Bảy rủi ro khi ký hợp đồng ủy quyền ô tô

KoThich

Xe buýt
Biển số
OF-36765
Ngày cấp bằng
1/6/09
Số km
723
Động cơ
438,432 Mã lực
Nơi ở
HN
- Rủi ro thứ nhất: một bên vẫn có thể yêu cầu tòa án tuyên vô hiệu hợp đồng ủy quyền trên cơ sở hợp đồng này được xác lập nhằm che giấu giao dịch mua bán ô tô, vốn là giao dịch thuộc ý chí đích thực của các bên.

- Rủi ro thứ hai: Theo Điều 589 BLDS, hợp đồng ủy quyền sẽ bị chấm dứt đương nhiên (dù các bên có thỏa thuận khác) trong trường hợp: “bên ủy quyền hoặc bên được ủy quyền chết, bị tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết”.

- Rủi ro thứ ba: Bên ủy quyền hoặc bên được ủy quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng theo Điều 588 BLDS;

- Rủi ro thứ tư: khi bên ủy quyền có nghĩa vụ với một bên thứ ba, ví dụ nợ đối tác, cơ quan thuế hay ngân hàng thì theo quy định của Luật Tố tụng dân sự, quản lý thuế, thi hành án... các chủ nợ này có quyền yêu cầu phong tỏa, kê biên và phát mãi các tài sản của bên ủy quyền, bao gồm cả ô tô đã “chuyển nhượng” theo hợp đồng ủy quyền. Trừ khi đã được chuyển giao hợp lệ cho bên thứ ba, về mặt pháp lý ô tô vẫn thuộc quyền sở hữu của bên ủy quyền. Bên được ủy quyền về bản chất chỉ là đại diện cho chủ sở hữu nên các chủ nợ vẫn có nguyên quyền yêu cầu kê biên và/hoặc phát mãi ô tô để thanh toán cho khoản nợ với mình.

- Rủi ro thứ năm: trên thực tế, người ủy quyền khi ký hợp đồng ủy quyền vẫn là chủ sở hữu hợp pháp của tài sản nhưng do vi phạm pháp luật nên cơ quan tố tụng đã xác định tài sản này là tang vật của vụ án hoặc là tài sản do phạm tội mà có…nếu ngân hàng cần xử lý tài sản này thì sẽ bị cơ quan tố tụng “toét còi”

- Rủi ro thứ sáu: trên thực tế, khi có nhu cầu vay vốn, bên được ủy quyền mang ô tô thế chấp cho ngân hàng thì một số ngân hàng, đặc biệt là ngân hàng nước ngoài, từ chối việc nhận thế chấp vì các ngân hàng hiểu rõ bản chất và ngần ngại về hệ lụy của giao dịch mua bán - ủy quyền này.

- Rủi ro thứ bảy: còn có một số trường hợp khác mà nếu bên ủy quyền hoặc/và bên được ủy quyền bội tín thì mỗi bên vẫn có thể sử dụng những kỹ thuật nhất định trong việc vận dụng hợp đồng và quy định của pháp luật để tước đi một cách hợp pháp quyền lợi của bên kia. Ví dụ: có vụ việc xảy ra khi ký Hợp đồng ủy quyền xong (giao dịch thực chất là mua bán), một thời gian sau. bên ủy quyền có văn bản đề nghị ngân hàng A không nhận cầm cố.

Nguồn: Mr. Hùng, Phó Chánh thanh tra Bộ Tư pháp
Vote em nhé, vừa chê con Doblo xấu bên bán xế bị vote trừ nhiều quá b-(:P
 

baogiomuaduocxe

Xe điện
Biển số
OF-96360
Ngày cấp bằng
22/5/11
Số km
3,258
Động cơ
430,347 Mã lực
Nơi ở
Tây Hồ
nhưng khi mua bán ngoài HĐ UQ đều có HĐ do các bên và người làm chứng ký mà
 

Jetu

Tháo bánh
Biển số
OF-63992
Ngày cấp bằng
13/5/10
Số km
2,195
Động cơ
463,800 Mã lực
Rủi ro thứ ba: Bên ủy quyền hoặc bên được ủy quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng theo Điều 588 BLDS; là không cập nhật nhé. Theo BLDS (sửa đổi), một bên không thể đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền được nữa, mà cả hai bên phải cùng ra công chứng để cùng ký vào văn bản hủy ủy quyền.
Cập nhật để các cụ biết, và cả cái ông phó chánh ở cái bộ Tư pháp nữa.
 

