Cái con AC-130 này hoạt động được chỉ khi hệ thống phòng không của đối phương bị tê liệt hoàn toàn rồi , hoặc là không có ....chứ không thì tên lửa nó chích cho vỡ mặt đấy ạ...!
Nó chuyên đánh đêm cụ ạ. Hệ thống phòng không vẫn hoạt động nhưng diệt nó hơi khó.Cái con AC-130 này hoạt động được chỉ khi hệ thống phòng không của đối phương bị tê liệt hoàn toàn rồi , hoặc là không có ....chứ không thì tên lửa nó chích cho vỡ mặt đấy ạ...!
Đúng vậy. C130 bay chậm và có máy dò nguồn nhiệt, tia lửa điện phát từ bugi nên dễ dàng phát hiện và canh đúng tọa độ xe chạy ban đêm (dù kg thấy) và chỉ cần dùng 20mm bắn là cháy xe (kg cần chơi bom to như mấy con cường kích). Lúc đó, phòng kg của mình trên đường HCM mới chỉ đưa vào được 37ly nên nó bay trên tầm là 37ly (khoảng trên 3000m) là chịu. Kg bắn được.AC-130 là ác thú canh đêm của Mỹ ở Trường Sơn đấy Phân nửa thiệt hại xe vận tải và xe quân sự cuả ta bị nó tiêu diệt trên đg vận chuyển vào Nam. Đến 1972 khi điều đc tên lửa và các cụ đi học ở A jec bai dan về thì mới bắn đc chiếc Ac-130 đầu tiên.
Nó chỉ sợ tên lửa thôi cụ ạ...chứ mấy cái khẩu phòng không tự hành thì mù tịt , chỉ thêm cái tội phụt lửa làm mồi cho nó bắn....Đúng vậy. C130 bay chậm và có máy dò nguồn nhiệt, tia lửa điện phát từ bugi nên dễ dàng phát hiện và canh đúng tọa độ xe chạy ban đêm (dù kg thấy) và chỉ cần dùng 20mm bắn là cháy xe (kg cần chơi bom to như mấy con cường kích). Lúc đó, phòng kg của mình trên đường HCM mới chỉ đưa vào được 37ly nên nó bay trên tầm là 37ly (khoảng trên 3000m) là chịu. Kg bắn được.
Kỳ 4: Cái chết từ trên không
Trí năng hóa, đa năng hóa
Sau giai đoạn cơ giới hóa và điều khiển hóa, vũ khí chống tăng hiện đại bước sang thời kỳ trí năng hóa và đa năng hóa. Trong đó, Mỹ và đồng minh đã cho ra đời những vũ khí chống tăng thông minh, có độ chính xác cao, có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ.
Trong khi súng chống tăng của Mỹ không tạo nhiều dấu ấn thì tên lửa chống tăng của nước này lại rất hiện đại. Điển hình là FGM-148 Javelin, sử dụng đầu đạn tandem có đầu tự dẫn ảnh nhiệt, tầm bắn hiệu quả 75-2.500m.
Javelin được xếp vào loại tên lửa “bắn - quên”, nghĩa là sau khi tên lửa khóa mục tiêu và bấm nút khai hỏa, trắc thủ không cần điều khiển tên lửa hay theo dõi sự di chuyển của mục tiêu như tên lửa thế hệ cũ. Không chỉ vậy, tên lửa có 2 chế độ tấn công: đánh thẳng vào mục tiêu theo kiểu truyền thống hoặc từ trên đánh xuống nóc tháp pháo tăng, nơi vỏ giáp yếu nhất.
Tên lửa chống tăng FGM-148 Javelin rời bệ phóng.
Ưu điểm đáng kể của Javelin là nó dùng liều phóng đẩy quả đạn ra khỏi nòng, sinh ra luồng phụt rất nhỏ phù hợp với tác chiến đô thị.
Thế nhưng, Javelin vẫn tồn tại một số nhược điểm như: Trọng lượng nặng (khoảng 22kg gồm đạn, ống phóng và thiết bị điều khiển), đầu tự dẫn ảnh nhiệt không thể hoạt động cho tới khi được “làm lạnh” (mất khoảng 30 giây) và giá thành đắt (165.000 USD/hệ thống, 40.000 USD/đạn).
Do giá đắt và chỉ sử dụng để chống tăng nên Javelin ít khi được triển khai. Nhiệm vụ chống tăng của quân đội Mỹ thường do trực thăng AH-64 Apache đảm nhiệm.
Các “sát thủ” diệt tăng có cánh
Cuối những năm 1960, trong khi Mỹ và đồng minh vẫn dùng trực thăng vào nhiệm vụ chở quân, cứu thương thì Liên Xô đã sớm ý thức về sức mạnh tiềm tàng của phương tiện này trong chiến đấu và cho ra đời Mi-24, được trang bị hỏa lực mạnh từ đầu những năm 1970.
Tuy nhiên, chỉ sau một thời gian, trực thăng vũ trang phương Tây đã có những bước tiến đáng kể, giành được nhiều thành công trên chiến trường. Điển hình, là trực thăng chuyên chống tăng AH-64 Apache. Loại trực thăng này đã góp phần đáng kể đánh bại lực lượng tăng, thiết giáp đông đảo của Iraq.
Theo thống kê, ngay trong cuộc chiến Vùng Vịnh lần thứ nhất, 277 chiếc Apache đã hạ khoảng 500 xe tăng, thiết giáp và các phương tiện cơ giới khác của Iraq chỉ trong 100 giờ.
Vũ khí làm nên sức mạnh của Apache chính là tên lửa AGM-114 Hellfire (lửa địa ngục). Đây là loại tên lửa không đối đất có khả năng chống nhiễu cao, cũng thuộc loại “bắn - quên”, tầm bắn từ 7,1-8km, được trang bị nhiều loại đầu tự dẫn, nâng cao xác suất trúng đích hoặc phép tấn công nhiều loại mục tiêu. Hellfire có thể triển khai trên nhiều loại phương tiện trên mặt đất, mặt biển nhưng chủ yếu được trang bị cho máy bay, trực thăng.
HÌnh vẽ trên UAV MQ-1 Predator biểu thị cho 6 quả tên lửa Hellfire mà UAV này đã dùng trong chiến đấu.
Hiện nay, tên lửa này được trang bị trên các phương tiện bay không người lái (UAV) có vũ trang cho các nhiệm vụ tiễu trừ khủng bố ở Iraq, Afghanistan và Pakistan.
Theo tiết lộ từ Wikileaks, khi đảm nhiệm chức vụ Tổng tư lệnh liên quân ở Iraq vào tháng 2/2007, Tướng David Petraeus (nay là Giám đốc CIA) đã chuyển 1.600 tên lửa Hellfire tới đây, ít nhất 80% số đó đã được sử dụng. Điều này cho thấy, Hellfire rất “đắt hàng” và được dùng vào nhiều mục đích.
Sau trực thăng Apache, cường kích A-10 là máy bay cánh cố định được sử dụng cho nhiệm vụ yểm trợ hỏa lực cho các đơn vị mặt đắt, phá hủy xe tăng, xe bọc thép, công sự kiên cố đối phương.
A-10 có thiết kế đặc biệt với buồng lái phi công được bọc giáp có thể chống chịu đạn xuyên cỡ 37mm và kính chắn gió buồng lái chịu đạn cỡ 23mm.
Ngoài ra, A-10 trang bị nắp kính buồng lái kiểu “bong bóng” đảm bảo cho phi công có tầm quan sát tốt trong chiến đấu. Thùng nhiên liệu của A-10 được hỗ trợ chất bọt làm cháy chậm đề phòng trường hợp bị đạn bắn vào.
Trong hoạt động chiến đấu, A-10 được nhà thiết kế trang bị một pháo nòng xoay 7 nòng cỡ 30mm GAU-8/A có uy lực mạnh, tốc độ bắn nhanh (hơn 4.000 viên/phút. Pháo 7 nòng hoàn toàn có khả năng uy hiếp xe tăng – thiết giáp nhẹ bằng đạn xuyên giáp DU (chế tạo từ urani nghèo). Có thể nhận biết lúc GAU-8/A khai hỏa khi đầu máy bay này tỏa ra 1 làn khói bay về phía sau.
