Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
Thưa các Cụ/ Mợ thân mến!
Trong cuộc sống ồn ào vội vã của những: cơm, áo, gạo, tiền....chúng ta đã có được cái Duyên Kì Ngộ để mà gặp gỡ, học hỏi, trao đổi về phương pháp tu tập cũng như làm thế nào để áp dụng những gì đã đc học từ Phật vào cuộc sống đời thường.....!
Cái duyên đó với em nó vô cùng quí giống như: Một cây làm chẳng lên non, Ba cây chụm lại lên hòn núi cao. Em hi vọng chúng ta sẽ ngày càng gắn bó với nhau hơn nữa để cùng nhau đạt đến Bến Giác Ngộ!
Em xin được trích dẫn một bài tương đối đầy đủ dưới đây để mọi người cùng xem và nghiên cứu!
PHẬT GIÁO VÀ CUỘC SỐNG
XÃ HỘI HIỆN ÐẠI
Tác giả : Hồng Tu Bình
Việt dịch : T.N. Nguyện Liên
---o0o---
Với thế kỷ mà xã hội đang tiến nhanh trên con đường hiện đại hóa, việc chúng ta nghiên cứu văn hóa Phật giáo Trung Quốc là việc làm có ý nghĩa gì? Làm thế nào để sự nghiên cứu của chúng ta có lợi đối với cuộc sống hiện thực và kiến thiết nền văn hóa mới cho đất nước Trung Hoa? Tôi cho rằng trong sự tồn tại trường kỳ một hiện tượng văn hoá thì tự bản thân văn hóa ấy đaõ có tính tất nhiên, sâu xa của nó. Ðể cuộc sống xã hội và tinh thần nội tại của văn hóa tồn tại trong nhau thì điều kiện quan trọng nhất là chúng phải dựa vào nhau liên kết chặt chẽ với nhau. Như chúng ta thấy, văn hoùa Phật Giáo Trung Quốc tồn tại và kéo dài mãi đến mấy ngàn năm nay không những đã ảnh hưởng rộng rãi, sâu sắc đối với tư tưởng con người, đối với cuộc sống xã hội mà trên phương diện thỏa mãn nhu cầu tinh thần của con người nó cũng có một tác dụng rất quan trọng, là nhân tố tích cực có giá trị và ý nghĩa nhất định đối với cuộc sống và hiện thực xã hội.
Về bản chất, Phật Giáo được xem là Tôn Giáo theo đuổi tinh thần xuất thế, điều này có hoàn toàn không quan trọng đối với cuộc sống xã hội hiện thực không?
Lý luận xuất thế của Phật giáo đối với cuộc sống và xã hội nói chung phải chăng hoàn toàn không có ý nghĩa? Trả lời: không đúng như vậy, đứng trên nhiều phương diện để nhìn.
Ðức Phật thấy được tâm tư của nhân sanh rồi sáng lập ra Phật Giáo, Ngài đưa ra một số lý luận cơ bản ï như giáo lý “Duyên Khởi”, “Vô ngã”v.v... đều có liên quan tới chủng tính của mọi tầng lớp. Những điều Ngài đưa ra đều nhắm vào đối tượng thần học của chế độ chủng tính nước Ấn Ðộ cổ đại, và đã thể hiện đầy đủ sự quan tâm đến cuộc sống hiện thực. Tinh thần chủ yếu của Phật Giáo là đứng dươùi góc độ giải thoát luận để đưa ra vấn đề, điều nhấn mạnh nhất là trong sự giải thoát người người đều bình đẳng, trong đóù tinh thần cơ bản vẫn là “Nhân bản”, do vậy bất luận trong thời gian nào, Ấn Ðộ cổ xưa hay nước Trung Quốc hiện đại đều là những việc có ý nghĩa tích cực.
Luận về nhân quả báo ứng, một trong những lý luận trọng điểm của giải thoát luận Phật Giáo cho thấy, luận này có 2 đặc điểm quan trọng:
Thứ nhất là nhấn mạnh nghiệp cảm và phủ định có quỷ thần chi phối hoặc thi hành việc thưởng lành, phạt ác ở bên ngoài.
