14h30p ngày 31/10/2011 em đi từ QN về HN, đến gần Sao Đỏ (đoạn qua cái đập tràn hạn chế tốc độ 40km/h) có 1 chú xxx trẻ phi ra chặn đầu! Biết xxx đoạn này hay bắt lỗi tốc độ và đè vạch nên em đã đi rất cẩn thận! Tuân thủ hiệu lệnh của đồng chí xxx kia, em dừng xe, tháo dây an toàn, cầm sẵn giấy tờ và bằng lái trong tay rồi xuống xe để "trình diện"! Em để ý có khoảng 3 đến 4 cụ xe con cũng đang dừng xe ở đó!
XXX chào hỏi đúng hiệu lệnh!!! Sau đó em hỏi luôn lý do dừng xe!! XXX trả lời là chỉ dừng xe để kiểm tra thông thường!!! Em OK ngay, đang rỗi rãi và còn sớm, kiểm tra giề cũng được, em cũng không vặn vẹo các chú ấy văn bản hay công văn giải trình cho việc dừng xe đột xuất! Cứ để các chú ấy đi 1 vòng quanh xe kiểm tra, tiện thể nghỉ giải lao luôn, em rút 1 điếu thuốc ra bắn (không mời chú xxx nào đâu nhé)!
Đi đúng 1 vòng quanh xe, chú xxx quay lại chỗ em đứng rồi hỏi:
- xxx: xe anh có dụng cụ thoát hiểm và bình cứu hỏa chưa?
- em: Anh mua xe, đi đăng ký, đăng kiểm chỉ có vậy, không lắp thêm cái gì vào xe và cũng không rút bớt chi tiết nào của xe cả! Nên mấy thứ ấy không có!
- xxx: Theo nghị định 33, xe anh phải có những thứ đó! Nếu không có sẽ phạt tiền từ 300.000 đến 500.000 đồng!
- em: Anh hỏi chú, những thứ đó nếu có thì để hay lắp ở đâu được trong xe anh???
- xxx: Quy định như vậy, anh phải tuân theo!!!
- em: Nếu ví dụ anh mua 1 cái búa, 1 bình cứu hỏa to như phích nước để trên xe, mà trong xe không có chỗ lắp hay để, nếu chở trẻ con nó mang ra nghịch thì sao?? Đấy là chưa nói đến chuyện không có chỗ để thì nó sẽ lăn hoặc văng lung tung trong xe! Càng gây nguy hiểm hơn! Anh nghĩ cái này chỉ quy định cho xe chở khách, xe chở hàng!!! Mà anh cũng hỏi luôn, có quy định về tiêu chuẩn hay kích cỡ của những dụng cụ trên không???
- xxx: Không có tiêu chuẩn quy định, nhưng anh phải có, miễn là đập được kính, dập được lửa!
- em: Thế cái mỏ lết có đập kính được không??? Bình cứu hỏa nhỏ như bình xịt muỗi được không???
- xxx: Được hết!!!
- em: Thế thì quá đơn giản, mỏ lết trên xe anh lúc nào cũng có, còn cái bình cứu hỏa mai ra chợ giời anh mua 1 cái như bình xịt muỗi giá khoảng 100.000đ là OK chứ giề!!!
- xxx: Thế thì được! Hôm nay em chỉ nhắc nhở anh thôi! Không phạt! Về anh phải có những thứ đó trên xe đấy!
- em: OK!
Sau đó xxx trả giấy tờ cho em!!! Em đứng lại đó 1 lúc hút hết điếu thuốc rồi lên xe đi tiếp, trong bụng thầm nghĩ: Lại có sai sót về câu chữ trong NĐ, mấy chú xxx lợi dụng để kiếm xiền rồi!!!
Dưới đây là cái NĐ 33-34!
XXX chào hỏi đúng hiệu lệnh!!! Sau đó em hỏi luôn lý do dừng xe!! XXX trả lời là chỉ dừng xe để kiểm tra thông thường!!! Em OK ngay, đang rỗi rãi và còn sớm, kiểm tra giề cũng được, em cũng không vặn vẹo các chú ấy văn bản hay công văn giải trình cho việc dừng xe đột xuất! Cứ để các chú ấy đi 1 vòng quanh xe kiểm tra, tiện thể nghỉ giải lao luôn, em rút 1 điếu thuốc ra bắn (không mời chú xxx nào đâu nhé)!
Đi đúng 1 vòng quanh xe, chú xxx quay lại chỗ em đứng rồi hỏi:
- xxx: xe anh có dụng cụ thoát hiểm và bình cứu hỏa chưa?
- em: Anh mua xe, đi đăng ký, đăng kiểm chỉ có vậy, không lắp thêm cái gì vào xe và cũng không rút bớt chi tiết nào của xe cả! Nên mấy thứ ấy không có!
- xxx: Theo nghị định 33, xe anh phải có những thứ đó! Nếu không có sẽ phạt tiền từ 300.000 đến 500.000 đồng!
- em: Anh hỏi chú, những thứ đó nếu có thì để hay lắp ở đâu được trong xe anh???
- xxx: Quy định như vậy, anh phải tuân theo!!!
- em: Nếu ví dụ anh mua 1 cái búa, 1 bình cứu hỏa to như phích nước để trên xe, mà trong xe không có chỗ lắp hay để, nếu chở trẻ con nó mang ra nghịch thì sao?? Đấy là chưa nói đến chuyện không có chỗ để thì nó sẽ lăn hoặc văng lung tung trong xe! Càng gây nguy hiểm hơn! Anh nghĩ cái này chỉ quy định cho xe chở khách, xe chở hàng!!! Mà anh cũng hỏi luôn, có quy định về tiêu chuẩn hay kích cỡ của những dụng cụ trên không???
- xxx: Không có tiêu chuẩn quy định, nhưng anh phải có, miễn là đập được kính, dập được lửa!
- em: Thế cái mỏ lết có đập kính được không??? Bình cứu hỏa nhỏ như bình xịt muỗi được không???
- xxx: Được hết!!!
- em: Thế thì quá đơn giản, mỏ lết trên xe anh lúc nào cũng có, còn cái bình cứu hỏa mai ra chợ giời anh mua 1 cái như bình xịt muỗi giá khoảng 100.000đ là OK chứ giề!!!
- xxx: Thế thì được! Hôm nay em chỉ nhắc nhở anh thôi! Không phạt! Về anh phải có những thứ đó trên xe đấy!
- em: OK!
Sau đó xxx trả giấy tờ cho em!!! Em đứng lại đó 1 lúc hút hết điếu thuốc rồi lên xe đi tiếp, trong bụng thầm nghĩ: Lại có sai sót về câu chữ trong NĐ, mấy chú xxx lợi dụng để kiếm xiền rồi!!!
Dưới đây là cái NĐ 33-34!
Trích Nghị định số 33 NĐ-CP ngày 16/05/2011 của Chính phủ:
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2010/NĐ-CP ngày 02 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ với nội dung sau đây:
1. Sửa đổi, bổ sung điểm a, điểm b khoản 2 Điều 19 như sau:
“a) Điều khiển xe không có đủ đèn chiếu sáng, đèn soi biển số, đèn báo hãm, đèn tín hiệu, cần gạt nước, gương chiếu hậu, dụng cụ thoát hiểm, thiết bị chữa cháy, đồng hồ báo áp lực hơi, đồng hồ báo tốc độ của xe hoặc có những thiết bị đó nhưng không có tác dụng, không đúng tiêu chuẩn thiết kế (nếu có quy định phải có những thiết bị đó) hoặc lắp thêm đèn chiếu sáng về phía sau xe.
Trích điểm a, điểm b khoản 2 Điều 19 trong Nghị định số 34 NĐ-CP ngày 02/04/2011 của Chính phủ:
Điều 19. Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự ô tô vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông
[FONT="]1. ........................................................[/FONT]
[FONT="]2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:[/FONT]
a) Điều khiển xe không có đủ đèn chiếu sáng, đèn soi biển số, đèn báo hãm, đèn tín hiệu, cần gạt nước, gương chiếu hậu, đồng hồ báo áp lực hơi, đồng hồ báo tốc độ của xe hoặc có những thứ đó nhưng không có tác dụng, không đúng tiêu chuẩn thiết kế (nếu có quy định phải có những thứ đó) hoặc lắp thêm đèn chiếu sáng về phía sau xe;
b) Điều khiển xe không có còi hoặc có nhưng không đúng quy chuẩn kỹ thuật cho từng loại xe;
Một số điểm mới của Nghị định 33/2011/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều, khoản, điểm của NĐ 34
Sau một năm thực hiện Nghị định 34/2010/NĐ-CP cho thấy Nghị định có tác động tích cực kiềm chế và làm giảm tai nạn giao thông, góp phần nâng cao ý thức người điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Song bên cạnh đó, Nghị định 34 đã bộc lộ một số điểm chưa hợp lý trong công tác xử lý vi phạm hành chính đối với lực lượng chức năng và người vi phạm. Do đó, ngày 16/5/2011, Chính phủ ban hành Nghị định 33/2011/NĐ-CP với một số nội dung được sửa đổi, bổ sung hoàn thiện Nghị định 34.
Nghị định 33 có một số điểm mới, phù hợp với thực tiễn mà Nghị định 34 còn thiếu sót. Tại điểm a, điểm b, khoản 2 Điều 19 Nghị định 34 quy định: “a, Điều khiển xe không có đủ đèn chiếu sáng, đèn soi biển số, đèn báo hãm, đèn tín hiệu, cần gạt nước, gương chiếu hậu, đồng hồ báo áp lực hơi, đồng hồ báo tốc độ của xe hoặc có những thiết bị đó nhưng không có tác dụng, không đúng tiêu chuẩn thiết kế (nếu có quy định phải có những thiết bị đó) hoặc lắp thêm đèn chiếu sáng về phía sau xe”... thì trong Nghị định 33 bổ sung thêm “... dụng cụ thoát hiểm, thiết bị chữa cháy...” vì thực tế nhiều xe tải, xe khách (kể cả xe chất lượng cao) vẫn không có những thiết bị hỗ trợ như Nghị định 33 quy định. Nếu mắc những lỗi nêu trên, người điều khiển phương tiện sẽ bị phạt từ 300.000 đến 500.000 đồng. Trong Nghị định 34 tại khoản 3 Điều 36 có 3 điểm a, b, c, nay Nghị định 33 bổ sung thêm điểm “d: Điều khiển xe lắp đặt, sử dụng còi vượt quá âm lượng theo quy định” sẽ bị phạt từ 2.000.000 đến 3.000.000 đồng. Nghị định 33 cũng sửa đổi, bổ sung điểm d khoản 3 Điều 36 như sau: chở hàng vượt quá khổ giới hạn của cầu, đường nhưng không có giấy phép lưu hành hoặc chở hàng vượt khổ giới hạn cầu, đường ghi trong giấy phép lưu hành” sẽ bị phạt từ 2.000.000 đến 3.000.000 đồng. Ngoài các quy định được sửa đổi bổ sung trên, Nghị định 33 còn có một số điểm mới như sau:
Sửa đổi, bổ sung khoản 3, khoản 4 Điều 57 như sau: 3. Đối với người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 8 Điều 24 Nghị định này, trong trường hợp điều khiển xe ô tô đầu kéo sơ mi rơ moóc không có giấy phép lái xe hạng FC bị xử phạt kể từ ngày 01/7/2011. 4. Đối với người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm g khoản 1 Điều 8, điểm h khoản 2 Điều 10 Nghị định này, trong trường hợp đặt báo hiệu nguy hiểm không đúng quy định bị xử phạt kể từ ngày 01/7/2013. Bổ sung khoản 7 Điều 57 như sau: “Về việc xử phạt đối với người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 6 Điều 26, điểm d khoản 3 Điều 27 Nghị định này được thực hiện từ ngày 01/7/2013”.
Thực tế cho thấy, việc sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản, điểm của Nghị định 33 là phù hợp với điều kiện giao thông của cả nước nói chung và của tỉnh Điện Biên nói riêng. Điều này chắc chắn sẽ có sự tác động nhất định tới ý thức của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông, đặc biệt với các loại xe tải, xe khách. Nghị định 33/2011/NĐ-CP bắt đầu có hiệu lực thi hành từ ngày 30/6/2011. Đến nay, Phòng CSGT Công an tỉnh đã tiếp thu và tiến hành triển khai đồng bộ tới lực lượng cảnh sát giao thông công an các huyện, thị xã, thành phố và người tham gia giao thông.
Chỉnh sửa bởi quản trị viên: