[Funland] So sánh các loại Frigate - Warship

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Thưa các bác em mở Topic về hai con tầu rất có thể là đối thủ của nhau trên khu vực Biển Đông..

Hiện nay các tranh chấp biển đảo và các nguồn lợi trên biển của các quốc gia khu vực biển Đông đã làm dấy lên mối lo ngại về nguy cơ xảy ra xung đột quân sự. Bằng chứng cho thấy một số nước như Trung quốc - cường quốc mới nổi, đang không ngừng tăng chi phí quốc phòng, gia tăng sức mạnh quân sự, đặc biệt là lực lượng hải quân, chắc chắn không phải để bảo vệ chủ quyền đất nước, chống lại các cuộc tấn công từ bên ngoài mà chính là nhằm mở rộng kiểm soát khu vực biển Đông.

Việt nam cũng từng bước hiện đại hóa quân đội, tăng cường khả năng phòng thủ, bảo vệ chủ quyền quốc gia, đặc biệt là nâng cao sức mạnh chiến đấu cho quân chủng hải quân. Nếu so sánh về vũ khí, khí tài quân sự giữa hải quân Việt nam và các cường quốc khác, rõ ràng cán cân không nghiêng về phía chúng ta. Vậy hải quân Việt nam có đủ mạnh để đương đầu với cuộc chiến tranh (giả sử) nếu nổ ra trong tương lai gần hay không?

Bằng kinh nghiệm xương máu trong các cuộc chiến tranh, chúng ta có thể tin chắc rằng: vũ khí, khí tài quân sự không bao giờ là yếu tố quyết định kết quả cuộc chiến. Chính tinh thần quyết chiến quyết thắng của cả một dân tộc nguyện hy sinh để bảo vệ Tổ quốc chính là yếu tố quyết định cho thắng lợi của dân tộc mình trước kẻ xâm lược.

Tuy nhiên để có một cái nhìn toàn diện hơn về lực lượng quân sự hải quân một số nước, chúng ta không nên có một cái nhìn phiến diện về một mặt nào đó mà cần đặt các xung đột trong bối cảnh chính trị toàn cầu, diễn biến từng giai đoạn của các mối quan hệ chiến lược cũng như thế mạnh địa, chính trị của chúng ta. Các so sánh trang thiết bị chỉ có tính tham khảo bởi khả năng tương đối của nguồn số liệu.

Hải quân Việt Nam hiện nay được cho là có khoảng 50 chiến hạm cỡ nhỏ với trang bị lạc hậu và khoảng vài trăm tàu xuồng chiến đấu trên sông. Các chiến hạm chủ yếu được chuyển giao từ Liên Xô cũ và một phần là chiến lợi phẩm từ hải quân VN Cộng hòa trước đây. Hiện nay Việt Nam đã tự đóng được vài chiến hạm nhỏ. Với mục tiêu từng bước hiện đại hóa hải quân, Việt Nam đã mua vài chiếc khu trục hạm lớp Gepard. Hải quân ta có khoảng 45 tầu chiến Petya là tàu khu trục cỡ nhỏ do Liên Xô chế tạo, trong đó có 18 Petya-I, 27 chiếc Petya-II. Phiên bản Petya-III dành cho xuất khẩu.
Việt Nam nhận 3 chiếc Petya-II đã qua sử dụng của Liên Xô và sau đó là 2 chiếc Petya-III vào năm 1978
Petya được thiết kế theo kiểu cổ điển từ thời chiến tranh thế giới thứ 2, mặc dù thời điểm nó sinh ra là vào thập niên 60, có lẽ do Petya không phải là lực lượng chiến đấu xung kích trong hải quân Xo Viết. Nhiệm vụ chính của Petya là tuần tra bờ biển và chống tàu ngầm. Tuy nhiên khả năng chống ngầm của Petya cũng còn hạn chế. Vũ khí
Petya-III có 2 tháp pháo với đại bác đôi 76,2 mm AK-726 với tầm bắn thẳng mục tiêu trên biển xa 8.2 km. AK-726 được điểu khiển bằng hệ thống tự động Fut-B có thể bắn hạ máy bay có tốc độ bay từ 350 – 650 m/s, ở độ cao từ 500 – 6000 m. Tầm bắn tối đa là 18,3 km. Tốc độ bắn là 45 viên trong 1 phút. Tuy nhiên đây là hệ thống pháo khá cũ được sản xuất vào các năm 1958 – 1964, cho nên có nhiều hạn chế về tầm bắn cũng như độ chính xác.

Tàu tên lửa Tarantul I Tàu phóng tên lửa lớp Tarantul I (Molniya) đã có mặt tại Việt Nam vào năm 1999. Và Việt Nam mua bản quyền đóng loại tàu này trong nước. Hiện Việt Nam có khoảng 4 chiếc Tarantul 1, và 2 chiếc Tarantul thế hệ mới thuộc project 1412.8. Trong tương lai sẽ đóng thêm 20 chiếc Tarantul nữa Tàu chiến Tarantul dùng để tác chiến tại các vùng cửa biển và ven bờ. Tàu Tarantul trang bị nhiều loại vũ khí hiện đại và các khí tài tiên tiến, có khả năng độc lập tác chiến và chiến đấu hiệp đồng trong đội hình biên đội.

Hệ thống ra-đa trên tàu có: Ra-đa trinh sát băng HF, UHF, ra-đa nhận biết mục tiêu không-biển, ra-đa điều khiển, kiểm soát xạ kích cho tên lửa. 2 hệ thống phóng mồi bẫy và mồi bẫy nhiệt PK-10 cỡ 120 mm hoặc PK – 16 dùng để chống ra-đa và hệ thống trinh sát quang học của các hệ thống vũ khí của đối phương. Đạn mồi bẫy PK-16 cỡ 82mm, tầm hoạt động từ 200 mét đến 1800 mét. Tàu tên lửa Tarantul có lượng giãn nước 550 tấn, trang bị máy chính 2 trục, động cơ tua-bin khí 32.000 sức ngựa, 3 động cơ Diesel, công suất 500kW mỗi động cơ. Tàu có tầm hoạt động 2400 hải lý, hoạt động liên tục trong thời gian 10 ngày. Toàn bộ thuỷ thủ đoàn trên tàu 44 người. Tàu còn trang bị các thiết bị điều hoà không khí, hệ thống thông gió tiên tiến nhất, bảo đảm cho tàu hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết. Việt Nam đã mua bản quyền đóng loại tàu này trong nước. Sẽ có khoảng 20 chiếc sẽ ra đời tại Việt Nam Theo một số nguồn tin nước ngoài, 2 tàu Tarantul thế hệ mới cũng đã có mặt tại Việt Nam . Đây chính là 2 tàu đầu tiên thuộc Project 1241.8 “Thần Sấm”. Loại này có tầm hoạt động và hệ thống vũ khí tấn công hơn hẳn Tarantul 1. 2 chiếc này nằm trong hợp đồng mua 12 chiếc Taratul Project 1241.8 mà VN đã ký với Nga. Số còn lại sẽ do VN tự đóng theo công nghệ được chuyển giao . Theo một số chuyên gia nước ngoài phân tích, Với 2 chiếc Gepard (sẽ về Việt Nam cuối năm 2009) và trên 20 Tarantul hải quân Việt Nam sẽ tiến tới thành lập hạm đội biển Đông với trên dưới 30 chiến hạm hiện đại.

Hải quân Việt nam đã có 8 chiếc Khu trục hạm Gepard do Nga sản xuất.

Gepard 3.9 có rất nhiều cấu hình khác nhau được người Nga giới thiệu, và ta chọn cấu hình của Ghe đang được phía Nga đóng cho Việt Nam vì nó sắp xuất hiện tại biển đông. Tàu khu trục lớp Gepard 3.9 tải trọng 2.000 tấn, dài 102m, tốc độ tối đa đạt 23 hải lý/giờ, chở được một đội ngũ thủy thủ gồm 103 người và có tầm hoạt động là 5.000 dặm, Tàu được trang bị một hệ thống tên lửa 8 Uran-E chống tàu; một khẩu súng 76.2 mm AK-176 M; một hệ thống pháo phòng không Palma; 2 súng 30mm AK-630 M và các ốngphóng tên lửa chống ngầm. Tàu này có thể mang theo một máy bay trực thăng hải quân Helix Ka-28 hoặc Ka-31.Ghẻ đã được phía Nga thiết kế lại để có thêm tính năng tàng hinh.





Jiangwei-II Class
Tầu có trọng tải 2400T, dài 112m và có tốc độ 26 hải lý,vũ khí trên tầu bao gồm : 8 hệ thống phòng không tầm gắn HQ-7, 4 pháo 2x37mm nòng đôi tốc độ bắn 180 phát / phút, pháo chính trên tàu 100mm, hai dàn rocket chống ngầm type 87. Sức mạnh thật sự của lớp này là 8 quả tên lửa chống hạm YJ-83, có khả năng bay sát mặt biển, đầu nổ 165kg và tầm xa 160-180km. đây là tên lửa hiện đại của trung quốc theo nó có khả năng bay cách mặt nước 10-30m, và khả năng bay sát mặt nước 5m với tốc độ siêu âm 1.3-1.6m khi tân công, hệ thống điều khiển active/passive radar.




So sánh các chiến hạm tiêu biểu ở Đông Nam Á
DVO

Bài báo sẽ điểm qua 4 "gương mặt" nổi trội nhất trong số các chiến hạm chủ lực thuộc Hải quân các quốc gia Đông Nam Á, là Gepard 3.9, Formidable, Lekiu và Sigma.

Tiếp nối dòng bài về Hải quân các nước ASEAN, Đất Việt xin đi sâu vào phân tích ưu thế của các chiến hạm tiêu biểu trong khu vực, dựa trên các tiêu chí về khả năng tấn công, phòng vệ, cơ động và mức độ hiện đại...

Dưới đây là các phân tích cụ thể:

Khả năng tấn công

Nhìn chung, các chiến hạm tiêu biểu kể trên có vũ khí chủ lực là tên lửa chống hạm. Nếu Gepard 3.9 trang bị tên lửa Kh-35 và Formidable (của Singapore) trang bị tên lửa Harpoon, 2 chiến hạm còn lại sử dụng tên lửa Exocet. Bên cạnh đó, cũng cần xét tới uy lực của các pháo hạm.

Chiến hạm lớp Lekiu của Malaysia được trang bị 8 tên lửa Exocet Block 2, tầm bắn 70km đầu đạn nặng 165kg, một pháo 57mm tầm bắn 17km với tốc độ 220 viên/phút.

Còn Sigma của Indonesia có 4 tên lửa Exocet Block 2, một pháo Oto Melara 76mm với các tính năng như trên Formidable.

Formidable có 8 tên lửa Harpoon tầm bắn 130km đầu đạn 227kg, bên cạnh đó là 1 khẩu pháo Oto Melara 76mm tầm bắn 16km, bắn đạn pháo 6kg với tốc độ lên tới 120 viên/phút.

Gepard có 8 tên lửa Kh-35 Uran-E tầm bắn 130km, một pháo AK-176M 76mm tầm bắn 10km với tốc độ 120 viên/phút.


Tên lửa đối hạm Harpoon.​

Về cơ bản các tên lửa cận âm như Exocet, Harpoon hay Uran-E khá giống nhau ở chỗ được radar tàu chiến hay máy bay dẫn đường ở pha đầu và tự sử dụng radar của tên lửa ở pha cuối. Tuy nhiên, do tầm hoạt động thấp, các tàu trang bị loại tên lửa Exocet phải tiếp cận đối phương gần hơn so với Gepard 3.9 và Formidable

Với các thông số (số lượng trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu, tầm bắn) của tên lửa như đã nói, kết hợp với pháo hạm trang bị, có thể tạm xếp sức mạnh các tàu chiến theo thứ tự: Formidable, Gepard 3.9, tiếp đó là Lekiu và Sigma.

Gepard 3.9 của Việt Nam.​
[SIZE=-0]Formidable của Singapore.[/SIZE]​
Khả năng phòng vệ
Hệ thống phòng vệ của các tàu chiến trên đều có loại tầm gần và cực gần, cùng hệ thống chống ngầm.

Trong đó, chiến hạm lớp Lekiu có 2 pháo phòng không CWIS MSI 30mm tốc độ bắn 650 viên/phút, 16 tên lửa phòng không Sea-wolf tầm bắn 6km. Khả năng bảo vệ ở mức trung bình.
Sigma có 8 tên lửa phòng không Mistral với tầm bắn 5,3km tốc độ 800m/giây, về căn bản đây là loại tên lửa phòng không vác vai cải tiến nên không thể bằng các loại chuyên nghiệp như Aster hay Seawolf. Hơn nữa, các tên lửa này có cơ chế điều khiển đơn giản (bằng hồng ngoại) và số lượng tên lửa ít.

Gepard có 2 pháo phòng không AK-630 30mm, tổ hợp phòng không gồm 2 pháo AO-18KD 30mm và 8 tên lửa nạp sẵn Sosna-R tầm bắn 8km với tốc độ 1.200m/giây. Hệ thống bảo vệ 4 nòng 30mm kết hợp với 8 tên lửa (có thể hơn) giúp Gepard có khả năng bảo vệ tương đối tốt.

Còn Formidable có tên lửa phòng không Aster-15 với 32 quả tên lửa, loại tên lửa 2 tầng này có thể đánh chặn các loại tên lửa chống hạm cận âm bay thấp khác (ở cự ly 15km), các UAV (ở cự ly 30km).

Nhìn chung, dựa vào số lượng, cự ly đánh chặn và số lượng trang bị, có thể xếp theo thứ tự: Formidable, Gepard 3.9, Lekiu và cuối cùng là Sigma.

Mô phỏng các vị trí trên Formidable​
[SIZE=-0]Bắn tên lửa Seawolf trên chiến hạm lớp Lekiu.[/SIZE]​
Về nhiệm vụ chống ngầm, 3 tàu chiến lớp Formidable, Lekiu, Sigma lại đều dùng ngư lôi hạng nhẹ 324mm của cùng 1 nhà sản xuất còn khả năng của Gepard 3.9 hiện là ẩn số nên trường hợp này chưa thể đưa ra "xếp hạng".

Khả năng cơ động và dự trữ hành trình

Lekiu có lượng giãn nước 2.270 tấn, tốc độ tối đa 28 hải lý/giờ, thủy thủ đoàn 164 người.

Sigma có lượng giãn nước 1.700 tấn, tốc độ tối đa 28 hải lý/giờ, thủy thủ đoàn chừng 80 người

Formidable có tốc độ 27 hải lý/giờ, gần bằng 2 chiến hạm trên nhưng có lượng giãn nước lên tới 3.200 tấn, với thủy thủ đoàn 85 người.