Thứ hai nhấn mạnh việc tự làm tự chịu của nghiệp báo, phủ nhận khả năng thay thế người khác thọ nhận quả báo.
Từ ý nghĩa trên cho thấy, thuyết nghiệp báo luân hồi này cho rằng quyền chủ động vận mạng và cảnh ngộ của mỗi người chúng ta là do mình tự quyết , không giao phó trong tay của người nào khác, từ đó đã nảy sinh ra những xu hướng đạo đức thực tiễn trong cuộc sống như “chư ác mạc tác, chúng thiện phụng hành”. Lý tưởng giải thoát xuất thế của Phật giáo tuy căn cứ vào việc nhìn nhận cuộc sống là vô thường, khổ... để biểu đạt sự hướng vọng về theá giới cực lạc vượt qua biển khổ vĩnh viễn, thể hiện sự truy đuổi hạnh phúc vĩnh hằng trong cuộc sống. Việc này thông qua sự nỗ lực của tự thân, thực hiện lý luận nhân sinh tốt đẹp, trong đó hàm ý khuyên người hướng thiện, tinh thần tích cực tiến thủ và đương nhiên đối với cuộc sống và hiện thực xã hội đó là việc làm rất có ý nghĩa.
Mặt khác Phật giáo xem vô minh và tham dục là cội nguồn của sự thống khổ trong cuộc sống, khuyến tấn chúng ta đối với vạn vật đừng khởi tâm tham đắm, giữ gìn bổn tính thanh tịnh tự nhiên của con người, đừng bị lòng tham muốn vật chất ô nhiễm và lừa gạt, luôn giữ tâm trạng bình tĩnh và ôn hòa. Lý luận này có ý nghĩa rất sâu sắc đối với sự khắc phục hiện tượng lòng tham muốn vật chất trong xã hội hiện đại, vì với con người, mấy ai đã tự làm chủ và giới hạn được lòng tham của mình? Tuy nhiên lòng ham muốn hợp lý, chánh đáng cần phải được khẳng định và bảo vệ, nhưng cũng không được thái quá, vì thái quá sẽ hại mình hại người. Thường trụ trong tinh thần “không chấp trước” của Phật giáo để điều hòa và khống chế tâm lý nội tại hoặc cách hành xử bên ngoài, điều này cũng ích lợi đối với xã hội và nhơn sanh.
Ngoài ra, tinh thần xuất thế của Phật giáo, căn bản chính là hướng vọng về tinh thần siêu việt và thăng hóa, tinh thần này tuyệt đối hoàn toàn không bài xích tinh thần nhập thế. Ðặc biệt là tinh thần bất nhị: thế gian và xuất thế gian, niết bàn và sanh tử của Phật giáo Ðại thừa càng thể hiện rõ nét hơn. Về cơ bản, tinh thần xuất thếù không những đã nối liền quan hệ giưõa lý tưởng Phật giáo cùng cuộc sống thực tế làm cho Phật pháp thường trụ nhơn gian, thay đổi thế gian, thể hiện tính khế lý khế cơ, đồng thời kiến lập được Phật giáo nhân gian, cõi Phật nhân gian và tịnh độ nhân gian.
Hiện nay Phật giáo Trung Quốc đang kế thừa và phát triển Phật giáo với tinh thần Phật giáo nhân sinh, tức đang hướng đến con đường Phật giáo nhân gian. Vì vậy việc kết hợp cuộc sống xã hội hiện đại để nghiên cứu văn hóa Phật giáo là điều tất yếu và cũng là khả năng vốn có. Dựa vào nền văn hóa Phật giáo Trung Quốc cũng thấy rõ điều này, vì tinh thần và đặc điểm cơ bản của văn hóa Trung Quốc chính là chú trọng vào cuộc sống hiện taïi và kiếp hiện tại.
Làm thế nào để nhận thức được tinh thần cơ bản và đặc điểm cơ bản của văn hóa Phật giáo Trung Quốc?
