Cảnh báo! Dịch bệnh nguy hiểm "não mô cầu" đã xuất hiện ở Việt Nam

Bạn có lo lắng cho bạn và gia đình khi dịch bệnh não mô cầu quay trở lại Việ

  • Tôi rất quan tâm tới sự trở lại của dịch bệnh và lo lắng cho sức khỏe của bản thân và gia đình

    Lượt chọn: 42 75.0%
  • Tôi có quan tâm tới dịch bệnh quay trở lại nhưng chưa đến mức lo ngại quá

    Lượt chọn: 13 23.2%
  • Tôi không quan tâm tới dịch bệnh quay lại và không một chút lo lắng cho sức khỏe của bản thân và gia

    Lượt chọn: 1 1.8%

  • Tổng bình chọn
    56
  • Thời gian đóng: .

TOMDUY

Xe điện
Biển số
OF-1115
Ngày cấp bằng
3/8/06
Số km
2,549
Động cơ
600,973 Mã lực
Tuổi
48
Nơi ở
OF Deps
Website
www.bacsygiadinhhn.vn
Căn bệnh này thường xảy ra ở miền Bắc, mạnh nhất vào mùa xuân, do yếu tố thời tiết mưa, ẩm, lạnh dễ làm mọi người bị cảm cúm, ốm làm giảm sức đề kháng. Và đây là điều kiện lý tưởng để vi khuẩn gây bệnh não mô đang nằm sẵn trong họng phát gây bệnh. Bình thường, ở những người khoẻ mạnh, vi khuẩn gây não mô cầu có thể nằm sẵn trong họng nhưng không có hiểu hiện bệnh lý.

Vi khuẩn não mô cầu lây lan nhanh qua đường hô hấp, đặc biệt ở những nơi đông dân cư, môi trường mất vệ sinh.

Khi bị VK tấn công, đầu tiên, bệnh nhân bị nhiễm khuẩn đường hô hấp trên, vi khuẩn có thể theo đường máu lên não gây viêm màng não (còn gọi là viêm màng não mủ)… sẽ để lại những biến chứng nặng nề. Nguy hiểm nhất làm biểu hiện của viêm não mô cầu khá giống với biểu hiện của viêm đường hô hấp thông thường nên khó phân biệt
Phòng bệnh:
- Phương pháp phòng ngừa hiệu quả nhất vẫn là vệ sinh răng miêng, vệ sinh môi trường ở: phòng ốc sạch sẽ thoáng.... Khi bị viêm họng, cần điều trị ngay để vi khuẩn không tấn công sang những bộ phận khác. Đồng thời cần nâng cao sức đề kháng cơ thể bằng chế độ ăn khoa học, đủ dinh dưỡng, thể dục thể thao thường xuyên vì não mô cầu thường chỉ tấn công ở những người có sức đề kháng yếu. Điều này hết sức hữu dụng với trẻ dưới 3 tuổi vì không được bảo vệ bởi vắc xin phòng bệnh.
- Vaccin: Tiêm cho trẻ từ 3 tuổi trở lên(hiện ở VN chỉ có 2 vắc xin 1 loại phòng týp A, C, Y và W-135 và 1 loại phòng týp A và C của vi khuẩn này). Hiệu lực phòng 3 tới 5 năm. Giá trên 200K. Dùng 1 liều duy nhất.

Lưu ý:
- Đây là căn bệnh hiếm gặp nhưng dễ lây lan thành dịch.
- Bệnh diễn biến nhanh và có thể tử vong trong vòng 24 - 48H.
- Hiện nay bệnh xảy ra rải rác quanh năm và tất cả các vùng miền trên cả nước.
- Một trong những dấu hiện đặc trưng của bệnh là các ban xuất huyết hoại tử trên da.
- Khi phát hiện bệnh phải cách ly và đưa đến Bệnh viện sớm nhất.
-Viêm màng não não mô cầu có thể gây chết hoặc những biến chứng nghiêm trọng, như là não bị tổn thương, liệt, hoại tử hoặc điếc.
- Phát hiện và điều trị sớm làm giảm tử vong và biến chứng.

