- Biển số
- OF-85065
- Ngày cấp bằng
- 13/2/11
- Số km
- 241
- Động cơ
- 287 Mã lực
Em thấy bài này trên Bee hay quá nên coppy vào đây hầu các cụ:
Làm cách nào để tiêu diệt một tàu sân bay, biểu tượng cho sức mạnh vượt trội trên biển của các cường quốc?
Hiển nhiên là việc tiêu diệt một mục tiêu như vậy trong thực tế là không hề đơn giản. Có thể chia quá trình này thành 3 thách thức lớn: xác định được vị trí tàu sân bay, xuyên thủng hệ thống phòng vệ của nó, và chọn loại vũ khí thích hợp để hạ gục mục tiêu.
I. Truy tìm mục tiêu
Thách thức đầu tiên là phát hiện và định vị được tàu sân bay. Và đây cũng là một thử thách khó khăn không kém gì việc tìm cách đánh chìm nó. Chúng ta thường nghĩ rằng tàu sân bay có kích thước rất lớn, do đó là một mục tiêu dễ bị phát hiện. Tuy vậy chúng chỉ lớn so với các tàu chiến khác, còn nếu so với diện tích bao la của đại dương thì chúng chỉ như hạt cát trên sa mạc.
Do đó, so sánh giữa tác chiến trên bộ và trên biển thì người chỉ huy trên bộ phải đối mặt với những khoảng cách ngắn hơn nhiều so với người chỉ huy trên biển. Ngoài ra, do các đặc điểm địa hình, hệ thống giao thông, người chỉ huy trên bộ có thể dự đoán phần nào các hướng tấn công của đối phương, trong khi trên biển đối phương có vô số hướng tiếp cận khác nhau. Vì vậy việc phát hiện được mục tiêu vẫn luôn là ưu tiên số 1 trong tác chiến trên biển từ trước cho đến bây giờ.
Máy bay trinh sát hàng hải
Radar cho đến nay vẫn là phương tiện chính để phát hiện các mục tiêu trên biển. Tuy vậy chúng lại có giới hạn tự nhiên không thể vượt qua được, đó là độ cong của Trái đất, hay còn gọi là giới hạn đường chân trời.
Hiện tượng này cũng tương tự việc bạn thấy một con tàu càng ngày càng chìm xuống đường chân trời khi nó đi ra xa. Sóng radar cũng truyền theo đường thẳng tương tự ánh sáng, nên ở một khoảng cách nhất định thì tín hiệu radar sẽ không thể đi tới mục tiêu, cho dù công suất của nó có mạnh bao nhiêu đi nữa. Khoảng cách này phụ thuộc vào độ cao của mục tiêu và của radar.
Ví dụ mục tiêu là một tàu chiến có chiều cao 10m, giả sử radar được đặt trên bờ biển, ngang mực nước biển thì khoảng cách tối đa mà radar có hiệu quả là khoảng 13km. Nếu radar được đặt trên đỉnh 1 tàu chiến khác, cách mặt nước khoảng 20m thì khoảng cách phát hiện tối đa tăng lên khoảng 30km. Nếu mục tiêu ở xa hơn những khoảng cách này thì nó đã ở trong vùng mù của radar và không thể bị phát hiện. Tất nhiên cũng có những công nghệ radar cho phép vượt qua giới hạn đường chân trời, tuy nhiên chúng thường có kích thước rất lớn và phức tạp, chỉ một số ít cường quốc sở hữu chúng.
Vì lí do này mà hải quân hiện đại phải phụ thuộc vào máy bay tuần tra hàng hải trong vai trò cảnh báo sớm, phát hiện mục tiêu và dẫn đường cho vũ khí. Ví dụ như trong chiến tranh lạnh, các máy bay tuần tra tầm xa như Tu-16F, Tu-142 đóng vai trò cực kì quan trọng với Hải quân Liên Xô, do họ không có đội tàu sân bay mạnh. Các tàu chiến nổi mang tên lửa diệt hạm của hải quân Liên Xô chỉ đóng vai trò như những giàn tên lửa di động, do tầm bắn của các tên lửa này vượt xa tầm hoạt động của các radar trên tàu. Chúng cần được dẫn đường bởi các máy bay trên.
Máy bay trinh sát hàng hải P-3 Orion của hải quân Mỹ bay bên trên tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov của hải quân Nga
Một ví dụ nữa là trong cuộc chiến Falkland giữa Anh và Argentina. Ngày 4/5/1982, một máy bay tuần tra Neptune P-2H của Argentina phát hiện vị trí hạm đội Anh và thông báo về cho đất liền. Hai chiến đấu cơ Super Etendard xuất kích, theo sự hướng dẫn của Neptune, áp sát hạm đội Anh và phóng đi 2 tên lửa diệt hạm Exocet. Một trong số đó bắn trúng tàu khu trục Sheffield và khiến nó bốc cháy dữ dội, buộc thuyền trưởng phải ra lệnh bỏ tàu.
Sau khi phát hiện được vị trí của hạm đội đối phương thì cũng không dễ để xác định được chính xác con tàu nào trong đó là tàu sân bay. Thông thường tàu sân bay sẽ ở vị trí trung tâm của đội hình. Tuy nhiên người chỉ huy luôn có thể thay đổi cách sắp xếp này tuỳ theo tình hình cụ thể để đánh lừa đối phương. Người ta cũng có thể sử dụng những con tàu khác có kích thước gần giống tàu sân bay để đánh lừa radar đối phương, thường là những tàu vận tải, tàu dịch vụ, vì chúng có kích thước lớn và nếu bị đánh trúng cũng không gây nhiều ảnh hưởng lên khả năng chiến đấu của hạm đội.
Cách sắp xếp đội hình chiến đấu theo chiều sâu của hạm đội Anh tại Falkland giúp bảo vệ 2 tàu sân bay, cho dù các tàu khác chịu thiệt hại
Cuộc tấn công ngày 4/5/1982 của Argentina làm chìm tàu HMS Sheffield của Anh
Như trên hình ta có thể thấy cách xếp đội hình chiến đấu theo chiều sâu của hạm đội Anh. Chủ lực của hạm đội là 2 tàu sân bay Invincible và Hermes được đặt ở rìa xa nhất, giữa chúng và nội địa Argentina là nhiều lớp bảo vệ, gồm chiến đấu cơ Sea Harrier bay tuần tra, 3 khu trục hạm Coventry, Glasgow, Sheffield, tạo thành lớp thứ 2, tiếp theo lớp bảo vệ chính gồm 4 chiến hạm. Đặc biệt, ngay phía trước 2 tàu sân bay là 3 tàu vận tải Austin, Resource, Olmeda đóng vai trò con mồi giả đánh lừa radar đối phương. Ngoài ra, bên cạnh mỗi tàu sân bay còn có 1 tàu hộ vệ riêng, là 2 chiếc Brilliant và Broadsword.
Nhờ cách xếp đội hình như vậy nên tuy Anh mất tàu Sheffield trong cuộc tấn công ngày 4/5/1982, quả tên lửa Exocet thứ 2 không thể xuyên thủng lớp tàu bảo vệ thứ 3, và rơi xuống biển do hết nhiên liệu, hoặc do bị Anh gây nhiễu và tàu sân bay vẫn an toàn.
II. Xuyên thủng các lớp phòng thủ
Với tầm quan trọng của mình, tàu sân bay tất nhiên không bao giờ di chuyển một mình, mà bao quanh nó là một đội tàu bảo vệ hùng hậu, với nhiều lớp phòng thủ khác nhau cả trên không, trên mặt biển và dưới mặt biển. Xuyên thủng được những lớp phòng thủ này là thách thức thứ 2 cần vượt qua để tiêu diệt tàu sân bay.
1. Phòng thủ trên không
Từ trên không tàu sân bay được bảo vệ bởi 3 lớp phòng thủ. Lớp ngoài cùng là các chiến đấu cơ bay tuần tra. Một phần số chiến đấu cơ trên tàu sân bay luôn được giành cho nhiệm vụ này. Chúng sẽ ngăn chặn và bắn hạ các máy bay trinh sát, không cho đối phương xác định được vị trí của tàu sân bay, hoặc bắn hạ các chiến đấu cơ mang tên lửa diệt hạm của đối phương.
Một đội hình máy bay hộ tống bay bên trên tàu sân bay USS Ronald Reagan
Lớp thứ 2 là các tàu chiến theo hộ tống tàu sân bay. Các tàu chiến hiện đại hầu như đều được trang bị radar quét điện tử. Về cơ bản, mỗi radar này gồm hàng ngàn đơn vị radar nhỏ gộp lại, cho hiệu năng lớn hơn nhiều so với các radar truyền thống. Cùng với đó là các thế hệ tên lửa phòng không mới có thể bắn hạ cả máy bay và tên lửa đối phương. Những tàu chiến này sẽ bảo vệ theo khu vực, nghĩa là không chỉ phòng thủ cho chính mình mà còn bảo vệ cho các tàu khác gần đó. Tàu sân bay sẽ luôn nằm trong khu vực bảo vệ chồng lấn của nhiều tàu chiến cùng lúc để bảo đảm an toàn tối đa cho tàu sân bay.
Tên lửa phòng không Standard được phóng đi từ 1 tàu khu trục của hải quân Mỹ. Vật hình bát giác trong khung đỏ là một radar quét điện tử. Chúng được đặt xung quanh tàu để bao quát 360 độ.
Lớp phòng không thứ 3 là các hệ thống bảo vệ tầm gần, trong trường hợp tên lửa hoặc máy bay đối phương có thể lọt qua cả 2 lớp phòng thủ trước. Vì có tầm hoạt động ngắn, những hệ thống này chỉ bảo vệ riêng cho tàu chiến mà chúng được lắp đặt, và thường là các hệ thống tự động.
Một hệ thống phòng không tầm gần trên tàu sân bay Trung Quốc, gồm 1 đại liên 10 nòng và radar riêng, cho phép súng có thể hoạt động tự động và độc lập.
Việc lọt qua được lớp phòng không thứ 1 hay không phụ thuộc nhiều vào việc đội tàu sân bay có được trang bị máy bay cảnh báo sớm AWACS hay không. Chúng đóng vai trò như những trạm radar trên không, giúp bao quát toàn bộ một khu vực rộng lớn. Trên các chiến đấu cơ, radar chỉ có kích thước nhỏ và được đặt ở mũi máy bay, do đó chúng chỉ có thể quét được một khu vực hạn chế ngay phía trước máy bay. Trong khi đó AWACS, thường được trang bị một radar cỡ lớn đặt bên trên thân máy bay, có tầm bao quát 360 độ, và có thể phát hiện mục tiêu ở khoảng cách xa hơn.
AWACS trên tàu sân bay hiện đại nhất hiện nay, E-2D của hải quân Mỹ, với radar có tầm quét trên 550 km.
Trong cuộc chiến Falkland, hải quân Anh không được trang bị AWACS, điều này góp phần lớn cho việc phía Argentina có thể thường xuyên cho máy bay áp sát và phóng tên lửa vào đội hình hạm đội Anh và rút đi mà không bị chiến đấu cơ Anh phát hiện và ngăn chặn. Sau cuộc chiến người Anh phải rút kinh nghiệm và cải tiến trực thăng Sea King để đảm nhiệm nhiệm vụ AWACS.
AWACS là những máy bay có kích thước lớn, vì vậy chúng chỉ có thể cất cánh từ những tàu sân bay có trang bị cơ chế phóng máy bay, như những tàu của hải quân Mỹ và Pháp. Những tàu sân bay của Anh, Nga không được trang bị máy phóng nên phải sử dụng trực thăng thay AWACS. Chúng có tốc độ, tầm hoạt động kém xa những AWACS thông thường. Ngoài ra do sức tải kém nên chúng cũng chỉ có thể mang các radar loại nhỏ, có hiệu năng thấp.
Hiện chưa rõ Trung Quốc sẽ sử dụng loại AWACS nào trên tàu sân bay của mình. Tuy nhiên do tàu của Trung Quốc cũng không có máy phóng nên nhiều khả năng Trung Quốc cũng sẽ sử dụng trực thăng làm AWACS.
Để vượt qua lớp phòng không thứ 2, cách tốt nhất là tận dụng giới hạn đường chân trời của các radar đặt trên tàu chiến, tức là các máy bay sẽ tiếp cận hạm đội ở độ cao thấp nhất có thể. Nhiều loại tên lửa diệt hạm cũng sử dụng cơ chế này, chúng bay sát mặt biển để hạn chế việc bị phát hiện từ xa. Argentina sử dụng chiến thuật này rất thành công trong chiến tranh Falkland với tên lửa Exocet.
Để vô hiệu hoá lớp phòng không cuối cùng có thể dựa vào tốc độ cao của tên lửa, vì tốc độ càng cao thì thời gian phản ứng càng ít, hoặc sử dụng tên lửa có thiết kế ‘tàng hình’, tên lửa có đường bay zig zag thay vì bay thẳng.
Kongsberg NSM, một trong những loại tên lửa diệt hạm tiên tiến nhất hiện nay. Với tầm bắn khoảng 200km, nó có thể bay thấp, bám sát địa hình cả trên bộ và trên biển. NSM sử dụng vật liệu tổng hợp thay vì kim loại để giảm tín hiệu radar. Nó có thể di chuyển theo đường bay zig zag trước khi va chạm vào mục tiêu. Cơ chế dẫn đường kết hợp giữa GPS và cảm biến hình ảnh, giúp nó có thể chọn điểm va chạm vào những vị trí trọng yếu trên tàu.
Brahmos, tên lửa diệt hạm với tốc độ siêu thanh, 3000km/h, nhanh hơn cả vận tốc của 1 viên đạn súng trường. Với vận tốc này mục tiêu có rất ít thời gian để phản ứng ngay cả khi phát hiện ra Brahmos đang bay đến. Brahmos do Nga và Ấn Độ hợp tác sản xuất.
2. Phòng thủ chống tàu ngầm
Tàu ngầm, nếu được sử dụng đúng cách, có thể là át chủ bài để những nước yếu có thể gây bất ngờ đối với những đối thủ mạnh hơn. Tác chiến chống tàu ngầm cho đến nay vẫn là một trong những loại hình tác chiến phức tạp và khó khăn nhất, đòi hỏi một trình độ công nghệ rất cao cùng với kinh nghiệm thực tế tác chiến dày dạn. Trên thế giới chỉ một số rất ít các cường quốc hàng đầu là có khả năng thực sự trong lĩnh vực này.
Tuy vậy ngay cả những nước này cũng phải rất vất vả khi phải theo kịp sự phát triển của các thế hệ tàu ngầm hiện đại. Hải quân Mỹ đang dần chuyển phương thức tác chiến chính từ sonar thụ động, nghĩa là chỉ thu nhận tín hiệu âm thanh từ tàu ngầm đối phương, sang sonar chủ động, phát ra sóng âm và thu nhận tín hiệu phản xạ về. Điều này cho thấy các tàu ngầm hiện nay càng lúc càng trở nên yên lặng.
3. Phòng thủ trên mặt biển
Việc phòng thủ trên mặt biển, nghĩa là chống lại các tàu chiến của đối phương, sẽ dựa chủ yếu vào không lực từ tàu sân bay. Kể từ sau Thế chiến thứ 2 đến nay, các tàu chiến mặt biển thường yếu thế trước hoả lực đường không. Tàu chiến không có khả năng cơ động linh hoạt như máy bay và dễ bị phát hiện hơn tàu ngầm.
Vì vậy khi đối đầu với một lực lượng hải quân mạnh hơn, có trang bị tàu sân bay, thì việc dùng máy bay và tàu ngầm có nhiều lợi thế hơn dùng tàu chiến. Tiêu biểu là trong cuộc chiến Falkland, các tàu chiến Argentina chưa bao giờ trực tiếp đối đầu với hạm đội Anh.
(còn tiếp)
Link đây ợ: http://bee.net.vn/channel/2981/201201/Lam-cach-nao-de-tieu-diet-tau-san-bay-1822411/
Làm cách nào để tiêu diệt một tàu sân bay, biểu tượng cho sức mạnh vượt trội trên biển của các cường quốc?
Hiển nhiên là việc tiêu diệt một mục tiêu như vậy trong thực tế là không hề đơn giản. Có thể chia quá trình này thành 3 thách thức lớn: xác định được vị trí tàu sân bay, xuyên thủng hệ thống phòng vệ của nó, và chọn loại vũ khí thích hợp để hạ gục mục tiêu.
I. Truy tìm mục tiêu
Thách thức đầu tiên là phát hiện và định vị được tàu sân bay. Và đây cũng là một thử thách khó khăn không kém gì việc tìm cách đánh chìm nó. Chúng ta thường nghĩ rằng tàu sân bay có kích thước rất lớn, do đó là một mục tiêu dễ bị phát hiện. Tuy vậy chúng chỉ lớn so với các tàu chiến khác, còn nếu so với diện tích bao la của đại dương thì chúng chỉ như hạt cát trên sa mạc.
Do đó, so sánh giữa tác chiến trên bộ và trên biển thì người chỉ huy trên bộ phải đối mặt với những khoảng cách ngắn hơn nhiều so với người chỉ huy trên biển. Ngoài ra, do các đặc điểm địa hình, hệ thống giao thông, người chỉ huy trên bộ có thể dự đoán phần nào các hướng tấn công của đối phương, trong khi trên biển đối phương có vô số hướng tiếp cận khác nhau. Vì vậy việc phát hiện được mục tiêu vẫn luôn là ưu tiên số 1 trong tác chiến trên biển từ trước cho đến bây giờ.
Máy bay trinh sát hàng hải
Radar cho đến nay vẫn là phương tiện chính để phát hiện các mục tiêu trên biển. Tuy vậy chúng lại có giới hạn tự nhiên không thể vượt qua được, đó là độ cong của Trái đất, hay còn gọi là giới hạn đường chân trời.
Hiện tượng này cũng tương tự việc bạn thấy một con tàu càng ngày càng chìm xuống đường chân trời khi nó đi ra xa. Sóng radar cũng truyền theo đường thẳng tương tự ánh sáng, nên ở một khoảng cách nhất định thì tín hiệu radar sẽ không thể đi tới mục tiêu, cho dù công suất của nó có mạnh bao nhiêu đi nữa. Khoảng cách này phụ thuộc vào độ cao của mục tiêu và của radar.
Ví dụ mục tiêu là một tàu chiến có chiều cao 10m, giả sử radar được đặt trên bờ biển, ngang mực nước biển thì khoảng cách tối đa mà radar có hiệu quả là khoảng 13km. Nếu radar được đặt trên đỉnh 1 tàu chiến khác, cách mặt nước khoảng 20m thì khoảng cách phát hiện tối đa tăng lên khoảng 30km. Nếu mục tiêu ở xa hơn những khoảng cách này thì nó đã ở trong vùng mù của radar và không thể bị phát hiện. Tất nhiên cũng có những công nghệ radar cho phép vượt qua giới hạn đường chân trời, tuy nhiên chúng thường có kích thước rất lớn và phức tạp, chỉ một số ít cường quốc sở hữu chúng.
Vì lí do này mà hải quân hiện đại phải phụ thuộc vào máy bay tuần tra hàng hải trong vai trò cảnh báo sớm, phát hiện mục tiêu và dẫn đường cho vũ khí. Ví dụ như trong chiến tranh lạnh, các máy bay tuần tra tầm xa như Tu-16F, Tu-142 đóng vai trò cực kì quan trọng với Hải quân Liên Xô, do họ không có đội tàu sân bay mạnh. Các tàu chiến nổi mang tên lửa diệt hạm của hải quân Liên Xô chỉ đóng vai trò như những giàn tên lửa di động, do tầm bắn của các tên lửa này vượt xa tầm hoạt động của các radar trên tàu. Chúng cần được dẫn đường bởi các máy bay trên.
Máy bay trinh sát hàng hải P-3 Orion của hải quân Mỹ bay bên trên tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov của hải quân Nga
Một ví dụ nữa là trong cuộc chiến Falkland giữa Anh và Argentina. Ngày 4/5/1982, một máy bay tuần tra Neptune P-2H của Argentina phát hiện vị trí hạm đội Anh và thông báo về cho đất liền. Hai chiến đấu cơ Super Etendard xuất kích, theo sự hướng dẫn của Neptune, áp sát hạm đội Anh và phóng đi 2 tên lửa diệt hạm Exocet. Một trong số đó bắn trúng tàu khu trục Sheffield và khiến nó bốc cháy dữ dội, buộc thuyền trưởng phải ra lệnh bỏ tàu.
Sau khi phát hiện được vị trí của hạm đội đối phương thì cũng không dễ để xác định được chính xác con tàu nào trong đó là tàu sân bay. Thông thường tàu sân bay sẽ ở vị trí trung tâm của đội hình. Tuy nhiên người chỉ huy luôn có thể thay đổi cách sắp xếp này tuỳ theo tình hình cụ thể để đánh lừa đối phương. Người ta cũng có thể sử dụng những con tàu khác có kích thước gần giống tàu sân bay để đánh lừa radar đối phương, thường là những tàu vận tải, tàu dịch vụ, vì chúng có kích thước lớn và nếu bị đánh trúng cũng không gây nhiều ảnh hưởng lên khả năng chiến đấu của hạm đội.
Cách sắp xếp đội hình chiến đấu theo chiều sâu của hạm đội Anh tại Falkland giúp bảo vệ 2 tàu sân bay, cho dù các tàu khác chịu thiệt hại
Như trên hình ta có thể thấy cách xếp đội hình chiến đấu theo chiều sâu của hạm đội Anh. Chủ lực của hạm đội là 2 tàu sân bay Invincible và Hermes được đặt ở rìa xa nhất, giữa chúng và nội địa Argentina là nhiều lớp bảo vệ, gồm chiến đấu cơ Sea Harrier bay tuần tra, 3 khu trục hạm Coventry, Glasgow, Sheffield, tạo thành lớp thứ 2, tiếp theo lớp bảo vệ chính gồm 4 chiến hạm. Đặc biệt, ngay phía trước 2 tàu sân bay là 3 tàu vận tải Austin, Resource, Olmeda đóng vai trò con mồi giả đánh lừa radar đối phương. Ngoài ra, bên cạnh mỗi tàu sân bay còn có 1 tàu hộ vệ riêng, là 2 chiếc Brilliant và Broadsword.
Nhờ cách xếp đội hình như vậy nên tuy Anh mất tàu Sheffield trong cuộc tấn công ngày 4/5/1982, quả tên lửa Exocet thứ 2 không thể xuyên thủng lớp tàu bảo vệ thứ 3, và rơi xuống biển do hết nhiên liệu, hoặc do bị Anh gây nhiễu và tàu sân bay vẫn an toàn.
II. Xuyên thủng các lớp phòng thủ
Với tầm quan trọng của mình, tàu sân bay tất nhiên không bao giờ di chuyển một mình, mà bao quanh nó là một đội tàu bảo vệ hùng hậu, với nhiều lớp phòng thủ khác nhau cả trên không, trên mặt biển và dưới mặt biển. Xuyên thủng được những lớp phòng thủ này là thách thức thứ 2 cần vượt qua để tiêu diệt tàu sân bay.
1. Phòng thủ trên không
Từ trên không tàu sân bay được bảo vệ bởi 3 lớp phòng thủ. Lớp ngoài cùng là các chiến đấu cơ bay tuần tra. Một phần số chiến đấu cơ trên tàu sân bay luôn được giành cho nhiệm vụ này. Chúng sẽ ngăn chặn và bắn hạ các máy bay trinh sát, không cho đối phương xác định được vị trí của tàu sân bay, hoặc bắn hạ các chiến đấu cơ mang tên lửa diệt hạm của đối phương.
Một đội hình máy bay hộ tống bay bên trên tàu sân bay USS Ronald Reagan
Lớp thứ 2 là các tàu chiến theo hộ tống tàu sân bay. Các tàu chiến hiện đại hầu như đều được trang bị radar quét điện tử. Về cơ bản, mỗi radar này gồm hàng ngàn đơn vị radar nhỏ gộp lại, cho hiệu năng lớn hơn nhiều so với các radar truyền thống. Cùng với đó là các thế hệ tên lửa phòng không mới có thể bắn hạ cả máy bay và tên lửa đối phương. Những tàu chiến này sẽ bảo vệ theo khu vực, nghĩa là không chỉ phòng thủ cho chính mình mà còn bảo vệ cho các tàu khác gần đó. Tàu sân bay sẽ luôn nằm trong khu vực bảo vệ chồng lấn của nhiều tàu chiến cùng lúc để bảo đảm an toàn tối đa cho tàu sân bay.
Tên lửa phòng không Standard được phóng đi từ 1 tàu khu trục của hải quân Mỹ. Vật hình bát giác trong khung đỏ là một radar quét điện tử. Chúng được đặt xung quanh tàu để bao quát 360 độ.
Lớp phòng không thứ 3 là các hệ thống bảo vệ tầm gần, trong trường hợp tên lửa hoặc máy bay đối phương có thể lọt qua cả 2 lớp phòng thủ trước. Vì có tầm hoạt động ngắn, những hệ thống này chỉ bảo vệ riêng cho tàu chiến mà chúng được lắp đặt, và thường là các hệ thống tự động.
Việc lọt qua được lớp phòng không thứ 1 hay không phụ thuộc nhiều vào việc đội tàu sân bay có được trang bị máy bay cảnh báo sớm AWACS hay không. Chúng đóng vai trò như những trạm radar trên không, giúp bao quát toàn bộ một khu vực rộng lớn. Trên các chiến đấu cơ, radar chỉ có kích thước nhỏ và được đặt ở mũi máy bay, do đó chúng chỉ có thể quét được một khu vực hạn chế ngay phía trước máy bay. Trong khi đó AWACS, thường được trang bị một radar cỡ lớn đặt bên trên thân máy bay, có tầm bao quát 360 độ, và có thể phát hiện mục tiêu ở khoảng cách xa hơn.
AWACS trên tàu sân bay hiện đại nhất hiện nay, E-2D của hải quân Mỹ, với radar có tầm quét trên 550 km.
Trong cuộc chiến Falkland, hải quân Anh không được trang bị AWACS, điều này góp phần lớn cho việc phía Argentina có thể thường xuyên cho máy bay áp sát và phóng tên lửa vào đội hình hạm đội Anh và rút đi mà không bị chiến đấu cơ Anh phát hiện và ngăn chặn. Sau cuộc chiến người Anh phải rút kinh nghiệm và cải tiến trực thăng Sea King để đảm nhiệm nhiệm vụ AWACS.
AWACS là những máy bay có kích thước lớn, vì vậy chúng chỉ có thể cất cánh từ những tàu sân bay có trang bị cơ chế phóng máy bay, như những tàu của hải quân Mỹ và Pháp. Những tàu sân bay của Anh, Nga không được trang bị máy phóng nên phải sử dụng trực thăng thay AWACS. Chúng có tốc độ, tầm hoạt động kém xa những AWACS thông thường. Ngoài ra do sức tải kém nên chúng cũng chỉ có thể mang các radar loại nhỏ, có hiệu năng thấp.
Hiện chưa rõ Trung Quốc sẽ sử dụng loại AWACS nào trên tàu sân bay của mình. Tuy nhiên do tàu của Trung Quốc cũng không có máy phóng nên nhiều khả năng Trung Quốc cũng sẽ sử dụng trực thăng làm AWACS.
Để vượt qua lớp phòng không thứ 2, cách tốt nhất là tận dụng giới hạn đường chân trời của các radar đặt trên tàu chiến, tức là các máy bay sẽ tiếp cận hạm đội ở độ cao thấp nhất có thể. Nhiều loại tên lửa diệt hạm cũng sử dụng cơ chế này, chúng bay sát mặt biển để hạn chế việc bị phát hiện từ xa. Argentina sử dụng chiến thuật này rất thành công trong chiến tranh Falkland với tên lửa Exocet.
Để vô hiệu hoá lớp phòng không cuối cùng có thể dựa vào tốc độ cao của tên lửa, vì tốc độ càng cao thì thời gian phản ứng càng ít, hoặc sử dụng tên lửa có thiết kế ‘tàng hình’, tên lửa có đường bay zig zag thay vì bay thẳng.
2. Phòng thủ chống tàu ngầm
Tàu ngầm, nếu được sử dụng đúng cách, có thể là át chủ bài để những nước yếu có thể gây bất ngờ đối với những đối thủ mạnh hơn. Tác chiến chống tàu ngầm cho đến nay vẫn là một trong những loại hình tác chiến phức tạp và khó khăn nhất, đòi hỏi một trình độ công nghệ rất cao cùng với kinh nghiệm thực tế tác chiến dày dạn. Trên thế giới chỉ một số rất ít các cường quốc hàng đầu là có khả năng thực sự trong lĩnh vực này.
Tuy vậy ngay cả những nước này cũng phải rất vất vả khi phải theo kịp sự phát triển của các thế hệ tàu ngầm hiện đại. Hải quân Mỹ đang dần chuyển phương thức tác chiến chính từ sonar thụ động, nghĩa là chỉ thu nhận tín hiệu âm thanh từ tàu ngầm đối phương, sang sonar chủ động, phát ra sóng âm và thu nhận tín hiệu phản xạ về. Điều này cho thấy các tàu ngầm hiện nay càng lúc càng trở nên yên lặng.
3. Phòng thủ trên mặt biển
Việc phòng thủ trên mặt biển, nghĩa là chống lại các tàu chiến của đối phương, sẽ dựa chủ yếu vào không lực từ tàu sân bay. Kể từ sau Thế chiến thứ 2 đến nay, các tàu chiến mặt biển thường yếu thế trước hoả lực đường không. Tàu chiến không có khả năng cơ động linh hoạt như máy bay và dễ bị phát hiện hơn tàu ngầm.
Vì vậy khi đối đầu với một lực lượng hải quân mạnh hơn, có trang bị tàu sân bay, thì việc dùng máy bay và tàu ngầm có nhiều lợi thế hơn dùng tàu chiến. Tiêu biểu là trong cuộc chiến Falkland, các tàu chiến Argentina chưa bao giờ trực tiếp đối đầu với hạm đội Anh.
(còn tiếp)
Link đây ợ: http://bee.net.vn/channel/2981/201201/Lam-cach-nao-de-tieu-diet-tau-san-bay-1822411/