4 luôn và giữ nguyên như thế (10 phút sau mở ra em vẫn thấy ở mức điện áp này. Lúc này đèn đỏ sáng cùng đèn xanh báo: accu đang được nạp :)

 

nghiemhung

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-19759
Ngày cấp bằng
10/8/08
Số km
1,757
Động cơ
518,100 Mã lực
3. Cảm nhận có tính cảm quan, định đính (vì là cảm quan nên tính chính xác có thể không cao và tùy thuộc vào sự nhạy bén của từng người)

Điều hòa em hay để như này khi trời mưa hoặc trời râm mát:



Bình thường chả sao, lắp được 1 tuần vợ kêu hơi... lạnh (mở ngoặc là Gấu nhà em chịu lạnh cũng hơi kém nữa ạ)

Trước đây khi đi số thấp thì thỉnh thoảng xe có giật giật (chuyển số), sau này thì "ngọt" hơn nhưng em không dám chắc nhờ cái này hay do trình của em nó lên.

Một số cụ có nhận xét xe bốc hơn nhưng em chưa cảm thấy điều đó, có thể do em toàn chạy trong phố mí lị xe của em nó vẫn còn... mới :):):)
 

vmcgf

Xe tăng
Biển số
OF-56345
Ngày cấp bằng
2/2/10
Số km
1,315
Động cơ
460,220 Mã lực
Em hóng xem sao !
 

nghiemhung

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-19759
Ngày cấp bằng
10/8/08
Số km
1,757
Động cơ
518,100 Mã lực
4. Đánh giá có tính định lượng (cụ thể là mức tiêu thụ xăng)

Trước đây:
Mùa đông: 10.2-10.4 (l/100km)
Mùa hè (như hiện nay): 11.4-11.5

Một số cụ có kinh nghiệm nói xăng tăng tầm 10% thì em thấy chính xác với xe em đấy ạ :D:D:D

4.1. Test 01

Tiền: 1.000K (đổ 2 lần, mỗi lần 500K)
Giá: 21K/l
Quãng đường: 430 km
Trung bình: 11.074 l/100km

Sở dĩ em gộp 2 lần đổ vì lần đổ 500 K đầu tiên xe chưa báo hết xăng thì em đã bơm thêm 500 K nữa. Vậy gôp lại cho chính xác.

4.2. Test 02

Tiền: 500K
Giá: 21.9K/l
Quãng đường: 219.4 km
km 645.5 xe chưa báo hết xăng

km 649.4 xe báo hết xăng, lúc này em vớ iPhone chụp luôn

Trung bình: 10.406 l/100km

Đầu tiên em hơi giật mình vì chênh lệch quá lớn ở Test 01 và Test 02 nhưng sau đó nhớ ra: Ở 500 K xăng đầu ở Test 01 thì thời gian đầu chưa lắp bộ ổn áp

Nếu tính lũy kế thì giá trị trung bình là 10.8 l/100km
Mức tiết kiệm tạm tính: (11.4-10.8)/11.4 = 5.3%
Như vậy mỗi tháng em đi 1.700 km thì sau hơn 5 tháng là hòa vốn :D:D:D

Cụ nào đi 800 km/tháng thì 1 năm hòa vốn nhưng đổi lại là thiết bị điện trên xe được an toàn và ổn định -> tuổi thọ cao hơn. Thiết bị được bảo hành 1 năm nên dùng trên 1 năm nên kiểu gì cũng... lãi.

4.3. Test 03


Tiền: 500K
Giá: 21.9K/l
Quãng đường: 220.8 km
Trung bình: 10.34 l/100 km

4.4. Test 04

Tiền: 500K
Giá: 21.9 K/l
Quãng đường: 214 km
Trung Bình: 10.68 l/100 km

4.5. Test 05

Tiền: 800K
Giá: 23K/l
Quãng đường: 312.5 km
Trung bình: 11.13 l/100 km

4.6. Test 06

Tiền: 800K
Giá: 23K/l
Quãng đường: 341.5 km
Trung bình: 10.13 l/100 km
 
Chỉnh sửa cuối:

Thần Tài

Xe điện
Biển số
OF-22817
Ngày cấp bằng
22/10/08
Số km
4,909
Động cơ
543,080 Mã lực
Nơi ở
HP-BVC
Em đang dùng em này, xin phép sẽ cung cấp thông tin cùng cụ chủ.
 

