[Funland] Tổng quan về Quân đội Nhân dân Việt Nam

Estonque

Xe điện
Biển số
OF-27090
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
3,189
Động cơ
517,108 Mã lực
Nơi ở
Nhà BVC
Em xin phép lập thread này nhằm giới thiệu một cách tổng quát về Quân đội Nhân dân Việt Nam, nguồn: wikipedia, quansuvn, ttvnol, các sỹ quan và cựu chiến binh.......
Bài viết có thể còn nhiều sai sót, mong các bác đóng góp để em hoàn thiện thêm :D
Và đây sẽ là nơi để các bác đưa ra những thắc mắc của mình để mọi người cùng giải đáp nhằm nâng cao vốn kiến thức về quốc phòng :D
-----------------------------------------

I - Giới Thiệu Chung


Quân đội Nhân dân Việt Nam, thành lập ngày 22/12/1944 tiền thân là đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, là lực lượng quân đội chính quy của chính quyền Việt Nam dân chủ cộng hòa, sau này là của chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Quân kỳ của Quân đội Nhân dân Việt Nam là lá quốc kỳ có thêm dòng chữ "Quyết thắng" màu vàng ở phía trên bên trái.




Tên gọi "Quân đội Nhân dân" là do Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt với ý nghĩa "từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu, vì nhân dân phục vụ"

Quân đội Nhân Dân Việt Nam đã trực tiếp chiến đấu từ 1940 đến 1989 với 4 trong số 5 cường quốc, 4 trong 5 thành viên thường trực trong Hội đồng bảo an đều có ít nhiều kỷ niệm sâu sắc với Việt Nam ;))

  • Thế chiến thứ 2 (Chống lại Nhật Bản)

  • Chiến tranh Đông Dương (Chống lại Cộng hòa Pháp và các đồng minh bản xứ)
  • Chiến tranh Việt Nam (Chống lại Mỹ và các đồng minh bản xứ)
  • Chiến tranh Biên giới Việt Nam - Campuchia (Chống lại Khmer Đỏ)
  • Chiến tranh Biên giới Việt - Trung 1979 - 1988 (Chống lại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa)
  • Xung đột tại Lào từ năm 1975 (Chống lại người Hmong nổi dậy và bảo vệ Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào)
  • Các xung đột khác (chống lại phiến quân FULRO)
Tổ chức

Theo Luật Quốc phòng năm 2005 (luật số 39/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005), Quân đội nhân dân là một bộ phận và là lực lượng nòng cốt của lực lượng vũ trang nhân dân, bao gồm Lực lượng Thường trực và Lực lượng Dự bị Động viên. Lực lượng Thường trực của Quân đội nhân dân có Bộ đội Chủ lực, Bộ đội Địa phương và Bộ đội Biên phòng.
Cấp tổ chức của Quân đội Nhân dân Việt Nam từ thấp đến cao là Tiểu đội, Trung đội, Đại đội, Tiểu đoàn, Trung đoàn, Sư đoàn(trước đây gọi là Đại đoàn). Cấp cao nhất là Quân đoàn, hiện nay có 4 quân đoàn là các quân đoàn 1, 2, 3, 4. Đây chính là quân chủ lực cơ động.
Từ cấp tiểu đoàn trở lên có ban chỉ huy gồm cấp trưởng, cấp phó, tham mưu trưởng và cấp phó phụ trách công tác chính trị, theo chế độ một thủ trưởng. Trước đây, khi thực hiện chế độ "2 thủ trưởng", thì ngoài thủ trưởng quân sự (đại đội trưởng, tiểu đoàn trưởng...), từ cấp đại đội trở lên còn có thủ trưởng chính trị, được gọi là chính trị viên (ở cấp đại đội và tiểu đoàn) hoặc chính ủy (ở cấp trung đoàn trở lên). Cấp thủ trưởng chính trị này từ sau năm 1975 đã chuyển thành cấp phó phụ trách công tác chính trị. Theo nghị quyết của Đại hội **** lần thứ X, chế độ chính ủy - chính trị viên lại được khôi phục trong toàn quân từ năm 2006. Từ năm 2008, Bộ Quốc phòng quyết định bỏ chức vụ Trung đội phó. Tổ chức quân đội chia ra hai loại: Quân cơ động và Quân đồn trú. Quân cơ động là lực lượng chủ lực tiến công cơ động, không gắn cố định với địa dư đóng quân, là các quân đoàn, sư/lữ đoàn độc lập. Quân đồn trú để bảo vệ địa phương mình đồn trú và xây dựng quân sự địa phương, là các quân khu, BCH Quân sự các tỉnh, thành phố.

Quân cơ động

  • Quân đoàn 1, còn gọi là Binh đoàn Quyết Thắng, thành lập ngày 24/10/1973 tại Ninh Bình
  • Quân đoàn 2, còn gọi là Binh đoàn Hương Giang, thành lập ngày 17 tháng 5 năm 1974 tại Thừa Thiên-Huế.
  • Quân đoàn 3, còn gọi là Binh đoàn Tây Nguyên, thành lập ngày 26 tháng 3 năm 1975 tại Tây Nguyên.
  • Quân đoàn 4, còn gọi là Binh đoàn Cửu Long, thành lập ngày 20 tháng 7 năm 1974 tại miền Đông Nam Bộ.
Quân đồn trú

Về mặt địa lý, đơn vị quân sự cao nhất là Quân khu, chỉ huy quân địa phương và một số binh đoàn, binh đội trực thuộc. Chức năng cơ bản của Quân khu là tác chiến bảo vệ lãnh thổ được phân cho mình, xây dựng nền quốc phòng toàn dân ở địa phương tại quân khu. Toàn lãnh thổ Việt Nam hiện nay chia thành 8 quân khu gồm:

  • Bộ tư lệnh Thủ đô Hà Nội (là một đơn vị tổ chức tương đương cấp quân khu).
  • Quân khu 1 (khu vực vùng núi phía Đông Bắc bộ),
  • Quân khu 2 (khu vực các tỉnh miền núi Tây Bắc),
  • Quân khu 3 (các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ),
  • Quân khu 4 (các tỉnh Bắc Trung bộ),
  • Quân khu 5 (các tỉnh Nam Trung BộTây Nguyên),
  • Quân khu 7 (Đông Nam Bộ),
  • Quân khu 9 (Tây Nam Bộ)
Quân binh chủng

Theo cơ cấu ngành dọc, Quân đội Nhân dân Việt Nam có Quân chủng chia theo môi trường tác chiến và Binh chủng là loại đơn vị kỹ thuật. Hiện nay, Việt Nam có 3 quân chủng là: Lục quân, Hải quân, Phòng không-Không quân, trong đó quân chủng Lục quân không tổ chức thành bộ tư lệnh riêng mà trực thuộc trực tiếp Bộ quốc phòng. Có 2 lực lượng được tổ chức tương đương với cấp quân chủng đó là Bộ đội Biên phòngCảnh sát biển.

Các binh chủng trong Lục quân là: Công binh, Thông tin liên lạc, Đặc công, Hoá học, Tăng thiết giáp, Pháo binh.

Các binh chủng trong Hải quân: Tàu mặt nước, Hải quân đánh bộ, Tên lửa-Pháo bờ biển, Không quân Hải quân, Tàu ngầm.

Các binh chủng trong Phòng không - Không quân: Radar, Không quân, Tên lửa, Pháo phòng không...

Năm 1998, Cục Cảnh sát biển được thành lập, ban đầu trực thuộc Quân chủng Hải quân. Đến năm 2008, Lực lượng Cảnh sát biển được tổ chức độc lập tương tự như lực lượng Bộ đội Biên phòng, phiên chế thành Cục Cảnh sát biển, trực thuộc trực tiếp Bộ Quốc phòng.

Lãnh đạo

Chủ tịch nước Việt NamTổng tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Các chức vụ cao nhất trong Quân đội Nhân dân Việt Nam gồm Bộ trưởng Bộ quốc phòng, Tổng Tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, có cấp bậc quân hàm cao nhất là Đại tướng. Ngoài ra, trước đây từng có chức vụ Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang do đại tướng Võ Nguyên Giáp nắm giữ.

Đa?ng ủy Quân sự Trung ương, gọi tắt là Quân ủy Trung ương, là cơ quan lãnh đạo của Đa?ng Cộng sản Việt Nam trong Quân đội Nhân dân Việt Nam, được thành lập vào tháng 1 năm 1946 do Tổng Bí thư Đa?ng Cộng sản Việt Nam trực tiếp làm Bí thư Quân ủy Trung ương.

Quy định về chức vụ sĩ quan

Theo nghị định số 44/2005/NĐ-CP do Thủ tướng Chính phủ ký ban hành ngày 5/4/2005, quy định nhóm chức vụ chuẩn và cấp bậc quân hàm cao nhất tương ứng của sĩ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam là:

  • Chức vụ Bộ trưởng, Tổng Tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị có cấp bậc quân hàm cao nhất là Đại tướng;
  • Chức vụ Thứ trưởng có quân hàm cao nhất là Thượng tướng;
  • Chức vụ Tư lệnh Quân khu, Tư lệnh Quân chủng, Chủ nhiệm Tổng cục có cấp bậc quân hàm cao nhất là Trung tướng (Phó Đô đốc Hải quân);
  • Chức vụ Tư lệnh Quân đoàn, Tư lệnh Binh chủng có cấp bậc quân hàm cao nhất là Thiếu tướng (Chuẩn Đô đốc Hải quân);
  • Chức vụ Phó Tư lệnh Quân đoàn, Phó Tư lệnh Binh chủng, Sư đoàn trưởng, Lữ đoàn trưởng có cấp bậc quân hàm cao nhất là Đại tá;
  • Chức vụ Trung đoàn trưởng, Trung đoàn phó có cấp bậc quân hàm cao nhất là Thượng tá;
  • Chức vụ Tiểu đoàn trưởng, Tiểu đoàn phó có cấp bậc quân hàm cao nhất là Trung tá;
  • Chức vụ Đại đội trưởng, Đại đội phó có cấp bậc quân hàm cao nhất là Đại úy;
  • Chức vụ Trung đội trưởng có cấp bậc quân hàm cao nhất là Thượng úy.
Quy chế về Quân nhân chuyên nghiệp được quy định lần đầu vào năm 1982 và sửa đổi bổ sung vào năm 1992. Quân nhân chuyên nghiệp là quân nhân có trình độ chuyên môn kỹ thuật nhất định cần cho công tác chỉ huy chiến đấu, do đó làm công tác chuyên môn nghiệp vụ dài hạn trong quân đội sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự. Quân nhân chuyên nghiệp không làm công tác chỉ huy, quản lý. Cấp hàm thấp nhất của quân nhân chuyên nghiệp là Thiếu úy và cao nhất là Thượng tá.

 
Chỉnh sửa cuối:

Estonque

Xe điện
Biển số
OF-27090
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
3,189
Động cơ
517,108 Mã lực
Nơi ở
Nhà BVC
II, Quân phục - Quân hiệu - Cấp hàm - Phù hiệu

1, Quân phục

Về cơ bản, quân phục có các loại sau:

- Quân phục dùng trong dã chiến và huấn luyện
- Quân phục dùng trong sinh hoạt thường ngày, chia thành các loại Xuân hè, Thu đông
- Quân phục Tiểu lễ và Nghi lễ
- Quân phục Đại lễ

Về cụ thể:

- Quân phục dùng trong dã chiến và huấn luyện hiện nay là quân phục K-07, hiện nay ta có 4 loại rằn ri, trong đó có 3 loại rằn ri cho 3 quân chủng và 1 loại rằn ri của Đặc công.









- Quân phục dùng trong sinh hoạt thường ngày của quân phục K-08 dành cho sỹ quan, chia thành các loại Xuân hè, Thu đông, còn binh sĩ-hạ sỹ quan sử dụng quân phục K-03, và tất nhiên là không chia thành 2 loại như sỹ quan.