Người viết cho rằng Phật giáo Trung Quốc đã kế thừa tinh thần cơ bản của Ðức Phật, người sáng lập ra Phật giáo, đồng thời với không khí văn hóa truyền thống, đã hình thành một tinh thần Phật giáo tươi sáng khác với tinh thần Phật giáo Ấn Ðộ, điều tiêu biểu nổi bật hơn nữa là tinh thần giáo lý của Phật giáo tại AÁn Ðộ đã hàm chứa tinh thần nhân bản, lấy con người và cuộc sống làm trung tâm. Từ đó khẳng định được sự tồn tại, làm cho Phật giáo hình thành, thậm chí ngày càng phát huy và phát triển. Văn hóa Phật giáo Trung Quốc sở dĩ cùng với Ðạo giáo, Nho giáo truyền thống song song trở thành những bộ phận quan trọng nhất, cơ bản nhất của nền văn hóa tư tưởng truyền thống bởi vì trong một mức độ nhất định nào đó, Phật giáo đã bổ khuyết một số maët chưa đủ hoặc còn thiếu sót đáng tiếc của nền văn hóa tư tưởng truyền thống vốn có của Trung Quốc. Mặt khác, sự mâu thuẫn và dung hợp giữa Phật giáo cùng với Nho giáo, Ðạo giáo ngày càng hướng đến cuộc sống con ngươøi, xã hội hiện thực, đúc kết thành phẩm cách mang tính hiện thực không thể tách rời. Nội dung giáo lý hàm ẩn đối với sự truy tìm hạnh phúc trong cuộc sống chính là con người trên mảnh đất Trung Quốc với cuộc sống xã hoäi hiện thực phải xem trọng sức lực và sinh mạng, có được tinh thần phát huy lớn mạnh hết sức mình.
Phật giáo hóa Trung Quốc đang thông qua sự kế thừa và phát triển tinh thần chủ nghĩa nhân văn của Phật giáo, ngày càng đến gần cuộc sống và xã hội hiện thực hơn. Khi nói đến quan điểm giải thoát cho tất cả chúng sanh và nhấn mạnh tinh thần thoát khỏi biển khổ của nhân sinh, Phật giáo Trung Quốc đang đề cao vấn đề nhân sanh và con người, trong đó tính đại biểu nổi bật nhất là Tôn phái Thiền tông, Phật giáo Thiền Trung Quốc đã khẳng định mạng sống chân thực của mỗi cá nhân, thể hiện trên cơ sở ý nghĩa và mạng sống nội tại hòa nhập vào sự giải thoát đối với cuộc sống hiện thực, thay đổi cách tu hành, cầu thành Phật giữa việc ăn cơm, mặc áo bình thường, nhấn mạnh tính tùy duyên, tùy vận mệnh, tức tâm tức Phật, cho rằng “tất cả tâm đều là Phật”, “tất cả Phật đều là con người”, người và Phật không khác nhau” (Trích “Ngũ Ðăng Hội Nguyên” quyển III)
Trước từng bối cảnh lịch sử, Phật giáo trong giai đoạn phục hưng thời cận hiện đại, Phật giáo từ cuối đời Ðường đến nay đã có khuynh hươùng nhập thế hóa, nhân sinh hóa. Tiến thêm bước nữa để kế thừa và phát triển, Thái Hư Ðại sư đã mạnh mẽ đề xướng tinh thần Phật giáo nhân gian, tịnh độ nhân gian . Từ thập kỷ 60 trở lại đây, ở Hồng Kông, Ðài Loan Phaät giáo hưng khởi vì luôn hướng về cuộc sống và xã hội, đúc kết nên một sự nghiệp văn hóa kiểu mới, và tại Trung Hoa đại lục trước mắt cũng đang đề xướng tư tưởng Phật giáo nhân gian, lấy tư tưởng tự lợi, lợi tha thực hiện tịnh độ nhơn gian, thể hiện tinh thần cơ bản của Phật giáo là xem trọng cuộc sống hiện tại ngay kiếp này. Lịch sử Phật giáo Trung Quốc đã tồn tại 2000 năm, nay đã và đang tiếp tục hướng đến con đường phát triển mới, bắt đầu một tiến trình mới, là một điều chứng minh cho thấy tinh thần thiết thực và nhân bản của Phật giáo.