susulunlun

Xe hơi
Biển số
OF-82725
Ngày cấp bằng
13/1/11
Số km
168
Động cơ
414,670 Mã lực
đọc bài của cụ em đam lo. em cũng đang đi 1 con xe uqcc. nói chung k may thì dính thôi ạ
 

hungbm

Xe điện
Biển số
OF-17394
Ngày cấp bằng
15/6/08
Số km
3,464
Động cơ
539,630 Mã lực
Nơi ở
NTL
Còn có 1 rủi ro nữa là thuế TB sẽ tính làm nhiều lần khi xe mua bán ủy quyền từ A-B-C-D....Cái này nhiều cụ trên OF bị dính rồi nhé
 

huancao662

Xe tải
Biển số
OF-24235
Ngày cấp bằng
15/11/08
Số km
477
Động cơ
496,680 Mã lực
Rủi ro thứ ba: Bên ủy quyền hoặc bên được ủy quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng theo Điều 588 BLDS; là không cập nhật nhé. Theo BLDS (sửa đổi), một bên không thể đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền được nữa, mà cả hai bên phải cùng ra công chứng để cùng ký vào văn bản hủy ủy quyền.
Cập nhật để các cụ biết, và cả cái ông phó chánh ở cái bộ Tư pháp nữa.
Chuẩn luôn, mua xe của người được UQ toàn phải làm văn bản hủy HĐUQ giữa chủ 2 với chính chủ nên rất phức tạp, phiền phức
 

KoThich

Xe buýt
Biển số
OF-36765
Ngày cấp bằng
1/6/09
Số km
723
Động cơ
438,432 Mã lực
Nơi ở
HN
Cảm ơn các bác đã cập nhật. Nhưng mấy rủi ro kia cũng đúng, có phải không ạ. Ở Việt Nam thì biết là biết vậy thôi, chứ cả làng cả tổng làm như thế, tử nạn chết chùm cả đoàn cũng chẳng sao.
 

Jetu

Tháo bánh
Biển số
OF-63992
Ngày cấp bằng
13/5/10
Số km
2,195
Động cơ
463,800 Mã lực
Cảm ơn cụ đồng tình.
Dưng mà cụ ơi, hình như cụ hiểu nhầm nội dung nhà cháu cập nhật.
- Ý nhà cháu: sau khi A và B làm HĐUQ, nếu muốn hủy, cả A và B phải cùng ra công chứng, chứ không phải một bên đơn phương như trước nữa. Do đó từ bây giờ muốn hủy HĐUQ không dễ đâu, vì đòi hỏi cả A và B đồng thuận.
- Ý của cụ: không đúng đâu, vì nếu A bán xe cho B và lách bằng HĐUQ, trong HĐUQ cho phép B được thay mặt A trước pháp luật bán tiếp cho C, nên nếu C mua của B thì không phải hủy cái HĐUQ kia đâu, do đó tùy theo nội dung HĐUQ ban đầu mà C đàng hoàng sang tên cho mình, hoặc C tiếp tục được ủy quyền cho D bằng HĐUQ thứ 2, hoặc C có cả hai quyền này. Chỉ D không được ủy quyền lần thứ 3 như C thôi.
Chuẩn luôn, mua xe của người được UQ toàn phải làm văn bản hủy HĐUQ giữa chủ 2 với chính chủ nên rất phức tạp, phiền phức
 

dang_tim_xe

Xe điện
Biển số
OF-38580
Ngày cấp bằng
18/6/09
Số km
2,008
Động cơ
490,306 Mã lực
Nơi ở
Trung tâm Hà Lội
Rủi ro nữa là khi người ủy quyền "mượn" lại xe của người được ủy quyền và..........bán. :))
 

mandylanh2011

Xe buýt
Biển số
OF-79510
Ngày cấp bằng
3/12/10
Số km
801
Động cơ
425,052 Mã lực
Nơi ở
Bốn bánh
Noi chung chỉ có quá đen thì mới dính một trong các trường hợp trên thôi,e thấy đầy người mua bán viết tay mà cứ chạy phà phà thôi,mà kể cả bên bán muốn lật mặt bên mua dù chỉ là giấy mua bán viết tay cũng khó,vì nếu giám định chữ viết đúng là của người bán thì người mua bằng giấy viết tay vẫn dc tòa án dân sụ bảo vệ
 

SonataHQ

Xe điện
Biển số
OF-23429
Ngày cấp bằng
3/11/08
Số km
2,204
Động cơ
515,061 Mã lực
Nơi ở
Hoàn kiếm
Tốt nhất klà làm hợp đồng mua bán, chấm dựt tiệt trách nhiệm, cái HĐUQ thực chất các cụ đi sau muốn trốn thuế trước bạ sang tên đổi chủ thôi. Tội cái đã đi xe cũ thì rất cần tiết kiệm xèng, do đó, cú tùy tình hình mà quyết các cụ nhé.
 