Một số Hình ảnh bên ngoài da của bệnh Não mô cầu:




Các dấu hiệu nghi ngờ:
-Sốt cao đột ngột. Bỏ ăn quấy khóc.
- Ho nhiều, chảy nước mắt nước mũi.
- Đau đầu kéo dài nghiêm trọng.
- Cổ cứng, khó xoay chuyển.
- Ói mửa.
- Không thoải mái nơi đèn sáng
- Đờ đẫn nhận thức khó khăn
- Đau khớp
-Rối loạn hoặc những thay đổi khác về tinh thần
- Chứng phát ban trên da hơi đỏ hoặc màu tía.
(Khi phát hiện những dấu hiệu trên cần đi khám ngay lập tức).

Bệnh nguy hiểm các cụ chú ý nhé, phòng bệnh và tiêm phòng đầy đủ!

(Tổng hợp từ các Nguần khác nhau)
 
Chỉnh sửa cuối:

TOMDUY

Xe điện
Biển số
OF-1115
Ngày cấp bằng
3/8/06
Số km
2,549
Động cơ
600,973 Mã lực
Tuổi
48
Nơi ở
OF Deps
Website
www.bacsygiadinhhn.vn
Vệ sinh xe hơi thường xuyên: nhất là Ghế(ghế nỉ càng phải để ý), Sàn và thảm chân, Lọc gió điều hòa...(là những nơi tích tụ thường xuyên VK) định kỳ và sau mỗi lần chở nhiều người trên xe những chuyến hành trình dài. Nhất là vào mùa đông lạnh và ẩm.
Đó cũng là một mục trong yêu cầu vệ sinh phòng bệnh các cụ nhé!
 

drchinh

Xe container
Biển số
OF-84940
Ngày cấp bằng
11/2/11
Số km
5,048
Động cơ
459,461 Mã lực
Nơi ở
Đền chùa
Website
bacsinoitru.vn
Bệnh này rất dễ lây, đặc biệt lây qua đường hô hấp và tiếp xúc. Bệnh hay gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt trong môi trường nhà trẻ, mẫu giáo, trường học..., khi các cháu có biểu hiện triệu chứng như cụ TOMDUY đã nêu thì khẩn trương đưa đi khám nhé, đừng chủ quan
 

drchinh

Xe container
Biển số
OF-84940
Ngày cấp bằng
11/2/11
Số km
5,048
Động cơ
459,461 Mã lực
Nơi ở
Đền chùa
Website
bacsinoitru.vn
Vắc xin viêm màng não do não mô cầu

Nguồn...

Vắc xin viêm màng não do não mô cầu là gì?

Để phòng bệnh viêm màng não do não mô cầu có loại 2 vắc xin 1 loại phòng týp A, C, Y và W-135 và 1 loại phòng týp A và C của vi khuẩn này. Vắc xin phòng viêm màng não do não mô cầu là vắc xin cộng hợp (liên kết giữa pô-ly-sắc-ca-rít với prô-tê-in vận chuyển). Do đó vắc xin có thể gây miễn dịch tốt hơn ở trẻ và trí nhớ miễn dịch lâu hơn.
Vắc xin được đóng gói dưới dạng đông khô liều đơn hoặc nhiều liều cùng với dung môi pha hồi chỉnh đi kèm. Sau khi pha hồi chỉnh vắc xin là một dung dịch trong suốt.

Tính an toàn và những phản ứng sau tiêm?

Những phản ứng nhẹ có thể gặp:
Một số người có thể cảm thấy đau, đỏ nơi tiêm. Những biểu hiện này thường mất đi sau 1 đến 2 ngày.
Một số trường hợp có thể bị sốt.
Những phản ứng nặng như phản ứng dị ứng (quá mẫn, mày đay, khó thở…), tinh thần lơ mơ và những phản ứng thần kinh (động kinh, mất cảm giác) rất hiếm gặp.

Tóm tắt về tiêm vắc xin viêm màng não do não mô cầu

 

drchinh

Xe container
Biển số
OF-84940
Ngày cấp bằng
11/2/11
Số km
5,048
Động cơ
459,461 Mã lực
Nơi ở
Đền chùa
Website
bacsinoitru.vn
Dịch não mô cầu quay lại Việt Nam


Một bệnh nhân nhiễm não mô cầu điều trị tại BV Nhiệt đới TP.HCM

Đã có 9 bệnh nhân nhập viện, trong đó 4 tử vong. Theo Trung tâm Y tế Dự phòng TP.HCM, năm nay có thể là chu kỳ hoành hành của dịch não mô cầu.

[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Trước ngày nhập viện một hôm, cháu N.P.T, 12 tuổi, ngụ tại phường 12, quận 6 - TP.HCM bỗng nhiên sốt cao, ói mửa. Đêm hôm đó, cháu than mệt và xuất hiện một vài nốt ban trên ngực. 6h15 phút ngày 6-6, T. được đưa đến cấp cứu tại Bệnh viện (BV) Nhi Đồng 1 trong tình trạng sốc, trụy tim mạch, chân tay lạnh, nổi tử ban (ban máu) ở ngực.[/FONT]

[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị nhiễm trùng huyết và điều trị tích cực. Tuy nhiên, do bệnh nặng, diễn tiến quá nhanh (khoảng 12g trưa ban máu đã lan ra khắp người), nên đến 14g cùng ngày T. đã tử vong. Kết quả xét nghiệm cho thấy tác nhân gây bệnh là não mô cầu.[/FONT]

[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Nhiều thể bệnh từ nhẹ đến nặng[/FONT]

[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Theo thống kê của Trung tâm Y tế Dự phòng TP.HCM, từ đầu năm đến nay đã có 9 trường hợp mắc bệnh do não mô cầu phải nhập viện, trong đó có 4 ca tử vong (2 người lớn và 2 trẻ em). So với những năm gần đây, năm nay số người bệnh do não mô cầu nhập viện tăng cao hơn hẳn. Nguyên nhân theo bác sĩ Nguyễn Đắc Thọ, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế Dự phòng TP, là bệnh truyền nhiễm thường có chu kỳ 5 - 7 năm và năm nay có thể là chu kỳ của não mô cầu hoành hành.[/FONT]

[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng Khoa Nhiễm BV Nhi Đồng 1, bệnh não mô cầu đã có từ lâu nhưng mấy năm gần đây rất hiếm gặp. Bệnh do não mô cầu với nhiều tuýp khác nhau như A, B, C, W, Y... gây ra. Khi nhiễm vi khuẩn này, người bệnh có thể biểu hiện lâm sàng ở nhiều mức độ từ nhẹ đến nặng. Người nhiễm có thể biểu hiện là viêm họng, viêm màng não, nhiễm trùng huyết và nặng nhất là nhiễm trùng huyết tối cấp.[/FONT]

[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Các trường hợp viêm họng thường giống như bệnh viêm họng thông thường khác, chỉ biểu hiện đau họng, ho, sốt rồi tự khỏi hoặc hết bệnh sau khi dùng thuốc kháng sinh. Nặng hơn, vi khuẩn từ họng tấn công vào não gây viêm màng não. Lúc này người bệnh sẽ có các triệu chứng nhức đầu, nôn ói, sốt cao, cổ cứng, co giật, hôn mê. Có trường hợp kèm theo những ban xuất huyết sẫm màu ở ngoài da.[/FONT]

[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]80% tử vong ở thể tối cấp[/FONT]

[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Theo giới chuyên môn, nguy hiểm nhất trong nhiễm não mô cầu là vi khuẩn từ họng có thể xâm nhập vào máu gây nhiễm trùng huyết. Ở dạng này bệnh được chia thành 2 loại, đó là nhiễm trùng huyết cấp và nhiễm trùng huyết tối cấp. Triệu chứng của nhiễm trùng huyết cấp là bệnh thường kéo dài sau khi sốt cao 1 - 2 ngày và xuất hiện những ban máu rải rác toàn thân.[/FONT]

[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Còn nhiễm trùng huyết tối cấp sẽ có triệu chứng sốt cao, ói mửa, lừ đừ, người tím hết trong vòng 12h đồng hồ, ban lan ra rất nhanh, chỉ trong vòng 6h là đã lan khắp toàn thân. Vi khuẩn có thể làm hoại tử những ngón chân, ngón tay dẫn đến tình trạng rụng ngón hoặc có thể làm hoại tử những vùng da (sau này phải cắt lọc để lại sẹo). Những trường hợp này thường có tỉ lệ tử vong là 80%.[/FONT]

[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Bệnh lây lan nhanh[/FONT]