Thưa các Cụ/ Mợ thân mến!
Trong cuộc sống ồn ào vội vã của những: cơm, áo, gạo, tiền....chúng ta đã có được cái Duyên Kì Ngộ để mà gặp gỡ, học hỏi, trao đổi về phương pháp tu tập cũng như làm thế nào để áp dụng những gì đã đc học từ Phật vào cuộc sống đời thường.....!
Cái duyên đó với em nó vô cùng quí giống như: Một cây làm chẳng lên non, Ba cây chụm lại lên hòn núi cao. Em hi vọng chúng ta sẽ ngày càng gắn bó với nhau hơn nữa để cùng nhau đạt đến Bến Giác Ngộ!
Em xin được trích dẫn một bài tương đối đầy đủ dưới đây để mọi người cùng xem và nghiên cứu!
PHẬT GIÁO VÀ CUỘC SỐNG
XÃ HỘI HIỆN ÐẠI
Tác giả : Hồng Tu Bình
Việt dịch : T.N. Nguyện Liên
---o0o---
Với thế kỷ mà xã hội đang tiến nhanh trên con đường hiện đại hóa, việc chúng ta nghiên cứu văn hóa Phật giáo Trung Quốc là việc làm có ý nghĩa gì? Làm thế nào để sự nghiên cứu của chúng ta có lợi đối với cuộc sống hiện thực và kiến thiết nền văn hóa mới cho đất nước Trung Hoa? Tôi cho rằng trong sự tồn tại trường kỳ một hiện tượng văn hoá thì tự bản thân văn hóa ấy đaõ có tính tất nhiên, sâu xa của nó. Ðể cuộc sống xã hội và tinh thần nội tại của văn hóa tồn tại trong nhau thì điều kiện quan trọng nhất là chúng phải dựa vào nhau liên kết chặt chẽ với nhau. Như chúng ta thấy, văn hoùa Phật Giáo Trung Quốc tồn tại và kéo dài mãi đến mấy ngàn năm nay không những đã ảnh hưởng rộng rãi, sâu sắc đối với tư tưởng con người, đối với cuộc sống xã hội mà trên phương diện thỏa mãn nhu cầu tinh thần của con người nó cũng có một tác dụng rất quan trọng, là nhân tố tích cực có giá trị và ý nghĩa nhất định đối với cuộc sống và hiện thực xã hội.
Về bản chất, Phật Giáo được xem là Tôn Giáo theo đuổi tinh thần xuất thế, điều này có hoàn toàn không quan trọng đối với cuộc sống xã hội hiện thực không?
Lý luận xuất thế của Phật giáo đối với cuộc sống và xã hội nói chung phải chăng hoàn toàn không có ý nghĩa? Trả lời: không đúng như vậy, đứng trên nhiều phương diện để nhìn.
Ðức Phật thấy được tâm tư của nhân sanh rồi sáng lập ra Phật Giáo, Ngài đưa ra một số lý luận cơ bản ï như giáo lý “Duyên Khởi”, “Vô ngã”v.v... đều có liên quan tới chủng tính của mọi tầng lớp. Những điều Ngài đưa ra đều nhắm vào đối tượng thần học của chế độ chủng tính nước Ấn Ðộ cổ đại, và đã thể hiện đầy đủ sự quan tâm đến cuộc sống hiện thực. Tinh thần chủ yếu của Phật Giáo là đứng dươùi góc độ giải thoát luận để đưa ra vấn đề, điều nhấn mạnh nhất là trong sự giải thoát người người đều bình đẳng, trong đóù tinh thần cơ bản vẫn là “Nhân bản”, do vậy bất luận trong thời gian nào, Ấn Ðộ cổ xưa hay nước Trung Quốc hiện đại đều là những việc có ý nghĩa tích cực.
Luận về nhân quả báo ứng, một trong những lý luận trọng điểm của giải thoát luận Phật Giáo cho thấy, luận này có 2 đặc điểm quan trọng:
Thứ nhất là nhấn mạnh nghiệp cảm và phủ định có quỷ thần chi phối hoặc thi hành việc thưởng lành, phạt ác ở bên ngoài.