hathuloan

Xe điện
Biển số
OF-115413
Ngày cấp bằng
4/10/11
Số km
2,030
Động cơ
407,292 Mã lực
Nơi ở
Trung Hòa - Nhân Chính
Website
www.anthinhauto.vn
các cụ cư nói thế cả cái thị trường xe ở Hn này khi mua xe cũ thì 70% các cụ chọn phương án làm Hợp đồng uỷ quyền công chứng vì nó là một hình thức để các cụ trốn đc tiền thuế khi ko muốn sang tên chuyển chủ còn gì. Nếu nói như cụ chủ thớt thì cụ nào mua xe mà uỷ quyền công chứng thì là dại hết cả lượt rồi sao. Phòng mình làm công chứng chiếm đến 60 70% thị trg xe cũ đã thấy cụ nào mua xe cũ làm uỷ quyền mà kêu ca đâu nhỉ? Đồng ý là xe uỷ quền thì các cụ muốn vay ngân hàng là không thể. cái này thì rõ ràng rồi. Nhưng mình xin nói thêm một bên ko thể đơn phương huỷ hợp đồng được nên các cụ cứ yên tâm, thông thường khi mua bán xe các cụ đều được chủ xe hoặc salon bán cho đều viết cho mình một giấy bán xe hoặc hợp đồng mua bán chứng nhận họ đã nhận tiền và bán xe cho mình là hợp pháp cho nên ko bao giờ có trường hợp chủ xe đã uỷ quyền rồi mà có thể đòi lại xe của các cụ .... cũng ko có trường hợp xe uỷ quyền qua uỷ quyền ma lại bị tính mấy lần thuế khi sang tên cả. Hợp đồng uỷ quyền ko thể sang tên chuyển chủ được các cụ cũng đều biết muốn sang tên thì phải đổi hoặc chuyển nhượng làm hợp đồng mua bán dù hợp đồng có uỷ quyền 2 lần sau đó làm hợp đồng mua bán thì các cụ vẫn chỉ nộp một lần thuế thôi .... Trong thời buổi kinh tế này lựa chọn một phương án hợp lý cho mình vẫn là tốt nhất
 

hathuloan

Xe điện
Biển số
OF-115413
Ngày cấp bằng
4/10/11
Số km
2,030
Động cơ
407,292 Mã lực
Nơi ở
Trung Hòa - Nhân Chính
Website
www.anthinhauto.vn
Còn có 1 rủi ro nữa là thuế TB sẽ tính làm nhiều lần khi xe mua bán ủy quyền từ A-B-C-D....Cái này nhiều cụ trên OF bị dính rồi nhé
Mình đi làm chưa bao giờ thấy chuyện uỷ quyền qua uỷ quyền khi sang tên mà lại nộp nhiều lần thuế, cụ dẫn chứng cụ thể đi, nếu có cụ nào bị như vậy là do các cụ ko biết nên bị bắt nạt thôi và cũng là do Thuế làm láo vì hợp đồng uỷ quyền ko thể sang tên chuyển chủ đc. Điều này là hiển nhiên rồi. Các cụ muốn sang tên phải chuyển lại thành HĐMB thì mới sang tên đc
 