[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Bác sĩ Khanh cho biết, vi khuẩn não mô cầu lây lan nhanh qua đường hô hấp, đặc biệt ở những nơi đông đúc dân cư, môi trường mất vệ sinh. Gần đây, trên thế giới đã có loại thuốc chích ngừa được 4 tuýp vi trùng A, C, W, Y. Còn ở VN hiện mới có loại thuốc chích ngừa 2 tuýp A và C. Vì vậy, phương pháp phòng ngừa hiệu quả nhất vẫn là giữ gìn vệ sinh răng miệng, vệ sinh môi trường.[/FONT]

[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Khi mắc bệnh viêm họng, cần đi điều trị ngay để vi khuẩn không tấn công sang những bộ phận khác. Người nhà bệnh nhân, những người tiếp xúc với bệnh nhân cần được uống thuốc ciprofloxacin để phòng ngừa bệnh (thuốc do Trung tâm Y tế Dự phòng cung cấp).[/FONT]

[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Đã xuất hiện ổ dịch![/FONT]

[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Bác sĩ Nguyễn Đắc Thọ, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế Dự phòng TP.HCM, cho biết hiện nay trong TP đã xuất hiện một số ổ dịch nhỏ não mô cầu. Khi phát hiện những ca bệnh nặng tại cộng đồng (rất khó phát hiện những ca bệnh nhẹ vì triệu chứng như viêm họng thông thường), Trung tâm Y tế Dự phòng sẽ xử lý môi trường để ngừa lây lan và phát triển thành những ca bệnh nặng. Cách phòng ngừa tốt nhất đối với người dân là tăng cường vệ sinh cá nhân, môi trường và tránh tiếp xúc với nguồn bệnh.[/FONT]

[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Qua khảo sát những ca bệnh não mô cầu, phần lớn bệnh nhân đều có điều kiện sống chật chội, đông đúc. Cụ thể, cách đây 3 tuần, BV Bệnh Nhiệt đới đã tiếp nhận một bệnh nhân nữ 16 tuổi, làm công tại quận 5 -TP.HCM, bị nhiễm não mô cầu thể nhiễm trùng huyết. Bệnh nhân cho biết mình sống trong một căn phòng rộng khoảng 25 m2 chung với... 20 người![/FONT]

Theo báo NLĐ
 

drchinh

Xe container
Biển số
OF-84940
Ngày cấp bằng
11/2/11
Số km
5,048
Động cơ
459,461 Mã lực
Nơi ở
Đền chùa
Website
bacsinoitru.vn
Phát hiện ca viêm não mô cầu đầu tiên ở miền Bắc

(NLĐ) - Ngày 14-1, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cho biết đã phát hiện bệnh nhân đầu tiên ở miền Bắc bị viêm não mô cầu là chị T.T.T (21 tuổi, ở Nam Định). Bệnh nhân hiện đang được điều trị cách ly.

Trước đó, ngày 10-1, bệnh nhân T. có biểu hiện đau họng, đau mỏi cơ toàn thân, sau đó xuất hiện các nốt ban xuất huyết hoại tử trên da, người mệt nhiều, sốt, tụt huyết áp nên gia đình đã đưa tới bệnh viện huyện rồi chuyển lên bệnh viện tỉnh, sau đó được chuyển lên tuyến Trung ương trong ngày 11-1. Khi nhập viện, bệnh nhân sốt cao, huyết áp tụt, toàn thân xuất hiện nhiều ban hoại tử. Ngay lập tức, bệnh nhân được điều trị cấp cứu, tiến hành soi vi khuẩn, xét nghiệm. Do được cấp cứu và điều trị kịp thời nên sức khỏe bệnh nhân T. đang tiến triển khả quan.
Tại TPHCM, trong tuần qua cũng đã phát hiện 6 bệnh nhân mắc viêm não mô cầu.

N.Dung
 

drchinh

Xe container
Biển số
OF-84940
Ngày cấp bằng
11/2/11
Số km
5,048
Động cơ
459,461 Mã lực
Nơi ở
Đền chùa
Website
bacsinoitru.vn
Cách phòng chống viêm não mô cầu

TP - Những ngày nghỉ Tết Nguyên đán được dự báo có rét đậm, rét hại. Làm gì để phòng tránh viêm não mô cầu?


Bệnh nhân T. đang được điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới T.Ư.
Ảnh: BS Nguyễn Trung Cấp.

Bác sĩ Nguyễn Nhật Cảm, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế Dự phòng Hà Nội, cho hay Tết Nguyên đán (thời điểm nhiều người đi lại, tập trung đông người) nếu thời tiết lạnh, thích hợp cho bệnh viêm não mô cầu phát triển.