Quân phục hè nam sỹ quan Lục quân


Lễ phục hè nam sỹ quan Lục quân


Lễ phục đông nam sỹ quan Lục quân


Lễ phục đông sỹ quan (đã bị bỏ), lễ phục hè cấp tướng, quân phục đông, quân phục hè, giao thời, đại hàn của lục quân và lễ phục đông, quân phục đông, lễ phục hè, quân phục hè của sỹ quan PK-KQ


Quân phục đông của học viên sỹ quan cũng như sỹ quan Phòng không - Không quân


Quân phục hè và lễ phục hè của học viên sỹ quan cũng như sỹ quan Phòng không - Không quân


Quân phục hè nam sỹ quan Hải quân


Quân phục đông của nam và nữ sỹ quan Hải quân


Lễ phục đông và hè của sỹ quan Hải quân


Lễ phục hè nam-nữ sỹ quan hải quân, sỹ quan lục quân và biên phòng


Quân phục hè sỹ quan nam Cảnh sát biển


Quân phục hè sỹ quan nữ Cảnh sát biển


Quân phục đông nam sỹ quan Cảnh sát biển


Quân phục K03 của Hạ sỹ quan-chiến sỹ bộ binh


Quân phục thường ngày của Hạ sỹ quan-chiến sĩ hải quân

Ghi chú: Riêng quân chủng Hải quân bao giờ cũng có 2 màu quân phục đó là đen/thím than và trắng

- Quân phục Tiêu binh - Nghi lễ


Quân phục của khối quân nhạc, đây cũng là quân phục tiêu binh - nghi lễ chính cùng với quân phục của khối danh dự 3 quân chủng


Đội danh dự 3 quân chủng bảo vệ Quân kỳ Quyết thắng


Quân phục danh dự Quân đội Nhân dân Việt Nam


Quân phục nghi lễ và tiêu binh


Đội danh dự Lục quân


Đội danh dự Phòng không - Không quân


Đội danh dự Hải quân

Nôm na là như vậy, cụ thể như sau:

A. Số 1 - quân phục Đại lễ
1. Nam sĩ quan, QNCN

2. Nữ sĩ quan, QNCN

Trường hợp sử dụng:
- Dự các lễ kỷ niệm: Ngày thành lập **** Cộng sản Việt Nam 03/2; ngày chiến thắng 30/4; ngày Quốc khánh Nước Cộng hoà XHCN Việt Nam 02/9; ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam 22/12.
- Được mặc trong ngày Quốc khánh 02/9; ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12.
- Đội trưởng Đội Danh dự trong lễ đón tiếp của đơn vị, sĩ quan trong Tổ Quân kỳ.
B. Số 2 - quân phục Tiểu lễ mùa đông
1. Nam sĩ quan, QNCN


2. Nữ sĩ quan, QNCN

Trường hợp sử dụng:
a) Mặc trong mùa lạnh:
- Dự các lễ do Nhà nước, Bộ Quốc phòng, địa phương và đơn vị tổ chức ngoài các lễ đã quy định mặc Đại lễ.
- Dự hội nghị mừng công, đại hội ****, đại hội các tổ chức quần chúng ở đơn vị tổ chức.
- Thành viên trong các đoàn đại biểu ****, Nhà nước, Quân đội đi thăm chính thức các nước.
- Đi công tác, học tập ở nước ngoài. Tùy viên Quốc phòng ở nước ngoài khi dự các lễ của nước sở tại.
- Được mặc trong các ngày Tết nguyên đán.
b) Mặc cả hai mùa nóng và lạnh:
- Trong lễ đón, tiếp, tiễn các đoàn khách quốc tế, các đồng chí lãnh đạo **** và Nhà nước theo nghi thức Quân đội (mặc theo qui định của Ban tổ chức).
- Đại biểu dự đại hội **** toàn quân, đại hội **** cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và đại hội **** toàn quốc; dự phiên khai mạc và bế mạc kỳ họp Quốc hội.
- Làm nhiệm vụ xét xử trong hội đồng xét xử, công tố viên, thư ký tại phiên tòa (không đeo cuống Huân chương, Huy chương, Huy hiệu).
- Phát thanh viên truyền hình.
- Thành viên Ban lễ tang, Ban tổ chức lễ tang, thành viên các đoàn viếng trong lễ Quốc tang, lễ tang Nhà nước; sỹ quan túc trực và dẫn viếng trong lễ tang cho cán bộ từ cấp thiếu tá trở lên.
 
Chỉnh sửa cuối:

Estonque

Xe điện
Biển số
OF-27090
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
3,189
Động cơ
517,108 Mã lực
Nơi ở
Nhà BVC
3. Số 2a - quân phục Tiểu lễ mùa đông màu trắng của sĩ quan, QNCN Quân chủng Hải quân

Trường hợp sử dụng:
Mặc cả hai mùa nóng và lạnh trong lễ đón, tiếp, tiễn khách quốc tế và các hoạt động đối ngoại quân sự của Quân chủng Hải quân.
C. Số 3 - quân phục Tiểu lễ mùa hè
1. Nam sĩ quan, QNCN

2. Nữ sĩ quan, QNCN

Trường hợp sử dụng:
- Trong lễ đón, tiếp, tiễn các đoàn khách quốc tế, các đồng chí lãnh đạo **** và Nhà nước theo nghi thức Quân đội (mặc theo qui định của Ban tổ chức).
- Thành viên trong các đoàn đại biểu ****, Nhà nước, Quân đội đi thăm chính thức các nước.
- Đi công tác, học tập ở nước ngoài. Tùy viên Quốc phòng ở nước ngoài khi dự các lễ của nước sở tại.
- Dự các lễ do đơn vị tổ chức.
- Dự hội nghị mừng công, đại hội ****, đại hội các tổ chức quần chúng do đơn vị tổ chức.
- Được mặc trong ngày Chiến thắng 30/4.

D. Số 4 - quân phục thường dùng mùa đông
1. Nam sĩ quan, QNCN

2. Nữ sĩ quan, QNCN

Trường hợp sử dụng:
Trong học tập, làm việc, sinh hoạt, công tác hàng ngày.
E. Số 5 - quân phục thường dùng mùa hè
1. Nam sĩ quan, QNCN

2. Nữ sĩ quan, QNCN

Trường hợp sử dụng:
Trong học tập, làm việc, sinh hoạt, công tác hàng ngày.
F. Số 6 - quân phục giao thời
1. Nam sĩ quan, QNCN

2. Nữ sĩ quan, QNCN

Trường hợp sử dụng:
Được mặc trong học tập, làm việc, sinh hoạt, công tác hàng ngày trong thời gian giao thời giữa hai mùa nóng và lạnh. Khi hội họp, sinh hoạt tập trung người chỉ huy quy định mặc thống nhất một loại quân phục.
G. Số 7 - quân phục chống rét
Nam sĩ quan, QNCN

Trường hợp sử dụng:
Trong những ngày thời tiết giá rét. Khi hội họp, sinh hoạt tập trung người chỉ huy quy định mặc thống nhất một loại quân phục.
H. Số 8 - quân phục dã chiến

Trường hợp sử dụng:
- Trong huấn luyện ngoài thao trường, diễn tập, hành quân rèn luyện, hội thao quân sự.
- Trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu.
- Trong lao động, trong cứu hộ, cứu nạn.
- Được mặc khi tham quan huấn luyện, diễn tập quân sự ở nước ngoài.

Trong một bộ quân phục, không thể không nhắc đến những chiếc mũ, Quân đội ta hiện nay sử dụng 4 loại mũ đó là mũ kêpi, mũ mềm lưỡi trai, mũ cối và mũ cứng M2.

Đầu tiên là mũ kêpi, trước đây, với quân phục K82, ta chỉ có 3 loại dành cho sỹ quan 3 quân chủng, 3 loại cho chiến sỹ 3 quân chủng, 2 cho biên phòng (sỹ quan và chiến sỹ) và 1 cho nghi lễ, tức là tổng cộng có 9 loại. Nhưng từ khi chuyển sang dùng thống nhât quân phục K08, số lượng mũ kêpi được nâng lên thành 21 loại. Bao gồm:
6 loại cho nam sỹ quan cấp tướng 3 quân chủng, lực lượng Bộ đội Biên phòng và Cảnh sát biển
6 loại cho nam sỹ quan-QNCN cấp tá-úy 3 quân chủng, lực lượng Bộ đội Biên phòng và Cảnh sát biển
5 loại cho chiến sỹ-hạ sỹ quan 3 quân chủng, lực lượng Bộ đội Biên phòng và Cảnh sát biển
4 loại của đội nghi lễ - danh dự - tiêu binh
Dưới đây em chỉ đưa ra những loại thông dụng nhất :D

Mũ kêpi sỹ quan cấp tá-úy


Lục quân


Phòng không - Không quân



Hải quân


Biên phòng


Cảnh sát biển

Mũ kêpi sỹ quan cấp tướng, mũ sỹ quan cấp tướng được sản xuất bằng vải có chất liệu tốt hơn so với mũ sỹ quan thường, riềm lưỡi trai bản to hơn, phía mặt trên lưỡi trai bọc lớp nhung đen, cúc chốt dây coóc-đông có biểu tượng quốc huy, dây coóc-đông kim tuyến, vành mũ có hoa văn dệt nổi.




Ngoài ra còn có 4 loại cho nữ sỹ quan-quân nhân 3 quân chủng và Cảnh sát biển, nữ sỹ quan-quân nhân Bộ đội biên phòng dùng chung loại mũ với Lục quân
 
Chỉnh sửa cuối:

Estonque

Xe điện
Biển số
OF-27090
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
3,189
Động cơ
517,108 Mã lực
Nơi ở
Nhà BVC
Mũ mềm lưỡi trai, hiện nay ta có 3 loại mũ mềm dã ngoại cho 3 quân chủng, nhưng ở đây em chỉ có ảnh mũ mềm lục quân, còn lại mũ mềm PK-KQ và Hải quân các bác chịu khó nhìn ảnh cả bộ quân phục luôn nhé :D





Tiếp theo là mũ cối, chắc khỏi phải tả các bác cũng biết nó như thế nào rồi nhỉ :)) thôi cứ đưa cái ảnh lên cho nó trực quan sinh động trong bài viết ;)




Cuối cùng là mũ M2, đây thực sự là cải tiến, chuyển đổi lớn nhất hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ :D




 
Chỉnh sửa cuối:

Estonque

Xe điện
Biển số
OF-27090
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
3,189
Động cơ
517,108 Mã lực
Nơi ở
Nhà BVC
2, Quân hiệu



Quân hiệu của Quân đội nhân dân Việt Nam hình tròn, ở giữa có ngôi sao nổi màu vàng, xung quanh có hai bông lúa màu vàng đặt trên nền đỏ tươi; phía dưới hai bông lúa có hình nửa bánh xe răng màu vàng, vành ngoài quân hiệu màu vàng. Riêng quân hiệu của Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam (sau đây gọi tắt là Cảnh sát biển) có phần nền hai bông lúa màu xanh dương.





Quân hiệu có 03 loại: đường kính 36 mm, đường kính 33 mm và đường kính 28 mm. Quân hiệu có đường kính 36 mm và 28 mm dập liền với cành tùng kép màu vàng; riêng phần dưới, chính giữa nơ cành tùng kép (loại đường kính 36 mm và 28 mm), trên nửa bánh xe răng (loại đường kính 33 mm) của Cảnh sát biển có chữ CSB màu đỏ.



3, Cấp hiệu

- Cấp hiệu của Quân đội nhân dân Việt Nam mang trên vai áo. Cấu tạo cơ bản của cấp hiệu gồm: nền, đường viền, cúc cấp hiệu, sao và gạch (đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp), vạch (đối với hạ sĩ quan, binh sĩ).

- Cấp hiệu của sĩ quan.

  • Nền cấp hiệu màu vàng tươi; riêng Bộ đội Biên phòng màu xanh lá cây, Cảnh sát biển màu xanh dương.
- Đường viền của cấp hiệu:

  • Lục quân và Bộ đội Biên phòng màu đỏ tươi;

  • Phòng không – Không quân màu xanh hòa bình;

  • Hải quân màu tím than;

  • Cảnh sát biển màu xanh.
- Trên cấp hiệu có sao, cúc cấp hiệu; cấp hiệu của cấp tướng không có gạch ngang, của cấp tá có hai gạch ngang, của cấp úy có một gạch ngang. Số lượng sao trên cấp hiệu:


  • Thiếu úy, Thiếu tá, Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân: 01 sao

  • Trung úy, Trung tá, Trung tướng, Phó Đô đốc Hải quân: 02 sao;

  • Thượng úy, Thượng tá, Thượng tướng, Đô đốc Hải quân: 03 sao;

  • Đại úy, Đại tá, Đại tướng: 04 sao.
- Sao, gạch và cúc cấp hiệu của sĩ quan màu vàng. Cúc cấp hiệu hình tròn, dập nổi hoa văn (cấp tướng hình Quốc huy; cấp tá, cấp úy hình hai bông lúa xung quanh và ngôi sao năm cánh ở giữa.)




Lưu ý: mặc dù trong bảng cấp hiệu sỹ quan PK-KQ có cấp hàm Thượng tướng, tuy nhiên trên thực tế chưa có cấp hàm này vì trần quân hàm của Tư lệnh Quân chủng chỉ là Trung tướng, nếu là thứ trưởng kiêm nhiệm mới được thăng Thượng tướng.








- Cấp hiệu của quân nhân chuyên nghiệp cơ bản như cấp hiệu của sĩ quan quy định tại khoản 2 Điều này; chỉ khác, trên nền cấp hiệu có một đường màu hồng rộng 5 mm ở chính giữa theo chiều dọc cấp hiệu. Số lượng sao trên cấp hiệu:

  • Chuẩn úy: chỉ có gạch, không có sao;

  • Thiếu úy, Thiếu tá: 01 sao;

  • Trung úy, Trung tá: 02 sao;

  • Thượng úy, Thượng tá: 03 sao;

  • Đại úy: 04 sao.















