- Biển số
- OF-648
- Ngày cấp bằng
- 6/7/06
- Số km
- 6,393
- Động cơ
- 641,331 Mã lực
Lâu lắm mới lại quan tâm đến kỹ thuật, he he he. Hôm nay đọc được bài khá hay liên quan đến cái xe của mình, xin giới thiệu các bác cùng tham khảo.
Động cơ TSI hoặc TFSI.
Thời gian gần đây, trên thị trường xe hơi Việt Nam, cùng với sự hình thành trào lưu chơi xe thể thao đường phố, bắt đầu xuất hiện thông tin về những dòng động cơ chế tạo theo công nghệ mới là TSI và TFSI, được cho là ưu việt hơn hẳn về sức mạnh và khả năng tiết kiệm nhiên liệu. Sự thực thì những công nghệ ấy có những ưu điểm gì nổi trội và có nhược điểm không?
Audi Q7 được gắn động cơ V8 4.2L FSI từng là mẫu xe bán chạy nhất của Audi tại Việt Nam
TSI
TSI được viết tắt từ cụm từ Turbocharger và Fuel Stratified Injection, có nghĩa là động cơ tăng áp (đơn hoặc kép) kết hợp với công nghệ phun xăng trực tiếp, có tác dụng tăng sức mạnh của động cơ (với turbo tăng áp) và tiết kiệm nhiên liệu (phun xăng trực tiếp), đáp ứng gần như hai yêu cầu quan trọng của người chơi xe ngày nay là xe vừa có sức mạnh, lại vừa giảm được chi phí nhiên liệu. Đối với môi trường, công nghệ TSI cũng được xem như một giải pháp xanh vì khi giảm được mức tiêu hao nhiên liệu thì đồng thời cũng giảm lượng khí CO2 thải ra môi trường. Ngoài ra, động cơ TSI còn có những ưu thế khác.
Một trong những ưu thế khi áp dụng công nghệ động cơ mới TSI được Volkswagen quảng bá chính là thu nhỏ được kích cỡ động cơ. Nhờ cụm tăng áp kép, công suất tối đa của động cơ có thể đạt được cùng với lượng nhiên liệu tối thiểu mà kích cỡ động cơ nhỏ hơn. Việc giảm kích cỡ của động cơ làm cho hiệu suất của nó cũng cao hơn nhờ giảm được tổn thất do ma sát. Động cơ nhỏ hơn tất nhiên sẽ nhẹ hơn và giúp giảm tổng trọng lượng xe.
Volkswagen Tiguan - mẫu xe compact SUV gắn động cơ 2.0L nhưng có sức mạnh vượt trội nhờ công nghệ TSI - đang được chú ý trong phân khúc xe SUV hạng sang ở Việt Nam
Sức mạnh không thua kém Aston Martin DBS hay Gallardo LP560-4 của chiếc Porsche 911 Turbo S nằm ở động cơ 3.8L Twin Turbocharger
Trong các động cơ TSI, việc kết hợp phun nhiên liệu trực tiếp với tăng áp dùng khí thải hoặc kết hợp tăng áp dùng khí thải với máy nén (tăng áp kép) để tăng áp khí nạp làm cho hiệu suất động cơ nâng cao rõ rệt. Người lái có thể cảm nhận rõ hơn về sức mạnh của động cơ này qua độ vọt của xe và tiếng gầm của động cơ, đặc biệt đối với những dòng xe theo phong cách thể thao như Tiguan (SUV) hay Scirocco (coupé). Quá trình cháy trong động cơ xăng tăng áp cũng diễn ra hoàn hảo hơn, hiệu suất cao hơn so với các thế hệ phun xăng trước đây.
Động cơ TSI của Volkswagen được thiết kế để cho ra moment xoắn cực đại ngay tại vùng tốc độ quay thấp, khoảng 1.500 hoặc 1.750 vòng/phút. Điều này ảnh hưởng tích cực đến cảm giác lái và suất tiêu hao nhiên liệu. Người lái có thể dùng moment xoắn tối đa trong một dải dài của vòng tua máy và động cơ TSI có thể kết hợp hoàn hảo với các cặp tỷ số truyền tương ứng phù hợp với tất cả các vị trí số.
Trong các loại động cơ ôtô hiện đang có trên thị trường, TSI được đánh giá là mẫu động cơ tiết kiệm được nhiều nhiên liệu, hiệu suất cao, đồng thời giảm bớt khí thải CO2, kích cỡ lại nhỏ, nhờ vậy được ưu đãi về thuế suất. Động cơ TSI tăng áp kép (TSI Twincharger) đã giành được giải thưởng Động cơ của năm 2009 (Engine of the Year).
TFSI
Tương tự TSI của Volkswagen, TFSI của Audi - hãng xe hơi hạng sang khác cùng quê hương là nước Đức cũng có những đặc tính nổi trội và đã hiện diện trong hầu hết các dòng xe của hãng này. Audi là nhà sản xuất xe hơi đầu tiên trên thế giới kết hợp một hệ thống phun xăng trực tiếp FSI (Fuel Stratified Injection) với công nghệ tăng áp Turbo trong cả lĩnh vực xe đua thể thao và xe dân dụng được sản xuất hàng loạt. Điều này mang đến những ưu thế về kỹ thuật và hiệu quả vận hành mà khó đối thủ nào sánh kịp. Dải moment xoắn cực rộng của động cơ TFSI cho phép tiết kiệm nhiên liệu và lực đẩy khá lớn, dù chỉ ấn nhẹ chân ga.
Với công nghệ FSI, nhiên liệu được phun trực tiếp vào trong buồng đốt. Các đầu phun được cung cấp áp suất cao bởi một máy bơm cao áp và một bình tích áp sử dụng chung cho tất cả các xilanh - hệ thống common-rail. Đầu phun điều chỉnh sự phân phối nhiên liệu với độ chính xác tính theo phần ngàn giây. Một thay đổi khác trong động cơ TFSI của Audi là sử dụng các trục cân bằng quay với tốc độ nhanh gấp đôi so với tốc độ của trục quay để bù lực quán tính của động cơ, nhờ đó còn hạ được mức tiếng ồn xuống rất thấp. Hỗn hợp không khí - nhiên liệu được hòa trộn chính xác và phân bố đồng đều bên trong buồng đốt, nhờ đó hiệu quả đốt cháy nhiên liệu được nâng cao và sinh ra công suất tối đa mà vẫn tiết kiệm được nhiên liệu.
Hiện nay, Audi đã tạo ra nhiều phiên bản động cơ khác nhau. Thấp nhất là loại động cơ 1.2 TFSI (86 mã lực), lắp cho Audi A1. Các động cơ 1.2 TFSI (105 mã lực) và 1.4 TFSI (125 mã lực) được lắp trong những chiếc Audi A3. Động cơ 1.8 TFSI (160 mã lực) có mặt trong chiếc hatchback thể thao Audi A3 Sportback và tiếp tục hiện diện ở Audi A4, A5 TT, Q3. Động cơ 2.0 TFSI (200 mã lực) từng được bầu chọn là Động cơ của năm 2005 thì được trang bị cho A3, A4, A5 và A6, TT. Những phiên bản dung tích lớn hơn như 2.5 TFSI (340 mã lực), 3.0 TFSI (333 mã lực), 4.0 TFSI (420 mã lực) được sử dụng trong những chiếc xe thể thao thuộc dòng S và RS của Audi như RS3, RS4, S5, S6, RS6, S7 và S8 hoặc dành cho chiếc SUV đình đám Audi Q7.
NHƯỢC ĐIỂM
Không thể phủ nhận được sức mạnh, khả năng tăng tốc nhanh và tiết kiệm nhiên liệu của những dòng xe sử dụng động cơ công nghệ mới TSI hay TFSI vì chẳng hạn loại 2.0L có thể cho sức mạnh tương đương động cơ 3.0L thông thường, trong khi chỉ tiêu hao nhiên liệu tương tự động cơ 2.0L và đẩy ra môi trường một lượng khí thải nhỏ tương đương. Nhờ những ưu thế đó, hiện nay, việc sử dụng động cơ có turbo tăng áp và phun nhiên liệu trực tiếp đã trở nên khá phổ biến trên thế giới. Theo số liệu của Global Insight, nếu năm 2008 mới chỉ có khoảng 24% lượng xe sản xuất trên thế giới sử dụng turbo tăng áp thì đến năm 2020, con số này có khả năng sẽ lên tới 72%!
Tuy nhiên, công nghệ mới chưa phải đã đạt được độ hoàn hảo cao. Một trong những điểm hay bị khách hàng kêu ca nhất khi sử dụng những dòng xe gắn động cơ theo công nghệ mới này là tình trạng hao dầu (dầu bôi trơn) hơn mức bình thường. Nguyên lý hoạt động của động cơ có turbo là tận dụng động năng của khí thải để quay turbo nén khí nạp và tăng áp cho khí nạp, trên cơ sở đó cho phép hòa trộn với khối lượng nhiên liệu nhiều hơn và cháy mạnh hơn. Điểm yếu của nó là do trục turbo làm việc ở nhiệt độ rất cao nên các chi tiết chế tạo động cơ phải được làm bằng vật liệu đặc biệt, có khả năng chịu nhiệt và chịu mài mòn cao. Một khi các vòng gioăng bị mòn thì dầu bôi trơn động cơ sẽ hòa trộn vào khí xả ra ngoài và đây được xem là nguyên nhân chính dẫn tới việc hao dầu hơn mức bình thường của những chiếc xe gắn động cơ turbo. Nếu chủ xe không quan tâm cẩn thận đến tình trạng của động cơ (không đo dầu thường xuyên hoặc lơ là quan sát đèn báo dầu trên bảng hiển thị thông tin của xe) để châm dầu kịp thời thì xe sẽ bị thiếu dầu bôi trơn, kéo theo sự mài mòn các chi tiết của động cơ nhanh hơn.
Bởi vậy, khi đã chuộng công nghệ mới nói chung, công nghệ mới trong chế tạo động cơ xe hơi nói riêng, thì chúng ta nên tìm hiểu kỹ các tài liệu hướng dẫn sử dụng để tránh gặp phải những trục trặc, tốn kém chi phí sửa chữa chỉ vì… chưa được ai chỉ dẫn cụ thể cả!
Động cơ TSI hoặc TFSI.
Thời gian gần đây, trên thị trường xe hơi Việt Nam, cùng với sự hình thành trào lưu chơi xe thể thao đường phố, bắt đầu xuất hiện thông tin về những dòng động cơ chế tạo theo công nghệ mới là TSI và TFSI, được cho là ưu việt hơn hẳn về sức mạnh và khả năng tiết kiệm nhiên liệu. Sự thực thì những công nghệ ấy có những ưu điểm gì nổi trội và có nhược điểm không?
Audi Q7 được gắn động cơ V8 4.2L FSI từng là mẫu xe bán chạy nhất của Audi tại Việt Nam
TSI
TSI được viết tắt từ cụm từ Turbocharger và Fuel Stratified Injection, có nghĩa là động cơ tăng áp (đơn hoặc kép) kết hợp với công nghệ phun xăng trực tiếp, có tác dụng tăng sức mạnh của động cơ (với turbo tăng áp) và tiết kiệm nhiên liệu (phun xăng trực tiếp), đáp ứng gần như hai yêu cầu quan trọng của người chơi xe ngày nay là xe vừa có sức mạnh, lại vừa giảm được chi phí nhiên liệu. Đối với môi trường, công nghệ TSI cũng được xem như một giải pháp xanh vì khi giảm được mức tiêu hao nhiên liệu thì đồng thời cũng giảm lượng khí CO2 thải ra môi trường. Ngoài ra, động cơ TSI còn có những ưu thế khác.
Một trong những ưu thế khi áp dụng công nghệ động cơ mới TSI được Volkswagen quảng bá chính là thu nhỏ được kích cỡ động cơ. Nhờ cụm tăng áp kép, công suất tối đa của động cơ có thể đạt được cùng với lượng nhiên liệu tối thiểu mà kích cỡ động cơ nhỏ hơn. Việc giảm kích cỡ của động cơ làm cho hiệu suất của nó cũng cao hơn nhờ giảm được tổn thất do ma sát. Động cơ nhỏ hơn tất nhiên sẽ nhẹ hơn và giúp giảm tổng trọng lượng xe.
Volkswagen Tiguan - mẫu xe compact SUV gắn động cơ 2.0L nhưng có sức mạnh vượt trội nhờ công nghệ TSI - đang được chú ý trong phân khúc xe SUV hạng sang ở Việt Nam
Sức mạnh không thua kém Aston Martin DBS hay Gallardo LP560-4 của chiếc Porsche 911 Turbo S nằm ở động cơ 3.8L Twin Turbocharger
Trong các động cơ TSI, việc kết hợp phun nhiên liệu trực tiếp với tăng áp dùng khí thải hoặc kết hợp tăng áp dùng khí thải với máy nén (tăng áp kép) để tăng áp khí nạp làm cho hiệu suất động cơ nâng cao rõ rệt. Người lái có thể cảm nhận rõ hơn về sức mạnh của động cơ này qua độ vọt của xe và tiếng gầm của động cơ, đặc biệt đối với những dòng xe theo phong cách thể thao như Tiguan (SUV) hay Scirocco (coupé). Quá trình cháy trong động cơ xăng tăng áp cũng diễn ra hoàn hảo hơn, hiệu suất cao hơn so với các thế hệ phun xăng trước đây.
Động cơ TSI của Volkswagen được thiết kế để cho ra moment xoắn cực đại ngay tại vùng tốc độ quay thấp, khoảng 1.500 hoặc 1.750 vòng/phút. Điều này ảnh hưởng tích cực đến cảm giác lái và suất tiêu hao nhiên liệu. Người lái có thể dùng moment xoắn tối đa trong một dải dài của vòng tua máy và động cơ TSI có thể kết hợp hoàn hảo với các cặp tỷ số truyền tương ứng phù hợp với tất cả các vị trí số.
Trong các loại động cơ ôtô hiện đang có trên thị trường, TSI được đánh giá là mẫu động cơ tiết kiệm được nhiều nhiên liệu, hiệu suất cao, đồng thời giảm bớt khí thải CO2, kích cỡ lại nhỏ, nhờ vậy được ưu đãi về thuế suất. Động cơ TSI tăng áp kép (TSI Twincharger) đã giành được giải thưởng Động cơ của năm 2009 (Engine of the Year).
TFSI
Tương tự TSI của Volkswagen, TFSI của Audi - hãng xe hơi hạng sang khác cùng quê hương là nước Đức cũng có những đặc tính nổi trội và đã hiện diện trong hầu hết các dòng xe của hãng này. Audi là nhà sản xuất xe hơi đầu tiên trên thế giới kết hợp một hệ thống phun xăng trực tiếp FSI (Fuel Stratified Injection) với công nghệ tăng áp Turbo trong cả lĩnh vực xe đua thể thao và xe dân dụng được sản xuất hàng loạt. Điều này mang đến những ưu thế về kỹ thuật và hiệu quả vận hành mà khó đối thủ nào sánh kịp. Dải moment xoắn cực rộng của động cơ TFSI cho phép tiết kiệm nhiên liệu và lực đẩy khá lớn, dù chỉ ấn nhẹ chân ga.
Với công nghệ FSI, nhiên liệu được phun trực tiếp vào trong buồng đốt. Các đầu phun được cung cấp áp suất cao bởi một máy bơm cao áp và một bình tích áp sử dụng chung cho tất cả các xilanh - hệ thống common-rail. Đầu phun điều chỉnh sự phân phối nhiên liệu với độ chính xác tính theo phần ngàn giây. Một thay đổi khác trong động cơ TFSI của Audi là sử dụng các trục cân bằng quay với tốc độ nhanh gấp đôi so với tốc độ của trục quay để bù lực quán tính của động cơ, nhờ đó còn hạ được mức tiếng ồn xuống rất thấp. Hỗn hợp không khí - nhiên liệu được hòa trộn chính xác và phân bố đồng đều bên trong buồng đốt, nhờ đó hiệu quả đốt cháy nhiên liệu được nâng cao và sinh ra công suất tối đa mà vẫn tiết kiệm được nhiên liệu.
