Hướng dẫn cho Newbie cách chụp ảnh đẹp với ngôn từ dễ hiểu

chuotlang

Xe lừa
Biển số
OF-399
Ngày cấp bằng
19/6/06
Số km
39,578
Động cơ
969,907 Mã lực
Nơi ở
Tứ Hải Nhất Gia
Lời nói đầu:

CL bước vào cầm 1 chiếc máy DSLR (thuộc loại to như cái bánh trưng) đã được hơn 6 tháng và còn nhiều bỡ ngỡ khi mới đầu sử dụng nó.
Sau khi đọc 1 chút kiến thức bên các 4rum khác với những từ ngữ buổi đầu nhức óc thì sau 1-2 tháng đã có vốn kiến thức nhỏ nhỏ.
CL sẽ tụ hợp lại những kiến thức đó cho anh em ở nước ngoài ko có điều kiện học hành căn bản thầy thợ nói chung hoặc lười học nói riêng 1 chút kiến thức đã đơn giản hóa cho người mới bắt đầu.

Ở đây chỉ nói chuyện về làm sao để ra 1 tấm ảnh đẹp thôi chứ nó ko liên quan gì đến nhiếp ảnh, muốn đến nghệ thuật ART thì còn là 1 con đường khá dài. Và CL cũng chưa nói đến ACE update cho thiết bị của mình, mà làm sao những thiết bị trong nhà đang sẵn có mang lại cho mình những khoảnh khắc đẹp nhất ...
Có thế bài sau này sẽ up từ Entry lên Semipro

Tóm lại: Chụp ảnh cũng như làm văn thôi, mỗi người 1 cảm tính và thường cho bức ảnh của mình là đẹp ;) Và miễn sao mình thấy nó đẹp là được, vậy đã là thành công 50% rồi.

Vậy thì cần 1 số điều quan trọng như sau:

1. Làm chủ thiết bị:

Thiết bị chính của chúng ta là 1 chiếc máy ảnh, bao gồm ống kính vv...
Và mấy ai đọc kỹ hướng dẫn của nó trước khi dùng hay đem ra dùng ngay? Hay có để ý đến những chiếc CD đi kèm ko>?
Vậy ta phải hiểu kỹ về nó hơn.

CL nói tóm tắt chung chung sau cho tất cả các máy: (đối với Newbie tạm thời ko quan tâm đến cách đo sáng mà chỉ cần lấy nét là đc)

-Muốn lấy nét thì phải giữ 1/2 nút chụp, với các máy bao diêm pns thì khung xanh phải nháy lên màn hình ngắm mới là bắt nét, công việc còn lại là ta ấn nó xuống nốt 1/2 - Xong

-Nếu máy ko có các chức năng P,AV,TV,M thì là nó full Auto rồi, chỉ có thể chọn được các Style thôi, nên thử hết chúng xem thiết bị của mình tích hợp mấy cái đó có tốt ko?
Nếu tốt thì sử dụng ko tốt thi cứ Standard với AWB mà dùng
Những điều này là chỉ cho những cảm biến bé CCD thôi, chứ ai đã dùng lên đến Crop, Fullframe hay DoubeFrame rồi thì ko cần nói thêm

Các vấn đề về đo sáng, hay vv,,, thì các bác có thể hỏi thêm cho các dòng máy cao hơn Pns, trên cơ bản là giống nhau nhưng em rành nhất là các tài liệu về Canon.

Khi nào các bác chụp ra 1 tấm nét căng với cái máy nó cho phép vậy thì nói tiếp sau ;)

Muốn chụp đc nét thì phải lấy nét đúng cách bấm 1/2 nút, các máy pns đời mới đều có nhận diện khuôn mặt nên lấy nét mặt khá đơn gian, chỉ cần khung đỏ chuyển sang xanh green là có thể bấm nốt 1/2 nút chụp còn lại. Cố gắng sao ko bị rung tay và phải có tay trái đỡ trọng tâm máy phía dưới là đúng cách nhất như hình dưới:



Tạm thời mục này vậy đã, nét căng thì nói thêm vấn đề đo sáng, chứ Pns ko có nét điểm nên cũng chẳng lấy nét vào mắt khi chụp người được
.....
Bác nào cập nhật thêm để em chèn vào, nói nhiều hơn nữa lại thành Ô Phở thì anh em trong hội ko hiểu đc vấn đề ngay

PS: Trang ảnh mà CL yêu thích nhất để học hỏi là www.500px.com các bác muốn có ảnh đẹp hơn nên vào đó xem họ chụp để học hỏi
Thớt CL thích thú nhất về Ảnh của OF là Những câu hỏi cực kỳ ngớ ngẩn ...
 
Chỉnh sửa cuối:

chuotlang

Xe lừa
Biển số
OF-399
Ngày cấp bằng
19/6/06
Số km
39,578
Động cơ
969,907 Mã lực
Nơi ở
Tứ Hải Nhất Gia
2. Bố cục:

Ở đời này có nhiều loại bố cục, nôm na là sắp xếp làm sao cho mọi vật trong tấm hình 1 cách hợp lý.
Và nó được tích lũy cả trăm nay nay trong nhiếp ảnh, chúng ta nên tuân thủ nó 1 cách tuơng đối

Em nói là tuơng đối thôi nhé, vì tuyệt đối thì sẽ nhàm chán ;) và ko có sự sáng tạo riêng cho mình, đôi khi còn phụ thuộc vào tiền cảnh, hậu cảnh vv... và chúng ta ko nên tuân thủ quá đáng quá

CL đang từng ngồi uống rượu với 1 số họa sỹ nhưng rất thích cầm máy ảnh chụp choạch, họ gào thét 1 cái thứ bố cục trong Hội họa cách đây nhiều thế kỷ, và tóm lại họ chụp vẫn ko thuận mắt CL nhìn tý nào ;)
Bức tranh ko đẹp ông ý có thể tự vẽ mây thêm, cây cối um tùm vv...
Còn chụp ảnh ta phải tuân thủ ko nên cắt ghép gì vào, tốt nhất hậu kỳ càng ít càng tốt.
Cho nên 1 chiếc bao diêm pns chụp với bố cục tốt còn hơn ông máy pro chụp lung tung ;)

Sách vở đọc ko đến nơi đến trốn nên CL ko biết tiếng Anh những thứ này gọi là gì, chỉ hiểu nôm na bằng tiếng VN thôi:
Tất cả các quy tắc nếu thiếu các bác bổ sung:
Sorry em toàn lấy hình em chụp nên ko đẹp lắm hehe

- Đường chéo: Luôn tạo ra 1 không gian ko bị tẻ nhạt hơn cho tấm hình:



Những đường chéo theo mũi tên xanh đã đc con người bình chọn là bố cục chéo gây chú ý nhất

-Chữ S



Bố cục ưu tiên hình chữ S như con đường hình trên (mọi người ai cũng thích đường cong hình chữ S nhất mà, nào là đất nước VN, thân hình phụ nữ ;))

- Đường dẫn:



Có thể dùng đường cong hoặc thẳng để dẫn tới 1 góc khuất hay 1 chủ thể ở xa cảm giác cho tấm hình sâu hơn và có tính chất điểm vô tận hơn như 2 hình này



- Quy tắc 1/3



Đây là bố cục dễ nhất, vì bất cứ máy ảnh nào cũng có phần Grid cho ta căn bố cục này
Như vậy chủ thể điểm chính (Focus) chỉ cần nằm trong 4 chấm giao điểm kia là OK (mắt ngang, mũi dọc đều 1/3 hehe)
Ngoài ra các đường chân trời, nét ngang dọc chính nằm trong line 1/3 là OK

