Cụ ơi cho em hỏi mấy cái súng cổ này không có trích khí thì tầm bắn của nó gần phỏng cụ? cụ giải thích cho nhà em hiểu tý là cái trích khí nó ưu điểm hơn ở điểm nào được không ạ? cảm ơn cụ
* Súng không có trích khí, khi bắn, quy lát được đẩy lui bằng chính vỏ đạn. Vì vậy, khi đạn vừa nổ, trong khi đầu đạn chạy trong nòng súng thì vỏ đạn cũng giật lùi để thúc quy lát và vỏ đạn sẽ văng ra khi đã lùi hoàn toàn ra khỏi nòng, lúc này quy lát lùi tiếp 1 đoạn nhỏ là do lực quán tính. Như vậy, theo cơ chế này, đạn nhận được lực tác động chủ yếu tức thời ngay khi còn gắn với vỏ. Còn quá trình đạn trượt trong nòng (có thể lượng còn lượng thuốc vẫn tiếp tục cháy) nhưng thể tích không gian trong nòng giữa đầu đạn và vỏ tăng lên rất nhanh nên kg ăn thua. Cơ cấu này còn dở là nếu vỏ đạn khít với nòng quá thì khả năng kẹt đuôi đạn trong nòng luôn vì thế súng thời xưa hay bị "hóc đạn" là vậy. Mặt khác lò xo quy lát cũng phải nhẹ => khi sập quy lát (quy lát chạy tới) để lên đạn cũng yếu, nếu lò xo của băng đạn quá mạnh ép viên đạn trên cùng lên gờ băng đạn quá chặt thì quy lát cũng kg thúc được viên đạn trượt ra khỏi băng đạn để sập vào đuôi nòng súng => lại có thể "hóc đạn" khi lên đạn. Túm lại vì những lý do trên nên đạn của các loại súng này không lớn => thuốc súng ít => tạo động năng nhỏ => đạn bay gần, cơ cấu lên đạn kg nhanh và không ổn định.
* Súng có trích khí đã khắc phục được các điểm yếu trên. Do ống trích nằm ở giữa nòng nên người ta có thể sử dụng đạn lớn hơn, chứa nhiều thuốc hơn. Khi bắn, thuốc đã cháy, đạn rời khỏi vỏ nhưng thuốc chưa cháy hết nên trong khi đầu di chuyển trong nòng súng thì thuốc vẫn cháy, thể tích không gian giữa đầu đạn và vỏ tăng lên nhưng áp suất không khí vẫn tiếp tục tăng do thuốc súng tiếp tục cháy, đầu đạn tiếp tục nhận được động năng. Lúc này vỏ đạn cũng được cơ cấu khóa của quy lát ghìm kg cho vỏ đạn giật lùi. Đến khi đầu đạn đi qua lỗ thông nên ống trích khí. Lúc này đầu đạn mới bay theo lực quán tính. Khí nén chạy sang ống trích thúc pít tông ống trích giật lùi, cơ cấu khóa mở ra kg ghìm quy lát nữa => bắt đầu quá trình lùi quy lát và kéo vỏ đạn ra. Khi pít tông lùi 1 đoạn thì khí sẽ thoát ra các lỗ xả trên thành ống trích khí. Quy lát vẫn lùi theo quán tính 1 đoạn và lò xo nén dần nên giảm tốc nhẹ nhàng. Do lực đẩy lùi lớn nên lò xo có thể làm bằng loại có lực nén xả mạnh hơn, cơ cấu đẩy đạn lên nòng nhanh và ổn định hơn.
Đại loại là thế (và trình em cũng chỉ ngang vậy), đúng/sai các cụ chuyên ngành vũ khí cứ ném đá thoải con gà mái cho em thông luôn.