Tuy nhiên, loại vũ khí đem lại cho A-10 sức mạnh diệt tăng đang sợ là tên lửa không đối đất AGM-65 Meverick, được lắp đầu tự dẫn: quang điện, ảnh nhiệt và laser (tùy từng biến thể).
A-10 bắn hạ M-48 trong một cuộc thử nghiệm.
AGM-65 có tầm bắn khoảng 28km, lắp đầu đạn đơn khối hoặc đầu đạn xuyên phân mảnh. Nó có thể trang bị tên lửa không đối không AIM-9 để tự vệ và các loại bom cùng rocket. Trong chiến tranh Vùng Vịnh 1991, A-10 cùng với trực thăng AH-64, xe tăng M1 Abrams tiêu diệt hàng nghìn xe tăng, thiết giáp của Iraq.
Để tiêu diệt cả một đoàn xe, Mỹ phát triển vũ khí khủng khiếp là các loại bom liệng hoặc tên lửa hành trình không đối đất, tiêu biểu là AGM-154 và AGM-158. Đây thực chất là các vũ khí thuộc kiểu chùm, có điều khiển. Khi tới gần mục tiêu, các quả bom con (có phần lõi là các khối thuốc nổ định hướng, phần đuôi có dù để đảm bảo luồng xuyên đánh từ trên xuống) sẽ được bung ra tiêu diệt sinh lực và phương tiện của đối phương.
Phương pháp này đặc biệt hiệu quả để tấn công các đoàn tăng, thiết giáp đang tập trung. Mỗi quả bom liệng AGM-154B (biến thể chống tăng của AGM-154) chứa tới 6 quả bom chùm BLU-108/B, mỗi quả phóng ra 24 quả bom con có đầu tự dẫn tới mục tiêu. Khác với bom lượn, tên lửa hành trình AGM-158 có tốc độ triển khai nhanh, tầm bay lên tới 370km, xa hơn rất nhiều so với AGM-154B (chỉ khoảng 22km).
Clip minh họa các thủ đoạn tiêu diệt xe tăng từ trên không.
Nằm trong xu hướng ưu tiên phát triển tên lửa hàng không chống tăng, các đồng minh Phương Tây của Mỹ cho ra nhiều tên lửa tương tự Hellfire như Brimstone (Anh), TRIGAT, HOT (Pháp – Đức) đều dùng chủ yếu cho trực thăng hoặc máy bay.
Trong đó, hệ thống HOT vẫn sử dụng những tên lửa chống tăng được thiết kế từ những năm 1970, dùng hệ dẫn đường bán chủ động, lệnh điều khiển truyền qua dây.
Tên lửa chống tăng có tầm bắn xa nhất thế giới
Israel có trong kho vũ khí các tên lửa sử dụng công nghệ dẫn đường tiên tiến, có tầm bắn xa nhất trên thế giới. Ví dụ, biến thể của tên lửa chống tăng Spike – Spike NLOS có đầu tự dẫn hồng ngoại, cự lý bắn tối đa 25km hoặc tên lửa chống tầm siêu xa Nimrod có cự ly bắn lên tới 36 km, hệ dẫn kết hợp laser/GPS. Trong khi đó, Hellfire (Mỹ) chỉ có tầm bắn 8km và AT-16 (Nga), khoảng 10km.
Phi đoàn 1 máy bay
Không quân Mỹ đang thực hiện một đợt nâng cấp lớn cho những chiếc B-2 của mình. Chiếc đầu tiên vừa mới được hoàn thành và bàn giao lại. Đợt nâng cấp này gồm một radar quét điện tử chủ động (AESA) mới và nâng cấp đường truyền vệ tinh.
AESA là công nghệ radar hiện đại nhất hiện nay, nó gồm hàng ngàn radar nhỏ hoạt động độc lập với nhau. Radar trên B-2 đảm nhận rất nhiều nhiệm vụ khác nhau, gồm bám địa hình, cảnh báo trên không, xác định điều kiện thời tiết, nhưng quan trọng nhất là phát hiện và theo dõi các mục tiêu trên mặt đất. Do đặc tính như trên của AESA, B-2 có thể phát hiện và theo dõi cùng lúc nhiều mục tiêu cùng 1 lúc với độ chính xác cao.
B-2, ban đầu được thiết kế với nhiệm vụ xâm nhập lãnh thổ Liên Xô, truy tìm và tiêu diệt các giàn phóng tên lửa liên lục địa di động, sau này được chuyển sang vai trò mang vũ khí thông thường. B-2 có thể mang theo 80 quả bom thông minh JDAM loại 250kg. Do dẫn đường bằng vệ tinh nên chúng có khả năng tấn công nhiều mục tiêu độc lập cùng lúc. Trên thực tế, với 80 JDAM, 1 chiếc B-2 có thể tấn công 80 mục tiêu khác nhau. Như trong đoạn clip dưới đây, thực hiện 2003, một chiếc B-2, chỉ với 1 lần bay qua, tấn công 80 vị trí khác nhau của 1 sân bay quân sự giả lập, gồm nhiều loại mục tiêu khác nhau, như đài chỉ huy, kho xăng, nhà chứa máy bay, hệ thống phòng không, đường băng, một khẩu độ Scud…Các mục tiêu đều bị đánh trúng với độ chính xác cao, thậm chí là bị trúng từ nhiều góc độ khác nhau.
Nay, với đợt nâng cấp này, B-2 có thể tự mình tìm kiếm các mục tiêu đó và tấn công chúng cùng lúc. Trước kia, B-2 cũng có radar để tìm mục tiêu trên mặt đất, nhưng không có được độ chính xác và khả năng theo dõi cùng lúc nhiều mục tiêu như của AESA.
Và nếu theo JDAM bằng LJDAM thì B-2 có thể tấn công 80 mục tiêu bất kể đó là mục tiêu di động hay cố định. Ngoài ra, có thể thay bằng bom SFW CBU-105 nếu phải tấn công một đội hình cơ giới lớn. CBU-105 nặng nửa tấn, điều khiển bằng GPS và có 10 quả bom con. Mỗi quả sẽ dùng dù để giảm tốc độ sau khi được thả ra từ bom mẹ. Mỗi quả bom con sau đó lại bung ra thành 4 đầu đạn, mỗi cái trang bị cảm biến hồng ngoại riêng và dùng một đầu nổ định hướng để xuyên thủng lớp giáp trên nóc xe tăng, là một trong những phần có lớp giáp mỏng nhất. Nếu không phát hiện được xe tăng, nó sẽ tấn công bất cứ phương tiên cơ giới nào trong bán kính 100m. Nếu vẫn không có, nó sẽ tự hủy trên mặt đất. Một B-2 có thể mang theo 20 SFW, mỗi SFW có thể tấn công 40 mục tiêu di động khác nhau. Người ta gọi B-2 khi đó là sát thủ của các sư đoàn thiết giáp.
Ngoài ra, đường truyền vệ tinh mới cho phép B-2 nhanh chóng chia sẻ thông tin về vị trí mục tiêu với nhiều phương tiện khác, bao gồm cả UAV.
Với tính năng tàng hình của mình, cộng với khả năng tác chiến độc lập, tấn công nhiều mục tiêu cùng lúc với độ chính xác cao, một chiếc B-2 có thể hoàn thành nhiệm vụ mà thông thường phải cần cả một phi đoàn.
Pháo cao xạ đánh đêm vẫn tốt cụ ợ. Thời đấy, em xem "tường thuật trực tiếp" hàng ngày. Đại loại là rada hoặc hệ thống kính ngắm chỉ huy pháo xác định được tọa độ bay ở góc nào thì chơi một loạt đạn pháo sáng vào vùng đó. Bầu trời sáng rực lên thấy rõ từng chiếc bay trên trời... Còn mình kg xơi được C130 vì khi nó bay vào vùng có trận địa pháo 37 thì nó tăng trần bay, ra ngoài vùng trận địa thì nó cứ là là dọc theo tuyến đường, tìm được xe nào là thịt xe đó. Mình làm gì có đủ pháo để dăng đầy dọc đường HCM mà chống.Nó chỉ sợ tên lửa thôi cụ ạ...chứ mấy cái khẩu phòng không tự hành thì mù tịt , chỉ thêm cái tội phụt lửa làm mồi cho nó bắn....
Pháo cao xạ Nga đưa vào VN có điều khiển bằng Rada mà.Pháo cao xạ đánh đêm vẫn tốt cụ ợ. Thời đấy, em xem "tường thuật trực tiếp" hàng ngày. Đại loại là rada hoặc hệ thống kính ngắm chỉ huy pháo xác định được tọa độ bay ở góc nào thì chơi một loạt đạn pháo sáng vào vùng đó. Bầu trời sáng rực lên thấy rõ từng chiếc bay trên trời... Vấn đề mình kg xơi được C130 vì khi vào vùng có pháo 37 thì nó tăng trần bay, còn bình thường ngoài trận địa pháo thì nó cứ là là dọc theo tuyến đường, tìm được xe nào thì thịt xe đó. Mình làm gì có pháo để dăng đầy dọc đường HCM.
Trước 1972 thì đến pháo 57ly (bắt loạt cao nhất) và 100ly (nhát một, có thể bắn theo rada) chưa đưa vào được đường HCM nói gì đến Sam2 kềnh càng. Toàn thấy 37ly thôi mà cũng toàn 37ly xe kéo chứ tự hành cũng thuộc loại hàng hiếm.
phòng không tự hành có ra da mà cụ ới có phải là không đâu ngay cả 37 ly nga ngố sau này cũng có ra da màNó chỉ sợ tên lửa thôi cụ ạ...chứ mấy cái khẩu phòng không tự hành thì mù tịt , chỉ thêm cái tội phụt lửa làm mồi cho nó bắn....
Năm 1979 chơi với chiến thuật biển người của A Bạn láng giềng mà có cái này thì tuyệt các bác nhỉ.Trong chiến tranh Việt nam , quân Ta gặp con quái thú này cũng kinh lắm đấy ....nhưng may mà có rừng Trường Sơn che chở ....
[video=youtube;6Y6lZmLdtR4]http://www.youtube.com/watch?v=6Y6lZmLdtR4[/video]
Ngày xưa thấy công bố có khoảng 3000 khẩu 37 điều khiển bằng Radaphòng không tự hành có ra da mà cụ ới có phải là không đâu ngay cả 37 ly nga ngố sau này cũng có ra da mà
ông già em vào quân đội đc phân vào RZ2 là ra da pháo phòng không
Ngày nay cũng có tên lửa và bom phóng ra chùm đinh động năng cao để huỷ diệt bộ binh và cơ giới hạng nhẹ, nếu nhớ không nhầm có loại 9km2Năm 1979 chơi với chiến thuật biển người của A Bạn láng giềng mà có cái này thì tuyệt các bác nhỉ.
Cái loại bom phóng tên lửa diệt trận địa tăng đâu có cấm nhỉ?thực ra bom chùm và tên lửa đối đất văng mảnh bị cấmchống lại bộ binh tuy nhiên đạn pháo văng miểng thì lại đc xài
37 và 57 nạp đạn "bán tự động".Pháo cao xạ Nga đưa vào VN có điều khiển bằng Rada mà.
Trong WW2 toàn bộ pháo cao xạ 37mm của CCCP để chống máy bay Đức là của Mỹ chuyển sang, nạp đạn tự động và bắn khá chính xác. Còn loại 100mm của CCCP ngày đó chỉ nạp thủ công thôi.
Dẫn bắt thôi cụ ơi. Chỉ có 100ly là mới canh tọa độ để bắn bằng rada. 57ly trở xuống vẫn bắn bằng... mắt.Ngày xưa thấy công bố có khoảng 3000 khẩu 37 điều khiển bằng Rada
Cấm đâu chẳng biết nhưng trong chiến tranh VN, không quân Mẽo giai đoạn đầu toàn dùng bom bi để tiêu diệt trận địa pháo, tên lửa, rada. Từ năm 1972 thì chuyển sang chơi bom xuyên (mỗi quả như 1 quả B40). Bây giờ mà vẫn còn vỏ bom bi mẹ (nửa vỏ) đầy ra đấy đủ biết hồi xưa dùng nhiều thế nào. Mà chỉ còn vỏ bom bi mẹ (bằng sắt) thôi chứ bom xuyên mẹ vỏ bằng đuy-ra, rơi quả nào, bọn em lượm đúc nồi niêu soong chảo hết rồi.thực ra bom chùm và tên lửa đối đất văng mảnh bị cấmchống lại bộ binh tuy nhiên đạn pháo văng miểng thì lại đc xài