Hiện nay, Audi đã tạo ra nhiều phiên bản động cơ khác nhau. Thấp nhất là loại động cơ 1.2 TFSI (86 mã lực), lắp cho Audi A1. Các động cơ 1.2 TFSI (105 mã lực) và 1.4 TFSI (125 mã lực) được lắp trong những chiếc Audi A3. Động cơ 1.8 TFSI (160 mã lực) có mặt trong chiếc hatchback thể thao Audi A3 Sportback và tiếp tục hiện diện ở Audi A4, A5 TT, Q3. Động cơ 2.0 TFSI (200 mã lực) từng được bầu chọn là Động cơ của năm 2005 thì được trang bị cho A3, A4, A5 và A6, TT. Những phiên bản dung tích lớn hơn như 2.5 TFSI (340 mã lực), 3.0 TFSI (333 mã lực), 4.0 TFSI (420 mã lực) được sử dụng trong những chiếc xe thể thao thuộc dòng S và RS của Audi như RS3, RS4, S5, S6, RS6, S7 và S8 hoặc dành cho chiếc SUV đình đám Audi Q7.
NHƯỢC ĐIỂM
Không thể phủ nhận được sức mạnh, khả năng tăng tốc nhanh và tiết kiệm nhiên liệu của những dòng xe sử dụng động cơ công nghệ mới TSI hay TFSI vì chẳng hạn loại 2.0L có thể cho sức mạnh tương đương động cơ 3.0L thông thường, trong khi chỉ tiêu hao nhiên liệu tương tự động cơ 2.0L và đẩy ra môi trường một lượng khí thải nhỏ tương đương. Nhờ những ưu thế đó, hiện nay, việc sử dụng động cơ có turbo tăng áp và phun nhiên liệu trực tiếp đã trở nên khá phổ biến trên thế giới. Theo số liệu của Global Insight, nếu năm 2008 mới chỉ có khoảng 24% lượng xe sản xuất trên thế giới sử dụng turbo tăng áp thì đến năm 2020, con số này có khả năng sẽ lên tới 72%!
Tuy nhiên, công nghệ mới chưa phải đã đạt được độ hoàn hảo cao. Một trong những điểm hay bị khách hàng kêu ca nhất khi sử dụng những dòng xe gắn động cơ theo công nghệ mới này là tình trạng hao dầu (dầu bôi trơn) hơn mức bình thường. Nguyên lý hoạt động của động cơ có turbo là tận dụng động năng của khí thải để quay turbo nén khí nạp và tăng áp cho khí nạp, trên cơ sở đó cho phép hòa trộn với khối lượng nhiên liệu nhiều hơn và cháy mạnh hơn. Điểm yếu của nó là do trục turbo làm việc ở nhiệt độ rất cao nên các chi tiết chế tạo động cơ phải được làm bằng vật liệu đặc biệt, có khả năng chịu nhiệt và chịu mài mòn cao. Một khi các vòng gioăng bị mòn thì dầu bôi trơn động cơ sẽ hòa trộn vào khí xả ra ngoài và đây được xem là nguyên nhân chính dẫn tới việc hao dầu hơn mức bình thường của những chiếc xe gắn động cơ turbo. Nếu chủ xe không quan tâm cẩn thận đến tình trạng của động cơ (không đo dầu thường xuyên hoặc lơ là quan sát đèn báo dầu trên bảng hiển thị thông tin của xe) để châm dầu kịp thời thì xe sẽ bị thiếu dầu bôi trơn, kéo theo sự mài mòn các chi tiết của động cơ nhanh hơn.
Bởi vậy, khi đã chuộng công nghệ mới nói chung, công nghệ mới trong chế tạo động cơ xe hơi nói riêng, thì chúng ta nên tìm hiểu kỹ các tài liệu hướng dẫn sử dụng để tránh gặp phải những trục trặc, tốn kém chi phí sửa chữa chỉ vì… chưa được ai chỉ dẫn cụ thể cả!
Theo Doanh nhân Sài Gòn Cuối tuần