Theo BS Cảm, vi khuẩn nhân lên nhiều ở vùng hầu họng, nên khi bệnh nhân ho, hắt hơi mầm bệnh dễ phát tán ra ngoài. Sau khi xâm nhập vào tế bào đường hô hấp trên, gây ra tình trạng viêm mũi họng, thường có ho, sốt cao, đau cơ, đau đầu, buồn nôn, có thể bị co giật, giảm trương lực cơ, biểu hiện của liệt chi, mặt, tri giác giảm. Tùy vị trí xâm nhập, độc lực của vi khuẩn cũng như sức đề kháng của cơ thể, có thể viêm mũi, họng nhẹ, nhiễm khuẩn huyết đơn thuần hoặc kịch phát gây tử vong.

Viêm não mô cầu có thể để lại những biến chứng rất nguy hiểm nếu điều trị muộn. Bệnh nhân có nguy cơ bị di chứng về thần kinh, ảnh hưởng các dây thần kinh cảm giác, gây tổn thương não, giảm thính lực, tổn thương thận và các vấn đề tâm lý. Nếu biến chứng nghiêm trọng, có khi phải cắt bỏ các chi.

Rửa tay, súc miệng

Theo BS Cảm, cách phòng tránh tốt nhất là hạn chế tiếp xúc về đường hô hấp như không nên tập trung nơi đông người, thường xuyên vệ sinh răng miệng. Khi hắt hơi hay ho cần lấy khăn che miệng, hoặc đeo khẩu trang khi bị viêm đường hô hấp. Trẻ cần được giữ ấm trong những ngày du xuân, chú ý vùng cổ, ngực, gan bàn tay, bàn chân. Cách phòng tránh đặc hiệu là rửa tay thường xuyên bằng xà phòng để ngừa vi khuẩn.

Đây là bệnh đã có vaccine. Vì thế, có thể tiêm phòng cho trẻ từ 2 tuổi trở lên. Một mũi vaccine có khả năng ngừa bệnh trong vòng ba năm. Vaccine đang sử dụng tại Việt Nam là của Pháp sản xuất có giá 150.000-160.000 đồng/liều. Sau khi tiêm vaccine 7-10 ngày, nồng độ kháng thể đạt tới mức đủ để bảo vệ người được tiêm.

Còn để biết có phải mình hoặc ai đó mắc viêm màng não hay không, cần để ý các triệu chứng như sốt cao, đau gáy, co giật, nôn vọt, đau đầu dữ dội, cổ cứng, mắt nhạy cảm với ánh sáng và có thể xuất huyết chấm hồng hoặc mụn nước. Nếu có, phải đến cơ sở y tế khám và điều trị, tổ chức cách ly.

Sau khi khỏi, lưu ý rằng, dù người có miễn dịch với vi khuẩn màng não cầu đồng type huyết thanh, thời gian miễn dịch không dài. Có thể sau 2-3 năm mắc, người đó vẫn có thể tái nhiễm hoặc nhiễm một type vi khuẩn khác.

Chiều 16-1, sáu người tiếp xúc gần với bệnh nhân viêm não mô cầu đầu tiên tại miền Bắc tiếp tục được giám sát chặt dù họ vẫn khỏe mạnh. Bệnh nhân T.T.T phát bệnh sau khi từ Hà Nội về Nam Định ba ngày.
BS Nguyễn Trung Cấp, Phó trưởng khoa Hồi sức Tích cực (BV Bệnh Nhiệt đới T.Ư), cho biết sau bảy ngày trong phòng cách ly, đến chiều tối qua, sức khỏe bệnh nhân T. đã hồi phục dần.

Thái Hà
 

drchinh

Xe container
Biển số
OF-84940
Ngày cấp bằng
11/2/11
Số km
5,048
Động cơ
459,461 Mã lực
Nơi ở
Đền chùa
Website
bacsinoitru.vn
Tạm thế đã, em sẽ cập nhật dần dần và trả lời AE sau

PS: Mọi người đừng coi thường nhé nhất là đối với trẻ nhỏ:(
 

drchinh

Xe container
Biển số
OF-84940
Ngày cấp bằng
11/2/11
Số km
5,048
Động cơ
459,461 Mã lực
Nơi ở
Đền chùa
Website
bacsinoitru.vn
Cảnh giác bệnh viêm não mô cầu lây lan trên diện rộng

Nguồn...

