Em đi Phủ Đầu Rồng !

CỬU VĂN LONG

Xe container
Biển số
OF-1829
Ngày cấp bằng
6/10/06
Số km
6,178
Động cơ
629,549 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn <=> Mũi Né
Cuối tuần có thằng rủ đi miền Tây chơi 3 ngày bận quá dek đi được, ko đi xa đành vác súng vào săn Phủ Đầu Rồng cho lành, có ít ảnh hầu các cụ :








Tóm tắt sơ lược qua về Phủ Đầu Rồng :

Năm 1858, Pháp nổ súng tấn công Đà Nẵng mở đầu cuộc chiến tranh xâm chiếm Việt Nam. Năm 1867, Pháp chiếm xong lục tỉnh Nam kỳ (Biên Hoà, Gia Định, Định Tường, Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên). Ngày 23 tháng 2 năm 1868, ông Thống đốc Nam Kỳ Lagrandière đã làm lễ đặt viên đá đầu tiên khởi công xây dựng Dinh Thống đốc Nam Kỳ mới tại Sài Gòn thay cho dinh cũ được dựng bằng gỗ vào năm 1863. Dinh mới được xây dựng theo theo đồ án do kiến trúc sư Hermite phác thảo (người phác thảo đồ án Tòa thị sảnh Hongkong). Viên đá lịch sử này là khối đá lấy ở Biên Hòa, hình vuông rộng mỗi góc 50 cm, có lỗ bên trong chứa những đồng tiền hiện hành thuở ấy bằng vàng, bạc, đồng có chạm hình Napoleon đệ tam.



















Dinh Norodom thời Pháp thuộc


Công trình này được xây cất trên một diện tích rộng 12 ha, bao gồm một dinh thự lớn với mặt tiền rộng 80 m, bên trong có phòng khách chứa 800 người, và một khuôn viên rộng với nhiều cây xanh và thảm cỏ. Phấn lớn vật tư xây dựng dinh được chở từ Pháp sang. Do chiến tranh Pháp-Phổ 1870 nên công trình này kéo dài đến 1873 mới xong. Sau khi xây dựng xong, dinh được đặt tên là dinh Norodom và đại lộ trước dinh cũng được gọi là đại lộ Norodom, lấy theo tên của Quốc vương Campuchia lúc bấy giờ là Norodom (1834-1904). Từ 1871 đến 1887, dinh được dành cho Thống đốc Nam kỳ (Gouverneur de la Cochinchine) nên gọi là dinh Thống đốc. Từ 1887 đến 1945, các Toàn quyền Đông Dương (Gouverneur-général de l'Indochine Française) đã sử dụng dinh thự này làm nơi ở và làm việc nên dinh gọi là dinh Toàn quyền. Nơi ở và làm việc của các Thống đốc chuyển sang một dinh thự gần đó.








Hội trường Thống Nhất ngày nay
Ngày 9 tháng 3 năm 1945, Nhật đảo chính Pháp, Dinh Norodom trở thành nơi làm việc của chính quyền Nhật ở Việt Nam. Nhưng đến tháng 9 năm 1945, Nhật thất bại trong Thế chiến II, Pháp trở lại chiếm Nam bộ, Dinh Norodom trở lại thành trụ sở làm việc của Pháp ở Việt Nam.
Dinh Độc lập thời Việt Nam Cộng hòa

Sau năm 1954, người Pháp rút khỏi Việt Nam. Việt Nam bị chia cắt thành 2 quốc gia, miền Bắc là nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, còn miền Nam là nước Quốc Gia Việt Nam (sau thành Việt Nam Cộng Hòa). Ngày 7 tháng 9 năm 1954 Dinh Norodom được bàn giao giữa đại diện Pháp, tướng 5 sao Paul Ely, và đại diện Quốc gia Việt Nam, Thủ tướng Ngô Đình Diệm.
Năm 1955, sau một cuộc trưng cầu dân ý, Thủ tướng Ngô Đình Diệm phế truất Quốc trưởng Bảo Đại và lên làm Tổng thống. Ông quyết định đổi tên dinh này thành Dinh Độc Lập. Từ đó Dinh Độc Lập trở thành nơi đại diện cho chính quyền cũng như nơi ở của tổng thống và là nơi chứng kiến nhiều biến cố chính trị. Thời kỳ này, Dinh Độc Lập còn được gọi là Dinh Tổng Thống. Theo thuật phong thủy của Dinh được đặt ở vị trí đầu rồng, nên Dinh cũng còn được gọi là Phủ đầu rồng.
Ngày 27 tháng 2 năm 1962, hai viên phi công thuộc Quân lực Việt Nam Cộng hòa, Nguyễn Văn Cử và Phạm Phú Quốc, lái 2 máy bay AD6 ném bom làm sập toàn bộ phần chính cánh trái của dinh. (xem thêm: Vụ đánh bom Dinh tổng thống Việt Nam Cộng Hòa năm 1962). Do không thể khôi phục lại, ông Ngô Đình Diệm đã cho san bằng và xây một dinh thự mới ngay trên nền đất cũ theo đồ án thiết kế của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ, người Việt Nam đầu tiên đạt giải Khôi nguyên La Mã.





Bia kỷ niệm ngày khánh thành Dinh Độc Lập
Dinh Độc Lập mới được khởi công xây dựng ngày 1 tháng 7 năm 1962. Trong thời gian xây dựng, gia đình Tổng thống Ngô Đình Diệm tạm thời chuyển sang sống tại Dinh Gia Long (nay là Bảo tàng thành phố Hồ Chí Minh). Công trình đang xây dựng dở dang thì ông Ngô Đình Diệm bị phe đảo chính ám sát ngày 2 tháng 11 năm 1963. Do vậy, ngày khánh thành dinh, 31 tháng 10 năm 1966, người chủ tọa buổi lễ là ông Nguyễn Văn Thiệu, Chủ tịch Ủy ban Lãnh đạo Quốc gia. Từ ngày này, Dinh Độc Lập mới xây trở thành trụ sở của Việt Nam Cộng hòa. Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Thiệu sống ở dinh này từ tháng 10 năm 1967 đến ngày 21 tháng 4 năm 1975.
Ngày 8 tháng 4 năm 1975, chiếc máy bay F5E do Nguyễn Thành Trung lái, xuất phát từ Biên Hòa, đã ném bom Dinh, gây hư hại không đáng kể.



xe tăng T54 mang số hiệu 843 của Quân giải phóng miền Nam



Lúc 10 giờ 45 phút ngày 30 tháng 4 năm 1975, xe tăng T54 mang số hiệu 843 của Quân giải phóng miền Nam đã húc nghiêng cổng phụ của Dinh Độc Lập, tiếp đó xe tăng mang số hiệu 390 đã húc tung cổng chính tiến thẳng vào dinh. Lúc 11 giờ 30 phút cùng ngày, Trung úy Quân Giải phóng Bùi Quang Thận, đại đội trưởng, chỉ huy xe 843, đã hạ lá cờ Việt Nam Cộng Hòa trên nóc dinh xuống, kéo lá cờ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam lên, kết thúc 30 năm cuộc chiến tranh Việt Nam.
Sau năm 1975

Sau hội nghị hiệp thương chính trị thống nhất hai miền Nam Bắc thành một đất nước Việt Nam thống nhất diễn ra tại dinh Độc Lập vào tháng 11 năm 1975, để kỷ niệm, chính phủ lâm thời nước Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã quyết định đổi tên Dinh Độc Lập thành Hội trường Thống Nhất. Nơi này được đặc cách xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt theo Quyết định số 77A/VHQĐ ngày 25/6/1976 của Bộ Văn hóa (nay là Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch) của chính quyền Việt Nam hiện nay.
Đặc điểm

Dinh được xây dựng trên diện tích 4.500 m², diện tích sử dụng 20.000 m², gồm 3 tầng chính, 1 sân thượng, 2 gác lửng, tầng nền, 2 tầng hầm và một sân thượng cho máy bay trực thăng đáp xuống. Hơn 100 căn phòng của Dinh được trang trí theo phong cách khác nhau tùy theo mục đích sử dụng bao gồm các phòng khánh tiết, phòng họp hội đồng nội các, phòng làm việc của Tổng Thống và của Phó Tổng Thống, phòng trình ủy nhiệm thư, phòng đại yến, v.v... chưa kể các phần khác như hồ sen bán nguyệt hai bên thềm đi vào chánh điện, bao lơn, hành lang...
Dinh cao 26m, tọa lạc trong khuôn viên rộng 12 ha rợp bóng cây. Bên ngoài hàng rào phía trước và phía sau Dinh là 2 công viên cây xanh. Giữa những năm 1960, đây là công trình có quy mô lớn nhất miền Nam và có chi phí xây dựng cao nhất (150.000 lượng vàng). Các hệ thống phụ trợ bên trong Dinh hiện đại: điều hòa không khí, phòng chống cháy, thông tin liên lạc, nhà kho. Tầng hầm chịu được oanh kích của bom lớn và pháo. Mặt tiền của Dinh được trang trí cách điệu các đốt mành trúc phỏng theo phong cách các bức mành tại các ngôi nhà Việt và họa tiết các ngôi chùa cổ tại Việt Nam. Các phòng của Dinh được trang trí nhiều tác phẩm non sông cẩm tú, tranh sơn mài, tranh sơn dầu.
Cơ quan hiện quản lý di tích văn hoá Dinh Thống Nhất có tên là Hội trường Thống Nhất thuộc Cục Hành chính Quản trị II - Văn phòng Chính Phủ. Đây là di tích lịch sử văn hoá nổi tiếng được đông đảo du khách trong nước và nước ngoài đến tham quan.
 
Chỉnh sửa cuối:

CỬU VĂN LONG

Xe container
Biển số
OF-1829
Ngày cấp bằng
6/10/06
Số km
6,178
Động cơ
629,549 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn <=> Mũi Né
So với anh cả Đô thì anh hai Lúa bán vé đi thăm quan trong này đắt vãi 30k/1 vé dưng được cái bảo tàng trong này pro:

















 

CỬU VĂN LONG

Xe container
Biển số
OF-1829
Ngày cấp bằng
6/10/06
Số km
6,178
Động cơ
629,549 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn <=> Mũi Né
mẹ con Hàn Xẻng dắt nhau đi Phủ :


























 

CỬU VĂN LONG

Xe container
Biển số
OF-1829
Ngày cấp bằng
6/10/06
Số km
6,178
Động cơ
629,549 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn <=> Mũi Né











cổng vào đại sảnh :






trong nhìn ra :











 

CỬU VĂN LONG

Xe container
Biển số
OF-1829
Ngày cấp bằng
6/10/06
Số km
6,178
Động cơ
629,549 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn <=> Mũi Né
Vừa vào đã thấy các cụ khoai tây và các mợ lá chuối tây đứng ngoài đông nghịt.




Phòng họp đầu tiên thời Thiệu :





















 

CỬU VĂN LONG

Xe container
Biển số
OF-1829
Ngày cấp bằng
6/10/06
Số km
6,178
Động cơ
629,549 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn <=> Mũi Né
Phòng số 2:

























 

CỬU VĂN LONG

Xe container
Biển số
OF-1829
Ngày cấp bằng
6/10/06
Số km
6,178
Động cơ
629,549 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn <=> Mũi Né
Đi ra phòng họp số 2 thì gặp lối hành lang trái phải dư lày :






thấy có mấy mợ em rẽ trái luôn xem có trò gì hay hơn ko :D

 

CỬU VĂN LONG

Xe container
Biển số
OF-1829
Ngày cấp bằng
6/10/06
Số km
6,178
Động cơ
629,549 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn <=> Mũi Né
Gặp ngay quả phòng lớn số 3, thấy mợ lày đang MC :










 

buonduale

Xe tăng
Biển số
OF-102288
Ngày cấp bằng
18/6/11
Số km
1,861
Động cơ
417,253 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
thank cụ cửu Ảnh cụ chụp thật là tuyệt .Em ngưỡng mộ các chuyến đi của cụ
 

vietnamarc

Xe điện
Biển số
OF-34545
Ngày cấp bằng
3/5/09
Số km
3,136
Động cơ
504,888 Mã lực
Nơi ở
American Đình.
Ké bác 9, nhân thể em kheo F1 :D

Gấu dữ:))

Lịch sử phủ Đầu Rồng, cụ Ngô Viết Thụ là Kts Đông Dương đầu tiên được giải Khôi Nguyên, tự hào quá!
 

Mõ Xóm

Xe hơi
Biển số
OF-89129
Ngày cấp bằng
20/3/11
Số km
181
Động cơ
408,414 Mã lực
Thớt cụ Cửu này kiểu cũng phải có tí tửu với ái. :))
Ái thì có dồi hiện vẫn thiếu tỉu.
 

quocanhpack

Xe tăng
Biển số
OF-28114
Ngày cấp bằng
1/2/09
Số km
1,170
Động cơ
494,936 Mã lực
Mời cụ ly rịu. Em lần đầu tiên nhìn thấy cảnh ở trong cái phủ Long thủ này. Lần nào vào em cũng ngồi ở cafe số 5 Hàn Thuyên mà chửa bước chân đến vỉa hè của dinh.
 

daudoc

Xe buýt
Biển số
OF-80067
Ngày cấp bằng
13/12/10
Số km
878
Động cơ
424,400 Mã lực
Em chưa vào đây bao giờ , thank cụ đã cho em mở mang tầm mắt ợ :)!
 

chuotlang

Xe lừa
Biển số
OF-399
Ngày cấp bằng
19/6/06
Số km
39,195
Động cơ
969,907 Mã lực
Nơi ở
Tứ Hải Nhất Gia
Có mỗi em áo dài hoa là đẹp nhất mà chụp ko nên hồn ;)
 

Thomas Müller

Xe máy
Biển số
OF-75954
Ngày cấp bằng
21/10/10
Số km
99
Động cơ
422,460 Mã lực
Nơi ở
Văn Giang - Hưng Yên
E thích cái dinh thằng Pháp làm hơn, có quả ngôi sao cỏ ấn tượng quá. Mà sao cái khu này nó ko cấm ô tô từ ngoài, để ngay cạnh tòa nhà trông như bến xe ấy.
 

35N1169

Xe điện
Biển số
OF-95719
Ngày cấp bằng
18/5/11
Số km
2,432
Động cơ
-317,190 Mã lực
Hôm nay được cụ Cửu cho ngắm kỹ hơn là đi thăm thật, Lại còn sơ lược cả lịch sử nữa chứ. (Vodka em rót rồi nhé)
Ngày trước em ở gần đấy nên mấy anh em dạo bộ đi chơi, đi một vòng ra Thảo Cầm Viên đến lúc quay về đến đây thì chi hơi mỏi, nên chỉ ngó qua loa rồi về vì nghĩ ôi lúc nào vào thăm lại chẳng được. Thế mà sau đó đi qua nhiều lần mà chẳng được một lần nữa ghé thăm.
 

canbo

Xe tăng
Biển số
OF-6043
Ngày cấp bằng
20/6/07
Số km
1,540
Động cơ
558,690 Mã lực
Nơi ở
HN-SG-HB
Em ở SG 10 năm mà lần nào vào đây cũng đi loanh quanh cho mọi ng đi cùng xem chứ có bao giờ khám phá chi tiết nhu cụ cửu đâu. Nay có bài này ôn lại kỷ niệm xưa hay phết.
 

VietHongHoang

Xe hơi
Biển số
OF-24934
Ngày cấp bằng
28/11/08
Số km
130
Động cơ
491,900 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Cụ đi nhiều nhỉ, em vào đó nhiều lần mà cũng chỉ nhìn ở ngoài thôi, chưa vào trong bao giờ. Hồi đầu tháng 10 em vào đó có qua Mộc Bài vào thử casino chơi, cụ ở trong đó tiện thì đi sang đó chơi luôn cho vui. Em cũng hay đi chụp ảnh cũng nhiều nhưng chưa bao giờ viết được bài nào cả. Thấy chữ ký của cụ có quán Huế ở Phan Huy Ích àh??? Nhà em cũng ngay gần đó, cũng hay đi qua nhưng chưa vào quán của cụ bao giờ, lúc nào cụ về HN cho em được gặp cụ nhé.





 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải
Top