- Cấp hiệu của hạ sĩ quan, binh sĩ.

+ Nền cấp hiệu màu xám nhạt; riêng Bộ đội Biên phòng màu xanh lá cây, Cảnh sát biểu màu xanh dương.


+ Đường viền cấp hiệu có màu sắc như đường viền cấp hiệu của sĩ quan quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.


+Trên cấp hiệu có cúc cấp hiệu như của sĩ quan cấp tá, cấp úy quy định tại điểm d khoản 2 Điều này và vạch ngang hoặc vạch hình chữ V bằng tơ màu đỏ tươi thể hiện cấp bậc:


  • Binh nhì: một vạch hình chữ V;

  • Binh nhất: hai vạch hình chữ V;

  • Hạ sĩ: một vạch ngang;

  • Trung sĩ: hai vạch ngang;

  • Thượng sĩ: ba vạch ngang.
- Hạ sĩ quan, binh sĩ Hải quân khi mặc quân phục kiểu áo có yếm mang cấp hiệu ở bả vai áo. Nền cấp hiệu màu tím than, có hình phù hiệu Hải quân ở giữa và vạch ngang bằng tơ màu vàng tươi thể hiện cấp bậc:

  • Binh nhì: một vạch ở đầu dưới cấp hiệu;

  • Binh nhất: hai vạch ở hai đầu cấp hiệu;

  • Hạ sĩ: một vạch ở giữa cấp hiệu;

  • Trung sĩ: hai vạch cân đối ở giữa cấp hiệu;

  • Thượng sĩ: ba vạch cân đối ở giữa cấp hiệu.










- Cấp hiệu của học viên

+ Cấp hiệu của học viên là sĩ quan thực hiện như cấp hiệu của sĩ quan quy định tại khoản 2 Điều này.

+ Cấp hiệu của học viên đào tạo sĩ quan có cúc cấp hiệu như của sĩ quan cấp tá, cấp úy quy định tại điểm d khoản 2 Điều này và đường viền bằng tơ màu vàng tươi rộng 6 mm ở nền cấp hiệu. Màu nền cấp hiệu:

  • Lục quân màu đỏ tươi;

  • Phòng không – Không quân màu xanh hòa bình;

  • Hải quân màu tím than;

  • Bộ đội Biên phòng màu xanh lá cây;

  • Cảnh sát biển màu xanh dương.
- Cấp hiệu của học viên đào tạo hạ sĩ quan, nhân viên chuyên môn kỹ thuật có cấu tạo và màu sắc như cấp hiệu của học viên đào tạo sĩ quan quy định tại điểm b khoản này; chỉ khác, nền cấp hiệu không có đường viền bằng tơ màu vàng tươi rộng 6 mm.

 
Chỉnh sửa cuối:

Estonque

Xe điện
Biển số
OF-27090
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
3,189
Động cơ
517,108 Mã lực
Nơi ở
Nhà BVC
4 Phù hiệu



- Phù hiệu của Quân đội nhân dân Việt Nam mang trên ve cổ áo, gồm nền phù hiệu và hình phù hiệu.


+ Màu nền phù hiệu:

  • Lục quân màu đỏ tươi;

  • Phòng không – không quân màu xanh hòa bình;

  • Hải quân màu tím than;

  • Bộ đội Biên phòng màu xanh lá cây;

  • Cảnh sát biển màu xanh dương.
+ Trên nền phù hiệu có hình phù hiệu quân chủng, binh chủng, ngành nghề chuyên môn màu vàng. Nền phù hiệu của cấp tướng có viền màu vàng rộng 5 mm ở ba cạnh. Phù hiệu của cấp tướng binh chủng hợp thành không có hình phù hiệu.


- Hình phù hiệu quân chủng, binh chủng, ngành nghề chuyên môn.

  • Binh chủng hợp thành – Bộ binh: hình thanh kiếm và khẩu súng đặt chéo.

  • Bộ binh cơ giới: hình xe bọc thép đặt trên thanh kiếm và khẩu súng đặt chéo.

  • Đặc công: hình dao găm đặt trên khối bộc phá, dưới có mũi tên vòng.

  • Tăng – Thiết giáp: hình xe tăng nhìn ngang.

  • Pháo binh: hình hai nòng súng thần công đặt chéo.

  • Hóa học: hình tia phóng xạ trên hình nhân ben-zen.

  • Công binh: hình cuốc, xẻng trên nửa bánh xe răng.

  • Thông tin: hình sóng điện

  • Bộ đội Biên phòng: hình thanh kiếm và khẩu súng đặt chéo, trên vòng tròn không khép kín, dưới hình vòng cung có ký hiệu đường biên giới Quốc gia.

  • Quân chủng Phòng không – Không quân: hình sao trên đôi cánh chim.

  • Bộ đội nhảy dù: hình máy bay trên dù đang mở.

  • Tên lửa: hình tên lửa trên nền mây.

  • Cao xạ: hình khẩu pháo cao xạ.

  • Ra-đa: hình cánh ra-đa trên bệ.

  • Quân chủng Hải quân: hình mỏ neo.

  • Hải quân đánh bộ: hình mỏ neo trên thanh kiếm và khẩu súng đặt chéo.

  • Cảnh sát biển: hình tròn, xung quanh có hai bông lúa dập nổi màu vàng, ở giữa có hình mỏ neo màu xanh dương và chữ CSB màu đỏ.

  • Ngành Hậu cần – Tài chính: hình thanh kiếm và khẩu súng đặt chéo, dưới có bông lúa.

  • Quân y, Thú y: hình chữ thập đỏ trong hình tròn.

  • Ngành Kỹ thuật: hình com-pa trên chiếc búa.

  • Lái xe: hình tay lái trên nhíp xe.

  • Cơ quan tiến hành tố tụng, kiểm soát quân sự: hình mộc trên hai thanh kiếm đặt chéo.

  • Quân nhạc: hình chiếc kèn và sáo đặt chéo.

  • Thể dục thể thao: hình cung tên.

  • Văn hóa nghệ thuật: hình biểu tượng âm nhạc và cây đàn.
- Lục quân sử dụng 15 loại phù hiệu: Đặc công; Tăng-Thiết giáp; Pháo binh; Hóa học; Công binh; Thông tin; Hậu cần, Tài vụ; Quân y, thú y; Kỹ thuật; Lái xe; Quân pháp, kiểm soát quân sự; Quân nhạc; Văn công.

- Quân chủng Phòng không - Không quân sử dụng 5 loại: Không quân; Tên lửa; Cao xạ; Radar; Nhảy dù

- Quân chủng Hải quân sử dụng 18 loại phù hiệu, các loại dưới đây: Đặc công; Tăng-Thiết giáp; Pháo binh; Hóa học; Công binh; Thông tin; Không quân; Cao xạ; Ra đa; Hải quân; Hải quân đánh bộ; Hậu cần, Tài vụ; Quân y, thú y; Kỹ thuật; Lái xe; Quân pháp, kiểm soát quân sự; Quân nhạc; Văn công.

- Bộ đội Biên phòng sử dụng 10 loại phù hiệu, các loại dưới đây: Công binh; Thông tin; Bộ đội Biên phòng; Hải quân; Hậu cần, tài vụ; Quân y, thú y; Lái xe; Quân pháp, kiểm soát quân sự; Thể công; Văn công.
 
Chỉnh sửa cuối:

hoanglz

Xe máy
Biển số
OF-52703
Ngày cấp bằng
12/12/09
Số km
99
Động cơ
453,780 Mã lực
Mấy bộ sỹ quan nhìn đẹp quá. Ngày thường em thấy sỹ quan ngoài đường thường khá béo, nhìn mặc quân phục vào rất xấu.
 

sen

Xe tăng
Biển số
OF-84156
Ngày cấp bằng
31/1/11
Số km
1,486
Động cơ
425,210 Mã lực
Nơi ở
Bên cửa sổ
còn mũ như của anh? chưa thấy đơn vị nào dùng cả! :D
 

Kingpin

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-832
Ngày cấp bằng
20/7/06
Số km
11,326
Động cơ
686,853 Mã lực
Nơi ở
Hà nội tỉnh Cầu giấy huyện Nghiã đô xã
Mấy bộ sỹ quan nhìn đẹp quá. Ngày thường em thấy sỹ quan ngoài đường thường khá béo, nhìn mặc quân phục vào rất xấu.
nước nào chả có thằng Thái còn phải lập cả chương trình để giảm cảnh sát và sỹ quan béo
=))
 

Estonque

Xe điện
Biển số
OF-27090
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
3,189
Động cơ
517,108 Mã lực
Nơi ở
Nhà BVC
III, Tổ chức bộ máy Quân đội Nhân dân Việt Nam

1, Biên chế trong quân đội

Trong các tài liệu chính thống của Quân đội Nhân dân Việt Nam hiện nay, tên gọi các cấp theo thứ tự từ thấp đến cao như sau :

Các đơn vị bộ đội được cơ cấu và tổ chức chặt chẽ, biên chế từ cấp tiểu đội đến cấp quân khu.
* Tiểu đội là đơn vị nhỏ nhất của lực lưỡng vũ trang. Một tiểu đội thường gồm từ 6 đến 12 người. Trong phòng không – không quân, tiểu đội tương đương với tổ bay; trong tăng - thiết giáp, tiểu đội tương đương với kíp xe; trong pháo binh, tiểu đội tương đương với khẩu đội v.v...
Kí hiệu: a

* Trung đội: thường gồm từ hai đến bốn tiểu đội. Trung đội thuộc biên chế đại đội. Cũng có những trung đội được tổ chức độc lập trong thành phần của đơn vị cấp tiểu đoàn hay cao hơn.
Kí hiệu: b

* Đại đội: thường gồm ba trung đội. Đại đội thuộc biên chế tiểu đoàn. Cũng có những đại đội được tổ chức độc lập trong các đơn vị từ cấp sư đoàn (và tương đương trở lên).
Kí hiệu: c

* Tiểu đoàn: là phân đội chiến thuật lớn nhất: Tiểu đoàn thường gồm ba đến bốn đại đội và một số trung đội trực thuộc. Tiểu đoàn nằm trong biên chế trung đoàn, lữ đoàn, huyện đội. Cũng có những tiểu đoàn được tổ chức độc lập trong các đơn vị từ cấp sư đoàn và tương đương sư đoàn trở lên.
Kí hiệu: d

* Trung đoàn: là binh đội chiến thuật cơ bản. Trung đoàn thường gồm ba tiểu đoàn và một số đại đội trực thuộc. Trung đoàn nằm trong biên chế sư đoàn, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh. Có một số trung đoàn được tổ chức độc lập trong quân đoàn, quân khu, quân chủng, binh chủng v.v…
Kí hiệu: e

* Sư đoàn: là binh đoàn chiến thuật cao nhất. Sư đoàn thường gồm ba đến bốn trung đoàn (lữ đoàn) và một số đơn vị trực thuộc. Sư đoàn nằm trong biên chế quân đoàn, quân khu, quân chủng, một số binh chủng v.v… Có một số sư đoàn được tổ chức độc lập để có thể hành động độc lập...
Kí hiệu: f

* Quân đoàn: là liên binh đoàn chiến dịch hoặc chiến dịch - chiến thuật. Quân đoàn thường gồm ba đến bốn sư đoàn và một số lữ đoàn, trung đoàn trực thuộc. Quân đoàn có thể độc lập tiến hành chiến dịch hoặc đảm nhiệm một hướng chiến dịch trong đội hình cấp trên.

* Quân khu: là tổ chức quân sự theo lãnh thổ. Quân khu gồm một số binh đoàn, binh đội trực thuộc quân khu, các đơn vị bộ đội địa phương và dân quân tự vệ trực thuộc tỉnh, thành phố trong địa bàn quân khu v.v...

* Bộ Quốc phòng: gồm các quân khu, quân chủng, bộ đội biên phòng, binh chủng, học viện, nhà trường và các cơ quan của Bộ Quốc phòng, do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chỉ huy.

Về bộ binh, thành phần tổ chức cơ bản nhất của Quân đội Nhân dân Việt Nam là tổ chiến đấu gồm 3 người, thường được gọi là tổ "tam tam".

Các cấp sau được tổ chức theo nguyên tắc "tam tam chế".

Tiểu đội có 3 cấp cơ bản là 7, 9 và 12 người. Phổ biến nhất là 9 người chia thành 3 tổ chiến đấu. Vũ khí có thể là 1 B-40/41, 1 M-79, 1 trung liên RPD/RPK hoặc đại liên cá nhân PK (hiếm), còn lại là AK.

Trung đội gồm 3 tiểu đội và trung đội bộ, quân số từ 20-36 người.