Gia_Khanh

Xe điện
Biển số
OF-36608
Ngày cấp bằng
1/6/09
Số km
3,415
Động cơ
503,268 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội - Việt Nam
Cái này giá bao nhiêu hả các cụ, lắp chắc là dễ nhỉ vì e thấy chỉ việc đấu vào 2 cực AQ còn cái cục kia thì vít cố định vào chỗ nào cũng dc ạ !
 

jingyongle

Xe container
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-34721
Ngày cấp bằng
6/5/09
Số km
6,135
Động cơ
1,027,301 Mã lực
Nơi ở
48 Trần Kim Xuyến
Website
www.shopkorea.com.vn
Cái này giá bao nhiêu hả các cụ, lắp chắc là dễ nhỉ vì e thấy chỉ việc đấu vào 2 cực AQ còn cái cục kia thì vít cố định vào chỗ nào cũng dc ạ !
Cái này giá 1.1tr cụ ah, ưu tiên OF được lắp thử trong 01 tháng, nếu không có tác dụng thì mang giả lại em cũng vô tư, mục đích chính là muốn cung cấp sản phẩm cso ích cho các cụ.
Kính các cụ đã dùng rồi cho thêm nhận xét, ưu, nhược điểm của thiết bị này
 

ductuanl

Xe hơi
Biển số
OF-98638
Ngày cấp bằng
4/6/11
Số km
174
Động cơ
400,550 Mã lực
Nơi ở
Yên Hoà, CG, HN
Nhược điểm :cho mỗi 1 sợi tiếp mát, lắp nhìn ko "máu lửa" lắm, hờ hờ.
Khắc phục: cụ Jingyongle bố trí xin hãng thêm mớ dây tiếp mát sơ cua ùi cho a e xin thêm mấy cái nhớ 8->
 

Thần Tài

Xe điện
Biển số
OF-22817
Ngày cấp bằng
22/10/08
Số km
4,909
Động cơ
543,080 Mã lực
Nơi ở
HP-BVC
Em chả dám chém về những thứ không đo đếm được, về chức năng ổn định điện áp là có hiệu quả. Cụ Hardtop đã vào thì cho ý kiến cái, ai lại đứng xem thế.
Xe em: Hyundai Avante 2009, chạy 5v, ắc quy khô, độ đủ các thứ có thể (Loa, Amply, Sub, Màn hình, Cos Xenon, Gầm Xenon, HUD+TPMS, Lukas5900, Papago 6300)
Em có nghiên cứu, xin chia sẻ ít thông tin Về thiết bị Battery Stabilizer:

Ắc quy của một chiếc xe hoạt động như một máy ổn áp. Điện tạo ra từ máy phát điện được truyền đến các thiết bị thông qua Ắc quy khi cần thiết, trừ một số thiết bị yêu cầu công suất lớn sử dụng đện trực tiếp từ máy phát. Bình thường dư thừa công suất điện tạo ra bởi máy phát điện sẽ dùng để Nap Ắc quy. trong trường hợp tắt máy hoặc suy giảm điện áp đột ngột từ máy phát (VD: chạy qua vũng nước làm văng nước lên dẫn đến trượt dây cuaroa máy phát) hoặc bật thiết bị nào đó trên xe yêu cầu dòng tức thời lớn (VD: hệ thống âm thanh, đèn HID), khi đo điện được Xả từ Ắc quy. Từ đó nảy sinh vấn đề với Ắc quy axit chì không thể chuyển đổi chế độ từ Nạp hoặc Chờ sang Xả đủ nhanh chóng để dập tắt dao động điện áp và tạo ra Nhiễu trên dòng điện phát ra. Vì vậy có thể ảnh hưởng đến các thành phần điện của xe. Trên các xe tiên tiến (đắt tiền) mới được lắp Ắc quy cao cấp (VD: Lithium-Ion) và hệ thống điện của xe ô tô mới có thể cung cấp điện áp ổn định hơn.
Các thiết bị Battery Stabilizer khác nhau đều dựa trên nguyên tắc dùng hệ thống Tụ điện và mạch điện tử để tích điện tạm thời và cung cấp ngược lại khi cần thiết để giảm thời gian chuyển đổi chế độ từ Nạp hoặc Chờ sang Xả và Nhiễu của dòng điện phát ra từ Ắc quy.
(Về mặt lưu trữ năng lượng, tụ điện có phần giống với ắc qui. Mặc dù cách hoạt động của chúng thì hoàn toàn khác nhau, nhưng chúng đều cùng lưu trữ năng lượng điện. Ắc qui có 2 cực, bên trong xảy ra phản ứng hóa học để tạo ra electron ở cực này và chuyển electron sang cực còn lại. Tụ điện thì đơn giản hơn, nó không thể tạo ra electron - nó chỉ lưu trữ chúng. Tụ điện có khả năng nạp và xả rất nhanh. Đây là một ưu thế của nó so với ắc qui.)
Từ kết quả đó các nhà sản xuất đưa ra các tính năng của thiết bị Battery Stabilizer như sau:
- Tăng công suất động cơ.
- Tăng hiệu suất sử dụng nhiên liệu.
- Tăng thời gian sử dụng Ắc quy.
- Giảm nhiễu cho hệ thống Âm thanh.
- Tăng độ sáng của đèn.
- Thời gian khởi động động cơ nhanh hơn.

Lý thuyết hoàn toàn chính xác và ứng dụng vào thực tiễn cũng không có gì cao siêu. Từ đó chúng ta có thể thấy chắc chắn là thiết bị Battery Stabilizer là có tác dụng, cũng như không có tác hại gì với xe. Tuy nhiên Hiệu quả sẽ phụ thuộc vào điện dung (Fara) của Tụ điện, công nghệ chế tạo Tụ, thiết kế mạch điện tử của thiết bị. Ngoài ra hiệu quả sẽ được nhìn nhận, đánh giá rõ ràng hơn khi lắp trên xe đời cũ, xe đã sử dụng nhiều, ắc quy cũ, xe có lắp nhiều thiết bị làm vượt công suất thiết kế hệ thống điện của xe.

Kết luận:
- Nên lắp.
- Nếu xe độ khủng và nhà có điều kiện thì nên Order hoặc tự thiết kế hệ thống Battery Stabilizer cũng khủng trị giá cả nghìn US.
- Nếu lắp Battery Stabilizer mua sẵn trên thị trường với giá từ vài chục đến vài trăm US thì đừng thần tượng hóa hay đặt ra yêu cầu cao về hiệu quả. Vì hiệu quả đạt được là có nhưng sẽ khó nhận biết, đánh giá.
- Nên mua thiết bị có xuất xứ rõ ràng, chế độ bảo hành dài.
Chiều nay em vừa test bộ Battery Stabilizer, báo cáo các cụ:
Em dựa trên thông số điện áp Ắc cu hiển thị trên HUD so sánh thông số trước đây và sau khi lắp trong các tình huống khác nhau.
1. Chưa nổ máy:
- Trước: 12.7-12.8V
- Sau: 12.7-12.8V
2. Đề, để Garangty:
- Trước: 14.2-14.4V
- Sau: 14.4-14.5V
3. Chạy trên đường, thay đổi tốc độ từ 0-60km/h:
- Trước: 13.7-14.4V
- Sau: 14.3-14.5V
4. Chạy tốc độ 35-40km/h, bật tắt thiết bị âm thanh, đèn Xenon, điều hòa, theo dõi mức điện áp bị tụt xuống thấp nhất khi bật thiết bị:
- Trước: 13.2-13.6V
- Sau: 14.1-14.3V

Như vậy rõ ràng sau khi lắp thì điện áp ổn định hơn. Với em như vậy là quá xứng đáng cho mức đầu tư.
Đương nhiên khi điện áp ổn định sẽ dẫn đến các hiệu quả khác (như nhà sản xuất quảng cáo), tuy nhiên em chả có thiết bị để đo, chả biết mức độ thế nào nên không dám chém, vì vậy em coi như các tiết mục đó là lãi, lãi nhiều lãi ít đều là lãi.
 

jingyongle

Xe container
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-34721
Ngày cấp bằng
6/5/09
Số km
6,135
Động cơ
1,027,301 Mã lực
Nơi ở
48 Trần Kim Xuyến
Website
www.shopkorea.com.vn
Em chả dám chém về những thứ không đo đếm được, về chức năng ổn định điện áp là có hiệu quả. Cụ Hardtop đã vào thì cho ý kiến cái, ai lại đứng xem thế.
Xe em: Hyundai Avante 2009, chạy 5v, ắc quy khô, độ đủ các thứ có thể (Loa, Amply, Sub, Màn hình, Cos Xenon, Gầm Xenon, HUD+TPMS, Lukas5900, Papago 6300)
CỤ thantai không thấy up thông số ăn uống từ khi lắp em nó vào xem dư lào ah, em dự xe cụ toàn đi đường trường, nên chắc nhìn thấy giảm 10% là cái chắc... \:D/
 

Thần Tài

Xe điện
Biển số
OF-22817
Ngày cấp bằng
22/10/08
Số km
4,909
Động cơ
543,080 Mã lực
Nơi ở
HP-BVC
CỤ thantai không thấy up thông số ăn uống từ khi lắp em nó vào xem dư lào ah, em dự xe cụ toàn đi đường trường, nên chắc nhìn thấy giảm 10% là cái chắc... \:D/
Cái này muốn kiểm tra thì phải tháo bộ Stab ra, chạy ít nhất khoảng 200km, sau đó lắp vào chạy ngược lại cung đó thì mới xác định tương đối chính xác được.
Em đã nói ở bài trên rồi, vì vậy em cứ để chạy đã, lúc nào đi đâu rảnh thì thử.
Như vậy rõ ràng sau khi lắp thì điện áp ổn định hơn. Với em như vậy là quá xứng đáng cho mức đầu tư.
Đương nhiên khi điện áp ổn định sẽ dẫn đến các hiệu quả khác (như nhà sản xuất quảng cáo), tuy nhiên em chả có thiết bị để đo, chả biết mức độ thế nào nên không dám chém, vì vậy em coi như các tiết mục đó là lãi, lãi nhiều lãi ít đều là lãi.
 