mandylanh2011

Xe buýt
Biển số
OF-79510
Ngày cấp bằng
3/12/10
Số km
801
Động cơ
425,052 Mã lực
Nơi ở
Bốn bánh
các cụ cư nói thế cả cái thị trường xe ở Hn này khi mua xe cũ thì 70% các cụ chọn phương án làm Hợp đồng uỷ quyền công chứng vì nó là một hình thức để các cụ trốn đc tiền thuế khi ko muốn sang tên chuyển chủ còn gì. Nếu nói như cụ chủ thớt thì cụ nào mua xe mà uỷ quyền công chứng thì là dại hết cả lượt rồi sao. Phòng mình làm công chứng chiếm đến 60 70% thị trg xe cũ đã thấy cụ nào mua xe cũ làm uỷ quyền mà kêu ca đâu nhỉ? Đồng ý là xe uỷ quền thì các cụ muốn vay ngân hàng là không thể. cái này thì rõ ràng rồi. Nhưng mình xin nói thêm một bên ko thể đơn phương huỷ hợp đồng được nên các cụ cứ yên tâm, thông thường khi mua bán xe các cụ đều được chủ xe hoặc salon bán cho đều viết cho mình một giấy bán xe hoặc hợp đồng mua bán chứng nhận họ đã nhận tiền và bán xe cho mình là hợp pháp cho nên ko bao giờ có trường hợp chủ xe đã uỷ quyền rồi mà có thể đòi lại xe của các cụ .... cũng ko có trường hợp xe uỷ quyền qua uỷ quyền ma lại bị tính mấy lần thuế khi sang tên cả. Hợp đồng uỷ quyền ko thể sang tên chuyển chủ được các cụ cũng đều biết muốn sang tên thì phải đổi hoặc chuyển nhượng làm hợp đồng mua bán dù hợp đồng có uỷ quyền 2 lần sau đó làm hợp đồng mua bán thì các cụ vẫn chỉ nộp một lần thuế thôi .... Trong thời buổi kinh tế này lựa chọn một phương án hợp lý cho mình vẫn là tốt nhất
E đồng ý với ý kiến cụ,nhưng kh phải là 70% uqcc còn 30% ccmua bán đâu,mà 70% uqcc 20% uqmua bán,và 10 % là viết tay cụ ạh
 

biahoihanoi

Xe lăn
Biển số
OF-14970
Ngày cấp bằng
21/4/08
Số km
11,360
Động cơ
633,601 Mã lực
Nơi ở
Hanoi
Em mua xe, chủ cũ ký KHỐNG vào giấy ủy quyên. kèm theo phôt CMT, Hộ khẩu, số ĐT, Địa chỉ nhà em đều biết, kèm theo 1 giấy mua bán viết tay ngoài nũa... Bây giờ vẫn để vậy chưa công chứng sang tên em. Định sau này khi bán thì công chứng 1 phát cho người mua luôn. Chả biết có sao không?
 

Transit2011

Xe tải
Biển số
OF-127510
Ngày cấp bằng
13/1/12
Số km
273
Động cơ
379,329 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Em có nghe 2 luồng thông tin trái chiều nhau:
1. Hợp đồng ủy quyền có thể ủy quyền tiếp nhiều lần nữa, nhưng tối đa không quá 3 lần
2. Hợp đồng ủy quyền chỉ được 1 lần
Các Cụ chỉ giáo giúp với ạ!
 

hathuloan

Xe điện
Biển số
OF-115413
Ngày cấp bằng
4/10/11
Số km
2,030
Động cơ
407,292 Mã lực
Nơi ở
Trung Hòa - Nhân Chính
Website
www.anthinhauto.vn
Em có nghe 2 luồng thông tin trái chiều nhau:
1. Hợp đồng ủy quyền có thể ủy quyền tiếp nhiều lần nữa, nhưng tối đa không quá 3 lần
2. Hợp đồng ủy quyền chỉ được 1 lần
Các Cụ chỉ giáo giúp với ạ!
Hợp đồng uỷ quyền từ 2008 trở về trước thì ko bao gìơ có uỷ quyền cho người thứ 3 tức là HĐ đó chỉ uỷ quyền đc 1 lân thôi. Còn HĐUQ về sau này có nội đung điều khoản dc phép uỷ quyền cho người thứ 3 nhưng ko đc phép vượt quá nội dung được uỷ quyền . cái này sau 2008 mới có luật. tức là dc uỷ quyền 2 lần từ ông A sang ông B, Và Từ ông B sang ông C là người thứ 3. sau đó thì chỉ làm HĐ mua bán được thôi
 

Phan3H

Xe container
Biển số
OF-4234
Ngày cấp bằng
13/4/07
Số km
6,250
Động cơ
612,548 Mã lực
Nơi ở
C:\Windows\Temp
Website
www.facebook.com
- Rủi ro thứ năm: trên thực tế, người ủy quyền khi ký hợp đồng ủy quyền vẫn là chủ sở hữu hợp pháp của tài sản nhưng do vi phạm pháp luật nên cơ quan tố tụng đã xác định tài sản này là tang vật của vụ án hoặc là tài sản do phạm tội mà có…nếu ngân hàng cần xử lý tài sản này thì sẽ bị cơ quan tố tụng “toét còi”
Em kinh nhất quả Rủi ro thứ 5 này. Chết bất ngờ, tự nhiên mất xe, chả biết đường nào mà lần!
 

@oto

Xe hơi
Biển số
OF-129476
Ngày cấp bằng
4/2/12
Số km
115
Động cơ
375,443 Mã lực
Tóm lại là mua bán sang tên là yên tâm nhất, mỗi tội tốn kém hơn nhiều thôi
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top