Xe đạp – thật là đơn giản !

QAZ

Xe container
Biển số
OF-135390
Ngày cấp bằng
21/3/12
Số km
5,773
Động cơ
268,727 Mã lực
Với xu thế chuyển từ xe máy sang oto + xe đạp như hiện nay thì việc quay trở lại với xe đạp là tất yếu. Như gia đình tôi 4 người thì đang có tới 6 chiếc xe đạp các loại khác nhau. Có bạn có thể bảo là dở, nhưng thực sự trị giá của toàn bộ chỗ xe đạp ấy mới bằng giá tiền một chiếc xe máy bình thường.

Sau khi tập thể dục thể thao bằng xe đạp, thì việc bảo dưỡng sửa chữa số xe này cũng trở thành thú vui không kém so với các trò lẩm cẩm khác. Từ đấy tôi có một số kinh nghiệm muốn chia sẻ và trao đổi với các bạn. Những kinh nghiệm này hoàn toàn là từ thực tế nên có thể có chỗ chưa chuẩn như trong sách, nhưng biết cách sửa lặt vặt thì tốt hơn là lóc cóc từ Linh Đàm lên bờ kè hồ Tây mỗi khi thủng săm. Và tôi tập trung quanh loại xe MTB (còn gọi là xe địa hình), các loại xe khác thì cũng không khó khăn gì nhiều.

Đầu tiên thì làm gì cũng phải có tool, đồ nghề để sửa xe đạp ở mức đơn giản thì khá rẻ tiền, những thứ tối thiểu cần có:

- Tô-vít 2 cạnh và 4 cạnh loại nhỏ và nhỡ.
- Bộ vít lục giác, cái này có thể mua bộ rời (giá từ 20k-100k) hoặc mua cùng bộ đồ sửa xe đạp giá 100k-300k.
- Cờ-lê hoặc khẩu 8-9-10-11, để vặn các ốc linh tinh trong bộ đồ sửa xe 165k có luôn.

Những thứ sau thì có càng tốt:
- Móc lốp, 3 chiếc bằng nhựa hoặc kim loại. Tôi dùng loại nhựa cho đỡ hỏng vành. Bạn nào tay khỏe thì ra vào lốp khỏi cần dụng cụ.
- Mỏ-lết cỡ nhỏ 6” hoặc 8”, dùng để chỉnh moay-ơ tôi mua cả 2 chiếc.
- Khẩu (tuyp) 12, dùng để sửa pê-đan.
- Dụng cụ tháo xích, với xe líp tầng nhiều đĩa thì thường là xích liền không có chốt khóa nên phải có đồ để tháo.
- Cờ-lê chòong 13 và 15, dùng để vặn các loại ốc to. Nên mua loại càng mỏng càng tốt.
- Cờ-lê đa năng dẹt để chỉnh các loại moay-ơ, cổ phốt, trục. Cái này hình cong cong có nhiều lỗ nhiều miệng
- Kìm, trong gia đình nên có bộ kìm 3 chiếc gồm kìm điện, kìm cắt và kìm mỏ nhọn.
- Búa nhỏ.
- Bơm, các bạn hay thích cái bơm xinh xinh gắn cạnh khung xe, tôi thì khuyên nên mua thêm 1 cái bơm dận chân loại 1 xi-lanh (giá khoảng 150k), bơm này có thể dùng để bơm cả xe máy hoặc oto. Tôi đã dùng bơm dận chân để bơm xe SUV non hơi, thấy cũng không vất vả gì lắm. Một lý do nữa để mua bơm dận chân là có dễ dàng bơm lên áp suất cao, như với xe MTB là khoảng 50psi tức là gấp rưỡi xe oto con, đối với xe cuốc (road) thì có thể lên tới >100psi, nếu dùng bơm tay thì khá mệt.



Toàn bộ đồ sửa xe như trên hết khoảng 300k là ổn. Ngoài ra các bạn nên tàng trữ thêm:
- 1 hộp mỡ tra vòng bi.
- 1 chai dầu diesel để rửa xích.
- Săm vừa cỡ, nên dùng loại săm van cối giống xe máy.
- Vài miếng vá kèm theo cả keo và giấy ráp để đánh săm.
- 1 cái áo may-ô cũ.

Với trang bị thế này là tạm ổn có thể ra cột điện đầu ngõ hành nghề được rồi.

Chỉnh yên xe

Chỉnh ghi-đông

Chỉnh các tay điều khiển

Chỉnh đề trước

Chỉnh đề sau

Vệ sinh và bảo dưỡng xích

Thay lốp và săm

Tay nắm - Ghi-đông
 
Chỉnh sửa cuối:

QAZ

Xe container
Biển số
OF-135390
Ngày cấp bằng
21/3/12
Số km
5,773
Động cơ
268,727 Mã lực
Cân chỉnh xe.

Một chiếc xe đạp mới mua về, dù đã được lắp ráp và cân chỉnh ở nhà máy, nhưng thường không vừa ý người sử dụng, vì ở nhà máy họ lắp theo chuẩn người mẫu, nên các vị trí yên xe, ghi-đông, các tay phanh cần chỉnh lại đôi chút cho hợp với người dùng. Việc cân chỉnh hợp lý thì sử dụng thoải mái lâu không mỏi, đi nhanh hơn, an toàn hơn.


Chỉnh yên xe:

Yên xe có thể điều chỉnh theo 3 chiều: cao thấp, trước sau, nghiêng.

- Chỉnh độ cao yên xe làm sao để khi đạp pê-đan xuống dưới cùng thì chân gần như thẳng (hơi cong 1 chút), hoặc cách khác là các bạn đi chân đất, để xe bên cạnh, chỉnh yên cao ngang tầm xương hông. Khi chỉnh thì nhớ xoay cho yên nằm dọc theo khung xe, và vặn ốc hãm cho chắc chắn.

- Chỉnh vị trí yên xe: tùy thuộc người lưng dài ngắn khác nhau mà các bạn cho yên dịch ra trước hoặc sau, nguyên tắc của tôi mà phần mông tiếp xúc thoải mái với chỗ rộng nhất của yên xe.

- Chỉnh độ nghiêng: Với tư thế lái xe MTB thì yên hơi chúc đầu xuống (khoảng 1 nấc so với vị trí ngang) là ổn. Nếu đang đi mà cảm thấy cộm ở háng thì các bạn cho chúc thêm 1 nấc nữa.

Dụng cụ: Vít lục giác 6 hoặc cờ-lê 13.
Mức độ: dễ !


Trong hình với loại yên xe MTB, ốc trên (ở gầm yên) dùng để chỉnh trước sau và độ nghiêng, ốc có chốt hãm (ở cổ cọc yên) dùng để chỉnh cao thấp và xoay.


Với xe đạp phổ thông thì thường chỉnh con ốc này, với xe trẻ em đôi khi bạn phải xoay ngược cổ hãm để cho yên xe dịch lại gần ghi-đông hơn:
 

QAZ

Xe container
Biển số
OF-135390
Ngày cấp bằng
21/3/12
Số km
5,773
Động cơ
268,727 Mã lực
Chỉnh ghi-đông:

Vị trí ghi-đông ảnh hưởng rất lớn đến vị trí đạp xe của bạn. Nếu phù hợp thì đi lâu vẫn thấy thoải mái cả cổ tay, cổ, lưng, vai.

Bạn có thể điều chỉnh ghi-đông lên cao hoặc xuống thấp, xoay cho phù hợp với cổ tay/bàn tay, và độ rộng của ghi-đông cho phù hợp với vai.

Nhiều người thường chỉnh yên cao bằng ghi-đông, còn tôi thì ngược lại, chỉnh vị trí yên phù hợp rồi mới chỉnh ghi-đông. Với xe MTB thì bạn có thể chỉnh:

- Quay pô-tăng (stem) theo chiều ngược hoặc xuôi, thông thường cổ pô-tăng không vuông góc mà nghiêng lên 5 độ, khi quay ngược lại thì bạn có thể hạ thấp ghi đông xuống 1 chút. Ngoài ra thì quay pô-tăng xuống dưới trông có vẻ pờ-rồ hơn.
- Hạ bớt vòng đệm cổ phuốc, có thể hạ thấp ghi-đông khoảng 3cm nữa. Những vòng đệm thừa ra thì bạn lại đưa lên trên.

Thực hiện: cần có bộ vít lục giác để tháo ốc pô-tăng. Trước hết cậy nút che và tháo ốc trên đỉnh pô-tăng, sau đó nới 2 ốc hãm pô-tăng ra. Nếu quay ngược pô-tăng thì bạn cần tháo luôn ghi-đông ra bằng cách tháo 2 (hoặc 4) con ốc giữ ghi đông.

Cái khó của việc chỉnh này chính là lúc lắp vào, vì liên quan đến cổ phốt, nếu không chuẩn thì có thể bị bó (cứng lái) hoặc bị rơ (vào chỗ xóc thấy lục cục ở cổ xe). Trước tiên các bạn vặn con ốc phía trên cho vừa chặt nhẹ, chú ý các bộ phận dọc cổ phốt không bị vênh váo, nhấc thử xe lên lắc xem có bị lỏng quá hoặc chặt quá không, sau đó định vị pô-tăng sao cho ghi-đông vuông góc với lốp, rồi vặn chặt 2 ốc hãm pô-tăng lại.

Ốc hãm cổ phốt, thường đậy bằng nút cao-su.


Pô-tăng đã được quay ngược xuống, các bạn chú ý mấy cái vòng đệm, có thể tháo ra đảo lên trên để hạ thấp ghi-đông.


Sau khi chỉnh độ cao hợp lý rồi thì các bạn nên xoay ghi-đông cho phù hợp với cổ tay, tốt nhất là phần đầu ghi-đông hơi vểnh lên 1 chút (tí tẹo thôi), đừng nên xuôi xuống kẻo khi đi đường tay của bạn có xu hướng tượt ra ngoài. Để xoay ghi-đông thì các bạn chỉ cần nới ốc giữ, xoay nhẹ rồi vặn chặt lại.

Ốc giữ ghi-đông:


Một điều chỉnh nữa, theo tôi là quan trọng, nhất là với loại xe MTB, đó là độ rộng của ghi-đông. Cái này liên quan đến vai và cánh tay, nếu độ rộng không chuẩn thì rất nhanh mỏi và làm xấu dáng các bạn gái. Độ rộng ghi-đông thường được tính bằng độ rộng vai cộng thêm 10-15cm nữa, như thế với chị em vóc dáng tương đối thì ghi-đông rộng tầm 56-58cm là cùng. Tuy nhiên hầu hết xe MTB tiêu chuẩn đều có ghi-đông 60-62cm. Có 2 cách bạn có thể làm:

- Cắt ngắn bớt ghi đông, cái này dễ nhưng cần có tí khéo tay. Một số loại ghi đông thậm chí còn có vạch sơn đánh dấu sẵn.
- Dịch chuyển vị trí tay nắm và tay điều khiển dịch vào bên trong, lúc ấy 2 đầu ghi-đông có thể hơi thòi ra 1-2cm, các bạn gái lấy 2 dải ruy-băng buộc vào trông cũng ổn, các bạn trai thì mua thêm 2 thiết bị có tên gọi sừng trâu lắp vào để che.

Tay nắm này hở đầu nên có thể dịch vào bên trong:


Dụng cụ: Bộ vít lục giác.
Mức độ: trung bình, cần chỉnh tỉ mẩn đến khi thấy thoải mái !
 

2R+

Xe điện
Biển số
OF-817
Ngày cấp bằng
18/7/06
Số km
3,556
Động cơ
612,363 Mã lực
Tuổi
44
Nơi ở
Hanoi
Bài viết của bác hữu ích quá :) \m/
 

Getz5324

Xe điện
Biển số
OF-52590
Ngày cấp bằng
10/12/09
Số km
3,321
Động cơ
483,299 Mã lực
Hay quá, em đánh dấu phát để nghiên cứu từ từ. thanks kụ chủ thớt. ;;)
 

Blackfish

Xe tăng
Biển số
OF-139467
Ngày cấp bằng
22/4/12
Số km
1,317
Động cơ
379,852 Mã lực
Cảm ơn cụ QAZ . Em mới chơi môn này nên nhiều khi không tự tin voọc lắm, cái gì cũng đem ra thợ vừa là để chỉnh, vừa là ngó nghiêng học mót luôn.Giờ thì khá hơn tí rồi, em có thể tự tháo lắp đc pedal .
 

QAZ

Xe container
Biển số
OF-135390
Ngày cấp bằng
21/3/12
Số km
5,773
Động cơ
268,727 Mã lực
Chỉnh các tay điều khiển

Sau khi ổn định vị trí rồi thì các bạn nên điều chỉnh các tay điều khiển sao cho thuận lợi, việc này rất quan trọng để đảm bảo an toàn cho bạn khi đi đường.

Nới ốc chỉnh cụm tay phanh (1), xoay cho cả cụm hơi chúc xuống, khi ngồi trên xe, đặt 3 ngón tay lên tay phanh thì cổ tay bạn không bị gập hoặc ngửa quá.

Với người có ngón tay ngắn thì cần điều chỉnh vị trí tay phanh, tốt nhất là tay phanh nằm ở ngang đốt giữa của ngón trỏ. Bạn chỉ cần vặn ốc chỉnh dây phanh vào (2), sau đó dùng tô-vít vặn con ốc chỉnh (3) đến khi vừa ý. Việc chỉnh này nên làm trước khi chỉnh má phanh.



Với loại xe có bộ chỉnh đề nằm rời, thì cũng nên xoay cụm chỉnh để sao cho vừa tầm ngón cái/ngón trỏ.
Bạn cũng cần xoay cái chuông sao cho vừa ngón cái, chuông thường nên lắp bên trái xe.

Sau đó bạn vặn ốc chỉnh dây phanh (2) trở lại, sao cho khi bóp phanh cứng thì tay phanh vẫn còn cách tay nắm khoảng 2-3cm. Việc này nhằm tránh trường hợp tay phanh kẹp vào ngón tay của bạn.



Cuối cùng thì vặn cái ốc hãm cho chặt. Ở cả ốc hãm và ốc chỉnh đều có 1 rãnh xẻ để đưa dây phanh qua, chú ý nên vặn sao cho 2 rãnh này không trùng vào nhau dẫn đến tuột dây phanh.


Hai cụm điều khiển ở 2 bên ghi đông nên để nằm cùng độ nghiêng cho cân đối, trừ khi bạn có yêu cầu thật đặc biệt.

Dụng cụ: Bộ vít lục giác.
Mức độ: dễ, cần chỉnh chắc chắn để an toàn trên đường !
 

kent8791

Xe tải
Biển số
OF-38330
Ngày cấp bằng
15/6/09
Số km
295
Động cơ
472,700 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Cám ơn cụ QAZ nhiều. Em thì cũng thích tự chỉnh xe mình nhưng nhiều khi không tự tin nên vẫn vác ra hiệu để vừa nhìn vừa học luôn
 

noname00

Xe hơi
Biển số
OF-84469
Ngày cấp bằng
7/2/11
Số km
113
Động cơ
411,630 Mã lực
Hay tóa, tks cụ
 

Fiat_ELX

Xe điện
Biển số
OF-468
Ngày cấp bằng
23/6/06
Số km
4,666
Động cơ
625,868 Mã lực
Tuổi
56

QAZ

Xe container
Biển số
OF-135390
Ngày cấp bằng
21/3/12
Số km
5,773
Động cơ
268,727 Mã lực
Mấy cái trên em đều biết rồi, hóng đến đoạn cụ chỉnh đề thế nào?


Như trên tôi đã trình bầy thì những thứ sửa chữa điều chỉnh này là lặt vặt để các bạn tập tọe chơi xe đạp như tôi có thể tự làm ở nhà không phải mất công giữa trời nắng nôi thế này đem tít lên Tây Hồ. Còn những thứ hạng nặng như sang vành lộn xích xuống khung măng sông vá 9 lốp lòi ra ngoài săm nan hoa cắm vào vành thì tôi cũng mù tịt.
 

QAZ

Xe container
Biển số
OF-135390
Ngày cấp bằng
21/3/12
Số km
5,773
Động cơ
268,727 Mã lực
Chỉnh phanh vành

Đa số xe đạp hiện nay vẫn dùng hai loại phanh là phanh đĩa và phanh vành, một số ít thì dùng phanh ở moay-ơ (mấy xe thiếu nhi Liên Xô ngày xưa, và một số xe Nhật bây giờ). Xe MTB thì được ưu tiên dùng phanh đĩa vì một số ưu điểm, nhưng các bạn đừng vì thế mà coi thường phanh vành, vì hầu hết xe cuốc (road) kể cả loại đắt tiền vẫn dùng phanh vành, mặc dù tốc độ xe cuốc khá cao.

Vì 4/6 chiếc xe đạp ở nhà tôi dùng loại phanh vành Shimano (V-brake) nên tôi hay phải chỉnh món này. Trước khi chỉnh thì các bạn kiểm tra xem vành có bị đảo (sang vành) không, nếu có thì phải cân lại, mà món cân nan hoa này tương đối khó nên các bạn đem ra thợ cho nhanh.

Một số vành xe còn có vạch chỉ ở giữa, tôi đoán là khi nào vành mòn hết vạch này thì ta nên thay vành, không biết có đúng không ?

Trước khi chỉnh má phanh thì các bạn nên kiểm tra lại toàn bộ các đầu định vị dây phanh nằm ở tay phanh và khung xe, xem có đầu nào nhẩy khỏi vị trí không.

Chỉnh vị trí má phanh: Má phanh nên nằm ở khoảng giữa của phần vành, và cong theo chiều cong của vành, không nên sát lốp quá, có ngày cọ quẹt nổ lốp như chơi. Khi chỉnh thì các bạn nới ốc má phanh, một tay ấn càng phanh cho má phanh bám vào vành, tay kia chỉnh và siết ốc lại. Hai má phanh ở 2 bên nên nằm đối diện nhau, đừng để bên cao bên thấp.



Nếu sau khi chỉnh má phanh, tay phanh bị nông quá hoặc sâu quá tầm ốc chỉnh, thì các bạn nên kéo lại dây phanh bằng cách:
- Chỉnh ốc giữ dây phanh (nằm trên tay phanh) ở vị trí giữa.
- Nới ốc giữ dây phanh, một tay bóp chặt 2 càng phanh, 1 tay kéo đầu dây cho căng rồi vặn chặt ốc giữ
- Chỉnh lại ốc giữ dây phanh (nằm trên tay phanh) như ở trên, sao cho tay phanh hợp lý.


Nếu trong quá trình sử dụng, phanh vẫn ăn tốt, tay phanh không bị cứng, mà phanh lại bị loạt xoạt chạm vào vành, thì có thể 2 càng phanh bị lệch cần chỉnh lại độ căng lò xo. Các bạn chú ý khi bóp/nhả phanh nếu thấy 2 càng phanh ra vào không đều nhau, bên nhiều bên ít, lúc ấy cần điều chỉnh ốc hãm ở dưới càng phanh.


Bên nào chạy ra vào nhiều hơn thì nới bên đó ra, hoặc ngược lại siết bên kia vào. Nới ra thì tay phanh nhẹ hơn, siết vào thì tay phanh nặng hơn.

Dụng cụ: Bộ vít lục giác, tô-vít 4 cạnh, có thể cần kìm.
Mức độ: trung bình, cần chỉnh chắc chắn để an toàn trên đường !
 
Chỉnh sửa cuối:

QAZ

Xe container
Biển số
OF-135390
Ngày cấp bằng
21/3/12
Số km
5,773
Động cơ
268,727 Mã lực
Chỉnh phanh đĩa
Phanh đĩa có ưu điểm là không ngại bẩn và không sợ sang vành, nhưng vênh đĩa thì lại không đi được. Một chiếc xe trang bị phanh đĩa bét nhất cũng đắt hơn khoảng 1 triệu đồng, và nếu không có lý do bắt buộc, hoặc chỉ cần 1 chiếc xe đi làm đi tập thể dục hàng ngày, thì các bạn cứ dùng loại phanh vành cũng OK.

Chiếc xe tôi đang dùng có lắp loại phanh đĩa dây cáp, không phải phanh thủy lực, vì vậy mọi điều chỉnh tôi biết chỉ ở loại phanh cơ này thôi.

Khác với bộ phanh đĩa xe máy có cơ cấu tự điều chỉnh để cụm phanh luôn cân bằng, thì phanh đĩa (cơ) gắn trên xe đạp lại bắt cứng vào khung, dẫn đến khi bóp phanh thì luôn chỉ có 1 má phanh bên ngoài chịu lực, ấn vào đĩa phanh rồi tì vào má bên trong. Vì vậy nếu cụm phanh điều chỉnh lệch thì sẽ gây nên tiếng loạt xoạt khó chịu khi di chuyển, và cảm giác sượng không mút khi bóp phanh. Khi các bạn bóp phanh có thể nhìn thấy đĩa phanh bị ấn lệch sang 1 bên

Để chỉnh thì cần làm sao cho cụm phanh và má phanh bên trong nằm thật sát với đĩa phanh, chỉ có má phanh ngoài là di chuyển. Các bạn dùng vít lục giác nới 2 con ốc giữ cụm phanh, khi đó cụm phanh có thể dịch sang 2 bên. Tôi dùng cách chèn 1 tờ giấy vào giữa đĩa và má phanh trong, chỉnh xong thì rút ra.



Phần chỉnh tay phanh thì có lẽ cũng giống với loại phanh vành nên cũng dễ. Phanh thủy lực tôi chưa thử nên không rõ, còn phanh dầu xe máy thì tôi đã từng thay dầu thay má phanh nên cũng bình thường.

Dụng cụ: Bộ vít lục giác.
Mức độ: trung bình, cần chỉnh chắc chắn để an toàn trên đường !
 

Dũng Khọm

Xe điện
Tưởng nhớ
Người OF
Biển số
OF-6
Ngày cấp bằng
20/5/06
Số km
2,880
Động cơ
611,692 Mã lực
Tuổi
48
Nơi ở
127 lò đúc
e cũng hay chỉnh chọt cái xe của em và chỉnh hộ xe cho các mợ hàng xóm , theo em thì thao tác đơn giản và nhanh gọn nhất để chỉnh cơ cấu piston phanh đĩa là :

- nhả lỏng 2 con ốc định vị cụm piston
- bóp tay phanh 1 vài lần cho cụm piston di chuyển về gần với vị trí đúng
- bóp chặt tay phanh ( có thể nhờ ng nào đó hoặc 1 sợi dây buộc chặt tay phanh )
- siết chặt 2 ốc định vị
 

Fiat_ELX

Xe điện
Biển số
OF-468
Ngày cấp bằng
23/6/06
Số km
4,666
Động cơ
625,868 Mã lực
Tuổi
56
e cũng hay chỉnh chọt cái xe của em và chỉnh hộ xe cho các mợ hàng xóm , theo em thì thao tác đơn giản và nhanh gọn nhất để chỉnh cơ cấu piston phanh đĩa là :
- nhả lỏng 2 con ốc định vị cụm piston
- bóp tay phanh 1 vài lần cho cụm piston di chuyển về gần với vị trí đúng
- bóp chặt tay phanh ( có thể nhờ ng nào đó hoặc 1 sợi dây buộc chặt tay phanh )
- siết chặt 2 ốc định vị
X9 thì khỏi cần nhé :))
 

F6789

Xe hơi
Biển số
OF-67158
Ngày cấp bằng
26/6/10
Số km
166
Động cơ
434,586 Mã lực
nhà e chưa có cái xe đạp nào, ủn cho thớt đông vui
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top