Đại đội gồm :
- 3 trung đội bộ binh.
- Đại đội bộ gồm chỉ huy đại đội + một số trinh sát, liên lạc, thông tin.
Quân số đại đội khoảng 80-120 người.

Tiểu đoàn gồm :
- Tiểu đoàn bộ, tương đương 1 trung đội gồm chỉ huy tiểu đoàn, bộ phận vệ binh, trinh sát, công binh, thông tin.
- 3 đại đội bộ binh.
- 1 đại đội hoả lực, thường bao gồm các trung đội : B-41, đại liên (K-53/63), cối (60mm và 82mm), chống tăng (ĐKZ 75/82mm), phòng không (DShk 12,7mm).
- Các trung đội công binh, thông tin, vận tải, quân y.
Quân số tiểu đoàn từ 300-500 người.

Trung đoàn gồm :
- Trung đoàn bộ, gồm chỉ huy trung đoàn, bộ phận vệ binh, trinh sát, công binh, thông tin.
- 3 tiểu đoàn bộ binh.
- 3 đại đội hoả lực : cối (82mm), chống tăng (ĐKZ 75/82mm), phòng không (DShk 12,7mm).
- Các đại đội công binh, thông tin, vận tải, quân y.
Quân số trung đoàn từ 1.500-3.000 người.

Lữ đoàn gồm :
- Lữ đoàn bộ.
- 4 tiểu đoàn bộ binh.
- 1 tiểu đoàn pháo binh.
- 1 tiểu đoàn phòng không.
- Các đại đội công binh, thông tin, vận tải, trinh sát...
Quân số lữ đoàn khoảng 3.500 người.
Lữ đoàn có thể coi là sư đoàn rút gọn, được biên chế đầy đủ các thành phần binh chủng để đảm bảo khả năng tác chiến độc lập.

Sư đoàn bộ binh gồm :
- Sư đoàn bộ.
- 3 trung đoàn bộ binh.
- 1 trung đoàn pháo binh và 1 tiểu đoàn phòng không (37mm). Trung đoàn pháo này thường gồm các tiểu đoàn lựu pháo (105 hoặc 122mm), pháo nòng dài (76,2 hoặc 85mm), cối nặng (120 hoặc 160mm).
- Các tiểu đoàn công binh, thông tin, vận tải...
- Các đại đội đặc công, trinh sát, quân y, phòng hoá...
Trong một số trường hợp, sư đoàn còn được biên chế thêm 1 tiểu đoàn xe tăng hoặc pháo tự hành.

Sư đoàn bộ binh cơ giới gồm :
- Sư đoàn bộ.
- 3 trung đoàn bộ binh cơ giới.
- 1 trung đoàn pháo binh và các tiểu đoàn pháo chống tăng, pháo phản lực.
- 1 trung đoàn phòng không.
- 1 tiểu đoàn xe tăng.
- Các tiểu đoàn trinh sát, công binh, quân y, vận tải, sửa chữa.
- Các đại đội vệ binh, phòng hoá.

Quân số sư đoàn nói chung từ 8.000-10.000 người.

Quân đoàn, là cấp lớn nhất trong biên chế QĐNDVN, bao gồm :
- Quân đoàn bộ.
- 3-5 sư đoàn bộ binh.
- 1 lữ đoàn xe tăng thiết giáp.
- 1 lữ đoàn pháo binh : pháo tầm xa 122, 130, 155mm, pháo phản lực H-12, BM-13/14/21...
- 1 lữ đoàn phòng không : cao xạ 37mm, 57mm.
- 1 lữ đoàn công binh.
- 1 trung đoàn thông tin.
- Các đơn vị khác như đặc công, trinh sát, phòng hoá, vận tải....
Quân số quân đoàn khoảng từ 30.000-50.000 người.

Biên chế cụ thể các Quân đoàn bộ binh và Quân khu của Quân đội Nhân dân Việt Nam như sau:

Quân đoàn 1 – Binh đoàn Quyết thắng:
Sư đoàn bộ binh cơ giới 308 – Sư đoàn Quân tiên phong: e36bb – Trung đoàn Bắc Bắc, e88bb – trung đoàn Tu Vũ, e102bb – Trung đoàn Thủ đô.
Sư đoàn bộ binh 312 – Sư đoàn Chiến thắng: e141bb (đơn vị Ba Vì), e165bb (đơn vị Thành đồng biên giới), e209bb (đơn vị sông Lô)
Sư đoàn bộ binh khung thường trực (KTT) 390: e3bb, e4bb, e5bb
Lữ đoàn pháo binh 368 – Đoàn pháo binh B68
Lữ đoàn phòng không 241 – Đoàn phòng không H41
Trung đoàn xe tăng 202 – Đơn vị xe tăng H02
Trung đoàn công binh 299 – Đơn vị công binh H99
Trung đoàn thông tin 240

Quân đoàn 2 – Binh đoàn Hương Giang
Sư đoàn bộ binh cơ giới 304 – Sư đoàn Vinh quang: e9bb – Trung đoàn Ninh Bình, e24bb, e66bb – Trung đoàn Đông Sơn, e68pb
Sư đoàn bộ binh khung thường trực (KTT) 306: e111bb, e421bb, e422bb
Sư đoàn bộ binh 325 – Đoàn Bình Trị Thiên: e18bb, e95bb, e101bb
Lữ đoàn 164 pháo binh – Đoàn pháo binh Bến Hải
Lữ đoàn phòng không 673
Trung đoàn xe tăng 203
Trung đoàn công binh 219
Tiểu đoàn 1 trinh sát
Tiểu đoàn 46 vệ binh
Tiểu đoàn 32 ô tô vận tải (thuộc Cục hậu cần Quân đoàn)
Tiểu đoàn 5 hóa học (thuộc Bộ tham mưu Quân đoàn)
Trung đoàn thông tin 463
Tiểu đoàn sửa chữa 51 (thuộc Cục kỹ thuật Quân đoàn)
Viện Quân y 43
Trường Quân sự của Quân đoàn.

Quân đoàn 3 – Binh đoàn Tây nguyên
Sư đoàn bộ binh 10 – Sư đoàn Đắc Tô: e66 (trung đoàn Playme), e 24 (Trung đoàn Trung dũng), e28bb
Sư đoàn bộ binh cơ giới 320 – Sư đoàn Đồng bằng: e48bb, e52bb, e64bb
Lữ đoàn 40 pháo binh
Lữ đoàn phòng không 234 – Đoàn phòng không H34
Trung đoàn xe tăng 273 – Đơn vị xe tăng Sơn Lâm
Trung đoàn công binh 7 - Đơn vị công binh 7
Trung đoàn thông tin 29
Viện Quân y 211
Trường Quân sự của Quân đoàn

Quân đoàn 4 – Binh đoàn Cửu Long
Sư đoàn bộ binh 7 – Đoàn bộ binh 7
Sư đoàn bộ binh 9 – Đoàn bộ binh 9
Sư đoàn bộ binh 309 – Đoàn bộ binh 309
Lữ đoàn phòng không 71 – Đoàn phòng không 71
Lữ đoàn pháo binh 24 – Đoàn pháo binh H4
Trung đoàn xe tăng 22 – Đơn vị xe tăng H2
Trung đoàn 550 công binh – Đơn vị công binh N50
Trung đoàn thông tin 29
Trường Quân sự của Quân đoàn

Bộ tư lệnh Thủ đô Hà Nội
Cục chính trị
Bộ Tham mưu
Cục Hậu cần
Cục Kỹ thuật
Văn phòng Bộ tư lệnh
Sư đoàn bộ binh 301
Trung đoàn Pháo binh 452 KTT
Trung đoàn Tăng- Thiết giáp 47
Tiểu đoàn Thông tin 610

Quân khu 1:

Sư đoàn bộ binh 3 – Sư đoàn Sao Vàng: e2bb – Trung đoàn An Lão, e12bb – Trung đoàn Tây Sơn, e148bb, d20 pháo binh, d19 vận tải.
Sư đoàn 338 - Đoàn kinh tế quốc phòng B38: e196bb
Sư đoàn 399 - Đoàn kinh tế quốc phòng B99:
Sư đoàn bộ binh 346 – Đoàn bộ binh B46: e246bb,
Lữ đoàn pháo binh 382 – Đoàn pháo binh B82
Lữ đoàn phòng không 210 – Đoàn phòng không H10
Lữ đoàn công binh 575 – Đoàn công binh N75
Trung đoàn xe tăng 409 – Đơn vị xe tăng B09
Trung đoàn thông tin 601 – Đơn vị S01
Trung đoàn vận tải 651 – Đơn vị vận tải S51
Kho K22 thuộc Cụm kho CK21 (Cục Kỹ thuật)
Trường Quân sự Quân khu 1


Quân khu 2:
Sư đoàn bộ binh 316: e98bb, e148, e174bb
Sư đoàn 313 - Đoàn kinh tế quốc phòng B13
Sư đoàn 314 - Đoàn kinh tế quốc phòng B14
Sư đoàn 326 - Đoàn kinh tế quốc phòng B26
Sư đoàn 345 – Đoàn kinh tế quốc phòng B45
Sư đoàn 379 – Đoàn kinh tế quốc phòng B79
Lữ đoàn phòng không 297 – Đoàn phòng không H97
Lữ đoàn công binh 543 – Đoàn công binh N43
Trung đoàn bộ binh 82
Trung đoàn xe tăng 406 – Đơn vị xe tăng B06
Trung đoàn thông tin 604 – Đơn vị thông tin S04
Trung đoàn vận tải 652 – Đơn vị vận tải S52
Viện quân y 6.
Kho K814 (Cục Kỹ thuật)
Trường Quân sự Quân khu 2
Xưởng X78 (Cục kỹ thuật, Quân khu 2)

Quân khu 3
:
Sư đoàn 327 (đoàn kinh tế quốc phòng)
Sư đoàn 350 (tại Ninh Bình)
Sư đoàn 395 (tại Quảng Yên - Quảng Ninh)
Lữ đoàn 214 (Hải Dương)
Lữ đoàn 454 (Quảng Ninh)
Lữ đoàn 513 (Hải Dương)
Trung đoàn 405 (Quảng Ninh)
Trung đoàn 582 (Ninh Bình)
Trung đoàn 603 (Hải Phòng)
Đoàn H73 (tại Hải An - Hải Phòng)
Đoàn H42 (tại Vân Đồn - Quảng Ninh)
Bệnh viện quân y 7 (thuộc Cục Hậu cần - Hải Dương)
Bệnh viện quân y 5 (thuộc Cục Hậu cần - Ninh Bình )
Trường quân sự Quân khu (tại Chí Linh - Hải Dương)
Tổng Công ty 319 (tại Long Biên - Hà Nội)
Công ty 389 (tại Kiến An - Hải Phòng)

Quân khu 4:
Sư đoàn 324 – Đoàn Ngự Bình: e1bb, e3bb, e335bb, d24 quân y, d25 vận tải, (Nghệ An, Thanh Hóa)
Sư đoàn 341 – Sư đoàn Sông Lam
Sư đoàn 968 – Đoàn bộ binh C68: e19bb, e176bb
Sư đoàn 337 – Đoàn kinh tế quốc phòng B37
Lữ đoàn phòng không 283 – Đoàn phòng không H83
Lữ đoàn pháo binh 16 – Đoàn Pháo binh Thuận An
Lữ đoàn công binh 414 – Đoàn công binh Hải Vân
Trung đoàn xe tăng 206 – Đơn vị xe tăng H06
Trung đoàn thông tin 80
Trung đoàn vận tải 654 – Đơn vị vận tải S54
Tiểu đoàn đặc công 41 – Phân đội đặc công B1
Tiểu đoàn trinh sát 12 – Phân đội trinh sát 12
Viện quân y 104

Quân khu 5
Sư đoàn bộ binh 2 – Đoàn bộ binh H: e1 (trung đoàn Ba Gia), e38
Sư đoàn bộ binh 305 – Đoàn bộ binh B05:
Sư đoàn bộ binh 315 – Đoàn bộ binh B15: e143bb
Sư đoàn 92 – Đoàn kinh tế quốc phòng 92
Lữ đoàn pháo binh 572 – Đoàn pháo binh N72
Lữ đoàn phòng không 573 – Đoàn phòng không N73
Trung đoàn công binh 270 – Trung đoàn công binh H70
Trung đoàn công binh 280 – Trung đoàn công binh H80
Trung đoàn xe tăng 574 – Đơn vị xe tăng N74
Trung đoàn thông tin 575 – Đơn vị thông tin N75
Tiểu đoàn đặc công 409 – Liên đội đặc công B09
Tiểu đoàn phòng hóa 48 – Phân đội phòng hóa B8
Viện quân y 17

Quân khu 7
Sư đoàn bộ binh 5 – Đoàn bộ binh 5: e4bb, e5bb, e271bb, d24 pk, d25 cb
Sư đoàn bộ binh 302 – Đoàn bộ binh B02: e28bb
Sư đoàn bộ binh 317 – Đoàn bộ binh B17: e
Lữ đoàn pháo binh 75 – Đoàn pháo binh 75
Lữ đoàn phòng không 77 – Đoàn phòng không 77
Lữ đoàn công binh 25 – Đoàn công binh H5
Trung đoàn xe tăng 26 – Đơn vị xe tăng H6
Trung đoàn thông tin 23 – Đơn vị thông tin H3
Công ty Dệt may 7 (Cục Hậu cần Quân khu)


Quân khu 9
Sư đoàn bộ binh 4 – Đoàn bộ binh 4: e10bb
Sư đoàn bộ binh 8 – Đoàn bộ binh 8: e9
Sư đoàn bộ binh 330 – Đoàn bộ binh B30: e3bb, e20bb, e820bb,
Sư đoàn 959 – Đoàn kinh tế quốc phòng 959
Lữ đoàn pháo binh 6 – Đoàn pháo binh S
Lữ đoàn phòng không 226
Lữ đoàn công binh 25 – Đoàn công binh H5
Trung đoàn thông tin 29 – Đơn vị thông tin H9
Trung đoàn vận tải 659 – Đơn vị vận tải S59
Viện quân y 121


Kí hiệu trên bản đồ



Đối với tăng thiết giáp :
- Trung đội : 2-5 xe.
- Đại đội : 2-3 trung đội, 5-10 xe.
- Tiểu đoàn : 2-3 đại đội, 15-30 xe.
- Trung đoàn : 2-4 tiểu đoàn, 60-80 xe.
- Lữ đoàn : 3-5 tiểu đoàn, 80-100 xe.
Trong biên chế trung và lữ đoàn thường có ít nhất 1 tiểu đoàn xe bọc thép chở bộ binh.