Gepard 3.9 cũng không thua kém gì các tàu bạn khi có vận tốc tối đa là 28 hải lý/giờ, với lượng giãn nước 2.100 tấn, thủy thủ đoàn 103 người

Qua so sánh ta thấy về tốc độ tối đa thì các tàu tương đương nhau, tầm hoạt động cũng đều chừng 5000 dặm nhưng Formidable của Singapore có tải trọng gấp rưỡi các tàu còn lại với số lượng thủy thủ ít, do đó khả năng dự trữ thực phẩm sẽ vượt trội hơn các tàu khác, qua đó cũng góp phần nâng cao khả năng đi biển dài ngày.

Trong hạng mục này, Formidable vẫn đầu bảng, các tàu xếp sau khó phân "hơn thua".


Sigma của Indonesia​
[SIZE=-0]Lekiu của Malaysia[/SIZE]​
Tính năng tàng hình và tự động hóa trên tàu

Xét về tàng hình phụ thuộc vào các yếu tố như thiết kế, chất liệu, các thiết bị phụ trợ, vậy chúng ta tạm thời sẽ đánh giá khả năng tàng hình qua thiết kế hình dáng bên ngoài con tàu.

Chiến hạm Lekiu có thiết kế nhiều thiết bị đặt lộ thiên, điều này sẽ tăng phản xạ radar lên rất nhiều, qua đó khiến nó “nổi bật: trên màn hình theo dõi hơn các tàu khác.

Sigma có thiết kế tương đối ổn, giống như Gepard 3.9 nếu so Formidable có thiết kế "dấu biệt" vũ khí, phương tiện, khí tài vào bên trong. Bất cứ chuyên gia kỹ thuật quân sự nào nhìn vào sẽ cho điểm Formidable cao nhất trong các tàu kể trên.

Về khả năng thông tin liên lạc cũng như thiết bị trên tàu, sẽ khá là khó để kiểm chứng vì các thông số của nhà sản xuất chỉ ở mức tham khảo, nhưng cũng sẽ không khó nhận ra con tàu có tải trọng lớn nhất lại có số người điều khiển gần ít nhất là khả năng tự động hóa sẽ rất cao, đó là Formidable.

Vì vậy, trong hạng mục này, thứ tự lần lượt sẽ là: Formidable, Gepard 3.9 và Sigma, Lekiu.

Theo dõi bắn tên lửa Aster trên Formidable​
[SIZE=-0]Sigma của Indonesia có thiết kế khá "mượt"[/SIZE]​
Kết luận tạm thời

Như vậy, không khó để nhận ra Formidable là chiến hạm hiện đại nhất Đông Nam Á, Gepard 3.9 cũng sử dụng những công nghệ khá hiện đại, nó có một số vượt trội so với các tàu của Malaysia hay Indonesia.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, những phép thử so sánh trên đây đơn giản chỉ dựa vào thông số kĩ thuật. Trong tác chiến, thành bại còn phụ thuộc vào kĩ năng của người sử dụng cũng như nghệ thuật quân sự. Hiện đại là quan trọng, con người là quyết định.
http://quocphong.baodatviet.vn/Home/QPCN/So-sanh-cac-chien-ham-tieu-bieu-o-Dong-Nam-A/20117/156700.datviet
 
Chỉnh sửa cuối:

springsea

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-44950
Ngày cấp bằng
29/8/09
Số km
11,917
Động cơ
536,696 Mã lực
Hải quân Việt nam đã có 8 chiếc Khu trục hạm Gepard do Nga sản xuất.

Gepard 3.9 có rất nhiều cấu hình khác nhau được người Nga giới thiệu, và ta chọn cấu hình của Ghe đang được phía Nga đóng cho Việt Nam vì nó sắp xuất hiện tại biển đông. Tàu khu trục lớp Gepard 3.9 tải trọng 2.000 tấn, dài 102m, tốc độ tối đa đạt 23 hải lý/giờ, chở được một đội ngũ thủy thủ gồm 103 người và có tầm hoạt động là 5.000 dặm, Tàu được trang bị một hệ thống tên lửa 8 Uran-E chống tàu; một khẩu súng 76.2 mm AK-176 M; một hệ thống pháo phòng không Palma; 2 súng 30mm AK-630 M và các ốngphóng tên lửa chống ngầm. Tàu này có thể mang theo một máy bay trực thăng hải quân Helix Ka-28 hoặc Ka-31.Ghẻ đã được phía Nga thiết kế lại để có thêm tính năng tàng hinh..
Cụ này chắc vừa đi thăm đền Đô thờ Lý bát đế :))
 
Biển số
OF-3680
Ngày cấp bằng
7/3/07
Số km
10,837
Động cơ
663,247 Mã lực
Tuổi
50
Copy ở đâu nghe quen quen nhể .. túm nại hàng anh Pháp vẫn đỉnh .. phải không các cụ ..
 