nghiemhung

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-19759
Ngày cấp bằng
10/8/08
Số km
1,757
Động cơ
518,100 Mã lực
Cái này e nghĩ giống như cái Lioa đấu vào điện nguồn ở nhà mình ấy nhỉ
Hơi khác tí. LIOA thì có Input và Output nhưng thằng này lắp song song với accu nên em chưa rõ nguyên tắt hoạt động của nó dư lào
 

Libor

Xe điện
Biển số
OF-5530
Ngày cấp bằng
14/6/07
Số km
3,299
Động cơ
574,220 Mã lực
Em không ném đá đâu, nhưng nhìn qua cái cục đó đấu song song với ắc quy vậy thì chưa hiểu ổn áp nó nằm ở chỗ nào? và sao lại phải ổn áp khi máy phát đã có sẵn bộ này rồi? Mà nhiệm vụ chính của Ắc quy lắp trên xe chủ yếu phục vụ lúc đề khởi động xe, ngoài ra khi xe đã chạy thì mọi thiết bị lắp trên xe đều phải dùng nguồn điện của máy phát chứ lúc này ắc quy tích đủ điện là nó cũng tự ngắt không nạp thêm nữa ạ. ??? Theo em hiểu các cụ chủ yếu dùng thuốc an thần là chính, nếu cái cục bé tý kia mà tác dụng thế thì các hãng xe họ tích hợp vào mạch điện ngay đâu cần phải lắp thêm kiểu này nhỉ? Chả khác nào cục tiết kiệm xăng cho xe máy... hàng này em nghĩ là chỉ bán cho các nước ...chậm phát triển như VN thôi ạ.:P
 

nghiemhung

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-19759
Ngày cấp bằng
10/8/08
Số km
1,757
Động cơ
518,100 Mã lực
Em không ném đá đâu, nhưng nhìn qua cái cục đó đấu song song với ắc quy vậy thì chưa hiểu ổn áp nó nằm ở chỗ nào? và sao lại phải ổn áp khi máy phát đã có sẵn bộ này rồi? Mà nhiệm vụ chính của Ắc quy lắp trên xe chủ yếu phục vụ lúc đề khởi động xe, ngoài ra khi xe đã chạy thì mọi thiết bị lắp trên xe đều phải dùng nguồn điện của máy phát chứ lúc này ắc quy tích đủ điện là nó cũng tự ngắt không nạp thêm nữa ạ. ??? Theo em hiểu các cụ chủ yếu dùng thuốc an thần là chính, nếu cái cục bé tý kia mà tác dụng thế thì các hãng xe họ tích hợp vào mạch điện ngay đâu cần phải lắp thêm kiểu này nhỉ? Chả khác nào cục tiết kiệm xăng cho xe máy... hàng này em nghĩ là chỉ bán cho các nước ...chậm phát triển như VN thôi ạ.:P
Về mặt cảm tính đối với điều hòa và chân ga thì em không chắc lắm vì da em da trâu, kkhoong nhạy lắm nhưng với mức tiêu thụ xăng thì em thấy có cải thiện thật. Để em chạy thêm 2-3 tháng sẽ có nhiều số liệu hơn để báo cáo.

Còn tại sao hãng xe nó không làm luôn thì em nghĩ:
- Cũng như xe 2B nó có làm luôn giá để hàng, bảo vệ đèn, còi luôn cho đâu. Mình toàn phải mua để độ thêm.
- Cái lọc gió điều hòa có mấy trăm K mà nó còn cắt thì cái này nó cắt là đúng roài :D:D:D
 

giangcoi79

Xe điện
Biển số
OF-147861
Ngày cấp bằng
2/7/12
Số km
2,605
Động cơ
381,270 Mã lực
Em chưa nghe hay nhìn thấy cái này bao giờ.Đành ngồi bồ hóng các cụ xem thế nào.Nếu quả là tiết kiệm được 10% thì đâu tư 1,1 củ thì cũng được đấy.
Cụ nghiemhung: Cụ cứ chuột bạch đi có gì hay thì up lên đây cho anh em OF tham khảo nhé.Cảm ơn cụ.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top