Đối với pháo binh, phòng không, hoả lực :
- Khẩu đội : 1 khẩu.
- Trung đội : 2-3 khẩu.
- Đại đội : 2-3 trung đội, gồm 4-6 khẩu.
- Tiểu đoàn : 2-3 đại đội, gồm 8-12 khẩu.
- Trung đoàn : 2-3 tiểu đoàn, gồm 20-36 khẩu.
- Lữ đoàn : 3-5 tiểu đoàn, khoảng 40-50 khẩu.
- Sư đoàn : gồm một số trung đoàn cao xạ và/hoặc TLPK.

Riêng tiểu đoàn tên lửa phòng không có 6 dàn phóng.
Trung đoàn TLPK gồm 4-6 tiểu đoàn hoả lực và 1-2 tiểu đoàn đảm bảo kỹ thuật.
Lữ đoàn TLPK gồm 8 tiểu đoàn hoả lực, 2 tiểu đoàn kỹ thuật cùng các đơn vị thông tin, radar, sở chỉ huy tự động....

Có 1 điểm cần lưu ý, tiếng Anh có từ battery để chỉ 1 cụm súng/pháo/tên lửa gồm 6-9 khẩu, từ điển thông thường dịch thành "khẩu đội" là sai. Battery tương đương đại đội súng/pháo hoặc tiểu đoàn TLPK, khẩu đội thì chỉ duy nhất có 1 khẩu.

Đối với Không quân :
- Biên đội : 4-6 máy bay.
- Tiểu đoàn : 8-12 máy bay.
- Trung đoàn : 20-30 máy bay.
- Sư đoàn : gồm một số trung đoàn.

Sau năm 1975, biên chế KQNDVN được tổ chức lại, 1 trung đoàn KQ chiến đấu có 3 phi đội. Như vậy mỗi phi đội sẽ có khoảng 8-12 máy bay.

Biên chế cụ thể của các Sư đoàn Phòng không-Không quân như sau:

Sư đoàn không quân 370
Trung đoàn không quân 935 – Đoàn không quân Đồng Nai
Trung đoàn không quân 937 – Đoàn không quân Hậu Giang
Trung đoàn không quân 917 – Đoàn không quân Đồng Tháp

Sư đoàn không quân 371 – Đoàn không quân Thăng Long:
Trung đoàn không quân 921 – Đoàn không quân Sao Đỏ
Trung đoàn không quân 927 – Đoàn không quân Lam Sơn
Trung đoàn không quân 931 – Đoàn không quân C31
Trung đoàn không quân trực thăng 916 – Đoàn không quân Ba Vì

Sư đoàn không quân 372 – Đoàn không quân Hải Vân
Trung đoàn không quân 923 – Đoàn không quân Yên Thế
Trung đoàn không quân 929 – Đoàn không quân C29
Trung đoàn Trực thăng 930 - Đoàn không quân C30
Trung đoàn không quân vận tải 918 – Đoàn không quân C18

Trường Sĩ quan chỉ huy kỹ thuật không quân:
Trung đoàn không quân 910 (Đông Tác)
Trung đoàn không quân 920 (Nha Trang)
Trung đoàn không quân 940 (Phù Cát)

Sư đoàn phòng không 361 – Đoàn phòng không Hà Nội:
Trung đoàn pháo phòng không 218 – Đoàn phòng không H18
Trung đoàn pháo phòng không 280 – Đoàn phòng không Hồng Lĩnh
Trung đoàn tên lửa 236 – Đoàn tên lửa Sông Đà
Trung đoàn tên lửa 250 – Đoàn tên lửa Thăng Long
Trung đoàn tên lửa 257 – Đoàn tên lửa Cờ Đỏ
Trung đoàn tên lửa 64
Trung đoàn radar 293 – Đoàn radar Phù Đổng

Sư đoàn phòng không 363 – Đoàn phòng không Hải Phòng:
Trung đoàn pháo phòng không 240 – Đoàn phòng không H40
Trung đoàn tên lửa phòng không 213 – Đoàn tên lửa H13
Trung đoàn tên lửa phòng không 238 – Đoàn tên lửa H38
Trung đoàn tên lửa phòng không 285 – Đoàn tên lửa H85
Trung đoàn radar 295

Sư đoàn phòng không 365:
Trung đoàn pháo phòng không 228 – Đoàn phòng không H28
Trung đoàn tên lửa phòng không 253 – Đoàn tên lửa H53
Trung đoàn tên lửa phòng không 267 – Đoàn tên lửa H67
Trung đoàn tên lửa phòng không 284 – Đoàn tên lửa sông La
Trung đoàn radar 291

Sư đoàn phòng không 367 – Đoàn phòng không thành phố Hồ Chí Minh:
Trung đoàn pháo phòng không 214 – Đoàn phòng không H14
Trung đoàn pháo phòng không 230 – Đoàn phòng không Thống Nhất
Trung đoàn tên lửa phòng không 261 – Đoàn tên lửa Thành Loa
Trung đoàn tên lửa phòng không 263 – Đoàn tên lửa Quang Trung
Trung đoàn tên lửa phòng không 276 – Đoàn tên lửa H76
Trung đoàn tên lửa phòng không 93
Trung đoàn radar 294

Sư đoàn phòng không 375:
Trung đoàn pháo phòng không 224 – Đoàn phòng không H24
Trung đoàn tên lửa phòng không 275 – Đoàn tên lửa H75
Trung đoàn tên lửa phòng không 282 – Đoàn tên lửa H82
Trung đoàn radar 290

Sư đoàn phòng không 377:
Trung đoàn pháo phòng không 591 – Đoàn phòng không N91
Trung đoàn tên lửa phòng không 274 – Đoàn tên lửa H74
Trung đoàn radar 292 – Đoàn radar Tô Hiệu

Về Hải quân em không được rõ chi tiết, mới chỉ biết cấp nhỏ nhất của lực lượng tàu mặt nước là Biên đội với 3 tàu, em đang hỏi ông anh bên Hải quân, mong các bác giúp đỡ bổ sung phần này.

Em mới chỉ biết đến đơn vị Vùng Hải quân là tổ chức liên binh đoàn chiến dịch-chiến thuật của hải quân, phân chia theo lãnh thổ, gồm các binh đoàn, binh đội tàu mặt nước, Không quân Hải quân, Hải quân đánh bộ, bộ đội phòng thủ đảo, pháo binh bờ biển và các đơn vị bảo đảm tác chiến (ra đa, thông tin, kỹ thuật, hậu cần...). Ngày 26 tháng 10 năm 1975, Bộ Quốc phòng ra Quyết định số 141/QĐ-QP thành lập 5 vùng duyên hải thuộc Bộ Tư lệnh hải quân và quy đinh phạm vi quản lý của 5 vùng. Đến năm 1978 giải thể vùng 2 và đổi tên vùng duyên hải thành vùng hải quân.

  • Bộ tư lệnh Vùng 1 (hoặc Bộ tư lệnh vùng A): Vịnh Bắc Bộ.quản lý vùng biển từ Quảng Ninh đến Hà Tĩnh và các đảo trong Vịnh Bắc Bộ, bao gồm các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh. Trụ sở Bộ chỉ huy: Hải Phòng

  • Bộ tư lệnh vùng 3 (hoặc Bộ tư lệnh vùng C) quản lý cả đoạn giữa miền Trung, từ Quảng Bình đến Bình Định gồm các tỉnh là Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định gồm các đảo Cồn Cỏ, Lý Sơn... Trụ sở Bộ chỉ huy: Đà Nẵng.

  • Bộ tư lệnh Vùng 4 (hoặc Bộ tư lệnh vùng D): Vùng 4 quản lý Quần đảo Trường Sa, đảo Phú Quý và vùng biển phía nam miền Trung, từ Phú Yên đến Bắc Bình Thuận gồm các tỉnh: Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và phía Bắc của Bình Thuận. Trụ sở Bộ chỉ huy: quân cảng Cam Ranh (Khánh Hòa).

  • Bộ tư lệnh Vùng 2 (hoặc Bộ tư lệnh vùng B). quản lý, bảo vệ chủ quyền vùng biển từ Nam Bình Thuận đến Bạc Liêu và thềm lục địa phía Nam , trong đó có khu vực trọng điểm là vùng biển có các cụm kinh tế - khoa học - dịch vụ (gọi tắt là DK1) thuộc thềm lục địa phía Nam, gồm có các tỉnh: phía Nam của Bình Thuận, Bà Rịa-Vũng Tàu, Thành phố Hồ Chí Minh, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, và vùng biển phía Đông Nam của tỉnh Cà Mau (bao gồm cả nhà giàn DK1/10 ở bãi ngầm Cà Mau). Trụ sở Bộ chỉ huy: Nhơn Trạch (Đồng Nai).

  • Bộ tư lệnh Vùng 5 (hoặc Bộ tư lệnh vùng E): Vùng 5 quản lý vùng biển Nam biển Đông và vịnh Thái Lan thuộc vùng biển hai tỉnh Cà Mau (biển phía Tây Nam của Cà Mau) và Kiên Giang. Trụ sở Bộ chỉ huy : đảo Phú Quốc ( Kiên Giang )
Ngày 3/7, Bộ Quốc phòng bàn giao Lữ đoàn Không quân 954 từ Quân chủng Phòng không Không quân về Quân chủng Hải quân


Trong chiến đấu đôi khi có những đơn vị lâm thời được thành lập bằng cách ghép các đơn vị nhỏ lại, thường được gọi đơn giản là "đoàn". Tuỳ theo tình hình mà "đoàn" này có thể tương đương trung, lữ, sư hoặc thậm chí cả quân đoàn. Cá biệt, 1 "đoàn" rất nổi tiếng là 559 thì quy mô của nó tương đương với cả 1 quân khu. Đây cũng là một trong những cách tổ chức khiến quân đối phương đau đầu nhất vì không biết mình đang chiến đấu với lực lượng có quy mô như thế nào.
 
Chỉnh sửa cuối:

Estonque

Xe điện
Biển số
OF-27090
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
3,189
Động cơ
517,108 Mã lực
Nơi ở
Nhà BVC
2, Bộ Quốc phòng

Bộ Quốc phòng Việt Nam
là cơ quan quản lý và điều hành Quân đội Nhân dân Việt nam, thực hiện nhiệm vụ chiến đấu chống giặc ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc, phòng thủ quốc gia. Bộ Quốc phòng đặt dưới sự lãnh đạo của Đa?ng Cộng sản Việt Nam. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chỉ huy, điều hành quân đội đồng thời là Ủy viên Hội đồng Quốc phòng và An ninh quốc gia, Phó Bí thư Đa?ng ủy Quân sự Trung ương (Việt Nam). Giúp việc cho Bộ trưởng có các Thứ trưởng, Bộ Tổng Tham mưu, 5 Tổng cục, Bộ Tư lệnh Thủ đô và 7 Quân khu, 3 quân chủng, 6 binh chủng, 4 quân đoàn và một số cơ quan chức năng trực thuộc

Lãnh đạo

Bộ trưởng: Đại tướng Phùng Quang Thanh

Thứ trưởng:

  • Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ

  • Thượng tướng Nguyễn Thành Cung

  • Thượng tướng Trương Quang Khánh

  • Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh

  • Thượng tướng Lê Hữu Đức

  • Đô đốc Nguyễn Văn Hiến
Các tổng cục của Bộ Quốc phòng Việt Nam

  • Bộ Tổng Tham mưu

  • Tổng cục Chính trị

  • Tổng cục Kỹ thuật

  • Tổng Cục Tình báo (Tổng Cục 2)

  • Tổng cục Hậu cần

  • Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng
Các binh chủng

  • 1- Binh chủng Pháo binh
Trụ sở Bộ tư lệnh: Phố Đội Cấn, quận Ba Đình, Hà Nội.
Tư lệnh: Thiếu tướng Đỗ Tất Chuẩn
Chính ủy: Thiếu tướng Nguyễn Thanh Ngụ

  • 2- Binh chủng Hóa học
Trụ sở Bộ tư lệnh: phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Tư lệnh: Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tùng
Chính ủy: Thiếu tướng Phạm Đức Thọ

  • 3- Binh chủng Công binh
Trụ sở Bộ tư lệnh: phố 459 Đội Cấn, quận Ba Đình, Hà Nội.
Tư lệnh: Thiếu tướng Trần Hồng Minh
Chính ủy: Thiếu tướng Trần Xuân Mạnh

  • 4- Binh chủng Tăng-Thiết giáp
Trụ sở Bộ tư lệnh: đường Hoàng Quốc việt, Cầu Giấy, Hà Nội.
Tư lệnh: Thiếu tướng Nguyễn Khắc Nam
Chính ủy: Thiếu tướng Vũ Mạnh Trí

  • 5- Binh chủng Thông tin liên lạc
Trụ sở Bộ tư lệnh: phố Giang Văn Minh, quận Ba Đình, Hà Nội.
Tư lệnh: Thiếu tướng Vũ Anh Văn
Chính ủy: Thiếu tướng Ngô Kim Đồng

  • 6- Binh chủng Đặc công
Trụ sở Bộ tư lệnh: huyện Thanh Trì, Hà Nội.
Tư lệnh: Thiếu tướng Đỗ Thanh Bình
Chính ủy: Đại tá Lê Thanh Hà

Các quân đoàn

  • 1- Quân đoàn 1 (Binh đoàn Quyết Thắng)
Trụ sở Bộ tư lệnh: Thị xã Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình.
Tư lệnh: Thiếu tướng Trần Việt Khoa
Chính ủy: Thiếu tướng Lương Đình Hồng

  • 2- Quân đoàn 2 (Binh đoàn Hương Giang)
Trụ sở Bộ tư lệnh: Thị trấn Vôi, Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang.
Tư lệnh: Đại tá Nguyễn Văn Nghĩa
Chính ủy: Thiếu tướng Hà Tuấn Vũ

  • 3- Quân đoàn 3 (Binh đoàn Tây Nguyên)
Trụ sở Bộ tư lệnh: Phường Thắng Lợi, Thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai.
Tư lệnh: Đại tá Vũ Văn Sỹ
Chính ủy: Thiếu tướng Nguyễn Duy Quyền

  • 4- Quân đoàn 4 (Binh đoàn Cửu Long)
Trụ sở Bộ tư lệnh: Khu công nghiệp Sóng Thần, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương.
Tư lệnh: Thiếu tướng Võ Trọng Hệ
Chính ủy: Thiếu tướng Hoàng Văn Nghĩa

Các quân chủng và lực lượng tương đương Quân chủng
  • Quân chủng Phòng Không - Không Quân
  • Quân chủng Hải Quân
  • Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng
  • Cục Cảnh sát biển Việt Nam
Bộ tư lệnh Thủ đô và các quân khu.
Học viện, trường đại học, trường sĩ quan trực thuộc Bộ.
Văn phòng Bộ và các cơ quan, đơn vị khác trực thuộc Bộ Quốc phòng.
 
Chỉnh sửa cuối:

MiTa

Xe cút kít
Biển số
OF-30644
Ngày cấp bằng
5/3/09
Số km
15,994
Động cơ
678,653 Mã lực
2, Kí hiệu Biển số xe quân đội

- Bắt đầu bằng chữ Q-là Quân chủng. Ví dụ: QH-là quân chủng Hải quân;
- Bắt đầu bằng chữ K-là Quân khu. Ví dụ; KA-là quân khu 1, KB-là quân khu 2; KC- là quân khu 3; KH-là quân khu 7,.....
- Bắt đầu bằng chữ H-là Học viện. Ví dụ; HA-là học viện QP
- Bắt đầu bằng chữ B-là Binh chủng. Ví dụ: BT-là binh chủng thông tin liên lạc
- Bắt đầu bằng chữ T-là Tổng cục. Ví dụ: TM- là Bộ TTM, TH-là tổng cục Hậu cần
- Bắt đầu bằng chữ A-là Quân đoàn. Ví dụ: AA-là quân đoàn 1
- Bắt đầu bằng chữ P-là Cục. Ví dụ: PA-là Cục Đối ngoại.

Cụ thể:
AT: Binh đoàn 12
AA: Quân đoàn 1 – Binh đoàn Quyết thắng
AB: Quân đoàn 2 – Binh đoàn Hương Giang
AC: Quân đoàn 3 – Binh đoàn Tây Nguyên
AD: Quân Đoàn 4 – Binh đoàn Cửu Long
BB: Binh chủng Tăng thiết giáp
BC: Binh chủng Công Binh
BH: Binh chủng Hoá học
BK: Binh chủng Đặc công
BL: Bộ tư lệnh Lăng
BP: Binh chủng Pháo binh
BT: Binh chủng Thông tin liên lạc
HA: Học viện Quốc phòng
HB: Học viện lục quân
HD: Học viện Kỹ thuật quân sự
HE: Học viện Hậu cần
HH: Học viện quân y
KA: Quân khu 1
KB: Quân khu 2
KC: Quân khu 3
KD: Quân khu 4
KV: Quân khu 5
KP: Quân khu 7
KK: Quân khu 9
KT: Bộ tư lệnh Thủ đô Hà Nội
QH: Quân chủng hải quân
QA: Quân chủng Phòng không-Không quân
QB: Bộ tư lệnh Biên phòng
PA: Cục Đối ngoại Bộ Quốc phòng
PQ: Viện Kỹ thuật Quân sự (Trung tâm Khoa học và Kỹ thuật Quân sự)
TC: Tổng cục Chính trị
TH: Tổng cục Hậu cần
TK: Tổng cục Công nghiệp quốc phòng
TT: Tổng cục Kỹ thuật
TM: Bộ Tổng tham mưu
TH 90/91: Tổng công ty Thành An (Bộ QP) – Binh đoàn 11
VT: Viettel
80KT: Quân đội làm kinh tế
Em vuốt công lao của Bác rồi đấy nhé.
Trước đây là cái xanh xanh, bây giờ là cái đỏ đỏ rồi ah. Nhà em mà, hi hi.:)
 

Estonque

Xe điện
Biển số
OF-27090
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
3,189
Động cơ
517,108 Mã lực
Nơi ở
Nhà BVC
2.1 - Các tổng cục thuộc Bộ Quốc phòng

1.Bộ Tổng Tham mưu Quân đội Nhân dân Việt Nam là cơ quan đầu ngành tham mưu của Bộ Quốc Phòng, đứng đầu là Tổng Tham mưu trưởng. Kể từ năm 1978, Tổng Tham mưu trưởng kiêm nhiệm luôn chức Thứ trưởng Quốc phòng.

Lãnh đạo

Thứ trưởng Bộ Quốc phòng kiêm Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt nam: Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ

Các Phó Tổng tham mưu trưởng:

  • Thượng tướng Phạm Xuân Hùng - Ủy viên Ban Chấp Hành Trung ương Đa?ng Cộng sản Việt Nam

  • Trung tướng Nguyễn Quốc Khánh

  • Trung tướng Bế Xuân Trường

  • Trung tướng Phạm Ngọc Minh

  • Trung tướng Võ Văn Tuấn

  • Trung tướng Lê Chiêm
Cơ cấu tổ chức

  • Văn phòng Bộ Tổng tham mưu (12/09/1945)

  • Cục Tác chiến (07/09/1945)

  • Cục Bản đồ (25/09/1945)

  • Cục Quân lực (08/09/1945)

  • Cục Nhà trường (14/10/1955)

  • Cục Bản đồ (25/09/1945)

  • Cục Quân huấn (25/03/1946)

  • Cục Hậu cần

  • Cục Tài chính (25/03/1946)

  • Đoàn An điều dưỡng 299 Hồ Tây – Cục Hậu cần – BTTM (19/11/1979)

  • Lữ đoàn 144 (30/10/1951)

  • Xí nghiệp X55 – Cục Quân huấn – BTTM (15/11/1969)

  • Trung tâm TDTT Quân đội - Đoàn Thể Công – Cục Quân huấn – BTTM (23/09/1954)

  • Công ty 789 (19/07/1989)

  • Viện Lịch sử quân sự Việt Nam (28/05/1981)

  • Nhà máy In (31/07/1974)

  • Công ty Trắc địa bản đồ (09/01/1990)

  • Viện Chiến lược quân sự (11/01/1990)

  • Nhà khách Bộ Quốc phòng (T66) – Cục Hậu cần – BTTM (25/04/1950)

  • Viện Khoa học và Công nghệ Quân sự tiền thân là Viện Kỹ thuật quân sự (12/10/1960)

  • Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (01/04/1951)

  • Trung tâm Đào tạo Nghiệp vụ Địa hình Quân sự - Cục Bản đồ (22/03/1979)

2. Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam trực thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam, là Cơ quan đảm nhiệm công tác đảng, công tác chính trị trong quân đội dưới sự lãnh đạo của Quân uỷ Trung ương. Các Ban tổ chức, tuyên giáo, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương giúp Trung ương hướng dẫn và kiểm tra công tác chính trị và công tác xây dựng Đa?ng trong quân đội. Tổng cục được thành lập ngày 11 tháng 7 năm 1950 từ Cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Lãnh đạo

Chủ nhiệm Tổng cục: Thượng tướng Ngô Xuân Lịch, Bí thư Trung ương Đa?ng khóa XI.( từ 22/2/2011)

Các Phó Chủ nhiệm Tổng cục:

  • Trung tướng Lương Cường
  • Trung tướng Mai Quang Phấn
  • Trung tướng Phương Minh Hòa
  • Trung tướng Nguyễn Trọng Nghĩa
Cơ cấu tổ chức

  • Văn phòng Tổng cục Chính trị

  • Cục Chính trị

  • Cục hậu cần kỹ thuật

  • Cục Tổ chức.

  • Cục Cán bộ.

  • Cục Tuyên huấn.

  • Cục Bảo vệ an ninh quân đội.

  • Cục Dân vận và tuyên truyền đặc biệt

  • Cục Chính sách.

  • Ban Công đoàn quốc phòng;

  • Ban Thanh niên quân đội;

  • Ban Phụ nữ quân đội.

  • Trường Đại học Văn hóa - Nghệ thuật quân đội

  • Nhà xuất bản Quân đội nhân dân

  • Bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam

  • Tạp chí Quốc phòng toàn dân

  • Ban Chỉ đạo Trung ương 6

  • Trung tâm Quản lý Học viên và Bồi dưỡng Cán bộ.

  • Báo Quân đội nhân dân
3. Tổng cục 2, Bộ Quốc phòng Việt Nam tức Tổng cục Tình báo quốc phòng được thành lập trên cơ sở Cục Tình/Quân báo (Cục 2), Bộ Quốc phòng năm 1995 và hoạt động theo Pháp lệnh tình báo do Chủ tịch Quốc hội Nông Đức Mạnh ký ngày 14 tháng 12 năm 1996 và nghị định 96/CP do Thủ tướng Võ Văn Kiệt kí ngày 11 tháng 9 năm 1997.

Lãnh đạo
Cơ cấu tổ chức

  • Cơ quan Tổng cục

  • Ủy ban Tham mưu - Cục vận.

  • Cục Chính trị - Tuyên huấn

  • Cục Kỹ thuật

  • Các Cục: 11, 12, 15, 16, 25, 71, 72, 80.