Lavande

Xe điện
Biển số
OF-96873
Ngày cấp bằng
24/5/11
Số km
3,343
Động cơ
1,034,521 Mã lực
Copy ở đâu nghe quen quen nhể .. túm nại hàng anh Pháp vẫn đỉnh .. phải không các cụ ..
copy ở Đất Việt về chứ ở đâu nữa cụ :P Xịn hay không còn phụ thuộc vào người vận hành nữa, đỉnh hay không phải qua thực tế mới biết đc các cụ nhể, đem cả 4 thằng ra bắn nhau thử, thằng nào còn lại thì là xịn nhất :D
 

fanfan

Xe buýt
Biển số
OF-43193
Ngày cấp bằng
13/8/09
Số km
929
Động cơ
474,090 Mã lực
Đáng mặt tai ĐNA này chỉ có 2 em là đáng nói: Formidble và Sigma mà thôi, còn những em khác thì có để lên dây cót tinh thần là chính.
 

xegiacmo

Xe lăn
Biển số
OF-124420
Ngày cấp bằng
16/12/11
Số km
11,167
Động cơ
412,754 Mã lực
Công nghệ rất quan trọng nhưng phải kèm thêm tinh thần chiến đấu của người lính nữa . Lúc kẹt rồi lao thẳng tàu mình vào tàu địch thì nó sợ phát khiếp :P
 

Lavande

Xe điện
Biển số
OF-96873
Ngày cấp bằng
24/5/11
Số km
3,343
Động cơ
1,034,521 Mã lực
...Lúc kẹt rồi lao thẳng tàu mình vào tàu địch thì nó sợ phát khiếp :P
Vụ này chắc ngày xưa thôi cụ à, giờ thì hên xui - 1.thì chưa kịp lao vào đã tèo, - 2.thì nộp luôn tàu cho địch chứ k thèm hy sinh :P
 

TaiMV

Xe điện
Biển số
OF-136764
Ngày cấp bằng
1/4/12
Số km
2,867
Động cơ
391,562 Mã lực
Nơi ở
Sáng ở Đồ Sơn & tối về Quất Lâm.
Việt Nam với số lượng Tàu chiến Petya(45) và Gerpard(8) như cụ đưa, ở Biển Đông đứa nào láo, rám bắt tầu cá nhà ông b-(
 

xengheo

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-91335
Ngày cấp bằng
9/4/11
Số km
650
Động cơ
410,730 Mã lực
Công nghệ rất quan trọng nhưng phải kèm thêm tinh thần chiến đấu của người lính nữa . Lúc kẹt rồi lao thẳng tàu mình vào tàu địch thì nó sợ phát khiếp :P
Nó cách cụ 100 cây chuối để phóng tên lửa thì cụ lao thẳng vào tàu nó kiểu gì ợ?:P
 

Estonque

Xe điện
Biển số
OF-27090
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
3,155
Động cơ
517,108 Mã lực
Nơi ở
Nhà BVC
kiếm đâu ra 45 petya với 8 gepard đấy bác, petya không quá 10 và gepard chỉ có 2 thôi nhé
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Giải mã thiết kế tàu chiến Việt Nam


Hải quân Việt Nam tiếp nhận tàu pháo HQ-272 do Công ty đóng tàu Hồng Hà đóng theo thiết kế dựa trên "thiết kế sơ bộ của nước ngoài". Một số nguồn tin nước ngoài khẳng định đó là thiết kế của Nga, song có nguồn lại cho đó là thiết kế tàu tuần tra Lan (Lan A) của Ukraine.

HQ-272 chạy thử nghiệm trên biển​
Theo báo chí Việt Nam, sáng 16.1.2012, tại thành phố Hải Phòng, Hải quân Việt Nam đã tiếp nhận tàu pháo HQ-272, tàu đầu tiên thuộc lớp TT400TP, do Công ty đóng tàu Hồng Hà (Nhà máy 173, Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng) ở Hải Phòng đóng.

Như tin đã đưa, lớp ТТ400ТР được công ty Hồng Hà phát triển trên cơ sở “thiết kế sơ bộ mua của nước ngoài”. Hãng đóng tàu Việt Nam không giấu giếm việc các chuyên gia của họ đã được đào tạo ở nước ngoài, nhưng không nói nước nào.

Một số nguồn tin Nga cho rằng, thiết kế này do Công ty cổ phần “Viện thiết kế hàng hải trung ương TsMKB Almaz” của Nga phát triển trên cơ sở thiết kế tàu tên lửa Projekt 1041.2 Svetlyak mà Nga đã bán cho Việt Nam. Theo Armstrade, TT400TP giống với thiết kế Projekt 10412 và BPS-500.

Armstrade cho biết, Việt Nam đang thực hiện với sự hỗ trợ của các nhà thiết kế Nga các dự án đóng 2 loại tàu cho Hải quân là tàu tuần tra dài 54 m và tàu đổ bộ dài 71 m. Có lẽ tàu tuần tra dài 54 m chính là nói đến TT400TP?

Theo bmpd ngày 29.1, thì thiết kế TT400TP có thể dựa trên thiết kế tàu tuần tra Lan (có nguồn viết là Lan A) do Trung tâm Nghiên cứu thiết kế đóng tàu ở Nikolayev, Ukraine phát triển dưới sự bảo trợ của liên doanh Anh-Ukraine Fast Craft Naval Supplies (UK) Limited (http://www.fastcraftnavalsupplies.com/) và đang được liên doanh này xúc tiến thương mại. Thực tế liên doanh này do hãng xuất khẩu vũ khí nhà nước Ukraine Ukrspecexport cùng với các đối tác Anh và Thổ Nhĩ Kỳ thành lập để xúc tiến các sản phẩm của ngành đóng tàu quân sự Ukraine ở các nước thứ ba.
HQ-272 đang chạy thử nghiệm (trên) và tại lễ bàn giao (giữa) và hình ảnh thiết kế tàu tuần tra Lan (Lan A) của Ukraine
Hai tàu tuần tra lớp Projekt 10412 mang số hiệu nhà máy 044, 045 tại Nga
trước khi bàn giao cho Việt Nam ngày 20.10.2011​
Qua các hình ảnh đăng tải công khai bởi báo chí Việt Nam và nước ngoài trên đây, có thể thấy HQ-272 rất giống thiết kês Lan của Ukraine và không giống lắm thiết kế Projekt 10412 của Nga.
Tàu chiến HQ 272 tại lễ bàn giao​
Nguồn tin này cũng cho biết, trước khi đóng HQ-272 cho Hải quân Việt Nam, công ty Hồng Hà còn đóng 3 tàu theo cùng thiết kế nhưng với hệ thống vũ khí rút gọn (mỗi tàu được trang bị 2 ụ pháo 2 nòng 25 mm 2М-3М) cho Cảnh sát Biển Việt Nam. Thiết kế này được thực hiện ở Việt Nam với sự trung gian của Ukrinmash. Các tàu Việt Nam cũng được trang bị hệ thống radar Kaskad với radar Delta-М của Viện nghiên cứu Kvant-Radilokatsya ở Kiev.
Tàu chiến mang số hiệu 4031 của Cảnh sát Biển Việt Nam
cũng được cho là được Việt Nam đóng theo thiết kế Lan của Ukraine​
Trước đó, báo chí Việt Nam đưa tin, HQ 272 được khởi đóng từ ngày 22.4.2009, theo phương pháp tiên tiến nhất trên thế giới... Cuối tháng 9.2011, tàu chính thức được nghiệm thu thành công.

Sau thời gian đóng 2 năm, HQ-272 đã chạy thử và bắn nghiệm thu đạn thật, mọi thông số đều đảm bảo theo thiết kế. Tàu được Quân chủng Hải quân, các cơ quan thiết kế và Hội đồng nghiệm thu của Bộ Quốc phòng đánh giá cao về chất lượng kỹ thuật, mỹ thuật, đạt được đầy đủ tính năng kỹ-chiến thuật theo phê duyệt của Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam.

Theo Giám đốc hãng đóng tàu Nguyễn Văn Cường, giá của một tàu TT400TP ước khoảng 1 triệu USD, trong khi một tàu tương tự trên thị trường thế giới có giá đến 10 triệu USD. Nhưng theo đánh giá của Jane’s, giá một tàu như vậy là 15-20 triệu USD.

Chuẩn đô đốc Phạm Ngọc Minh, Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng Hải quân, cho biết, tàu HQ-272 sẽ góp phần làm tăng sức mạnh chiến đấu cho Hải quân Việt Nam và quan trọng nhất là Việt Nam từng bước làm chủ được công nghệ đóng tàu, tạo thế chủ động trong việc đảm bảo kỹ thuật, trang bị, phương tiện, vũ khí phục vụ nhiệm vụ quốc phòng an ninh.

Ông Phạm Ngọc Minh cho biết, nhiệm vụ của HQ-272 là tuần tiễu tại vùng biển Việt Nam. Tàu sẽ thực hiện những chuyến tuần tra nhằm bảo vệ chủ quyền vùng biển, hải đảo và thềm lục địa của Tổ quốc.

Theo Armstrade, nhiệm vụ chính của TT400TP là tác chiến chống tàu nổi đối phương, bảo vệ căn cứ chống tàu đổ bộ, hộ tống tàu dân sự và tuần tra vùng biển chủ quyền.
Từ trên xuống: buồng lái, bàn điều khiển radar và pháo hạm Ak-176 trên HQ-271​
Tàu có thiết kế rất hiện đại, có nhiều đặc tính ưu việt khi tác chiến trên biển, được trang bị vũ khí, khí tài hiện đại như: pháo AK-176, pháo AK-630, tổ hợp tên lửa phòng không tầm thấp, hệ thống radar, hệ thống nhận biết địch-ta, hệ thống quang-điện tử,... Tàu có thể hoạt động liên tục trên biển 30 ngày đêm, có khả năng tác chiến trong điều kiện gió cấp 9-10 và sóng cấp 8, tầm hoạt động 2.500 hải lý.