Thứ hai nhấn mạnh việc tự làm tự chịu của nghiệp báo, phủ nhận khả năng thay thế người khác thọ nhận quả báo.
Từ ý nghĩa trên cho thấy, thuyết nghiệp báo luân hồi này cho rằng quyền chủ động vận mạng và cảnh ngộ của mỗi người chúng ta là do mình tự quyết , không giao phó trong tay của người nào khác, từ đó đã nảy sinh ra những xu hướng đạo đức thực tiễn trong cuộc sống như “chư ác mạc tác, chúng thiện phụng hành”. Lý tưởng giải thoát xuất thế của Phật giáo tuy căn cứ vào việc nhìn nhận cuộc sống là vô thường, khổ... để biểu đạt sự hướng vọng về theá giới cực lạc vượt qua biển khổ vĩnh viễn, thể hiện sự truy đuổi hạnh phúc vĩnh hằng trong cuộc sống. Việc này thông qua sự nỗ lực của tự thân, thực hiện lý luận nhân sinh tốt đẹp, trong đó hàm ý khuyên người hướng thiện, tinh thần tích cực tiến thủ và đương nhiên đối với cuộc sống và hiện thực xã hội đó là việc làm rất có ý nghĩa.
Mặt khác Phật giáo xem vô minh và tham dục là cội nguồn của sự thống khổ trong cuộc sống, khuyến tấn chúng ta đối với vạn vật đừng khởi tâm tham đắm, giữ gìn bổn tính thanh tịnh tự nhiên của con người, đừng bị lòng tham muốn vật chất ô nhiễm và lừa gạt, luôn giữ tâm trạng bình tĩnh và ôn hòa. Lý luận này có ý nghĩa rất sâu sắc đối với sự khắc phục hiện tượng lòng tham muốn vật chất trong xã hội hiện đại, vì với con người, mấy ai đã tự làm chủ và giới hạn được lòng tham của mình? Tuy nhiên lòng ham muốn hợp lý, chánh đáng cần phải được khẳng định và bảo vệ, nhưng cũng không được thái quá, vì thái quá sẽ hại mình hại người. Thường trụ trong tinh thần “không chấp trước” của Phật giáo để điều hòa và khống chế tâm lý nội tại hoặc cách hành xử bên ngoài, điều này cũng ích lợi đối với xã hội và nhơn sanh.
Ngoài ra, tinh thần xuất thế của Phật giáo, căn bản chính là hướng vọng về tinh thần siêu việt và thăng hóa, tinh thần này tuyệt đối hoàn toàn không bài xích tinh thần nhập thế. Ðặc biệt là tinh thần bất nhị: thế gian và xuất thế gian, niết bàn và sanh tử của Phật giáo Ðại thừa càng thể hiện rõ nét hơn. Về cơ bản, tinh thần xuất thếù không những đã nối liền quan hệ giưõa lý tưởng Phật giáo cùng cuộc sống thực tế làm cho Phật pháp thường trụ nhơn gian, thay đổi thế gian, thể hiện tính khế lý khế cơ, đồng thời kiến lập được Phật giáo nhân gian, cõi Phật nhân gian và tịnh độ nhân gian.
Hiện nay Phật giáo Trung Quốc đang kế thừa và phát triển Phật giáo với tinh thần Phật giáo nhân sinh, tức đang hướng đến con đường Phật giáo nhân gian. Vì vậy việc kết hợp cuộc sống xã hội hiện đại để nghiên cứu văn hóa Phật giáo là điều tất yếu và cũng là khả năng vốn có. Dựa vào nền văn hóa Phật giáo Trung Quốc cũng thấy rõ điều này, vì tinh thần và đặc điểm cơ bản của văn hóa Trung Quốc chính là chú trọng vào cuộc sống hiện taïi và kiếp hiện tại.
Làm thế nào để nhận thức được tinh thần cơ bản và đặc điểm cơ bản của văn hóa Phật giáo Trung Quốc?