  • Viện Cơ cấu chiến lược

  • Đoàn Trinh sát - Đặc nhiệm: K3

  • Tạp chí Kiến thức Quốc phòng hiện đại

  • Học viện Khoa học Quân sự

  • Trường Trung cấp Trinh sát

  • Công ty ứng dụng kĩ thuật công nghệ cao (HITABA-COM)

  • Tổng công ty Hatuco - Ngọc Vinh

  • Tổng công ty SECOTEX-PAdes1.1.8

  • Liên hợp điện lực Bộ Quốc phòng

  • Bảo tàng Tổng cục II - Bộ Quốc phòng
4. Tổng cục Hậu cần trực thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam, là Cơ quan đầu ngành Hậu cần quân đội có chức năng đảm bảo hậu cần cho Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Lãnh đạo

  • Chủ nhiệm Tổng cục: Trung tướng Dương Văn Rã
  • Chính ủy: Trung tướng Lê Văn Hoàng
  • Phó chủ nhiệm:
    • Thiếu tướng Ngô Thành Như
    • Thiếu tướng Đỗ Năng Tĩnh
    • Thiếu tướng Phan Bá Dân
Cơ cấu tổ chức

  • Bộ Tham mưu

  • Văn phòng Tổng cục

  • Cục Quân nhu

  • Cục Xăng dầu:

  • Cục Doanh trại

  • Cục Chính trị

  • Cục Vận tải

  • Các công ty:
    • Tổng Công Ty 28: Tổng Giám đốc Đại tá Đậu Quang Lành;
    • Công ty cổ phần X20:Tổng Giám đốc: Đại tá Nguyễn Đức Côn;
    • Công ty cổ phần x26: Tổng giám đốc Nguyễn Mạnh Hà;
    • Công ty cổ phần 22:Tổng Giám đốc.... ;
    • Công ty cổ phần 32:Tổng giám đốc Đại tá Vũ Văn Tạo;
    • Công ty Cổ phần Dược và Trang thiết bị y tế Quân đội (Cty CP Armephaco)
    • Trường Trung cấp nghề số 18
    • Tổng Công ty Xăng dầu Quân đội
5. Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng là cơ quan trực thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam, có chức năng tổ chức, quản lý các cơ sở CNQP nòng cốt, bao gồm các viện nghiên cứu thiết kế, công nghệ vũ khí, các nhà máy, các liên hiệp xí nghiệp chế tạo vũ khí, trang bị và các phương tiện kỹ thuật quân sự, đảm bảo cho Quân đội Nhân dân Việt Nam chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.

Lãnh đạo

  • Chủ nhiệm Trung tướng Nguyễn Đức Lâm
  • Chính ủy: Trung tướng Khuất Việt Dũng
  • Phó chủ nhiệm:
    • Thiếu tướng Nguyễn Đức Hải
    • Thiếu tướng Đoàn Hùng Minh
    • Thiếu tướng Ngô Văn Giao
Cơ cấu tổ chức

  • Bộ Tham mưu

  • Cục Chính trị

  • Cục Quản lý công nghệ

  • Cục Hậu cần

  • Văn phòng Tổng cục

  • Viện Thiết kế tàu quân sự:

  • Viện Thiết kế Vũ khí

  • Viện Thuốc phóng - Thuốc nổ

  • Viện Công nghệ

  • Xí Nghiệp In Tổng Cục Công Nghiệp Quốc Phòng

  • Trường Cao đẳng Công nghiệp Quốc phòng

  • Các kho vật tư K602, K612, K752

  • Công ty Cơ khí chính xác 11 (Z111)

  • Công ty Cơ khí - Hóa chất 13 (Z113)

  • Công ty Cơ khí - Hóa chất 14 (Z114)

  • Công ty Cơ điện - Hóa chất 15 (Z115)

  • Công ty Cơ khí chính xác 17 (Z117)

  • Công ty Hóa chất 21 (Z121)

  • Công ty Cơ khí chính xác 25 (Z125)

  • Công ty Cơ khí 27 (Z127)

  • Nhà máy Cơ khí chính xác 29 (Z129)

  • Công ty Cơ điện và Vật liệu nổ 31 (Z131)

  • Nhà máy Dụng cụ điện 43 (Z143)

  • Nhà máy Cao su 75 (Z175)

  • Công ty 76 (Z176)

  • Công ty Điện tử Sao Mai (Z181)

  • Công ty Cơ khí chính xác 83 (Z183)

  • Công ty Hóa chất 95 (Z195)

  • Công ty Quang điện - Điện tử 99 (Z199)

  • Xí nghiệp Liên hiệp Ba Son

  • Công ty Đóng tàu Hồng Hà (Z173)

  • Xí nghiệp Liên hiệp Sông Thu (Z124)

  • Công ty Đóng tàu 189 (Z189)

  • Công ty Vật tư Công nghiệp Quốc phòng

  • Công ty cổ phần Vật tư tổng hợp và Phân bón hóa sinh

  • Công ty Xây dựng và Lắp máy Tây Hồ
 
Chỉnh sửa cuối:

Estonque

Xe điện
Biển số
OF-27090
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
3,189
Động cơ
517,108 Mã lực
Nơi ở
Nhà BVC
[FONT=&quot]2.2 - Các quân chủng và lực lượng tương đương Quân chủng[/FONT]

1. Quân chủng Hải quân, Quân đội Nhân dân Việt Nam còn gọi là Hải quân Nhân dân Việt Nam, là một quân chủng thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam có nhiệm vụ tổ chức, chỉ huy, quản lý, xây dựng quân đội bảo vệ vùng biển và thềm lục địa Việt Nam. Cơ quan chỉ huy là Bộ Tư lệnh Hải quân.
Hải quân Nhân dân Việt Nam có các binh chủng tàu mặt nước, Hải quân đánh bộ, Tên lửa-Pháo bờ biển, Không quân Hải quân, tàu ngầm... nhưng không tổ chức bộ tư lệnh riêng.
Hải quân Nhân dân Việt Nam có các cấp đơn vị: hải đoàn, hải đội tàu, binh đoàn Hải quân đánh bộ, các binh đoàn bộ đội chuyên môn, các đơn vị bảo đảm phục vụ (ra đa, thông tin, kỹ thuật, hậu cần...).

Trụ sở Bộ Tư lệnh đặt tại thành phố Hải Phòng. Các lãnh đạo đương nhiệm:

  • Tư lệnh: Đô đốc Nguyễn Văn Hiến (Thứ trưởng Bộ Quốc phòng kiêm nhiệm)
  • Chính ủy, Chuẩn Đô đốc Đinh Gia Thật.
  • Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng: Chuẩn đô đốc Phạm Ngọc Minh.
  • Phó Tư lệnh: Chuẩn đô đốc Trần Đình Xuyên.
  • Phó Tư lệnh: Chuẩn đô đốc Nguyễn Viết Nhiên.
  • Phó Tư lệnh: Chuẩn đô đốc Nguyễn Văn Ninh.
  • Phó Tư lệnh: Chuẩn đô đốc Lê Minh Thành.
  • Phó Chính ủy: Chuẩn đô đốc Nguyễn Ngọc Tương.


2. Quân chủng Phòng không-Không quân là một trong ba quân chủng của Quân đội Nhân dân Việt Nam trực thuộc Bộ Quốc phòng, có nhiệm vụ chiến đấu bảo vệ vùng trời trên lãnh thổ Việt Nam.


Lãnh đạo

Cơ quan chỉ huy là Bộ Tư lệnh Phòng không-Không quân.
Tư lệnh: Trung tướng, Tiến sĩ Phương Minh Hòa
Chính ủy: Thiếu tướng Nguyễn Văn Thanh
Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng: Thiếu tướng Nguyễn Văn Thọ
Phó Chính ủy: Thiếu tướng Nguyễn Kim Cách
Phó Tư lệnh:

  • Thiếu tướng Vi Văn Liên

  • Thiếu tướng Trần Văn Thi

  • Thiếu tướng Lê Việt Hòe

  • Thiếu tướng Đỗ Minh Tuấn

  • Thiếu tướng Lê Huy Vịnh

  • Thiếu tướng Lý Minh Thành
Quân chủng Phòng không-Không quân Việt Nam về cơ bản phân chia 2 hai lực lượng chính là Phòng không và Không quân. Mỗi lực lượng chính có những nhánh chuyên môn kỹ thuật bao gồm:

Phòng không có các nhánh:

  • Lực lượng Tên lửa Phòng không
  • Lực lượng Pháo Phòng không
  • Lực lượng Ra-đa Phòng không
Không quân có các nhánh:

  • Lực lượng Không quân Tiêm kích
  • Lực lượng Không quân Tiêm kích-bom
  • Lực lượng Không quân vận tải
  • Lực lượng Không quân trinh sát
  • Lực lượng Nhảy dù
Các cơ quan và đơn vị trực thuộc

  • Cục Chính trị
    • Bảo tàng Không quân
    • Bảo tàng Phòng không.
  • Cục Hậu cần
  • Cục Kỹ thuật
  • Cục Phòng không Lục quân.
  • Học viện Phòng không - Không quân
  • Viện Kỹ thuật Phòng không- Không quân.
  • Trường Sĩ quan Không quân
  • Công ty Xây dựng Công trình Hàng không - ACC (Airport Construction Company)
  • Công ty Thiết kế và Tư vấn xây dựng công trình hàng không - ADCC (Aiport Design Construction Company)
  • Công ty sửa chữa máy bay A32
  • Công ty Sửa chữa máy bay A41
  • Công ty sửa chữa máy bay A42
  • Công ty thiết bị điện tử A45
3. Bộ đội Biên phòng Việt Nam là lực lượng vũ trang nhân dân của Đa?ng Cộng sản Việt Nam, của Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, là một thành phần của Quân đội Nhân dân Việt Nam, làm nòng cốt, chuyên trách quản lý, bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh, trật tự biên giới quốc gia trên đất liền, các hải đảo, vùng biển và tại các cửa khẩu theo phạm vi nhiệm vụ do pháp luật quy định và là một lực lượng thành viên trong khu vực phòng thủ tỉnh, huyện biên giới của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

Lãnh đạo



  • Tư lệnh: Trung tướng Võ Trọng Việt
  • Chính ủy: Thiếu tướng Phạm Huy Tập
  • Phó Chính ủy: Thiếu tướng Vũ Hiệp Bình
  • Phó Tư lệnh:

  • Thiếu tướng Trần Đình Dũng

  • Thiếu tướng Phạm Sóng Hồng

  • Thiếu tướng Hoàng Xuân Chiến

  • Thiếu tướng Nguyễn Cảnh Hiền


Hệ thống tổ chức

Hệ thống tổ chức của Bộ đội Biên phòng gồm 3 cấp: Cấp Bộ Tư lệnh (cấp Trung ương), cấp Bộ Chỉ huy tỉnh, thành; cấp Đồn Biên phòng.

Bộ tư lệnh

  • Cục Chính trị:

  • Cục Hậu cần.

  • Cục Kỹ thuật.

  • Cục Trinh sát.

  • Cục phòng chống tội phạm ma túy.

  • Cục Cửa khẩu

  • Văn phòng Bộ Tư lệnh.
Các đơn vị khác:

  • Học viện Biên phòng

  • Trường Trung học Biên phòng

  • Công ty Trường Thành

  • Công ty Sơn Hải

  • Trường nuôi dạy chó nghiệp vụ (Trường 24)

  • Trung đoàn thông tin 21
Bộ Chỉ huy Biên phòng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gồm 45 tỉnh thành có biên giới, bờ biển. Bộ Chỉ huy có các phòng chức năng như: chính trị, tham mưu, trinh sát, hậu cần; các đơn vị trực thuộc như: tiểu đoàn huấn luyện, đại đội cơ động, bệnh xá biên phòng tỉnh.

Đồn Biên phòng
. Đây là đơn vị cơ sở, gồm: Ban Chỉ huy đồn, các bộ phận trực thuộc như trung đội vũ trang, đội công tác biên phòng, đội trinh sát biên phòng. Đối với các đồn có cửa khẩu, đường tiểu ngạch qua biên giới thì có thêm trạm kiểm soát biên phòng.

Ngoài ra:

  • Hải đoàn Biên phòng là đơn vị chiến đấu cấp chiến thuật, cơ động chiến đấu trên vùng biển, trực thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng.
  • Hải đội Biên phòng là đơn vị chiến đấu cấp cơ sở trên vùng biển, trực thuộc Bộ chỉ huy Biên phòng tỉnh hoặc nằm trong biên chế hải đoàn biên phòng.
4. Cục Cảnh sát biển Việt Nam là lực lượng chuyên trách của Nhà nước thực hiện chức năng quản lý về an ninh, trật tự, an toàn và bảo đảm việc chấp hành pháp luật của Việt Nam và điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là thành viên trên các vùng biển và thềm lục địa của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Bộ Quốc phòng trực tiếp quản lý và điều hành hoạt động của Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam.

Lãnh đạo

  • Cục trưởng: Thiếu tướng Nguyễn Quang Đạm
  • Chính ủy: Thiếu tướng Nguyễn Văn Tương
  • Phó Cục trưởng: Đại tá Ngô Ngọc Thu, Đại tá Nguyễn Văn Sơn


Tổ chức, biên chế

Hệ thống tổ chức

  1. Cục Cảnh sát biển
  2. Đơn vị trực thuộc Cục Cảnh sát biển:
    • Các Vùng Cảnh sát biển. Các Vùng Cảnh sát biển được tổ chức tương ứng ở các Vùng Hải quân. Trong cơ cấu của Vùng Cảnh sát biển có các hải đoàn, hải đội và đội cảnh sát biển.
    • Hải đoàn Cảnh sát biển;
    • Cụm trinh sát số 1, 2;
    • Cụm đặc nhiệm phòng, chống tội phạm ma túy 1,2,3,4;
    • Trung tâm thông tin Cảnh sát biển;
    • Trung tâm huấn luyện Cảnh sát biển.
Vùng cảnh sát biển

Tổ chức, biên chế, trang bị cụ thể của các cơ quan, đơn vị Cảnh sát biển do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định.

  • Vùng Cảnh sát biển 1: Quản lý từ của sông Bắc Luân-Quảng Ninh đến đảo cồn cỏ tỉnh Quảng Trị, có trụ sở tại Hải Phòng.
  • Vùng Cảnh sát biển 2: Quản lý từ đảo Cồn Cỏ-Quảng Trị tới Cù lao xanh - Bình Định, có trụ sở tại tỉnh Quảng Nam
  • Vùng Cảnh sát biển 3: Quản lý từ Cù lao xanh - Bình Định tới bờ Bắc Cửa Định An - Trà vinh, có trụ sở tại Bà Rịa-Vũng Tàu
  • Vùng Cảnh sát biển 4: Quản lý từ bờ Bắc Cửa Định An - Trà Vinh tới Hà Tiên - Kiên Giang, có trụ sở tại Cà Mau
Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam là lực lượng chuyên trách của Nhà nước thực hiện chức năng quản lý về an ninh, trật tự, an toàn và bảo đảm việc chấp hành pháp luật của Việt Nam và điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên trên các vùng biển và thềm lục địa của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
 
Chỉnh sửa cuối:

Estonque

Xe điện
Biển số
OF-27090
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
3,189
Động cơ
517,108 Mã lực
Nơi ở
Nhà BVC
2.3 - Học viện, trường đại học, trường sĩ quan trực thuộc Bộ.
  • 1 - Học viện Quốc phòng Việt Nam, tức Học viện Quân sự cấp cao trực thuộc Chính phủ Việt Nam, thành lập năm 1976, là trung tâm đào tạo tướng lĩnh và sĩ quan chỉ huy cấp chiến dịch-chiến lược quân sự cho tất cả các quân chủng, binh chủng, quân khu, quân đoàn và các cơ quan đơn vị trong toàn quân.
Trụ sở chính: đường Hoàng Quốc Việt, Hà Nội
Giám đốc: Trung tướng Võ Tiến Trung, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đa?ng Cộng sản Việt Nam
Chính ủy: Trung tướng Đỗ Đức Tuệ.
  • 2 - Học viện Chính trị Quân sự (Học viện quân sự cấp trung).
    • Giám đốc: Trung tướng, Nguyễn Tiến Quốc (2010)
    • Cơ sở : Hà Đông, Hà Nội, thành lập năm 1951 với tên gọi ban đầu là Trường Chính trị Trung cấp, đào tạo sĩ quan chính trị cấp trung đoàn, sư đoàn (chính ủy)

  • 3 - Học viện Lục quân Đà Lạt (Học viện quân sự cấp trung), thành lập năm 1974, Đào tạo cán bộ sĩ quan Lục quân chiến thuật-chiến dịch cấp cấp trung đoàn-sư đoàn các chuyên ngành chỉ huy tham mưu Lục quân (tương ứng với các binh chủng thuộc quân chủng Lục quân).
Trụ sở chính: Đà Lạt.
Giám đốc: Trung tướng, phó giáo sư TS Nguyễn Đức Xê.
  • 4 - Học viện Kỹ thuật Quân sự (Học viện quân sự cấp trung, đại học trọng điểm quốc gia Việt Nam). Thành lập năm 1966.
Giám đốc: Trung tướng, Giáo sư, TSKH toán học Phạm Thế Long
Chính ủy: Thiếu tướng Vũ Văn Luận.
  • 5 - Học viện Quân y. Thành lập năm 1949.
Giám đốc: Trung tướng, GS.TS. Nguyễn Tiến Bình.
Chính ủy: Thiếu tướng Vũ Đăng Khiên
  • 6 - Học viện Hậu cần. Thành lập năm 1974 trên cơ sở trường sĩ quan Hậu cần (thành lập năm 1951).
Giám đốc: Đại tá, PGS TS Lưu Văn Miểu
Chính ủy: Thiếu tướng, TS Vũ Văn Đức.
  • Trụ sở chính: Ngọc Thụy, Long Biên, Hà Nội.
  • Cơ sở 2: Sơn Lộc, Sơn Tây, Hà Nội.

  • 7 - Trường Đại học Trần Quốc Tuấn (Tức Trường sĩ quan Lục quân 1): Thành lập năm 1945. Đào tạo sĩ quan Lục quân chiến thuật cấp phân đội (trung đội, đại đội, tiểu đoàn) trình độ cử nhân khoa học quân sự (đại học và cao đẳng) các chuyên ngành: Binh chủng hợp thành (Tham mưu Lục quân), Bộ binh, Bộ binh cơ giới, Hỏa khí (chỉ huy kỹ thuật vũ khí), Trinh sát Lục quân cho các cơ quan đơn vị quân khu, quân đoàn phía bắc Việt Nam.
Trụ sở chính: thị xã Sơn Tây, Hà Nội.
Hiệu trưởng: Trung tướng Trần Quốc Phú
Chính ủy: Thiếu tướng Trương Đình Quý.
  • 8 - Trường Đại học Nguyễn Huệ (Tức Trường sĩ quan Lục quân 2): Thành lập năm 1961. Đào tạo sĩ quan Lục quân chiến thuật cấp phân đội (trung đội, đại đội, tiểu đoàn) trình độ cử nhân khoa học quân sự (đại học và cao đẳng) các chuyên ngành: Binh chủng hợp thành (Tham mưu Lục quân), Bộ binh, Bộ binh cơ giới, Hỏa khí (chỉ huy kỹ thuật vũ khí), Trinh sát Lục quân cho các cơ quan đơn vị quân khu, quân đoàn phía nam Việt Nam.
Trụ sở chính: Long Thành, Đồng Nai.
Hiệu trưởng: Thiếu tướng Vũ Đức Hinh.
Chính ủy: Thiếu tướng Lê Thái Bê.
 

Estonque

Xe điện
Biển số
OF-27090
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
3,189
Động cơ
517,108 Mã lực
Nơi ở
Nhà BVC
2.4 - Văn phòng Bộ và các cơ quan, đơn vị khác trực thuộc Bộ Quốc phòng.

  • Bộ Tư lệnh bảo vệ lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh
Tư lệnh: Thiếu tướng Nguyễn Văn Cương.
Chính uỷ: Thiếu tướng Đặng Nam Điền
  • Thanh tra Bộ
Chánh Thanh tra: Trung tướng Nguyễn Đình Giang.
  • Văn phòng Bộ Quốc phòng
Chánh văn phòng: Thiếu tướng Vũ Văn Hiển
  • Cục Cảnh sát biển
Cục trưởng: Trung tướng Phạm Đức Lĩnh.

Chính ủy : Thiếu tướng Bùi Sỹ Trinh
  • Cục Tài chính
Cục trưởng: Trung tướng Phạm Quang Phiếu.
  • Cục Kế hoạch và Đầu tư
Thành lập ngày 24 tháng 12 năm 1998.
Cục trưởng: Thiếu tướng Phạm Quang Vinh.
  • Cục Kinh tế
Thành lập ngày 24 tháng 12 năm 1998.
Cục trưởng: Thiếu tướng PGS, TS Trần Trung Tín.
Phó cục trưởng: Thiếu tướng, Phạm Văn Sang.
  • Cục Khoa học Công nghệ và Môi trường
Trụ sở: Số 2 Nguyễn Tri Phương, quận Ba Đình, Hà Nội.
Cục trưởng: Thiếu tướng, phó giáo sư, Tiến sĩ Cao Tiến Hinh.
  • Cục Tiêu chuẩn-Đo lường-Chất lượng
Trụ sở: Hoàng Sâm, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Cục trưởng: Thiếu tướng, Tiến sĩ Lê Đình Đạt
  • Cục Cứu hộ-cứu nạn
Cục trưởng: Thiếu tướng Phạm Hoài Giang
Phó cục trưởng: Đại tá Nguyễn Văn Bình
  • Cục Đối ngoại quân sự
Cục trưởng: Đại tá Vũ Chiến Thắng.
  • Cục Điều tra hình sự
Cục trưởng: Đại Tá Phạm Ngọc Trai.
  • Cục Thi hành án
Cục trưởng: Thiếu tướng Lê Văn Hợp.
  • Viện Chiến lược Quốc phòng
Viện trưởng: Trung tướng, Phó giáo sư, Tiến sĩ Trần Thái Bình.
  • Viện Khoa học và Công nghệ Quân sự
Giám đốc: Thiếu tướng Đoàn Nhật Tiến
  • Viện Lịch sử Quân sự
Viện trưởng: Thiếu tướng, PGS TS Vũ Quang Đạo
  • Viện Khoa học Xã hội Nhân văn Quân sự
Viện trưởng: Thiếu tướng, PGS,TS Nguyễn Vĩnh Thắng
  • Trung tâm Nhiệt đới Việt-Nga.
Tổng giám đốc: Thiếu tướng Trịnh Quốc Khánh.
  • Trung tâm Thông tin Khoa học, Công nghệ và Môi trường
Giám đốc: Thiếu tướng Từ Linh
  • Bệnh viện Trung ương quân đội 108
Giám đốc: Trung tướng PGS.TS Trần Duy Anh.
Chính ủy: Thiếu tướng PGS.TS Nguyễn Trọng Chính.
  • Bệnh viện Trung ương quân đội 175
Giám đốc: Thiếu tướng Nguyễn Phục Quốc
Chính ủy: Thiếu tướng Nguyễn Văn Bính.
  • Viện Y học cổ truyền Quân đội
Giám đốc: Thiếu tướng, Tiến sĩ Nguyễn Minh Hà
Chính ủy: Thiếu tướng Trương Quốc Trung
  • Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel)
Tổng giám đốc (Tư lệnh): Trung tướng Hoàng Anh Xuân.
Chính uỷ: Thiếu tướng Dương Văn Tính
  • Tổng Công ty Trực thăng Việt Nam (Binh đoàn 18)
Tổng giám đốc: Đại tá Hà Tiến Dũng
  • Tổng Công ty xây dựng Trường Sơn (Binh đoàn 12).
Tổng giám đốc (Tư lệnh): Thiếu tướng Lương Sỹ Nhung
Chính ủy Binh đoàn 12 kiêm Phó Tổng giám đốc: Thiếu tướng Đào Văn Tân
  • Tổng Công ty Thành An (Binh đoàn 11).
Địa chỉ: 141 Hồ Đắc Di, quận Đống Đa, Hà Nội.
Tổng giám đốc (Tư lệnh): Thiếu tướng Bùi Quang Vinh
Phó Tổng giám đốc (Phó Tư lệnh chính trị): Đại tá Ngô Quốc Quỳ
  • Tổng Công ty 15 (Binh đoàn 15).
Tổng giám đốc (Tư lệnh): Thiếu tướng Nguyễn Xuân Sang.
Chính ủy: Thiếu tướng Nguyễn Duy Ngọ.
  • Binh đoàn 16.
Tư lệnh: Thiếu tướng Nguyễn Doãn Não
Chính ủy: Thiếu tướng Võ Quyết Chiến.
  • Tổng Công ty Đông Bắc
Tổng giám đốc (Tư lệnh): Thiếu tướng Phạm Ngọc Tuyển.
  • Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội.
Tổng giám đốc (Tư lệnh): Đại tá, Lê Công.
  • Công ty Cổ phần Bảo hiểm Quân đội
 
Chỉnh sửa cuối:

buonchuoi

Xe tăng
Biển số
OF-9454
Ngày cấp bằng
12/9/07
Số km
1,232
Động cơ
545,506 Mã lực
Tuổi
48
Nơi ở
hà lội
cứ theo cấp bậc mà gọi thì mấy ông dân phòng cấp cao nhất chỉ THượng sỹ thôi nhỉ
 

thaygiao

Xe buýt
Biển số
OF-35234
Ngày cấp bằng
14/5/09
Số km
701
Động cơ
480,370 Mã lực
mấy ông làm kinh tế mà mở ngoặc tư lệnh nghe hơi chuối
 

NDT78

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-83720
Ngày cấp bằng
25/1/11
Số km
1,040
Động cơ
420,802 Mã lực
Em update dùm cụ Cục điều tra hình sự trực thuộc bộ (Thiếu tướng Cúc vừa nghỉ, đại tá xxx lên thay) :D
 

f40fd

Xe điện
Biển số
OF-24154
Ngày cấp bằng
14/11/08
Số km
2,100
Động cơ
512,228 Mã lực
Thông tin thớt
Đang tải
Top