Còn theo bmpd, thiết kế ТТ400ТР được Việt Nam phát triển từ năm 2006. Tàu đầu tiên HQ-272 được khởi đóng tại Công ty Hồng Hà ngày 22.4.2009, hạ thủy ngày 8.5.2011 và bàn giao để thử nghiệm vào tháng 6.2011, ngày 16.1.2012 được đưa vào biên chế Hải quân Việt Nam.

Tàu ТТ400ТР có chiều dài 54,16 m, chiều rộng 9,16 m, mớn nước 2,7 m, tốc độ đến 32 hải lý/h. Lượng giãn nước đầy đủ 400 tấn, cự ly hành trình 2.500 hải lý, thời gian hoạt động liên tục trên biển đến 30 ngày đêm.

TT400TP được trang bị các hệ thống điều khiển động cơ, chỉ huy chiến đấu và dập lửa hiện đại. Theo các bức ảnh, có thể đoán, tàu được trang bị 2 động cơ diesel, vũ khí phần lớn có nguồn gốc Nga.

Tàu được trang bị một số loại vũ khí Nga như 1 ụ pháo tự động vạn năng 76 mm АК-176 và 1 ụ pháo tự động vạn năng 6 nòng 30 mm АК-630 với hệ thống radar điều khiển hỏa lực (có thể là MR-123-02 Bagira) lắp trên cột tàu với máy đo xa laser và radar dẫn đường Furuno. Tàu còn được trang bị các súng máy và các bệ phóng tên lửa phòng không mang vác Igla. Trên mạn phải có giá xếp một xuồng cao su.

Trên hai bức ảnh chụp HQ-272 tại lễ bàn giao thấy rõ bên cạnh tàu này là một tàu cùng loại mà bề ngoài dường như đã đóng xong. Có tin Việt Nam có kế hoạch đóng tàu thứ ba.

Theo Jane’s Navy International, Việt Nam đang đóng tàu thứ hai lớp TT400TP và dự định đóng tàu thứ ba, có lẽ là theo thiết kế cải tiến trên cơ sở sử dụng kinh nghiệm thu được và các công nghệ nội địa.

Báo chí Việt Nam cũng đưa tin HQ-272 đây là tàu chiến (hiện đại) đầu tiên do Việt Nam sản xuất. Nhưng theo bmpd, thực chất, ngành đóng tàu quân sự Việt Nam có lịch sử khá lâu dài và HQ-272 không phải là sản phẩm đầu tiên của họ.

Trong những năm 1977-1980, Nhà máy đóng tàu Ba Son ở thành phố Hồ Chí Minh đã đóng 2 tàu tuần tra HQ-251 (lớp ТР-01) và HQ-253 (lớp cải tiến ТР-01М) bề ngoài giống với các tàu lớp 062 của Trung Quốc và các tàu chống ngầm cỡ nhỏ Projekt 201М của Liên Xô.
HQ-252 và HQ-253 - những chiến hạm đầu tiên do Việt Nam tự đóng​
Sau đó, Việt Nam đã đóng các tàu tuần tra và đổ bộ cỡ nhỏ. Năm 1996-2001, theo thiết kế và với sự giúp đỡ của Viện thiết kế Phương Bắc (SPKB) của Nga, Nhà máy Ba Son đã đóng tàu tên lửa HQ-381 lớp BPS-500. Nhưng có lẽ do thiết kế này kém thành công nên Việt Nam đã quyết định bắt đầu đóng tại Nhà máy Ba Son theo giấy phép của Nga các tàu tên lửa lớp Projekt 1241.8.
Xuồng đổ bộ ST1200 do Việt Nam đóng. Công ty 189 ở Hải Phòng đang đóng các xuồng đổ bộ ST1200. Biến thể dân sự của ST1200 có tên ST1200CN. ST1200 có chiều dài 12,80 m; chiều rộng 3,60 m; mớn nước 0,45 m; chở được 31 người; trọng tải 2,5 tấn, tốc độ 30 hải lý/h; động cơ Yamaha 420 - 2x240CV; vỏ tàu bằng nhôm Năm 2011, Nhà máy đóng tàu 189 ở Hải Phóng đã đóng hoàn thành tàu vận tải HQ-571 Trường Sa mà người ta dự đoán là theo thiết kế của tập đoàn đóng tàu Hà Lan Damen. Theo Jane’s, HQ-571 Trường Sa là tàu đổ bộ nội địa đầu tiên của Việt Nam mà theo Bộ Quốc phòng Việt Nam là tàu lớn nhất được thiết kế và đóng ở Việt Nam, được hạ thủy tại Nhà máy Z189 ở Hải Phòng ngày 5.10.2011. Tàu được đưa vào biên chế Hải quân Việt Nam vào đầu năm 2012.

HQ-571 có lượng giãn nước gần 2.000 tấn. có thể chở 180 người, tốc độ tối đa 16 hải lý/h, cự ly hành trình 2500 hải lý, thời gian đi biển đến 40 ngày đêm.
HQ-571 Trường Sa - tàu đổ bộ cỡ lớn đầu tiên của Việt Nam​
http://vietnammilitarypower.blogspot.com/2012/04/giai-ma-thiet-ke-tau-chien-viet-nam.html
 

Estonque

Xe điện
Biển số
OF-27090
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
3,155
Động cơ
517,108 Mã lực
Nơi ở
Nhà BVC
k có jz mới, bác nên tự tổng hợp và phân tích thì hay hơn là copy-paste
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Mới tự xướng hôm nao :))

Chiến hạm hiện đại nhất Đông Nam Á tan chảy do hỏa hoạn

Cập nhật lúc :7:01 AM, 29/09/2012
Vào lúc 3h15 (giờ địa phương, ngày 28/9), một đám cháy cực lớn đã xảy ra trên siêu chiến hạm tàng hình KRI Klewang-625 của Indonesia.

(ĐVO) Hỏa hoạn xảy ra khi chiếc tàu này đang đỗ tại cảng Banyuwangi, Đông Java.

Hiện chưa có thông báo chính thức nào về thiệt hại nhân mạng nhưng con tàu trị giá 114 tỉ Rupi (gần 12 triệu USD) đã bị cháy gần như hoàn toàn.

Người phát ngôn của Hạm đội Đông Indonesia (Armatim), Trung tá Yayan Sugiana nói với phóng viên Jakarta Post rằng, chiếc tàu đang trong giai đoạn bảo dưỡng. “Chiếc tàu chưa được bàn giao chính thức cho Hải quân Indonesia”, ông Sugiana cho biết thêm. Hải quân Indonesia cho biết, sẽ điều tra kỹ lưỡng đám cháy kéo dài hai tiếng đồng hồ này.
Còn Giám đốc tập đoàn PT Lundin Industry, Lisa Lundin cho biết, công ty sẽ có câu trả lời chính thức về tai nạn này vào ngày 1/10.

Ý tưởng đóng chiến hạm tàng hình KRI Klewang 625 bằng vật liệu phức hợp bắt đầu từ 2007, khi PT Lundin Industry tiến hành các nghiên cứu để nhằm đóng được một chiếc tàu hiện đại, có tốc độ cao. Năm 2009, nó chính thức được khởi đóng.
Hiện tại, có 30 thủy thủ của Hạm đội Đông Java được huấn luyện để sẵn sàng vận hành chiếc tàu trong tháng 9/2012.


Vụ hỏa hoạn kéo dài trong 2 giờ.
KRI Klewang-625 đang "tan chảy" trước sức nóng của vụ hỏa hoạn.
KRI Klewang sẽ được trang bị 4 tên lửa chống hạm C-705 tầm bắn 120km, ụ pháo điều khiển từ xa cỡ nòng từ 40-57mm, 1 hệ thống phòng thủ tầm cực gần CIWS.

>> Bài học thu hút đầu tư quốc phòng của Indonesia
>> Công nghiệp quốc phòng Indonesia 'trỗi dậy'Nguyễn Linh (theo Jakarta Post)
 

springsea

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-44950
Ngày cấp bằng
29/8/09
Số km
11,917
Động cơ
536,696 Mã lực
Dễ tổn thương nhỉ, kết quả ứng dụng công nghệ cao nhựa composit :)) Cháy đượm thật, tàu chiến cứ phải bọc thép
 

Chã Nhỏ

Xe điện
Biển số
OF-115758
Ngày cấp bằng
6/10/11
Số km
4,354
Động cơ
425,516 Mã lực
Nơi ở
Lương Sơn, Hoà Bình
thằng LCS của Mèo hình như bọc Nhôm
 

nemesisgau

Xe buýt
Biển số
OF-135165
Ngày cấp bằng
20/3/12
Số km
805
Động cơ
375,177 Mã lực
mấy ông pro tàu nhựa thế này chắc phải tuyển thủy thủ là dân ko nghiện thuốc mất, ko đang bơi ầm ầm thì lại cháy truị :))
mà cái bài của Đất việt đưa về đây bưa thế, VN có tới 8 con Ghẻ lận :( được thế chắc TQ nó phải đóng gấp thêm 1 con TSB nữa
 

Đại_Bàng

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-124769
Ngày cấp bằng
19/12/11
Số km
758
Động cơ
385,650 Mã lực
Trong mấy cái cóp bết thì em thấy loại TT400TP là hay , có thể nâng lên thành 550t làm tầu tên lửa vì tốc độ cao và linh hoạt , đánh kiểu hit and run , rẻ lại hiệu quả với VN ( chỉ đến bảo vệ chủ quyền lãnh thổ lãnh hải )

Sao cái vận tải TS nhà mình có công nghệ cứu hộ cổ điển thế nhỉ ?
 
Chỉnh sửa cuối:

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
con Type 45 của Anh sao không thấy nó sử dụng Aegis nhỉ, em thấy nó chỉ có phòng không là chủ đạo không như các lớp tàu của Mỹ-Nhật
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top