- Biển số
- OF-69215
- Ngày cấp bằng
- 26/7/10
- Số km
- 1,268
- Động cơ
- 439,411 Mã lực
Chỉ vì không có vé xe, không có nhân viên trông xe mà khi đến ăn trưa tại nhà hàng La Place, số 6 Ấu Triệu, Hà Nội, chị Bùi Thị Thùy Dung đã bị mất trộm chiếc xe máy SH trị giá hơn 100 triệu đồng mà chưa được bồi thường.
Tại Hà Nội đã từng xảy ra nhiều vụ khách hàng bị mất trộm xe máy khi vào nhà hàng ăn uống, tuy nhiên những vụ được nhà hàng bồi thường lại chỉ đếm trên đầu ngón tay. Nhiều khách hàng đã bị mất trắng tài sản vì giữa khách và nhân viên nhà hàng chỉ có thỏa thuận miệng “trông giữ xe”.
Mất xe… vì không vé, không nhân viên trông xe
Khoảng 12h ngày 5/3, chị Bùi Thị Thùy Dung, trú tại 32 Máy Tơ, Ngô Quyền, Hải Phòng cùng một người bạn vào nhà hàng La Place, số 6 phố Ấu Triệu để ăn trưa. Khi dựng chiếc xe SH mang BKS 16L6-2079 sát vỉa hè đối diện quán, chị Dung hỏi nhân viên nhà hàng là chị Nguyễn Thu Hoà để xe ở đây có được không thì chị Hoà trả lời là có và dặn khoá cổ xe. Sau đó, chị Dung lên tầng 2 ăn trưa.
Sau khi ăn trưa xong, khoảng 13h, chị Dung xuống tầng 1 lấy xe thì không thấy chiếc xe SH của mình đâu. Sau đó, chị Hòa và nhân viên trông xe (khi chị Dung đến đã bỏ đi ăn trưa nên không có ở đó) đã đến Công an phường Hàng Trống để trình báo sự việc mất xe.
Theo đơn chị Dung trình bày thì tại Công an phường, chị Hòa đã nhận việc mất xe của khách xảy ra tại nhà hàng là đúng và nhà hàng La Place sẽ có trách nhiệm với khách. Tuy nhiên, khi về đến nhà hàng thì chị Hòa lại nói rằng không phải là chủ quán nên không thể thay mặt nhà hàng giải quyết vụ việc. Sau đó, chị Dung đã nhiều lần điện thoại để gặp chủ quán nhưng người chủ vẫn bặt vô âm tín. Từ ngày 5/3 đến nay, phía nhà hàng vẫn chưa có động thái nào trong việc bồi thường cho chị Dung.
Nhà hàng La Place tại số 6 Ấu Triệu. Trao đổi với chúng tôi về vấn đề này, Trung tá Hoàng Đức Thọ, Trưởng Công an phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm cho biết: Sau khi nhận được đơn trình báo của chị Bùi Thị Thùy Dung, Công an phường đã lập hồ sơ và tiến hành xác minh điều tra làm rõ sự việc. Tối 6/3, Công an phường đã mời nhân viên có mặt hôm đó là chị Nguyễn Thu Hoà và chị Lan, chủ quán lên làm việc.
Chị Lan khẳng định nhà hàng không hề có bảo vệ nhận trách nhiệm trông giữ xe cho khách, đồng thời đã treo tấm biển trước cửa là “khách tự bảo vệ tài sản của mình”. Còn chị Hòa thì có xác nhận việc hướng dẫn chị Dung để xe sang bên kia đường, đồng thời yêu cầu chị Dung khoá cổ nhưng không phải là nhân viên trông xe nên không có trách nhiệm trông xe cho chị Dung. Như vậy, theo chị Lan thì quán không có trách nhiệm phải bồi thường cho chị Bùi Thị Thùy Dung.
Liên quan đến vụ việc này, Công an phường đã tiến hành lập hồ sơ, điều tra xác minh vụ mất trộm xe máy SH của chị Dung tại khu vực vỉa hè đối diện với nhà hàng La Place. Tuy nhiên, sau 1 tuần, vụ việc chưa được làm rõ nên theo đúng quy trình điều tra truy xét, Công an phường đã gửi hồ sơ lên Công an quận Hoàn Kiếm, đồng thời hướng dẫn chị Dung làm đơn ra toà dân sự để giải quyết sự việc.
Khách hàng phải nêu cao cảnh giác
Trường hợp của chị Dung không phải là hy hữu mà tại Hà Nội từng xảy ra nhiều vụ mất xe máy của khách khi vào nhà hàng, quán cà phê để ăn uống. Gần đây nhất là vụ mất xe máy của anh Vũ Song Toàn, trú ở chung cư Đường Sắt, số 35 Láng Hạ, quận Ba Đình, Hà Nội khi anh đến nhà hàng My Way (địa chỉ ở tầng 1, tòa nhà 24T2, khu đô thị Trung Hòa-Nhân Chính) để tiếp khách. Trường hợp của anh Toàn cũng tương tự như vụ mất xe của chị Dung, tuy nhiên sau một thời gian dài chờ đợi, anh Toàn đã được nhà hàng bồi thường.
Ở Hà Nội hiện có hàng nghìn nhà hàng, quán ăn và ít có trường hợp nhà hàng cung cấp dịch vụ ăn uống mà lại không nhận trông giữ xe cho khách khi họ vào sử dụng dịch vụ của mình. Đó được xem như là một thói quen trong hoạt động kinh doanh nhà hàng cung cấp dịch vụ ăn uống, và xã hội chúng ta đang mặc nhiên thừa nhận thói quen đó.
Cũng vì điều này mà gần đây ở Hà Nội đã xuất hiện tình trạng đạo chích trà trộn là nhân viên của nhà hàng nhận xe của khách, sau đó “cuỗm” luôn xe. Có khách hàng sau khi ăn nhậu xong, đi tìm đỏ mắt không thấy xe máy đâu, mới biết là mình đã “gửi trứng cho ác”.
Trong thời buổi kinh doanh hiện nay, việc nhà hàng không bố trí được chỗ để xe và trông xe cho khách đã ảnh hưởng không nhỏ tới việc kinh doanh. Bởi không có ai lại vừa đi ăn, đi uống cà phê mà lại vừa trông xe của mình được.
Trở lại trường hợp của chị Dung, chị cho biết, chị nhiều lần đến nhà hàng La Place ăn uống và chị không nhìn thấy nhà hàng (kể cả sau khi bị mất xe, chị ngồi ở nhà hàng trong vài tiếng) treo biển “khách tự bảo quản tài sản”, nên nhà hàng đưa ra lý do “đã treo biển nên không chịu trách nhiệm” là không thuyết phục, là để rũ bỏ trách nhiệm.
Anh Tuấn Anh, ở phố Định Công cho biết: “Nhà hàng phục vụ khách ở tầng 2 mà lại bảo khách tự bảo quản xe thì quả là vô lý. Nếu trưng tấm biển này thì có lẽ rất ít khách dám vào ăn uống”.
Xét về góc độ bảo vệ người tiêu dùng thì cách xử sự của nhà hàng theo kiểu “chối bỏ trách nhiệm” với khách là hết sức vô lý. Trong thời buổi kinh doanh hiện nay, giữ uy tín và thương hiệu là vô cùng quan trọng. Sự việc của chị Dung là bài học cảnh giác cho mọi người khi đến nhà hàng phải có giao kèo và phải lấy vé gửi xe để khi xảy ra sự việc đáng tiếc thì đó chính là tính pháp lý bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng.
Dư luận cho rằng, đối với những nhà hàng thông báo về việc khách hàng tự bảo quản phương tiện giao thông, mất nhà hàng không chịu trách nhiệm thì người tiêu dùng nên tẩy chay
http://www.cand.com.vn/vi-VN/xahoi/2012/4/169577.cand
Mất xe… vì không vé, không nhân viên trông xe
Khoảng 12h ngày 5/3, chị Bùi Thị Thùy Dung, trú tại 32 Máy Tơ, Ngô Quyền, Hải Phòng cùng một người bạn vào nhà hàng La Place, số 6 phố Ấu Triệu để ăn trưa. Khi dựng chiếc xe SH mang BKS 16L6-2079 sát vỉa hè đối diện quán, chị Dung hỏi nhân viên nhà hàng là chị Nguyễn Thu Hoà để xe ở đây có được không thì chị Hoà trả lời là có và dặn khoá cổ xe. Sau đó, chị Dung lên tầng 2 ăn trưa.
Sau khi ăn trưa xong, khoảng 13h, chị Dung xuống tầng 1 lấy xe thì không thấy chiếc xe SH của mình đâu. Sau đó, chị Hòa và nhân viên trông xe (khi chị Dung đến đã bỏ đi ăn trưa nên không có ở đó) đã đến Công an phường Hàng Trống để trình báo sự việc mất xe.
Theo đơn chị Dung trình bày thì tại Công an phường, chị Hòa đã nhận việc mất xe của khách xảy ra tại nhà hàng là đúng và nhà hàng La Place sẽ có trách nhiệm với khách. Tuy nhiên, khi về đến nhà hàng thì chị Hòa lại nói rằng không phải là chủ quán nên không thể thay mặt nhà hàng giải quyết vụ việc. Sau đó, chị Dung đã nhiều lần điện thoại để gặp chủ quán nhưng người chủ vẫn bặt vô âm tín. Từ ngày 5/3 đến nay, phía nhà hàng vẫn chưa có động thái nào trong việc bồi thường cho chị Dung.
Chị Lan khẳng định nhà hàng không hề có bảo vệ nhận trách nhiệm trông giữ xe cho khách, đồng thời đã treo tấm biển trước cửa là “khách tự bảo vệ tài sản của mình”. Còn chị Hòa thì có xác nhận việc hướng dẫn chị Dung để xe sang bên kia đường, đồng thời yêu cầu chị Dung khoá cổ nhưng không phải là nhân viên trông xe nên không có trách nhiệm trông xe cho chị Dung. Như vậy, theo chị Lan thì quán không có trách nhiệm phải bồi thường cho chị Bùi Thị Thùy Dung.
Liên quan đến vụ việc này, Công an phường đã tiến hành lập hồ sơ, điều tra xác minh vụ mất trộm xe máy SH của chị Dung tại khu vực vỉa hè đối diện với nhà hàng La Place. Tuy nhiên, sau 1 tuần, vụ việc chưa được làm rõ nên theo đúng quy trình điều tra truy xét, Công an phường đã gửi hồ sơ lên Công an quận Hoàn Kiếm, đồng thời hướng dẫn chị Dung làm đơn ra toà dân sự để giải quyết sự việc.
Khách hàng phải nêu cao cảnh giác
Trường hợp của chị Dung không phải là hy hữu mà tại Hà Nội từng xảy ra nhiều vụ mất xe máy của khách khi vào nhà hàng, quán cà phê để ăn uống. Gần đây nhất là vụ mất xe máy của anh Vũ Song Toàn, trú ở chung cư Đường Sắt, số 35 Láng Hạ, quận Ba Đình, Hà Nội khi anh đến nhà hàng My Way (địa chỉ ở tầng 1, tòa nhà 24T2, khu đô thị Trung Hòa-Nhân Chính) để tiếp khách. Trường hợp của anh Toàn cũng tương tự như vụ mất xe của chị Dung, tuy nhiên sau một thời gian dài chờ đợi, anh Toàn đã được nhà hàng bồi thường.
Ở Hà Nội hiện có hàng nghìn nhà hàng, quán ăn và ít có trường hợp nhà hàng cung cấp dịch vụ ăn uống mà lại không nhận trông giữ xe cho khách khi họ vào sử dụng dịch vụ của mình. Đó được xem như là một thói quen trong hoạt động kinh doanh nhà hàng cung cấp dịch vụ ăn uống, và xã hội chúng ta đang mặc nhiên thừa nhận thói quen đó.
Cũng vì điều này mà gần đây ở Hà Nội đã xuất hiện tình trạng đạo chích trà trộn là nhân viên của nhà hàng nhận xe của khách, sau đó “cuỗm” luôn xe. Có khách hàng sau khi ăn nhậu xong, đi tìm đỏ mắt không thấy xe máy đâu, mới biết là mình đã “gửi trứng cho ác”.
Trong thời buổi kinh doanh hiện nay, việc nhà hàng không bố trí được chỗ để xe và trông xe cho khách đã ảnh hưởng không nhỏ tới việc kinh doanh. Bởi không có ai lại vừa đi ăn, đi uống cà phê mà lại vừa trông xe của mình được.
Trở lại trường hợp của chị Dung, chị cho biết, chị nhiều lần đến nhà hàng La Place ăn uống và chị không nhìn thấy nhà hàng (kể cả sau khi bị mất xe, chị ngồi ở nhà hàng trong vài tiếng) treo biển “khách tự bảo quản tài sản”, nên nhà hàng đưa ra lý do “đã treo biển nên không chịu trách nhiệm” là không thuyết phục, là để rũ bỏ trách nhiệm.
Anh Tuấn Anh, ở phố Định Công cho biết: “Nhà hàng phục vụ khách ở tầng 2 mà lại bảo khách tự bảo quản xe thì quả là vô lý. Nếu trưng tấm biển này thì có lẽ rất ít khách dám vào ăn uống”.
Xét về góc độ bảo vệ người tiêu dùng thì cách xử sự của nhà hàng theo kiểu “chối bỏ trách nhiệm” với khách là hết sức vô lý. Trong thời buổi kinh doanh hiện nay, giữ uy tín và thương hiệu là vô cùng quan trọng. Sự việc của chị Dung là bài học cảnh giác cho mọi người khi đến nhà hàng phải có giao kèo và phải lấy vé gửi xe để khi xảy ra sự việc đáng tiếc thì đó chính là tính pháp lý bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng.
Dư luận cho rằng, đối với những nhà hàng thông báo về việc khách hàng tự bảo quản phương tiện giao thông, mất nhà hàng không chịu trách nhiệm thì người tiêu dùng nên tẩy chay
http://www.cand.com.vn/vi-VN/xahoi/2012/4/169577.cand