Ví dụ ko áp đặt 1/3 CL lấy mặt biển 1/4 như hình dưới cũng ko ảnh hưởng (tham lấy các tòa nhà nên thay thể 2 điểm cao của núi ở khoảng 1/3) Thực sự là lười tìm ảnh 1/3 ra làm ví dụ vì quy tắc này quá nhàm



- Quy tắc vàng



Các trục chính và giao điểm trên là theo quy tắc vàng



Nếu đặt dọc bức ảnh lấy chủ thể chính là tòa tháp kia thì bức ảnh trên dựa theo quy tắc này, nó cũng nôm na như 1/3 nhưng 9 ô chia theo diện tích khác

- Tỷ lệ vàng (Sưu tầm)



Tỷ lệ vàng trong mắt CL có vẻ là ít dùng nhất và CL hiếm khi dùng nó. Nó cũng là mục chia tỷ lệ cắt cúp ảnh cuối cùng trong Lightroom

Cái này bác nào hay dùng tiện thể bàn luôn. Em ít dùng nó nên thực hành có hạn, lý thuyết nó thì như sau:

cách bố trí điểm “Phi” được đặt ở ngay mắt trái của chủ thể, để tạo chủ điểm hấp dẫn. Và mỗi 1 bức ảnh thì chỉ có 1 điểm vàng, nếu muốn sắp xếp làm nổi rõ chủ đề đang muốn nói, thì tác giả đưa chính điểm đó vào điểm vàng trong tỷ lệ vàng

...................

Phá lung tung



Đôi khi người ta thích thì phá bố cục ko theo thể loại nào - CL nghịch cho 2 người trong ảnh tiến bước lên dốc tại Phú Quốc ;)
 
Chỉnh sửa cuối:

chuotlang

Xe lừa
Biển số
OF-399
Ngày cấp bằng
19/6/06
Số km
39,578
Động cơ
969,907 Mã lực
Nơi ở
Tứ Hải Nhất Gia
3. Khoảnh khắc và góc máy:

Nôm na dễ hiểu như sau:

Chụp người nhất định lấy nét vào mắt, ko có pns ko lấy được thì phải vào mẹt, à quên vào mặt ;)
Chụp đàn ông phải nét căng, thấy vết nhăn vết thâm mới đạt
Chụp phụ nữ phải mềm dịu chút, ko thấy đc khuyết điểm nói chung ;)
Chụp trẻ con hay phụ nữ tránh chụp ống kính cao hơn đầu, mắt lia xuống, người sẽ bị lùn, ko lấy hết đc ko gian bao quanh vv...

Vỡ lòng em chỉ nói vậy thôi, có gì sang phần 5 nói tiếp ;)



Chụp trẻ con nên cúi xuống ngang tầm mắt của nó, chộp những khoảnh khắc đáng yêu
Ví dụ nhóc Tây đang cười này em chụp ở công viên



Hay bé nhọ này đang chờ mẹ ở khu building chẳng hạn, thực sự em muốn cúi thấp hơn nữa nhưng ko dám hy sinh vì nghệ thụt, sợ bùng đầu gối quần ;)



Trong phong cảnh thì đôi khi trời nhiều mây, ánh nắng lọt qua những áng mây tạo nên những vùng sáng tối dưới mặt đất hay trên đỉnh đồi, chúng ta phải nhanh chóng chớp lấy thời cơ



Hay gió thổi tạo nên những đường cong của cát thể hiện được sự hùng vĩ của thiên nhiên tạo hóa trên những đồi cát tại Mũi Né VN



Hay ví dụ 1 tấm của CL chụp vào buổi trước khi bình minh, ánh sáng chỉ ló ra như vậy thôi, chỉ có 10-15 mins để chụp những bức như thế này trong sáng hôm đó



Và khi nào trình độ cao hẳn thì chúng ta hay giả lập hiện trường đề có những bức ảnh thời khắc tuyệt vời ;)



Luôn chú ý góc đạt ống kính sao cho ngang hoặc thấp hơn mặt đối tượng chụp để có không gian rộng hơn, chủ thể sẽ đẹp hơn .. chưa nói đến việc chân dài hơn ;)) ánh mắt nhìn xuống luôn đẹp hơn, đỡ bị nhăn da mặt ngước lên lộ lòng trắng nhiều ... hehe nói thêm nữa thì kinh quá



Góc thấp cho cảnh vật nhìn sẽ hùng vĩ hơn, nếu có những đường dẫn thẳng như ray hay lấy nó làm đường dẫn cho chủ thể

Tóm lại luôn phải suy nghĩ trước khi mình chụp để có góc nhìn tốt nhất, thời khắc đẹp nhất, hay chịu khó tìm tòi góc nhìn khác lạ so với mắt thường mọi người đều nhìn thấy được trong khung cảnh chung như cúi thấp hơn, tìm những vị trí chụp mà ít người chú ý đến

Phần này tạm thế đã
 
Chỉnh sửa cuối:

laicanthan

Xe container
Biển số
OF-84069
Ngày cấp bằng
29/1/11
Số km
8,800
Động cơ
498,076 Mã lực
tiếp đi bác em hóng đây
 

chuotlang

Xe lừa
Biển số
OF-399
Ngày cấp bằng
19/6/06
Số km
39,578
Động cơ
969,907 Mã lực
Nơi ở
Tứ Hải Nhất Gia
4. Ánh sáng

Ánh sáng tự nhiên thật phức tạp, lúc thì trời mưa trời nắng và ghét nhất là chụp cảnh mà trời nó lại màu trắng nhức mắt.
Nhưng ánh sáng tự nhiên bao h cũng là đẹp nhất, cho nên mới sinh ra những dụng cụ như tấm hắt sáng vv.. để hỗ trợ
Thôi nói ít cho các bác dễ hiểu:

Nói đến ánh sáng chắc ai cũng hình dung ra thiết bị của mình đang có 1 cái đèn Flash đi kèm, và người ta ai cũng gọi nó là Flash cóc
Cóc thì hình dung ra rồi đấy, khó có thể làm tấm hình đẹp hơn đc mà trên cơ bản là xấu đi

Lý do tại sao?
Tại mình ko dùng nó đúng cách thôi, những bao diêm đời mới đều có thể +/- sáng của nó mà ko ai chịu chỉnh
+ thêm nó cho chủ thể xa, - nó đi cho chủ thể gần, chứ nó ko tự tính ra phát nguồn sáng bao nhiêu cho đủ với cái nhận diện khuôn mặt đâu.
Vả lại nó luôn có 2 phần, 1 cái là Flash thường, 1 cái là Slowsynn mà ko ai để ý nó dùng ra làm sao.
Do vậy khi nào dùng Flash thường?

Ban ngày ngược sáng chủ thế chiếm nhỏ hơn khung gian có ngược sáng thì ta đánh flash, nó sẽ bù sáng vào để mặt chủ thể đủ sáng. Còn đủ sáng bao nhiêu thì do flash đủ mạnh hay ko với khoảng cách thôi. Cái này tự +/- trên máy.

Khi nào dùng Slowsynn?
Dĩ nhiên là buổi tối dùng nó, ko có dùng flash thường thì hậu cảnh sẽ tối om và trong bức ảnh chỉ hiện ra chủ thế chói sáng như bóng ma --> quá xấu ;)
Vậy dùng slowsynn thì sao?
Nó sẽ đánh làm 2 lần, 2 lần cách nhau bao lâu thì do máy tính toán nguồn sáng hiện trường ảnh hưởng đến tốc độ chụp
Tốc chậm quá thì cũng ko ổn vì ai dám nói trong 1/8 giây chẳng hạn chủ thể ko nhúc nhíc hay chớp mắt?
Tóm lại trong thời gian cách nhau 2 lần flash thì chủ thể ko đc nhúc nhíc

Tại sao nói nó ko đẹp?
Vì nó đánh thẳng vào mặt làm mặt bị bẹt khối, nhìn sẽ ko đc 3D cho lắm, chứ nói nhìn lại bóng dầu da mặt như cái chảo mỡ ;)
Vậy muốn đẹp hơn thì làm sao?
Chỉ có cách che 1 miếng nhựa trắng mờ hay giấy trắng thì sẽ tỏa đều đc nguồn sáng giống kiểu flash ngoài đánh hắt trần và tường
Nhưng nó sẽ làm hạn chế cường độ ánh sáng đến chủ thể, hoặc giảm độ sáng flash đi cho vừa đủ hắt sáng đến chủ thể
Cho nên tên gọi của nó đúng là flash cóc ;)
Tóm lại ánh sáng nhân tạo đèn đóm, thì chỉ có đồ của ánh sáng Studio là đẹp nhất, chúng ta chỉ chụp chơi thôi chứ ko phải đi chụp kiếm tiền nên cũng ko quá nên quan tâm đến nó

Thế nào là Flash ngoài? Bàn sau ở phần 5 cho những ACE bắt đầu nghiện ngập yêu ảnh thực sự và muốn sắm 1 chiếc DSLR

Nói nhiều text lại hoa mắt, CL chèn ảnh vào cho sinh động



Đây là 1 bức ảnh người ta thiên về hướng 90 độ cho góc ánh sáng, mặt sẽ được nổi khối rất 3D, nhìn hơi bị pro hehe
Ngoài ra còn có cách cho góc sáng 45 độ thì nửa mặt bên kia sẽ sáng hơn nhưng vẫn nổi khối.
Sáng nguyên cả khuôn mặt thì sẽ ko nổi khối bằng, nhìn giống kiểu lưu niệm hơn ;)

Và đây cũng là kiểu cắt cúp ảnh (crop) mà CL thích nhất, cắt ngang chán ng ta, vừa nhìn là chủ thể đã là con mắt rồi



Thế giới muôn màu muôn vẻ, cho nên chúng ta phải biết thế nào là Giờ vàng, muốn có giờ vàng, ảnh nhiều màu sắc lạ thì phải Outdoor từ rất sớm và về nhà lúc rất muộn. Tránh chụp lúc trưa nắng gắt sẽ có nhiều khí bốc lên làm ảnh ko trong, ko phân biệt đc là xuôi hay ngược sáng ảnh sẽ có màu ko đc đẹp, thôi tốt nhất là 1030-2h30 thì chuẩn bị cho việc đánh chén nghỉ trưa ;)
Những màu sắc dễ bắt được nhất là màu mỡ gà lúc hoàng hôn, bình minh, ráng chiều ...



Hoặc muộn hơn chút nữa là lúc trời nhá nhem chuẩn bị chuyển đen thì sẽ có màu xanh tím than.
Dể chụp đc nó phải có Tripod (chân máy) và đơn giản hóa bằng cách kích hoạt 2 giây hẹn giờ và tắt chống rung - Sao phải tắt chống rung sẽ nói ở phần 5



Ngược sáng, luôn cho rìa chủ thể 1 mép cháy vàng tạo nên hiệu ứng như trên - Đẹp phải ko? cho nên ng ta thích chụp ngược sáng là vậy, căn sao cho đằng sao đừng quá cháy sáng và thể hiện được tâm hồn của chủ thể đó là đôi mắt



Ánh sáng lạ

Công cuộc săn lùng cái đẹp trong cảnh vật thiên nhiên đôi khi may mắn gặp được những tia nắng, vạt nắng đẹp, và rất hiếm so với các loại ánh sáng khác. Muốn được như vậy thì thực sự phải có những tia nắng, vạt nắng đó và 1 trình độ hậu kỳ quan trọng đó là cách Blend màu nắng

Thuận sáng thì dễ quá rồi, ko phải nói, miễn sao đừng gắt nắng quá thì mắt người sẽ bị nheo, xấu cho nên hạn chế nắng chiếu thẳng vào mắt mà nên hướng lệch nó 45 độ sẽ đẹp hơn ko có thì đeo kính râm vào
Chụp phong cảnh thuận sáng sẽ cho đúng màu trời xanh thẳm hơn. Tóm lại hãy bắt đầu thử nghiệm trước với ánh sáng thuận
 
Chỉnh sửa cuối:

chuotlang

Xe lừa
Biển số
OF-399
Ngày cấp bằng
19/6/06
Số km
39,578
Động cơ
969,907 Mã lực
Nơi ở
Tứ Hải Nhất Gia
5. Và những thứ khác nâng cao hơn 4 phần trên

Dĩ nhiên phần 5 này thì khó hiểu hơn 4 phần đầu vì ai muốn nắm bắt tốt hơn thì đã thực sự "yêu ảnh" rồi chứ ko đơn thuần như các phần trước là làm sao để có ảnh đẹp.

Phần này sẽ nói nhiều hơn đến những thiết bị đắt tiền hơn để cho bức ảnh đẹp hơn, kỹ thuật cao cấp hơn ...

Tại sao bài viết này lưu hành nội bộ trong Hội XX vì đối với hội Xa Xứ ở nước ngoài có sinh hoạt phí rất đắt đỏ, nên chuyện muốn giữ lại những khoảnh khắc đẹp tốt nhất thì nên đầu tư trên 1000$ mới có những thiết bị tốt đc.
1000$ so với sinh hoạt phí nước ngoài ko phải quá cao đúng ko ạ? Tại sao mình ko đầu tư nếu thực sự mình đã yêu ảnh?

Tiền nào của đấy thôi mà, cứ đắt thì ắt nó sẽ tốt hơn, ảnh sẽ đẹp hơn và ít phải hậu kỳ hơn ;) Ko có cả thế giới này người ta lại bỏ tiền ngu để rước mấy thứ của nợ đắt tiền về nhà làm gì? Cho oai hay sưu tầm? No Comment hehe

Chúng ta đang nói đến ảnh số nhé, ai nói chơi ảnh mà ko nên can thiệp bởi những phần mềm chỉnh sửa mất tính nghệ thuật vv.. phải để nguyên gốc vv....
Thì CL khuyên người đó chuyển sang máy phim mà chơi luôn cho công phu



Vì dụ như vũ khí hạng nhẹ Linhof cũng là 1 thuơng hiệu tốt và nổi tiếng, ko thì làm mấy con quái vâth LF 8x10 mà chơi, đi đâu ai cũng nhìn mình kính nể ;) LF = Large Format

Quay trở lại tiếp với ảnh số nào:

Tóm lại bắt buộc phải có hậu kỳ, nhưng ko nên lạm dụng quá như cắt ghép thêm mây, chuyển trời trắng thành trời xanh, độ thêm con trâu vào bãi cỏ ...vv như thế thì phi nghệ thuật quá.

Nhưng chúng ta bắt buộc phải làm 1 thứ là Export ảnh thì mới đẹp được. Trong Export thì ko thể bỏ qua chức năng Unsharp hay còn gọi là addsharp ở các phần mềm khác nhau chứ đừng nói: Ôi cái Len của em nó chụp nét căng, có nét căng mà quên ko làm nét lại nó thì cũng thua khoản nét kia ;)
Nặng thêm tý thì kéo chỉnh màu sắc, hay blend cho ra tone màu khác.
Chụp phụ nữ thì nên retouch xóa lỗi trang điểm hay những thứ trứng cá mụn nhọt vô duyên đi, ko thì xấu lắm
Chụp Gấu mà như thế thì các bác bị ăn mắng đấy hehehe
Còn đàn ông thì cứ kệ ông nó đi, càng nhàu nhĩ càng tốt ;) Phong trần mà

Phần mềm tốt nhất phải nói đến Photoshop với nhiều add-on hay, nhược điểm nặng mb và khó học
Phần mềm tốt nhì phải nói đến Lightroom, nhẹ và dễ học nhưng ít add-on hữu dụng đi kèm hơn
Xuất Export của 2 soft này khá tuyệt

Đến với vấn đề mà nhiều bác hay hỏi nhất trong ảnh ọt có thế nói là: Ôi xóa phông này nọ hehe. Vậy muốn xóa phông thì sao
Tìm hiểu sơ qua về DOF nhé: nói nôm na nó là Độ trường ảnh thôi, hiểu nhiều đau đầu ;)
Đến đây phải nói đến vấn để khẩu độ và tiêu cự rồi, nôm na dễ hiểu là khẩu độ là F, tiêu cự thì là con số với chữ mm đằng sau trên ống kính (Len)

Ví dụ cái như sau:



Rõ con mắt bên phải, mờ con mắt bên trái, như vậy gọi là DOF mỏng, xa hơn tý thì khỏi nhìn thấy j, xóa mờ tịt luôn
Để làm được vậy thì yêu cầu tiêu cự lớn, khẩu mở lớn (giá trị F nhỏ) thì hậu cảnh càng xa điểm lấy nét bao nhiêu thì càng mờ bấy nhiêu
Vấn đề là money thôi, ống kính có khẩu càng lớn giá trị F càng nhỏ thì nó càng đắt tiền và dĩ nhiên chất ánh sẽ đẹp hơn, chụp thiếu sáng tốt hơn.
Vậy F là độ mở của Len, mở càng lớn thì các bác hình dung là nó thò đc 2 ngón tay vào chẳng hạn, mở càng nhỏ thì chỉ nhét que tăm vào đc thôi, ánh sáng chui vào ít hơn, ảnh hưởng đến tốc độ chụp hơn ... nói sau ko có lại đau đầu

Ngược lại với xóa phông Dof mỏng thì có nghĩa là Dof dày hay độ sâu trường ảnh cao



Bức ảnh này cho thấy từ A-Z trong mọi độ sâu trường ảnh đều rất chi tiết, có nghĩa là nó được khép khẩu sâu, (giá trị F lớn)
Kể cả những thứ xa xa ở chân trời cũng rất chi tiết.
Nói đến khẩu độ thì người ta tính trung bình là F8, cao hon 8 thì sẽ chi tiết hơn và tốc độ chụp chậm hơn.
Khuyến cáo ko nên khép hết lên max của giá trị F vì dễ bị nhiễu xạ quang học, vậy F22 chúng ta chỉ để giá trị F8-F16 là đc, còn muốn bao nhiều thì tùy theo tốc độ chụp bằng tay hay chụp bằng chân máy (tripod) nữa, nhưng yên tâm khi đã addsharp rồi thì F9-F16 ko phát hiện được bằng mắt thường nếu ko nhìn kỹ ảnh gốc đâu

Như vậy chụp muốn ưu tiên khẩu độ F thì ta chọn Av trên máy để chụp rồi chỉnh giá trị F

Nói đến khẩu độ thì luôn đi đôi với tốc độ: Chế độ TV trên máy

Trước hết ta nói về tốc độ cao trước đã:



Muốn tốc cao thì phải mở khẩu lớn, những thứ trong cùng độ trường ảnh sẽ nét căng kể cả nó đã chuyển động nhanh
Còn nó chuyển động nhanh bao nhiêu như những hạt thóc đang bay hay xe máy đang chạy thì tốc độ chụp luôn tỷ lệ thuận với nó



Tóm lại chụp thể thao hay chuyển động thì càng cao càng nét.
1 số tốc độ tối thiểu như Model đi lại ở catwalk cũng nên đạt trên 1/200s thì mi mắt các thứ mới nét căng được
dĩ nhiên còn tùy, 1 số em phi ầm ầm hay õng ẹo bước từ từ ;)
Chim cò thì cũng có con bay nhanh bay chậm, tốc trên 1/1200s mới ổn ;)
Tóm lại là làm quen với tốc độ vật thể di chuyện ngay tại hiện trường để ta ưu tiên tốc hợp lý nhất, cái này lý thuyết ko nói hay được

Ngược lại với nhanh thì là chậm



Chỉ cần tốc hơi chậm từ 1 đến vài giây có thể cho hiệu quả được dòng nước chảy mềm mại như sợi tơ được, cái này tốc set bao nhiêu còn tùy vào lượng nước nữa để nó ra hiệu quả sao cho đẹp



Còn ngoài ra chậm hẳn nữa thì gọi là phơi sáng bằng cửa B, chỉ dựa vào ánh trăng thôi mà màn đêm có thể sáng bừng lên được
Và dĩ nhiên sóng biển cỡ nào cũng chỉ mềm mại như vậy thôi, nhìn rất ảo

Với các máy bình thường thì TV,AV hay M cũng chỉ set max được tốc chậm từ 30s đến 2mins thôi, vậy phải có chức năng của B mới chụp được như vậy.
Chụp sao nói thêm ở phần 7

Giữa nhanh và chậm thì 1 loại chơi tốc độ khác nữa dạng pede ;) nửa nạc nửa mỡ, mọi người thích nó vì tạo hiệu ứng blur (mờ nhòe)



Tốc hơi chậm so với tốc độ cần thiết sẽ tạo ra những hiện tượng này

Mục tiếp theo đó là chụp với M, hoàn toàn tốc và khẩu do ta tự sắp đặt, cho nên nó ko còn có chuyện đo sáng ra làm sao nữa

Nhưng trước khi lên M chụp thì ta nên hiểu qua về cách đo sáng trước:
Có 3 cách đo sáng căn bản
Center (Ngoặc vuông trong rỗng): Đo sáng tổng thể bình quân cả khung chụp
Matrix (Ngoặc tròn chấm đen): Đo sáng bình quân của vùng đc chọn
Spot (Chấm đen): Đo sáng điểm

Trên cớ bản là những máy đời mới có hệ thống đo sáng tự động AWB rất tốt nên chúng ra nên dùng Center
Khi nào dùng 2 thằng Matrix và Spot? Khi trong điều kiện ánh sáng phức tạp như ngược sáng chẳng hạn, muốn mặt người sáng thì đo sáng vào mặt người bằng Matrix với điều kiện vật bị ngược sáng chiếm phần nhiều trong khung ảnh
Không thì chuyển về spot để đo sáng vào da mặt chẳng hạn ...
Đề nghị phải thực hành sẽ hiểu rõ hơn.

Vậy chuyển sang M để ta có được những loại ánh sáng riêng mà ta yêu thích ;)

Toàn lấy ảnh đẹp nhà người ta làm dẫn chứng lâu lâu phải chèn cái ảnh mình chụp cái, tuy ko được đẹp nhưng cũng đủ dẫn chứng



Giữa ban ngày chỗ này rất sáng, bức ảnh này CL set tốc vẫn chưa đủ nhanh nên chưa đủ tối để chỉ thấy những khe sáng bên ngoài lọt vào thôi chẳng hạn, nếu ta dùng AV, TV thì ảnh sẽ sáng chưng. Môn này dành cho những ai yêu thích thể loại đổ bóng



Cho nên trong thể loại Shadow người ta luôn thích set cho bức ảnh thiếu sáng để rõ vệt bóng đổ

Nôm na M nó là vậy, nếu thích thử hãy làm quen với M cho shock luôn 1 thể ;)

Vậy thì thích dư sáng thiếu sáng thì ta dùng M vuốt luôn trên bánh răng khẩu tốc cho nhanh, đỡ phải bù trừ sáng EV làm gì cho phức tạp ra ;)

Lấy nét vào đâu? (điểm Focus)
Ở những máy bao diêm thì thường là lấy nét vùng chứ ko có lấy nét điểm
Còn phần này đang nói đến những máy DSLR rồi, cho nên chúng ta có thể lấy nét điểm

Trong ống ngắm nó có bao nhiêu điểm lấy nét phụ thuộc vào cái thân máy (body) và dĩ nhiên chấm vuông to thì lấy nét chính xác hơn các chấm nhỏ, nhất là trong trường hơp thiếu sáng với khẩu độ lớn
Như vậy trong thiếu sáng nếu mở khẩu lớn hơn F5.6 thì nên ưu tiên lấy nét vào các điểm vuông to hơn

Thông thường có 3 cách lấy nét và khóa tạm thời. (lấy nét tự động AF)

- Oneshot: Chỉ vào điểm lấy nét giữ nửa có, điểm Focus AF sẽ nháy và thường có tiếng bíp, vậy là nếu ko zoom ra zoom vào thì điểm nét sẽ khóa tạm thời mặc dù ta có thể xê dịch khung ngắm 1 chút, ấn 1/2 nút chụp còn lại là xong.
Tại sao nói ko zoom ra zoom vào? Vì đối với các Len zoom 1 khẩu (sẽ gi giá trị 1 số F trên Len thì zoom ko ảnh hưởng đến việc mất net hay còn gọi là outnet, còn 2 giá trị số F thì zoom sẽ bị outnet khi lúc ta đang khóa nét tạm thời) Do vậy Len zoom 1 khẩu luôn tốt và đắt hơn
Đa phần dùng cho chụp tĩnh vật, phong cảnh hoặc chân dung nếu người ko cử động

-AI Focus: Khóa nét tạm thời, nếu chủ thể cử động ra chỗ khác thì nó sẽ thành outnet, khi đó bấm 1/2 nút còn lại sẽ ko đc, máy báo hiệu cho ta là đã mất nét nên ko chụp đc

-AI Servo: Dùng cho chụp thể thao, nháy liên tục và sẽ ko kêu bíp, chụp đc là chụp ngay, xem lại kiểu nào ăn thì giữ, rành cho các đối tượng di chuyển nhanh

Khóa nét liên tục: nút AF-ON làm chức năng này, khi nhớ điểm Focus rồi bấm nút này thì ta ko cần lấy nét lại và có thể thoải mái bấm nút chụp mà ko cần giữ 1/2

Nút sao * hoặc AE lock có nghĩa là khóa sáng, đo xong thì khóa, lia ống kính ra chỗ khác giá trị thông số tốc khẩu ko thay đổi, và iso nữa, sẽ nói ở phần 7 sau ;)

Như vậy thích lấy nét vào đâu là do mình, miển điểm đó phải đủ sáng thì AF mới bắt được, ko chọn điểm đen thui thì nó chịu, ta phải chuyển sang lấy nét tay là MF

Chụp người thì nên lấy nét vào mắt, nhưng 1 số bác cứ thích lấy nét vào ngực con nhà người ta ;) bởi vì người ta có hàm ý riêng, ko ai cấm hehe
Nhìn chung chụp người và động vật thì lấy nét vào mắt để thể hiện đc cửa sổ tâm hồn
Còn các thứ khác thì lấy nét vào chủ thế muốn chụp
Trc khi muốn chụp chủ thể đó như thế nào thì hãy lẩm nhẩm trong đầu là mình muốn chụp cái gì thì sẽ tiến bộ nhanh hơn

Đo sáng vào đâu? Nếu ko đo Center thì chơi luôn spot luôn, chứ Matrix nghe chừng nửa nạc nữa mỡ
Còn đo vào đâu thì tùy mình thôi, màu nào đẹp trong khuôn hình mình muốn nó chuẩn nhất thì lấy nó mà đo vào ;)

Nói đến đây thì đừng bác nào hỏi sao P nó thế nọ thế kia, đã dùng DSRL thì ko nên chụp bằng Auto hay P gì cả, set iso sao cho hợp lý thì em nói sau ở phần 7

Các thể loại ảnh thường gặp được chia làm nhiều loại, trong đó ta hay gặp nhất là Lưu niệm ;) Thường quá, thôi cao hơn chút đi vào chuyên môn thì còn nhiều thế loại khác

- Phong cảnh



Toàn khung cảnh phải nói lên cảnh đẹp, có đàn chim bay qua hay 1 ít người lố nhố bất đắc dĩ ko đuổi họ ra khỏi khung ngắm đc thì cũng đc coi là phong cảnh ;)

- Chân dung



Ảnh phải toát lên được vẻ đẹp của người đó, cắt cụp chặt chẽ tạo bố cục đẹp bỏ những cái xấu đi, khuyết điểm đi ;)
Ví dụ trên chắc chú kia mông hóp quá nên tác giả crop khá chặt hehe fun tý

- Đời thường



Ra đường chơi dạo phố thấy j hay thì chụp, cuộc đời thật bình thường thì gọi là đời thường, chú ý ảnh phải nói lên được ý gì thì hẵng chụp, ko có lại bị gọi là thử nghiệm thiết bị hehe

- Du lịch, thành phố kiến trúc ...



Cũng là 1 thể loại, nói chung cứ leo lên nóc nhà mà chụp xuống là đẹp nhất ;)

Ngoài ra còn sự kiện, động vật, Macro, model, nude, art vv.... và vân vân

Và khoai nhất là ART thì nó bao trùm rất rất rộng, ko giới hạn



Mời các bác nhâm nhi ly cafe ART trước khi chuyển sang viết phần 7 ;)
Định treo mấy quả nude nủng những sợ nhiều khách under 18 hehe

Tạm thời hết phần 5, chưa nghĩ ra viết j tiếp, có j sang phần 7 nói sau ...
 
Chỉnh sửa cuối:

chuotlang

Xe lừa
Biển số
OF-399
Ngày cấp bằng
19/6/06
Số km
39,578
Động cơ
969,907 Mã lực
Nơi ở
Tứ Hải Nhất Gia
6. Update những ý kiến bổ xung của nhà Dims viết


Chụp ảnh gia đình

Thường thì mọi người định cư ở nước ngoài, cuối năm gia đình hay tụ họp và chụp ảnh kỷ niệm nhà tớ cũng vậy. Cứ Noel là mọi người tập chung về nhà, ăn uống rồi chụp ảnh. Hoặc những ngày nắng đẹp thì cả nhà đi pinic. Vậy làm cách nào để có bức ảnh gia đình đẹp.

Thường thi mọi bức ảnh chụp người đẹp thì 90% chất lượng ảnh nằm ở nét mặt của người được chụp ảnh, phần còn lại tùy thuộc vào bố cục ánh sáng và tư thế hình thể.

Ánh sáng và hậu cảnh (back ground)


Khi đi chơi, ngoài trời ánh sáng tốt để cho bức ảnh đẹp (tức là người chụp ảnh mặt không bị nhăn vì chói nắng, da không bị bóng...) là vào buổi xế chiều và ngoài trời. Ánh sáng thời điểm này không quá sáng hoặc quá tối trên các góc ảnh. Khi chụp nên xếp mọi người trên nền (Background) có màu đồng nhất ở công viên thì lây phía sau là rặng cây xanh, bãi cỏ xanh típ tắp hay bức tường để cho nhân vật trong ảnh được nổi bật. Không nên lấy hậu cảnh là góc nhà, hay băng rôn áp phích quảng cáo.

Nguồn sáng lý tưởng là ánh sáng cường độ thấp và dải rộng. Buổi sáng chụp ảnh đẹp là lúc 7h30 đến 9h, chiều từ 3h30 đến 5h30. Chụp ảnh dưới bầu trời đầy nắng vào giữa trưa sẽ khiến người được chụp bị bóng trên mặt, sẽ bị chỗ sáng chỗ tối. Để khác phục việc này thì ta có thể chiếu ánh sáng vào mặt (gọi là hắt sáng). Thường thì ta có thể dùng đèn flash trên máy, hoặc tận dụng nguồn sáng hắt ra từ vật gần đó (bức tường sáng, hoặc cửa kính của tòa nhà).

Tránh để mọi người đứng đối diện với mặt trời, vì như thế mặt người sẽ nhăn, mắt bị nheo.

Sắp xếp (hay bố cục ảnh).

Sau khi xác định được hậu cảnh, tiếp theo bạn chọn vị trí ngồi cho mọi người trong gia đình: Một tảng đá lớn, một thân cây hay một chiếc bàn nhỏ nơi hiên nhà, một băng ghế dài... Mục đích của việc sắp xếp chỗ ngồi chính là để có được tầm cao gương mặt khác nhau cho bức ảnh.

Cho một vài người ngồi trên ghế, một số khác ngồi xuống đất và trẻ nhỏ ngồi thấp dưới đất. Không nên ngồi xếp bằng, hãy giúp mọi người ngồi chụm gối và chân xếp vào nhau để về một phía hông. Tư thế đứng và nhìn về một hướng nào đó cũng sẽ tạo hiệu ứng chênh lệch chiều cao trong bố cục ảnh. Lưu ý đừng để đầu người này che khuất đầu người kia theo cả chiều ngang và chiều dọc.

Đừng chọn tư thế ngồi đối diện vai vuông góc với ống kính, hãy chọn góc xoay người nhẹ cho các chủ thể. Người béo thì xoay người đi 1 góc 30 đến 45 độ, để giấu thân hình quá khổ.

Sắp xếp mọi người khi chụp ảnh: thay vì một nhóm lớn đều tăm tắp mười mấy người, bạn có thể chia thành các nhóm nhỏ đứng cạnh nhau một cách ngẫu hứng. Một bên vai chồng lên nhau sẽ khiến đầu các chủ thể gần nhau hơn. Lưu ý không nhất thiết phải đủ cả 2 vai, mà chỉ cần thấy một bên vai trong ảnh là đủ.

Người trong ảnh tuyệt đối không nên để xuôi tay bên hông. Hãy để tay vào túi, choàng vai nhau hay khoác tay, nắm tay nhau... Các tư thế đan chéo tay tương tự sẽ giúp ảnh chụp trông năng động hơn lên. Với chân, nên lưu ý các tư thế thật tự nhiên: Nếu ngồi bắt chéo chân, nếu đứng thì nên hơi xoay người đi 1 chút.

Sử dụng chân máy sẽ giúp tăng độ sắc nét cho ảnh và máy nên thiết lập tốc độ ISO thấp nhất.

Khi bấm máy:

Ngắm sao cho chủ thể nằm vào trung tâm khung hình, vì bạn chưa quen về bố cục hoặc tránh tình trạng máy bị nghiêng khi chừa một khoảng trống để cắt cúp sau này. Lúc bấm máy, hãy thực hiện một thao tác nào đó để thu hút sự chú ý của mọi người giúp ánh mắt các chủ thể cùng nhìn về một hướng, hoặc hô to để mọi người tập chung. Giải pháp quen thuộc cuối cùng là chụp các gương mặt tươi cười hạnh phúc.

Ngoài ra, có thể chụp hình ảnh mọi người đang nhìn nhau thay vì cùng nhìn vào ống kính máy ảnh. Bố cục dạng này khó hơn. Để tránh tình trạng người bị nhắm mắt, hãy ra hiệu khi chụp ảnh hoặc chụp hàng loạt ảnh và lựa chọn sau.

Và trước khi chụp nhớ set lại thông số của máy: máy tự động thì chọn chế độ chụp người, chọn ISO thấp để ảnh không bị noise.
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Đa số thì ai khi mua máy ảnh mục tiêu đầu tiên là muốn lưu lại những khoảnh khắc của con mình. Vậy sao để có được những bức ảnh của F1 sống động nhất, trong sáng nhất và đẹp nhất.

Để có được những tấm ảnh trẻ em đẹp, bạn cần phải có quá trình “mai phục” để chụp những khoảnh khắc tự nhiên của trẻ. Lời khuyên: Bạn hãy khai thác cái ưu thế của máy ảnh số là có thể chụp hàng loạt ảnh mà không sợ lãng phí... phim hay sợ đau cái thẻ nhớ . Sau đó, bạn có thể lựa trong số ảnh chụp được đó tấm ảnh nào ưng ý nhất.

ĐẶT ỐNG KÍNH NGANG TẦM MẮT TRẺ

Khi chụp ảnh trẻ em, lẽ tự nhiên thôi, vì chúng thấp hơn mình, bạn thường chúc ống kính xuống đứa trẻ. Hậu quả khi chụp như thế thì trên ảnh đứa trẻ cảm giác bị thu nhỏ lại, như bị lọt thỏm giữa sự rộng lớn của các vật thể chung quanh, cảm giác bị đè nén. Vì thế cho nên bạn hãy quỳ hoặc ngồi xuống để ống kính máy ảnh n
gang với tầm mắt của đứa trẻ. Bạn sẽ ghi lại được ánh mắt rất thật của trẻ và trẻ sẽ nổi bật trên tấm ảnh.

KHÔNG SỬ DỤNG ĐÈN FLASH

Thường thì mọi người hay nghĩ dùng đèn để sáng mặt để cho đẹp. Nhưng thực tế lại ngược lại đấy ạ. Đèn flash trên máy thường đánh thẳng vào mặt, làm cho ảnh dễ bị bẹt, mất khối, gây hiện tượng mắt đỏ. Thường thì ảnh trẻ con làm sao cho tự nhiên vì thế nên "rình" chụp khi trẻ đang chơi và chơi chỗ có nhiều sáng. Nếu chụp chân dung thì nên tập chung vào mắt và miệng.

SET MÁY KHI CHỤP:

- Khi chụp trẻ con lớn, đã biết chạy nhảy. Thì cứ kệ cho chúng chơi đùa. Nếu DSLR thì set máy ở tốc độc chụp nhanh, còn máy PnS thì nên chọn ở chế độ thể thao.
- Nếu trẻ con bé hơn: thì chon chế độ chụp chân dung.
- Nên chụp thuận sáng, hoặc ánh sáng xiên không nên chụp ngược sáng.

NHỮNG ĐIỀU NÊN BIẾT KHI CHỤP ẢNH TRẺ CON:

- Trẻ mới sinh thường hay ngủ. Bạn vẫn có thể tạo ra những tấm hình rất hồn nhiên và thơ ngậy trong lúc em say giấc thiên thần. Kinh nghiệm của em khi muốn chụp "nude" cho các bé là quấn các bé trong cái khăn bông trắng, rồi kệ cho bé cựa quậy và để cho mẹ nói chuyện chơi với em. Khi chụp nên chụp theo phong cách hightkey đại loại gọi là thừa sáng 1 chút.

- Trẻ em dưới ba tháng chỉ nhìn thấy rõ vật trong một khoảng cách ngắn (ta vẫn cho các bé tập nhìn ý) và chỉ chú ý đến các đồ chơi trước mắt chừng mươi giây. Vì thế nếu khi chụp người chụp nên đứng xa hơn tầm nhìn của em bé, em bé sẽ không nhìn thấy người chụp và tập chung vào đồ chơi. Khi đó lại đứng rình và bấm liên tục.

Với những em bé lớn hơn từ 6 tháng trở lên, em đã hiểu được người lớn nói gì nên:
+ Đừng bao giờ bảo em làm bộ dạng, nên để em tự nhiên.
+ Đừng bắt em cười, nên đối thoại với em và đặt những câu hỏi cho em trả lời.
+ Đừng để đồ đạc rườm rà làm phông cảnh, những cảnh vật lòe loẹt rất hại cho chân dung. Vì khi người xem bị chi phối nhìn sang thứ khác.
+ Đừng để các đồ chơi quá khổ bên cạnh bé. Cha mẹ ai cũng muốn con mình là nhân vật chính chứ không phải con chó bông to tướng bên cạnh nó.
+ Nên để ý tới quần áo, càng giản dị và màu nhạt thì càng đưa ra được nhiều màu sắt tự nhiên trên mặt bé.
+ Chú ý giữ mặt em bé sạch sẽ sau khi cha mẹ cho em ăn uống.

Đối với những bé lớn hơn: Tạo không khí thoải mái, thân thiện với người cần chụp là yếu tố quyết định sự thành bại của đa số ảnh chụp mẫu. Đặc biệt, sự căng thẳng có thể làm cho trẻ em sợ, làm mất chất tự nhiên của ảnh. Bạn nên khéo léo tiếp cận, nói chuyện thậm chí nô đùa với chúng. Để trẻ tự do làm những gì chúng muốn.Không giống như người lớn, trẻ nhỏ là đối tượng rất khó tạo "form". Bạn đừng gò bó trẻ phải đứng thế nọ, ngẩng mặt thế kia... mà nên để trẻ tự chọn vị trí và tư thế thích hợp.
Không nên hướng dẫn trẻ làm những động tác như người lớn. Sự căng thằng hoặc giả tạo sẽ ảnh hưởng nhiều đến tác phẩm sau này. Thay vì bắt chúng đứng trầm ngâm với ánh mắt xa xăm, hãy đưa chúng ra vườn hay công viên để thoải mái nô đùa. Bạn hãy tạo khoảng cách đủ gần, luôn sẵn sàng để bắt lại những khoảnh khắc ấy.

Tạm thời em mới chỉ nghĩ ra và nhớ ra thế này. Em cứ up lên đã, còn gì em bổ sung sau
 
Chỉnh sửa cuối:

maxinh84

Xe tăng
Biển số
OF-111456
Ngày cấp bằng
4/9/11
Số km
1,665
Động cơ
406,010 Mã lực
Nơi ở
Chi hội xa xứ !
Ok , hay quá em đặt cục gạch ngâm cứu từ từ , chuotlang nặn từ từ thôi ná :D
 

chuotlang

Xe lừa
Biển số
OF-399
Ngày cấp bằng
19/6/06
Số km
39,578
Động cơ
969,907 Mã lực
Nơi ở
Tứ Hải Nhất Gia
7. Phần này chưa biết đặt tên nó là gì, tạm thời nghĩ đến đâu viết đến đó ;)

Tạm thời trước khi viết phần ISO thì ACE ko quan tâm đến nó vội mà hãy luyện cho mình trực quan để làm quen tốc độ và khẩu độ
Có thể vào trang web này để làm quen

Một cái là mắt thường nhìn, và sau khi ta chỉnh khẩu độ tốc độ thì nó sẽ liên quan đến độ sáng tối và xóa phông sau khi bấm nút Shoot

Những thiết bị liên quan:

Sau cái máy thì phải nói đến Ống kính (Len)

Ống kính chia ra làm nhiều loại
-TS (tilt shift len) là loại ống chụp mất công nhất, vì nó có 3 vít chỉnh độ méo để hội tụ các đường thẳng đều song song, do vậy tác dụng phụ của nó sẽ làm ảnh sâu hơn mắt thường nhìn, thích hợp cho phong cảnh, kiến trúc



Do vậy ta có được những bức ảnh này nhìn thẳng tắp như mắt người nhìn thấy mà ống Fix Prime ko làm đc, vì Fix nó chỉ ko méo khi vuông góc với vật thể thôi, còn ngước lên ngóc xuống thì vẫn méo như thường

-Fix Prime Len: là loại ống rất ít méo, thích hợp cho chụp chân dung nhất vì nó thường có khẩu độ lớn, giá trị F nhỏ
Vậy mua len fix có tiêu cự bao nhiêu thì tùy, dĩ nhiên tiêu cự mm càng lớn thì xóa phông càng ác nếu set cùng 1 giá trị F



Lấy ví dụ ở tiêu cự 50mm, mở khẩu lớn nhất là F1 thì xóa phông như trên
Rất hiếm Len có khẩu F1 và nó khá đắt tiền
Mở khẩu lớn, cùng độ sáng sẽ cho tốc độ cao, nên chụp thiếu sáng và xóa phông rất tốt, chất lượng ảnh tốt.
Nhược điểm là ko zoom đc nên ta đành phải đi đi lại lại để lấy cự ly thích hợp mới chụp đc, người ta hay gọi là zoom bằng chân

-Len tele zoom
Tiện quá đi thôi còn j - vặn tay là zoom được, nhưng dĩ nhiên nó chất lượng quang học và độ méo hình kém hơn len fix



Cũng là quy tắc 1/3 cho đường chân trời, nhưng ta thích con tàu nó to hay nhỏ thì tùy ;)
Những len này bao giờ cũng có 2 số tiêu cự mm ghi trên Len, cảm thấy hợp với cách chụp giải nào thì sắm cái đó thôi.
Chú ý Len 1 khẩu luôn tốt hơn 2 khẩu (zoom ra zoom vào ko bị thay đổi giá trị F)

-Len tele chuyên dụng
Thường có giá trị tiêu cự từ 400mm trở lên, đòi hỏi cao nên đa phần là fix tele (1 chỉ số tiêu cự)



Len này thích hợp cho chim cò, thể thao, động vật hoang dã vv... nói chung là chụp vật thể ở xa

Len macro



Chụp cận cảnh có độ nét cao, đúng tỷ lệ

Ngoài ra còn 1 số Len khác như Super wide, Fisheye (siêu rộng và mắt cá)
Nó có tác dụng nhìn mọi vật 1 cách siêu rộng hơn cả mắt thường ta thấy được

Nhược điểm của nó là hình méo nặng, nhưng rất nhiều người thích hiệu ứng đó, chụp người thì chân ngắn thành chân dài đc ;)

-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Đèn ngoài, ko muốn dùng Flash cóc thì cái ta hay gặp đó là Flash ngoài.
Nói đến flash ngoài thì 1 đống từ ngữ chuyên dụng cho ánh sáng ... mệt lắm khó hiểu kinh nên ko bàn ra ở đây



Nói chung nó nằm ở khoảng giữa, hơn flash cóc và thua đèn Studio

Thích đánh đèn vào đâu thì đánh, góc bao nhiêu độ vào chủ thể thì đặt nó ra chỗ khác, và dùng bộ phát tín hiệu hay remote để điều khiển đèn
Ví dụ trên là 1 điển hình, đâu nhất thì phải đánh vào mặt người ... tóm lại nó là cung cụ đèn đóm làm cho hình ảnh chi tiết và rõ nét, làm sáng chủ thể cho ảnh đẹp hơn, còn việc sử dụng nó để đánh sáng cho đẹp lại còn là cả 1 vấn đề nan giải, còn khó hơn làm chủ thiết bị căn bản

Nó sẽ cho ta thứ ánh sáng dịu rất dễ chịu chứ ko như loại đèn cóc kia, nếu biết setup đúng

Còn những thiết bị khác như Balo, Chân máy, Grip, dây mềm hay remote không dây vv.... thích sao mua vậy ;) miễn sao dùng tốt là đc

Chân máy (Tripod)

Chân đủ vững chịu được độ nặng của thiết bị, phơi sáng lâu không bị gật gù là đạt tiêu chuẩn
Dư tiền thì làm 1 em Gizto cho nó hàng hiệu, hàng của Ý luôn, loại xịn có xoay theo dịch chuyển của trái đất quay luôn, phơi phóng mấy tiếng mà ánh sao trăng ko bị dịch chuyển
Bóng đỡ phía trên thì Đức Quốc Xã mà dùng
Ko có thì hàng TQ chọn loại tốt cũng ko sao ;)

Dây mềm, remote điều khiển nút chụp, hàng TQ rẻ tiền dùng thoải mái, ko nên cầu kỳ

Filter, nhất định phải dùng đồ xịn rồi, xịn đến đâu thì do túi tiền, tốt nhất nên dùng hàng Pro của các hãng bình dân như Hoya, Kenko vv.. Dư tiền thì BW
Cho nên Filter UV là bắt buộc, còn chơi thêm thì nên đeo kính râm cho Len nữa như CPL chuyên chụp phản bóng guơng, nước
ND cho phong cảnh, phơi sáng ban ngày, cho nên ND cũng chia làm nhiều loại

Grip? nên hay ko thì tùy, nó có thể lắp đc 2 viên Pin và cấp cứu bằng lắp Pin AA
Cầm sẽ sướng tay hơn và có tích hợp các núm để chụp dọc, sẽ cân bằng tốt hơn nếu dùng Len nặng, dài
Nhược điểm, phải thêm tiền và nặng hơn chút, khoảng 200g

Cảm biến, Cảm quang ... Cảm cúm ;)

Nói ngược từ sau trước, nói chung đọc nhiều hoa mắt mai lại cảm cúm thì chết, mỗi ngày ACE đọc 1 phần cho đẽ hiểu

Cảm Quang hay còn gọi là độ nhạy sáng ISO trong máy ảnh. Nó càng cao thì độ nhạy sáng càng tốt nhưng cũng đi đôi với việc xuất hiện nhiễu càng cao (noise)

Ánh sáng yếu ta thường phải đẩy cao ISO để đạt tốc độ an toàn, cho nên việc sự lý ISO cao gây ít Noise là 1 vấn đề của Chip xử lý và Cảm biến (Sensor)

Hiểu nôm na vậy thôi chứ Chip thế hệ càng về sau nó sẽ xử lý noise càng tốt, cảm biển lớn thì khử noise và chi tiết ảnh cũng như giải màu tốt hơn cảm biến nhỏ.
Khắc phục vấn đề này chỉ có cách là chạy đua theo thiết bị và trợ giúp thêm những phần mềm khử noise thôi.

Chúng ta đi sang 1 chút để hiểu thêm về cảm biến sensor:



Đây là kích cỡ của các loại Sensor máy ảnh phổ thông, loại Double Frame ko được liệt kê vào vì nó là hàng khủng, quá đắt
Ngoài ra còn thiếu 1 loại nữa ko vẽ trong hình là Crop 1.3x

Cảm biến càng to thì càng đắt, giải màu càng tốt, chi tiết ảnh càng cao.
Với 1 máy cảm biến lớn thì dĩ nhiên đắt tiền hơn, và cái giải màu tốt nó cho phép ta kéo màu sắc riêng của từng màu hay hậu kỳ của tổng thể 1 bức ảnh được nhiều hơn mà tấm ảnh không bị nát ra như cảm biến nhỏ.

Cùng 1 số chấm (pixel) như nhau nhưng cảm biến to luôn chi tiết hơn cảm biến nhỏ -- Cho nên đừng có nghe TO CHẤM mà đã oai hehe



... còn tiếp

Phần 8: Cách pose của mẫu nữ (ở những trang sau)

 
Chỉnh sửa cuối:

canbo

Xe tăng
Biển số
OF-6043
Ngày cấp bằng
20/6/07
Số km
1,569
Động cơ
558,690 Mã lực
Nơi ở
HN-SG-HB
Em cũng vào phổ cập kiến thức nào :D
 

Civic TN

Xe lăn
Biển số
OF-82890
Ngày cấp bằng
15/1/11
Số km
13,839
Động cơ
1,183,710 Mã lực
E xin làm học trò cụ chuột nhé
 

xperia

Xe hơi
Biển số
OF-80520
Ngày cấp bằng
17/12/10
Số km
138
Động cơ
416,810 Mã lực
Website
www.facebook.com
Em thích cụ rồi đấy! Em đang hóng đây!
 

fuxe

Xe container
Biển số
OF-31149
Ngày cấp bằng
12/3/09
Số km
7,278
Động cơ
3,526,768 Mã lực
Nơi ở
Đầu Đình
cụ lang giảng như thầy rồi, có ngâm cứu và trải nghiệm thực tế (b)
 

supersoi

Xe tải
Biển số
OF-48741
Ngày cấp bằng
14/10/09
Số km
406
Động cơ
462,620 Mã lực
Nơi ở
Biết rồi còn hỏi ;)
cụ tư vấn cho em chụp bằng cái 4 ét sao cho đẹp đê :P
 

chuotlang

Xe lừa
Biển số
OF-399
Ngày cấp bằng
19/6/06
Số km
39,578
Động cơ
969,907 Mã lực
Nơi ở
Tứ Hải Nhất Gia
cụ tư vấn cho em chụp bằng cái 4 ét sao cho đẹp đê :P
4GS nó còn có giả lập HDR nữa, cụ cứ theo các nguyên tắc bố cục mà chụp cho em, miễn sao khi chụp nó ko rung tay, nét tốt là đc
Theo em test qua thì nó tích hợp phần mềm chụp theo máy thì phải touch vào màn hình
Cụ kiếm phần mềm thay thế để chụp mà bằng nút sườn xem sao
Cái này hỏi nhà Sún rành hơn em về IP vì lâu lắm em ko dùng rồi
Ko có dùng cái theo máy chỉ an toàn khi cụ kê tỳ vào điểm chắc mới bảo đảm ko rung mờ thôi

Ngoài ra nó chỉ đẹp trong khoảng size 800px trời lại thôi, muốn đẹp chỉ có những máy có cảm biến lớn hơn thôi
Đến phần này chúng ta chỉ nói đến cảm biển nhỏ
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải
Top