Người viết cho rằng Phật giáo Trung Quốc đã kế thừa tinh thần cơ bản của Ðức Phật, người sáng lập ra Phật giáo, đồng thời với không khí văn hóa truyền thống, đã hình thành một tinh thần Phật giáo tươi sáng khác với tinh thần Phật giáo Ấn Ðộ, điều tiêu biểu nổi bật hơn nữa là tinh thần giáo lý của Phật giáo tại AÁn Ðộ đã hàm chứa tinh thần nhân bản, lấy con người và cuộc sống làm trung tâm. Từ đó khẳng định được sự tồn tại, làm cho Phật giáo hình thành, thậm chí ngày càng phát huy và phát triển. Văn hóa Phật giáo Trung Quốc sở dĩ cùng với Ðạo giáo, Nho giáo truyền thống song song trở thành những bộ phận quan trọng nhất, cơ bản nhất của nền văn hóa tư tưởng truyền thống bởi vì trong một mức độ nhất định nào đó, Phật giáo đã bổ khuyết một số maët chưa đủ hoặc còn thiếu sót đáng tiếc của nền văn hóa tư tưởng truyền thống vốn có của Trung Quốc. Mặt khác, sự mâu thuẫn và dung hợp giữa Phật giáo cùng với Nho giáo, Ðạo giáo ngày càng hướng đến cuộc sống con ngươøi, xã hội hiện thực, đúc kết thành phẩm cách mang tính hiện thực không thể tách rời. Nội dung giáo lý hàm ẩn đối với sự truy tìm hạnh phúc trong cuộc sống chính là con người trên mảnh đất Trung Quốc với cuộc sống xã hoäi hiện thực phải xem trọng sức lực và sinh mạng, có được tinh thần phát huy lớn mạnh hết sức mình.
Phật giáo hóa Trung Quốc đang thông qua sự kế thừa và phát triển tinh thần chủ nghĩa nhân văn của Phật giáo, ngày càng đến gần cuộc sống và xã hội hiện thực hơn. Khi nói đến quan điểm giải thoát cho tất cả chúng sanh và nhấn mạnh tinh thần thoát khỏi biển khổ của nhân sinh, Phật giáo Trung Quốc đang đề cao vấn đề nhân sanh và con người, trong đó tính đại biểu nổi bật nhất là Tôn phái Thiền tông, Phật giáo Thiền Trung Quốc đã khẳng định mạng sống chân thực của mỗi cá nhân, thể hiện trên cơ sở ý nghĩa và mạng sống nội tại hòa nhập vào sự giải thoát đối với cuộc sống hiện thực, thay đổi cách tu hành, cầu thành Phật giữa việc ăn cơm, mặc áo bình thường, nhấn mạnh tính tùy duyên, tùy vận mệnh, tức tâm tức Phật, cho rằng “tất cả tâm đều là Phật”, “tất cả Phật đều là con người”, người và Phật không khác nhau” (Trích “Ngũ Ðăng Hội Nguyên” quyển III)
Trước từng bối cảnh lịch sử, Phật giáo trong giai đoạn phục hưng thời cận hiện đại, Phật giáo từ cuối đời Ðường đến nay đã có khuynh hươùng nhập thế hóa, nhân sinh hóa. Tiến thêm bước nữa để kế thừa và phát triển, Thái Hư Ðại sư đã mạnh mẽ đề xướng tinh thần Phật giáo nhân gian, tịnh độ nhân gian . Từ thập kỷ 60 trở lại đây, ở Hồng Kông, Ðài Loan Phaät giáo hưng khởi vì luôn hướng về cuộc sống và xã hội, đúc kết nên một sự nghiệp văn hóa kiểu mới, và tại Trung Hoa đại lục trước mắt cũng đang đề xướng tư tưởng Phật giáo nhân gian, lấy tư tưởng tự lợi, lợi tha thực hiện tịnh độ nhơn gian, thể hiện tinh thần cơ bản của Phật giáo là xem trọng cuộc sống hiện tại ngay kiếp này. Lịch sử Phật giáo Trung Quốc đã tồn tại 2000 năm, nay đã và đang tiếp tục hướng đến con đường phát triển mới, bắt đầu một tiến trình mới, là một điều chứng minh cho thấy tinh thần thiết thực và nhân bản của Phật giáo.
Chỉnh sửa cuối: