- Biển số
- OF-87673
- Ngày cấp bằng
- 7/3/11
- Số km
- 114
- Động cơ
- 408,790 Mã lực
Dự kiến Hà Nội sẽ có hai cây cầu vượt bằng thép, được thi công bằng cách lắp ghép tại các ngã tư để giảm ùn tắc giao thông.
Ngày 20/10, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Lê Mạnh Hùng làm việc với Sở Giao thông Vận tải Hà Nội về việc xây dựng cầu vượt lắp ghép kết cấu thép tại hai nút ngã tư, gồm nút giao giữa đường Huỳnh Thúc Kháng - Thái Hà với đường Láng Hạ và nút giao giữa đường Thái Hà - Chùa Bộc với đường Tây Sơn.
Theo nhóm nghiên cứu đề án, cầu vượt nhẹ được làm hoàn toàn bằng thép, móng cọc vít thi công ép xoắn, số cọc ít, thi công nhanh, sau khi không dùng nữa có thể tháo ra.
Đối với cầu thông thường, độ dốc là 4% nhưng với những cây cầu này độ dốc kiến nghị là 5-6%, để giảm 1/3 độ dài. Mặt cắt ngang là 12m, đủ cho 4 làn xe (2 xe máy, 2 ô tô). Cầu có thể dành cho xe có trọng lượng 3 tấn.
Khi thi công, các móng, cọc sẽ thực hiện tại hiện trường còn cấu kiện khác sẽ được chế tạo sẵn trong xưởng chở ra lắp ráp. Với phương tiện hiện nay trong vòng 4 tháng là có thể thi công xong cầu với chiều dài 300m. Giá thành cầu dự tính khoảng 150 tỷ đồng.
Tại buổi làm việc, các ý kiến đề nghị đơn vị nghiên cứu phải tiết kiệm diện tích, hạn chế thấp nhất việc lấy vỉa hè của người đi bộ và đặc biệt phải đảm bảo mỹ quan, không thể “lấy một khối sắt đặt giữa thủ đô”.
Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Lê Mạnh Hùng đề nghị, ngoài hai cầu trên, cần nghiên cứu bổ sung thêm cầu vượt lắp ghép tại nút Giảng Võ - Đê La Thành và Ô Chợ Dừa.
Theo Dân Việt
Ngày 20/10, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Lê Mạnh Hùng làm việc với Sở Giao thông Vận tải Hà Nội về việc xây dựng cầu vượt lắp ghép kết cấu thép tại hai nút ngã tư, gồm nút giao giữa đường Huỳnh Thúc Kháng - Thái Hà với đường Láng Hạ và nút giao giữa đường Thái Hà - Chùa Bộc với đường Tây Sơn.
Phương án thiết kế cầu vượt lắp ghép kết cầu thép dự kiến xây tại thí điểm tại Hà Nội
Theo nhóm nghiên cứu đề án, cầu vượt nhẹ được làm hoàn toàn bằng thép, móng cọc vít thi công ép xoắn, số cọc ít, thi công nhanh, sau khi không dùng nữa có thể tháo ra.
Đối với cầu thông thường, độ dốc là 4% nhưng với những cây cầu này độ dốc kiến nghị là 5-6%, để giảm 1/3 độ dài. Mặt cắt ngang là 12m, đủ cho 4 làn xe (2 xe máy, 2 ô tô). Cầu có thể dành cho xe có trọng lượng 3 tấn.
Khi thi công, các móng, cọc sẽ thực hiện tại hiện trường còn cấu kiện khác sẽ được chế tạo sẵn trong xưởng chở ra lắp ráp. Với phương tiện hiện nay trong vòng 4 tháng là có thể thi công xong cầu với chiều dài 300m. Giá thành cầu dự tính khoảng 150 tỷ đồng.
Cầu vượt cho người đi bộ trên đường Nguyễn Chí Thanh
Tại buổi làm việc, các ý kiến đề nghị đơn vị nghiên cứu phải tiết kiệm diện tích, hạn chế thấp nhất việc lấy vỉa hè của người đi bộ và đặc biệt phải đảm bảo mỹ quan, không thể “lấy một khối sắt đặt giữa thủ đô”.
Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Lê Mạnh Hùng đề nghị, ngoài hai cầu trên, cần nghiên cứu bổ sung thêm cầu vượt lắp ghép tại nút Giảng Võ - Đê La Thành và Ô Chợ Dừa.
Theo Dân Việt