Cùng nhau phân tích những bất hợp lý của " Đề án thu phí lưu hành xe"

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,563
Động cơ
539,102 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
Kính thưa các cụ mợ!
Gần đây sau khi bộ GTVT có trình Cp đề án " Thu phí lưu thông cho ô tô, xe máy và thu phí xe vào nội thành giờ cao điểm". Em và một số cụ rất bức xúc và nhiều người đã không kìm chế được nên có những lời lẽ mang tính mạt sát, chỉ trích cá nhân.....và kết quả là một số cụ bị band nick, thớt thì bay luôn.
Thiết nghĩ "công dân" của diễn đàn OF của ta hầu hết là những người chín chắn, trưởng thành và quan trọng hơn cái đề xuất của bộ GTVT này nó đánh vào quyền lợi sát sườn của mọi thành viên.
Nay em xin phép min, mod lập thread này để anh em chúng ta cùng nhau phân tích những bất hợp lý của đề án mà bộ GTVT đưa ra. Các cụ comment nên tránh các từ ngữ mang tính quá khích, chỉ trích.......Để biết đâu đấy vào một ngày đẹp trời một vị đại biểu quốc hội nào đó có vào diễn đàn của chúng ta đọc thì có thể lấy đó là căn cứ để phủ quyết cái đề xuất này đi chăng?
Em không dài dòng nữa mà sẽ đi vào phân tích luôn. Đây mới là những ý kiến cảm nhận của cá nhân em, mong các cụ chỉnh sửa và góp ý thêm để làm sao nó thành bài viết có chất lượng.

TungNguyenMD nói:
Qua đề xuất "Thu phí lưu thông cho xe ô tô, xe máy và đề xuất thu phí vào nội thành giờ cao điểm" tôi thấy có những bất hợp lý như sau:

1. Thiếu công bằng và minh bạch

- Ở Việt nam khi mà người tiêu dùng bỏ tiền ra mua một chiếc xe hơi thì bản thân chiếc xe đó đã chịu rất nhiều loại thuế và phí....như: Thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế VAT...... Các loại thuế này thì tôi không bàn tới mà chỉ nói tới cách tính thuế thì bản thân cách tính thuế này đã thiếu công bằng vì đây là thuế gộp, có nghĩa là giá ship + thuế nhập khẩu/trên giá ship sau đó lấy total đánh thêm thuế TTDB rồi lại lấy total của các loại thuế này đánh thêm thuế VAT. Và tất cả đương nhiên người tiêu dùng phải chịu tất cả. Chính vì chiếc xe hơi cõng trên lưng nó các loại thuế như thế mà giá xe của VN có lẽ là cao nhất nhì thế giới. Vấn đề là số tiền thuế đó CP phải dùng để phát triển hạ tầng để cho chiếc xe lưu hành, nhưng thật sự thì tôi và những người đang sở hữu xe hơi không biết số tiền thuế đó đang sử dụng vào việc gì?
- Nay bộ GTVT đưa ra phương án thu phí lưu thông điều đó đang được hiểu như là thu thêm 1 loại thuế nữa mà một phần tiền của nó được dùng vào việc phát triển hạ tầng giao thông. Thế nhưng với cách quản lý yếu kém như hiện nay nếu sau 1,2,5 năm nữa không phát triển được hạ tầng thì có chắc gì bộ sẽ không thu thêm và có ai dám chắc số tiền đó được sử dụng đúng mục đích của nó.
- Hàng ngày chúng tôi đi làm phải đổ xăng ( đương nhiên) nhưng trong giá thành xăng đã có lệ phí giao thông trong xăng dầu, rồi đi ra ngoài mỗi đoạn đường lại thu thêm phí cho các loại đường đó.....thử hỏi đó chưa phải là phí lưu thông xe hay sao? khi xe cứ chạy là phải đổ xăng?
- Theo đề án của bộ GTVT chỉ những xe tư nhân phải chịu mức thuế đó, vậy xe nhà nước ( xe công) sao không bị thu, chẳng nhẽ xe công không đi ra đường? không góp phần làm ách tắc đường? không gây hại và hư hỏng đường

2. Đổ gánh nặng cho người dân

- Trong tình cảnh đời sống nhân dân khó khăn, lạm phát lên cao, một loạt các loại phí dành cho nhu cầu thiết yếu của người dân tăng cao ( giá điện, giá nước sạch....) nay người dân lại è cổ gánh nặng thêm các khoản phí lưu thông mà bộ GTVT đưa ra thử hỏi người dân phải chịu cảnh cùng khổ đến mức nào nữa. Ngày xưa cứ mỗi khi thiên tai, mất mùa....các vị vua minh quân đều giảm thuế nhằm giảm gánh nặng cho người dân qua đó người dân có lòng tin vào chính thể và sẵn sàng bảo vệ hay hỗ trợ chính quyền đó trong lúc khó khăn.
- Với cách quản lý các công trình giao thông phải nói thẳng là yếu kém như hiện tại, thiết nghĩ bộ GTVT nên tìm cách làm chống thất thoát, chính phủ nên tiết kiệm chi tiêu chứ không nên tìm cách tận thu và đổ gánh nặng cho người dân như thế

3. Hiệu quả về phòng chống ách tắc chưa chắc đã đạt được như mong muốn

- Với việc bỏ ra từ 500 đến vài tỷ đồng để sở hữu một chiếc xe hơi thì việc đóng một năm từ 20 triệu đến 50 triệu đồng nó là quá nhỏ so với chi phí để nuôi và duy trì chiếc xe đó. Còn xe máy thì một năm 1 triệu đồng để lưu thông thì tôi tin rằng người dân cũng sẽ cố gắng chịu và vẫn đi làm bằng các phương tiện mình có. Đi làm sao được các phương tiện giao thông CC khi mà xe bus thì bụi bẩn, trôm cắp, lái xe và phụ xe hành xử quá thiếu văn hóa. Tầu điện trên cao, tầu điện ngầm vẫn còn trong mơ... . Nên dùng việc thu phí lưu hành để nói là giảm ách tắc là cách làm duy ý chí và thật sự hiệu quả của nó chưa chắc đã được như mong muốn.
- Hơn nữa với việc thu phí lưu hành xe trong cả nước với mục đích ( theo bộ GTVT) là nhằm giảm ách tắc đường thì những tỉnh không bị cảnh tắc đường như HN và TP HCM thì tại sao những người dân ở những tỉnh thành này lại chịu mức phí đó một cách vô lý. Điều này nó lại thiếu công bằng như tôi đã đặt vấn đề ở trên
- Việc thu phí giao thông vào nội thành trong giờ cao điểm theo ý kiến của tôi nếu tổ chức và không có hình thức thu tốt thì lại chỉ làm cho tắc thêm. Mọi người cứ tưởng tượng ra cảnh hàng đoàn xe xếp hàng qua trạm thu phí để vào Tp. Chắc bộ GTVT cũng thừa sáng suốt để không làm theo hình thức này.

4. Làm méo mó quy hoạch đô thị và sẽ càng gây sự tắc đường trầm trọng hơn

- Trong khi quy hoạch của các thành phố lớn là mở rộng vùng ngoại ô và dần dần dãn dân ra ngoại thành nhằm giảm áp lực cho giao thông nội đô. Nếu áp dụng đề án của bộ GTVT thì vô tình nó sẽ là cho dân đang ở ngoại thành chui vào nội thành ở vì trăm thứ tiện VD: Có thể đi bộ hoặc đi xe đạp đi làm, thậm chí có thể không phải đóng phí vào nội thành giờ cao điểm.
- Tôi biết các vị ở trong bộ GTVT đi rất nhiều nước hiện đại, các vị cũng đã từng chiêm ngưỡng những công trình giao thong hiện đại của họ và chắc chắn cũng có vị mơ ước tới một ngày đất nước ta có được các công trình đó. Nhưng với cách quản lý yếu kém hiện nay, các vị phải làm cách nào để quản lý tốt, đầu tư có hiệu quả chứ không phải với cách làm tận thu như thế này. Ở đó người ta chuyển dân ra khỏi nội thành nhưng cung cấp đầy đủ các phương tiện GT hiện đại như: Tầu điện ngầm, hệ thống xe bus hiện đại. Nay chúng tôi ra ngoại thành nhưng những thứ đó đang vẫn trong mơ và nay lại hạn chế dung xe cá nhân vào nội thành thì chúng tôi đi bằng cái gì? Ngài bộ trưởng có lần nói: “ Một số cá nhân phải hy sinh lợi ích của mình cho lợi ích chung” vâng, chúng tôi sẵn sàng hy sinh một phần lợi ích như đi làm lệch giờ… chứ làm thế này là bắt chúng tôi phải hy sinh toàn bộ lợi ích của mình thì chắc là không còn sống nổi mà hy sinh.

5. Kéo lùi sự phát triển của lịch sử nhân loại

- Phải nói ô tô là phương tiện giao thông văn minh mà bất cứ cuộc sống hiện đại nào cũng cần đến. Vì đi ô tô bạn sẽ giảm được rủi ro trong quá trình tham gia GT, giảm được bệnh tật từ sự ô nhiễm của không khí bên ngoài, tránh được cái khắc nghiệt của thời tiết dẫn đến giảm gánh nặng cho xã hội….. Có lẽ trên thế giới này chỉ có những nước chưa phát triển cấm người dân sở hữu ô tô ( Bắc Triều tiên, Cu ba…..) và đến bây giờ Cuba cũng đã thay đổi. Chẳng nhẽ bộ GTVT muốn kéo toàn xã hội về cái thời cách đây mấy chục năm chăng?
- Các vị thử tượng tượng ra cảnh người dân bỏ ô tô đi xe máy xem. Lúc đó số người chết vì TNGT không chỉ là con số > 10.000 người/ năm nữa mà nó sẽ tăng gấp đôi, thậm chí gấp ba. Rồi số người bị tàn tật mất sức lao động sẽ tăng khủng khiếp làm tăng gánh nặng xã hội và hậu quả làm giảm sự phát triển công nghiệp, kinh tế của đất nước. Hơn nữa phí lưu thông được đánh vào các loại xe làm cho giá cả tiêu dùng trong cuộc sống hàng ngày tăng cao ( do vận tải bị tính thêm phí lưu thông) rồi làm cho cuộc sống của người dân đã khốn khó nay lại càng chồng chất thêm khốn khó.
- Các vị học tập các nước tiên tiến về việc thu phí lưu hành xe, nhưng bỏ ngoài những vấn đề như giá cả xe, mặt bằng thu nhập….mà tôi chỉ muốn đề cập đến hệ thống GTCC của họ tốt như thế nào các vị chắc cũng hiểu. Vậy theo tôi thay vì thu phí giao thông giống họ, các vị hãy học tập xây dựng hệ thống GTCC như họ đã.

Kết luận: Đề án thu phí lưu thông của bộ GTVT nó làm ảnh hưởng rất lớn đến mọi mặt đời sống kinh tế của người dân và ảnh hưởng không nhỏ đến xã hội. Vì vậy tuy rằng chỉ là một người dân thường như bao người khác nhưng tôi mong bộ GTVT hãy suy nghĩ lại. Và hơn hết tôi mong muốn đề án này không được thông qua.

TungNguyenMD – Member otofun.net
Em mới nghĩ được có thế các cụ cho thêm ý kiến. Em khuyến khích cả những ý kiến phản biện.
Lúc nào rảnh em sẽ viết: “ Góp ý về giải pháp cho GT VN”
 
Chỉnh sửa cuối:

zonet

Xe tăng
Biển số
OF-586
Ngày cấp bằng
1/7/06
Số km
1,315
Động cơ
589,859 Mã lực
Theo em đọc thì VNexpress thì phải đã thăm dò và 92% không đồng tình. Đây có lẽ là điểm to nhất, vì chính sách này phản lại lòng dân.
 

Godfather77

Xe điện
Biển số
OF-13383
Ngày cấp bằng
22/2/08
Số km
3,341
Động cơ
548,035 Mã lực
Nơi ở
Hạ Long city
Bài viết của cụ rất hay, bài này được đăng ở trang nào vậy. Cụ cho em xin đường link để xem những phản hồi nhé
 

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,563
Động cơ
539,102 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà

Godfather77

Xe điện
Biển số
OF-13383
Ngày cấp bằng
22/2/08
Số km
3,341
Động cơ
548,035 Mã lực
Nơi ở
Hạ Long city
Thế thì cụ phải gửi lên một trang báo mạng uy tín nào đó cho nhiều người cùng biết đi
 

Phamthai

Xe buýt
Biển số
OF-28808
Ngày cấp bằng
10/2/09
Số km
888
Động cơ
490,680 Mã lực
Nơi ở
Cầu Vàng Mã
ít cụ quan tâm đến vấn đề sát sườn này của ae OF thế nhỉ
 

oldhand

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-61672
Ngày cấp bằng
13/4/10
Số km
883
Động cơ
449,605 Mã lực
em ủng hộ ý tưởng của cụ. em xin bổ sung thêm 1 Số ý kiến:
- mọi dẫn chứng của cụ cần dẫn chứng số liệu. nếu không rất dễ bị bọn cãi cùn lấp liếm. ví dụ: cụ cần tính ngay 1 xe oto ở vn giá bao nhiêu, chịu bao nhiêu tiền thuế, tỷ trọng %. Bảng liệt kê các loại phí mà 4b phải cõng. chi phí capex, opex... Bảng so sánh các số liệu cơ bane như GDP, giá xe, chi phí liên quan, tỷ trong phương tiện cá nhân và phương tiện công cộng...
- trong ý 2: cụ cần dẫn chứng số liệu thất thoát ở các công trình công cộng (theo số liệu của thanh tra chính phủ). câu hỏi cấn đặt ra là # đã có phương án sử dụng hiệu quả hay chưa? các ví dụ về cao tốc Trung lương, đại lộ Thăng long, vự sập cầu Cần Thơ... là nhữn ví dụ về việc sử dụng không hiệu quả nguồn vốn. đây là những quả bom nổ chậm đã được cắt băng khánh thành, và nganachs sẽ phải gánh thêm chi phí duy tu bảo dưỡng do việc quản lí chất lượng kém và tham ô.
-ý 3: cụ cần làm rõ ý: đi lại là nhu cầu cơ bản của người dân được quy định trong hiến pháp, vấn đề của nhà làm chính sách là quy hoạch, định hướng phát triển đa dạng các loại hình giao thông. việc ùn tắc giao thông là do hạ tầng và ý thức kém của người dân, nhưng để sự việc kéo dài là do thiếu tầm nhìn của nhà quy hoạch dẫn đến sai phạm trong việc quy hoạch nội đô. người dân đang phải gánh hậu quả từ những sai lầm về chính sách quản lí và quy hoạch, đổ tiếp thứ phí cao lên đầu dân đã không giải quyết được triệt để vấn đề ùn tắc mà còn trực tiếp đánh vào cuộc sống và những nhu cầu thiết yếu của gnuwowif dân.

em xin bổ sung tiếp. gõ ipad mệt wa.
 

rolexus

Xe hơi
Biển số
OF-96034
Ngày cấp bằng
20/5/11
Số km
181
Động cơ
401,790 Mã lực
Một cái mất nữa là dân sẽ thêm mất lòng tin vào các ông lãnh đạo
 

Maserati

Xe hơi
Biển số
OF-6798
Ngày cấp bằng
6/7/07
Số km
150
Động cơ
543,150 Mã lực
Em xin có 1 ý kiến nhỏ như thế này thôi ạ:
Ngoài những bất cập mà cụ chủ đã nêu theo em đối với một người lãnh đạo một Bộ, Ngành có ảnh hưởng lớn đến đời sống xã hội thì nên có cách giải quyết công việc một cách hợp lý, dựa trên nhiều ý kiến, ghi nhận những phản biện của các chuyên gia và người dân, đừng nên giải quyết công việc một cách duy ý chí (cách này có mặt tốt nhưng không hợp với vị trí của một Lãnh đạo Bộ).
Em có một suy nghĩ là riêng trường hợp của Đ/c Đinh La Thăng, trong một điều kiện rất tốt, không cần lo về kinh tế nữa thì Đ/c nên học tập, tu dưỡng theo Tư tưởng Đạo đức HCM nói về cán bộ "cái gì tốt cho dân thì phải hết sức làm, cái gì có hại cho dân thì phải hết sức tránh", kính mong Đ/c trước khi đưa ra bất kỳ một sáng kiến nào, trước khi ký tờ trình TTg, Đ/c hãy cho dân chúng có ý kiến, chỉ cần 50% dân chúng đồng ý thì em cũng nhiệt liệt ủng hộ ngay ạ.
Kính các cụ.
 

rgvmen

Xe container
Biển số
OF-310
Ngày cấp bằng
14/6/06
Số km
6,487
Động cơ
640,957 Mã lực
Mời các cụ đọc thêm, báo lề phải, nói cũng căng phết, tiêu đề có từ "lục túi" nhiều ẩn ý quá :)

Khi Bộ trưởng "lục túi" người dân
Tác giả: Đào Tuấn
Bài đã được xuất bản.: 06/01/2012 05:00 GMT+7
  • Recomend
  • Thanks
  • +8
Red
TRONG MỤC NÀY (Đọc thêm)


Có người nói bằng việc ban hành một văn bản nhạy cảm như vậy vào ngày cuối cùng của năm, dịp mà hầu hết các cơ quan truyền thông nghỉ Tết Dương lịch, và dưới danh nghĩa "cách mạng chống ùn tắc", Bộ trưởng Thăng đã khôn ngoan hơn rất nhiều so với hôm ông "xin tiền trước QH".
Từ "không còn tiền" đến "chống ùn tắc giao thông"
Tháng 11-2011, giữa lúc Quốc hội đang bàn thảo chủ trương cắt giảm đầu tư công, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng, rất hồn nhiên, đề nghị QH bố trí khoản ngân sách 40.000 tỷ đồng, thu vượt từ dầu thô, cho các công trình trọng yếu của ngành giao thông. Lý giải nguyên nhân, Bộ trưởng cũng rất hồn nhiên "tiết lộ": Hiện Bộ GTVT không còn tiền để đầu tư hạ tầng.
QH tất nhiên từ chối.
Chỉ hơn một tháng sau, vào ngày gần như cuối cùng của năm, Bộ trưởng Đinh La Thăng ký đề xuất thu phí lưu hành phương tiện giao thông cá nhân ở Việt Nam và phí ô tô đi vào trung tâm thành phố giờ cao điểm. Lần này, lý do không phải vì ngành GTVT "không còn tiền", mà được thay thế bằng một lý do có vẻ cao cả và cấp bách hơn - "chống ùn tắc giao thông".
Lý do thật sự thế nào, có lẽ chỉ Bộ trưởng biết. Mà thực ra, Bộ GTVT cũng chẳng đủ lịch sự để phải "tế nhị". Ngày 2/1/2012, trả lời tờ Người Lao động, người phát ngôn Bộ GTVT nói thẳng: "Cách đây không lâu, Bộ GTVT đã trình Chính phủ xem xét, phê duyệt Đề án Quỹ bảo trì đường bộ. Trong đó cũng đã tính tới phương án thu phí đối với xe máy, ô tô nhằm sửa chữa, duy tu đường sá. Muốn có thêm một khoản tiền để làm mới hạ tầng giao thông thì cần thiết phải có thêm khoản thu, trong đó có việc thu phí lưu hành phương tiện xe cá nhân".
Tính chất "gánh nặng" đổ từ trách nhiệm Nhà nước lên vai người dân thực ra đã được nói tới từ năm 2008, khi TP HCM đề xuất tăng thu lệ phí và thu phí hằng năm đối với xe môtô, gắn máy.
"Xe gắn máy hiện vẫn là phương tiện đi lại, sinh sống, làm ăn của người dân có thu nhập thấp. Do vậy, nếu buộc người dân đóng phí cao thì do nhu cầu cuộc sống, người dân vẫn phải sử dụng xe gắn máy. Chứ đi bằng phương tiện nào trong khi giao thông công cộng không đáp ứng nhu cầu của họ?". Ông Lê Hiếu Đằng, khi đó đương chức Phó Chủ tịch MTTQTPHCM nói.
Đẩy cái khó sang dân?
Ông Đằng cho rằng bản chất của câu chuyện tăng phí và thu phí phương tiện là "Đẩy khó khăn cho người dân". Là "Làm gánh nặng tài chính của mỗi gia đình càng thêm nặng nề".
Năm 2008 TP HCM chưa có tàu điện ngầm. Xe bus đô thị gắn liền với sự bất tiện, mất thời gian. Đến giờ, tàu điện ngầm vẫn nằm đâu đó ở thì... tương lai. Còn xe bus, dù khuyến khích cán bộ ngành GTVT đi xe bus, nhưng cũng chính Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng, người từng "thí điểm đi xe bus" cũng thừa nhận rằng: "Với tình hình chất lượng xe buýt như hiện nay thì đến tôi còn chẳng thể đi nổi..."

Xe gắn máy hiện vẫn là phương tiện đi lại, sinh sống, làm ăn của người dân có thu nhập thấp. Ảnh: TTO
Đối với người dân, bao gồm cả ở TP và nông thôn, chiếc xe gắn máy giờ đã trở thành đôi chân, thành chiếc "cần câu cơm".
Có lẽ là ngay cả Bộ trưởng Đinh La Thăng, người vừa ký đề xuất thu phí lưu hành đối với tất cả các loại "chân", thu phí giờ cao điểm đối với 11 triệu "cần câu cơm" ở 5 TP lớn, chắc chắn cũng sẽ "cắn bút" để trả lời rằng nếu người dân không đi bằng xe gắn máy thì họ đi bằng gì.
Có một người đã nói đúng bản chất vấn đề. Tiến sĩ Khuất Việt Hùng, Trưởng Bộ môn Quy hoạch và Quản lý GTVT (Đại học GTVT Hà Nội) nói rất thẳng thắn: "Việc thu phí lưu hành xe chỉ làm tăng ngân sách chứ không tác động đến hành vi sử dụng xe máy của người dân, không làm giảm số lượng người sử dụng xe máy và vì vậy không làm giảm ùn tắc giao thông. Khi người ta sở hữu xe máy và bị đóng phí lưu hành thì đương nhiên họ sẽ sử dụng xe máy vì đằng nào cũng đã đóng phí rồi".
Cần phải nói thêm là không phải vì đánh phí cao mà người dân có thể đi bộ.
Câu hỏi đặt ra, vì thế, không phải mức đóng là cao hay thấp, mà phải là việc buộc người dân phải đóng tiền vì Bộ GTVT "không còn tiền", thậm chí là để "giảm ùn tắc" là đúng hay sai, là hợp lý hay không hợp lý. Nhất là khi việc thu phí chỉ có tác dụng làm tăng mấy chục ngàn tỷ vào "ngân khố" giao thông chứ gần như sẽ không có tác dụng làm giảm ùn tắc.
Có người nói bằng việc ban hành một văn bản nhạy cảm như vậy vào ngày cuối cùng của năm, dịp mà hầu hết các cơ quan truyền thông nghỉ Tết Dương lịch, và dưới danh nghĩa "cách mạng chống ùn tắc", Bộ trưởng Thăng đã khôn ngoan hơn rất nhiều so với hôm ông "xin tiền trước QH".
Nhưng khôn ngoan để làm gì khi bản chất của câu chuyện là ông đã "lục túi" người dân dưới danh nghĩa giảm ùn tắc giao thông, đã đẩy áp lực trách nhiệm của một Bộ trưởng lên vai người dân.
* Nguồn: Blog Đào Tuấn - tuanvietnam - vietnamnet.vn đăng
 

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,563
Động cơ
539,102 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
em ủng hộ ý tưởng của cụ. em xin bổ sung thêm 1 Số ý kiến:
- mọi dẫn chứng của cụ cần dẫn chứng số liệu. nếu không rất dễ bị bọn cãi cùn lấp liếm. ví dụ: cụ cần tính ngay 1 xe oto ở vn giá bao nhiêu, chịu bao nhiêu tiền thuế, tỷ trọng %. Bảng liệt kê các loại phí mà 4b phải cõng. chi phí capex, opex... Bảng so sánh các số liệu cơ bane như GDP, giá xe, chi phí liên quan, tỷ trong phương tiện cá nhân và phương tiện công cộng...
- trong ý 2: cụ cần dẫn chứng số liệu thất thoát ở các công trình công cộng (theo số liệu của thanh tra chính phủ). câu hỏi cấn đặt ra là # đã có phương án sử dụng hiệu quả hay chưa? các ví dụ về cao tốc Trung lương, đại lộ Thăng long, vự sập cầu Cần Thơ... là nhữn ví dụ về việc sử dụng không hiệu quả nguồn vốn. đây là những quả bom nổ chậm đã được cắt băng khánh thành, và nganachs sẽ phải gánh thêm chi phí duy tu bảo dưỡng do việc quản lí chất lượng kém và tham ô.
-ý 3: cụ cần làm rõ ý: đi lại là nhu cầu cơ bản của người dân được quy định trong hiến pháp, vấn đề của nhà làm chính sách là quy hoạch, định hướng phát triển đa dạng các loại hình giao thông. việc ùn tắc giao thông là do hạ tầng và ý thức kém của người dân, nhưng để sự việc kéo dài là do thiếu tầm nhìn của nhà quy hoạch dẫn đến sai phạm trong việc quy hoạch nội đô. người dân đang phải gánh hậu quả từ những sai lầm về chính sách quản lí và quy hoạch, đổ tiếp thứ phí cao lên đầu dân đã không giải quyết được triệt để vấn đề ùn tắc mà còn trực tiếp đánh vào cuộc sống và những nhu cầu thiết yếu của gnuwowif dân.

em xin bổ sung tiếp. gõ ipad mệt wa.
Cám ơn cụ rất nhiều. Ý kiến của cụ rất quý báu. Em sẽ bổ sung theo ý cụ ạ
 

Văn Đoành

Xe điện
Biển số
OF-85801
Ngày cấp bằng
19/2/11
Số km
2,804
Động cơ
415,518 Mã lực
Kụ bổ sung thêm cái số 6: Tạo điều kiện cho tham nhũng thêm phát triển!
 

vnr_82

Xe điện
Biển số
OF-4446
Ngày cấp bằng
27/4/07
Số km
2,992
Động cơ
575,808 Mã lực
Ông ấy có 1 lô 1 lốc các vị trí cần cơ cấu. Khi đề án thành hiện thực sẽ phải thành lập đơn vị chuyên lo việc thu phí và... cắt phế.
Ông và xung quanh ông toàn những người thừa tiền cả rồi nên ko hiểu và biết xã hội thực trạng thế nào.
Tạo tiền đề, là 1 trong những chất xúc tác để nhiều tổ chức lợi dụng dân tình đang căm phẫn trong việc "cách mạng"...
 

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,563
Động cơ
539,102 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
Bài viết này của kụ hết sức sắc bén, em muốn bổ kụ vài phát nhưng hoàn toàn không tìm đc điểm yếu nào khà khà.
xin vốt kụ 1 li !!!
Hì hì!
Chuyên gia phản biện đây rồi :))
 

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,563
Động cơ
539,102 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
- Theo đề án của bộ GTVT chỉ những xe tư nhân phải chịu mức thuế đó, vậy xe nhà nước ( xe công) sao không bị thu, chẳng nhẽ xe công không đi ra đường? không góp phần làm ách tắc đường? không gây hại và hư hỏng đường

Cái này rất nhỏ thôi, theo em không thu xe công là đúng :

các tài xế xe công khi bị thu phí sẽ cầm vé về claim lại, vậy là tiền công lại trả về công, đời nào lái xe công chịu bỏ tiền túi, vậy là thừa !!!
Cái hại là mỗi tỉnh lại lòi ra thêm vài chục kụ làm nhiệm vụ claimant, phí thêm tiền thuế dân trả lương cho bộ máy vốn đã cồng kềnh.
Các lái xe công có thể không đi đâu nhưng xin vé về thanh toán, thêm cớ để họ ăn cắp !!!

Vậy cụ bỏ câu thu xe công đi thì sắc nét hơn !!! ( chỉ là ý kiến riêng của em)
Chính vì ngài Bộ trưởng có nói: " Tiền thu phí này sẽ một phần dùng để làm quỹ phát triển hạ tầng giao thông" nên em mới thấy xe công cũng phải có trách nhiệm đóng góp vào quỹ đó. Mặc dù như cụ nói rất đúng đều là tiền đóng thuế của dân nhưng thay vì các ông tiêu vào các việc khác thì hãy tiêu 1 phần vào lệ phí lưu thông. Em được biết các cơ quan nhà nước đều có khoán chi/ năm. Nhiều khi tiêu không hết cuối năm lại làm mọi cách biến tấu sồ sách cho hợp lý hóa số tiền đó cụ ạ.
Hiện tại tiền đóng thuế của chúng ta đang bị sử dụng như thế. Nên em mới đòi họ phải trả lại cho quỹ phát triển giao thông một phần.
Thanks cụ đã có đóng góp ý kiến
 

rgvmen

Xe container
Biển số
OF-310
Ngày cấp bằng
14/6/06
Số km
6,487
Động cơ
640,957 Mã lực
Trên quan điểm đóng góp ý kiến chứ không phải luận tội anh shift 3 và cái bộ của anh ý được giao phụ trách, em xin phép góp ý với cụ chủ về mấy tiêu đề cho nó khách quan, cụ nên xem xét theo các ý em tô màu xanh ạ:

1. Thiếu công bằng và minh bạch
Thiếu sở cứ khoa học, chưa có tính thuyết phục

2. Đổ gánh nặng cho người dân
Tăng thêm gánh nặng chi phí cho người dân
vì gánh nặng đã có rồi, đây là chất thêm 1 tảng núi lên trên

3. Hiệu quả về phòng chống ách tắc chưa chắc đã đạt được như mong muốn
Bài toán hiệu quả phòng chống ách tắc chưa thể có lời giải

4. Làm méo mó quy hoạch đô thị và sẽ càng gây sự tắc đường trầm trọng hơn
Nguy cơ phá vỡ nhiều quyên tắc quy hoạch đô thị, hệ lụy nặng nề tới các vấn đề kinh tế xã hội

5. Kéo lùi sự phát triển của lịch sử nhân loại
Hạn chế sự phát triển của văn minh đô thị VN
cái này phạm vi ở VN thôi ạ

Chúc cụ sớm hoàn thành ý tưởng :)
 

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,563
Động cơ
539,102 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
Trên quan điểm đóng góp ý kiến chứ không phải luận tội anh shift 3 và cái bộ của anh ý được giao phụ trách, em xin phép góp ý với cụ chủ về mấy tiêu đề cho nó khách quan, cụ nên xem xét theo các ý em tô màu xanh ạ:

1. Thiếu công bằng và minh bạch
Thiếu sở cứ khoa học, chưa có tính thuyết phục

2. Đổ gánh nặng cho người dân
Tăng thêm gánh nặng chi phí cho người dân
vì gánh nặng đã có rồi, đây là chất thêm 1 tảng núi lên trên

3. Hiệu quả về phòng chống ách tắc chưa chắc đã đạt được như mong muốn
Bài toán hiệu quả phòng chống ách tắc chưa thể có lời giải

4. Làm méo mó quy hoạch đô thị và sẽ càng gây sự tắc đường trầm trọng hơn
Nguy cơ phá vỡ nhiều quyên tắc quy hoạch đô thị, hệ lụy nặng nề tới các vấn đề kinh tế xã hội

5. Kéo lùi sự phát triển của lịch sử nhân loại
Hạn chế sự phát triển của văn minh đô thị VN
cái này phạm vi ở VN thôi ạ

Chúc cụ sớm hoàn thành ý tưởng :)
Cám ơn cụ!
Có lẽ như cụ nói nó khách quan và bớt căng thẳng hơn ạ
 

moonlight

Xe tăng
Biển số
OF-1837
Ngày cấp bằng
7/10/06
Số km
1,380
Động cơ
569,825 Mã lực
Nhiều cụ đã so sánh giá xe ở VN với USA, nhưng e thử tính hài tý ạ:
GDP/người của VN khoảng 1,000$, Ở USA hơn 20,000$.
Theo xxx tính toán và công bố thì sức mua của đồng dollar ở VN cao gấp khoảng 4 lần USA (Công bố hồi 2005 hay sao ý e ko nhớ rõ)
Nhu cầu cuộc sống của 1 người VN và 1 người USA như nhau!
Để mua và chạy 1 chiếc Camry ở VN bây giờ khoảng 70,000 USD tương đương 70 năm thu nhập tb của 1 người lao động VN, trong khi đó thu nhập trong 70 năm của 1 người Mỹ là khoảng 1,400,000 USD nhân với sức mua tại VN 4 lần thành 5,600,000 USD!
Vậy nếu so sánh công bằng với Mỹ thì giá 1 chiếc Toy Camry ở Việt nam là NĂM TRIỆU SÁU TRĂM NGÀN ĐÔ LA!!! Trong khi giá ở Mỹ khỏang 20 nghìn đô la! => giá otô ở VN cao gấp 280 lần ở Mỹ các cụ nhé!
Và cái khoản chênh 280 lần đấy là để phát triển hạ tầng rồi các cụ nhé! ko hiểu #` # nó đưa mỹ với Sing ra dọa Dân nó có tính chuyện này kô?!
 

Streamline

Xe điện
Biển số
OF-40440
Ngày cấp bằng
13/7/09
Số km
2,460
Động cơ
489,406 Mã lực
Nơi ở
Eo ơi Hà Nội phố
Ủng hộ cụ.
Cái đề án 4' này mà được thông qua thì giá cả hàng hóa sẽ tăng theo. ( có mặt hàng nào mà không cần vận chuyển đâu). Tham nhũng, thất thoát là khó tránh khỏi. Trong khi thu nhập những người đóng phí không tăng -------> khoảng cách giàu nghèo càng nới rộng -----> bất ổn xã hội càng tăng.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top