Thay vì chỉ xử lý ổ bệnh như những ngày qua, sáng nay Sở Y tế TP HCM đã triển khai công tác phòng bệnh viêm não mô cầu đến toàn bộ 24 quận huyện. Hiện thành phố phát hiện 7 bệnh nhân viêm não.

>>> TPHCM xuất hiện ổ dịch viêm não mô cầu/Nguy cơ lây lan bệnh viêm não mô cầu/Khu chế xuất Tân Thuận cảnh báo dịch não mô cầu

Cuộc họp tiến hành sau khi các bệnh viện liên tục tiếp nhận những trường hợp nhiễm viêm não mô cầu - căn bệnh có thể lây lan rất nhanh.

Tại buổi làm việc, đại diện Trung tâm Y tế Dự phòng TP HCM đã chỉ đạo trung tâm y tế dự phòng tất cả các quận huyện trên địa bàn lập tức triển khai tuyên truyền đến các hộ dân thông tin về bệnh và cách phòng ngừa.


Các bác sĩ khuyên người dân cần đến cơ sở y tế khám khi có biểu hiện viêm họng, sốt, ho, giật mình và nổi vết xuất huyết dưới da có màu tím thẫm. Ảnh minh họa: Trung Hào

Cụ thể, cán bộ y tế cần hướng dẫn người dân có ý thức giữ gìn vệ sinh nơi ở, chỗ làm. Khi có biểu hiện sốt, viêm họng, giật mình, nổi vết xuất huyết bầm trên da, cần đến ngay bệnh viện để được chẩn đoán điều trị.

Đại diện Sở Y tế đặc biệt nhắc nhở những quận huyện có khu công nghiệp, công ty xí nghiệp có nhiều công nhân, khi có phát hiện ca bệnh cần báo cáo nhanh để có hướng xử lý kịp thời.

"Trong trường hợp cần thiết, những người nghi mắc bệnh sẽ được cho uống kháng sinh để phòng ngừa", bác sĩ Trần Phủ Mạnh Siêu, Giám đốc Trung tâm Y tế Dự phòng TP HCM nói.

Tại TP HCM, việc cảnh báo bệnh và triển phòng bệnh được tiến hành khi hơn 10 ngày trước, 5 bệnh nhân lần lượt mắc viêm não mô cầu là những người làm cùng công ty ở khu chế xuất Tân Thuận quận 7. Tiếp sau đó, hai trường hợp khác, một là sinh viên một trường trung cấp cảnh sát ở quận 9, một là bệnh nhi 18 tháng tuổi có bố mẹ làm việc tại khu công nghiệp Lê Minh Xuân (Bình Chánh) mắc bệnh.

"Mặc dù các ổ bệnh đã được xử lý và đến nay không phát hiện thêm ca bệnh mới bị lây từ những người đã mắc bệnh, nhưng việc phòng bệnh là cần thiết", đại diện Trung tâm Y tế Dự phòng TP HCM nói.

Thống kê từ Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, cho thấy, mỗi năm cả nước có khoảng 650 ca mắc bệnh viêm não mô cầu được phát hiện. Bệnh lây qua đường hô hấp. Người mắc thường ho, sốt, viêm mũi họng.

Khoảng 10-20% người lành mang trùng bệnh, nhưng không phải trường hợp nào cũng phát bệnh nặng do biến chứng. Tuy nhiên những ca nhiễm trùng máu hoặc viêm màng não tối cấp (ít gặp) thường có diễn tiến rất nhanh, bệnh nhân có thể tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

Trung Hào
 

drchinh

Xe container
Biển số
OF-84940
Ngày cấp bằng
11/2/11
Số km
5,048
Động cơ
459,461 Mã lực
Nơi ở
Đền chùa
Website
bacsinoitru.vn
Vắc xin viêm màng não do não mô cầu

Nguồn...

Vắc xin viêm màng não do não mô cầu là gì?

Để phòng bệnh viêm màng não do não mô cầu có loại 2 vắc xin 1 loại phòng týp A, C, Y và W-135 và 1 loại phòng týp A và C của vi khuẩn này. Vắc xin phòng viêm màng não do não mô cầu là vắc xin cộng hợp (liên kết giữa pô-ly-sắc-ca-rít với prô-tê-in vận chuyển). Do đó vắc xin có thể gây miễn dịch tốt hơn ở trẻ và trí nhớ miễn dịch lâu hơn.
Vắc xin được đóng gói dưới dạng đông khô liều đơn hoặc nhiều liều cùng với dung môi pha hồi chỉnh đi kèm. Sau khi pha hồi chỉnh vắc xin là một dung dịch trong suốt.

Tính an toàn và những phản ứng sau tiêm?

Những phản ứng nhẹ có thể gặp:
Một số người có thể cảm thấy đau, đỏ nơi tiêm. Những biểu hiện này thường mất đi sau 1 đến 2 ngày.
Một số trường hợp có thể bị sốt.
Những phản ứng nặng như phản ứng dị ứng (quá mẫn, mày đay, khó thở…), tinh thần lơ mơ và những phản ứng thần kinh (động kinh, mất cảm giác) rất hiếm gặp.

Tóm tắt về tiêm vắc xin viêm màng não do não mô cầu

 

Jo9926

Xe điện
Biển số
OF-68741
Ngày cấp bằng
20/7/10
Số km
2,549
Động cơ
452,298 Mã lực
Cảm ơn thông tin của cụ Đốc
 

hoalocvung

Xe điện
Biển số
OF-106549
Ngày cấp bằng
23/7/11
Số km
4,145
Động cơ
433,754 Mã lực
Bệnh này lằng nhằng quá nhỉ? Tóm lại là không nên tụ tập nơi đông người nhiều. Và nếu tiêm phòng thì phụ nữ có Bầu tiêm có được không Cụ?:D Nếu tiêm thì tiêm ở đâu? Gần nhà Ngoại em ở Giảng Võ có cái Trung tâm y tế Dự phòng ở đường Nguyễn Chí Thanh thì phải. Ra đấy có được không?
 

Thịnh An

Xe tải
Biển số
OF-107810
Ngày cấp bằng
4/8/11
Số km
417
Động cơ
396,380 Mã lực
Ôi hôm qua em cũng bị viêm họng, nuốt đau điếng, sốt lừ đừ, hôm nay đỡ rồi. Phải cẩn thận mới được, cám ơn cụ Đốc (b)
 

drchinh

Xe container
Biển số
OF-84940
Ngày cấp bằng
11/2/11
Số km
5,048
Động cơ
459,461 Mã lực
Nơi ở
Đền chùa
Website
bacsinoitru.vn
@ALL:
Cụ mợ nào ở Hà Nội thì đưa F1 ra các địa chỉ sau tiêm phòng não mô cầu nhé:
- 70 Nguyễn Chí Thanh
- 50C Hàng Bài

PS: Em về đưa F1 đi tiêm đây
 

cantona

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-30704
Ngày cấp bằng
7/3/09
Số km
9,892
Động cơ
663,938 Mã lực
Nơi ở
Bên Vừng.
A drchinh, theo như bài a đọc thì dưới 2 tuổi không được tiêm đúng không ạ? Người lớn cũng bị, vậy thì hãi quá nhỉ, hè này chắc siêu thị lớn với bể bơi không dám đến mất :-s
 

ngominh

Xe điện
Biển số
OF-11978
Ngày cấp bằng
8/12/07
Số km
2,003
Động cơ
543,628 Mã lực
mai e đưa nhóc nhà em đi tiêm tranh thủ tiêm luôn, e bị viêm họng mãn tính :(.tks dì Đốc nhé
 

wall

Xe tăng
Biển số
OF-60975
Ngày cấp bằng
5/4/10
Số km
1,399
Động cơ
453,090 Mã lực
@ALL:
Cụ mợ nào ở Hà Nội thì đưa F1 ra các địa chỉ sau tiêm phòng não mô cầu nhé:
- 70 Nguyễn Chí Thanh
- 50C Hàng Bài

PS: Em về đưa F1 đi tiêm đây
2 nhóc nhà em 1 đứa lớn tiêm rồi, 1 đứa nhỏ chưa tiêm, mà giờ lại đang ăn Tết ở quê rồi, làm thế nào giờ?

Nhà e vẫn có thói quen tiêm phòng đầy đủ cho F1, nhưng Gấu dạo này hơi chểnh mảng.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top