- Biển số
- OF-61686
- Ngày cấp bằng
- 13/4/10
- Số km
- 3,287
- Động cơ
- 468,253 Mã lực
Kính thưa các Cụ(Mợ)!
Mặc dù đã có thớt của Cụ vitarant về việc này (Không biết Cụ ấy đã gửi chưa?) nhưng em vẫn muốn lập thớt này cho riêng em và em đang cần gửi sớm. Xin lỗi nếu ăn cắp bản quyền của Cụ vitarant! Xin phép Mod cho em được làm việc này ạ!
Nhưng lúc không có việc thì ngồi nghĩ được bao nhiêu là thắc mắc về Pháp luật GTĐB nhưng đến khi chắp bút thì cái nhớ cái không nên em đưa nội dung cần giải đáp mà em cho là chưa hiểu hoặc hiểu khác ý của Trương Tuần lên đây để nhờ các Cụ:
1- Sửa giúp em câu chữ trong các điều em thắc mắc làm sao để người nhận thư hiểu theo đúng nghĩa mà em đang muốn hỏi từ đó có câu trả lời đúng và trọng tâm (Tránh trường hợp họ trả lời: Trường hợp Bạn hỏi chúng tôi chưa hiểu )
2- Bổ sung các vấn đề thắc mắc em chưa nhớ được hết: Các Cụ, Mợ chỉ cần đưa thắc mắc mục nào trong Luật và Nghị định hoặc các vấn đề khi gặp trên đường thôi ạ. Em tự biết đặt vấn đề và câu hỏi đối với họ (cho nhanh)
Em mới thắc mắc được từng này ạ:
Kính gửi: Bộ Giao thông vận tải!
Lâu nay tham gia giao thông, tôi và mọi người gặp 1 số vấn đề sau đây đề nghị Bộ cho ý kiến chính thống để tôi và mọi người có cơ sở thực hiện đúng ý định của Nhà nước về giao thông, tránh gây hiểu sai về qui định cùng 1 vấn đề giữa lực lượng làm nhiệm vụ và người tham gia giao thông:
1- Trong Luật GTĐB hiện hành (Điều 19) có qui định về hành vi dừng đỗ xe có qui định :" Không được để phương tiện giao thông ở lòng đường, hè phố trái quy định" sau khi đã liệt kê các hành vi cấm "Không được dừng xe, đỗ xe trên đường xe điện, trên miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế, chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước" ...
Đề nghị Bộ giải thích qui định này: Hành vi "Để" ở đây là gì?, "Không được để ..." thì các văn bản hiện hành qui định tthêm những hành vi cấm nào ngoài các hành vi đã qui định trong Luật?
2- Điều 14 qui định về "Vượt xe" trong đó có nêu "Khi vượt các xe phải vượt về bên trái, trừ các trường hợp ...", nhưng trong khoản 2 có nêu:" Xe xin vượt chỉ được vượt khi ... không có xe chạy ngược chiều trong đoạn đường định vượt..." vì vậy rất nhiều người tham gia giao thông hiểu trong trường hợp này Luật đang điều chỉnh hành vi vượt xe trên đường có 2 làn ngược chiều nhau. Đề nghị Bộ làm rõ:
- Có phải Luật qui định như cách hiểu của nhiều người không?
- Trên đường có nhiều làn (cùng chiều) đã được phân định bằng vạch sơn, biển báo, phương tiện đi làn bên phải chạy nhanh hơn xe bên làn trái (trong giới hạn tốc độ cho phép, được phép đi vào làn này) có được coi là hành vi vượt phải không? (Trong rất nhiều trường hợp như xe làn bên trái không tránh vào làn bên phải để xe sau vượt bên trái hoặc 2 xe đang chạy làn riêng biệt vì lý do nào đấy xe làn bên trái giảm tốc độ thấp hơn xe làn bên phải chẳng hạn).
3- Trên 1 số con đường và quốc lộ như Đại lộ Thăng Long, Phạm Hùng, Phạm Văn Đồng, quốc lộ 5, quốc lộ 1 (Pháp Vân - Cầu Giẽ) trên giá long môn có treo các biển báo hiệu trên từng làn đường thuộc nhóm biển chỉ dẫn(Hình vuông, màu xanh) có ghi: Xe con - Xe du lịch và Xe tải - Xe ca và Xe máy (Có thể thêm 1 biển trong cùng bên phải nữa có biển mũi tên rẽ phải). Tôi và mọi gnười có mấy thắc mắc sau đây:
- Đây có phải là biển hiệu lệnh và bắt buộc các loại xe như ghi trên biển đi đúng vào làn này không? Nếu như vậy tại sao Bộ không chỉ đạo các Sở và địa phương thống nhất dùng các biển trong nhóm biển chỉ dẫn kết hợp biển phụ (Hình xe và biển phụ 504 cho từng làn riêng biệt)?
- Nếu muốn phân làn theo phương tiện (lại có 1 làn dành cho các phương tiện rẽ phải) thì khi đến nút giao thông các phương tiện theo phân loại muốn rẽ phải chuyển làm sao được vào làn rẽ này? (Điển hình là nút giao thông Pháp Vân theo chiều Cầu Giẽ - Pháp Vân và nút trước khi đến vòng xuyến đầu đường 5 theo chiều Hải Phòng - Hà Nội).
4- Hiện nay trong các đô thị đang dùng phổ biến loại đèn tín hiệu giao thông có các mũi tên ĐI THẲNG hoặc mũi tên RẼ TRÁI. Đề nghị Bộ làm rõ:
- Loại đèn giao thông có mũi tên này có giá trị bắt buộc các phương tiện trước khi vào phần chung của nút giao thông phải dừng vào đúng làn phân định bằng vạch sơn trước đó không (Nút giao thông không có biển báo phân làn hoặc không tín hiệu mũi tên kẻ dưới đất hoặc có nhưng do khách quan không thể nhìn được dưới đất). Ví dụ: Nút giao thông trước cửa Bộ công an - Đường Phạm văn Đồng (Không có biển phân làn 411,chỉ có tín hiệu vẽ dưới đất) và những nơi thiếu biển này người tham gia giao thông rất khó để thực hiện đúng.
- Hay loại tín hiệu đèn này có giá trị thông báo cho người điều khiển phương tiện biết các hướng đang được phép đi hay đang bị cấm (Vẫn trên nút giao thông không có biển phân làn)?.
5- ....Mời các Cụ, Mợ!
Mặc dù đã có thớt của Cụ vitarant về việc này (Không biết Cụ ấy đã gửi chưa?) nhưng em vẫn muốn lập thớt này cho riêng em và em đang cần gửi sớm. Xin lỗi nếu ăn cắp bản quyền của Cụ vitarant! Xin phép Mod cho em được làm việc này ạ!
Nhưng lúc không có việc thì ngồi nghĩ được bao nhiêu là thắc mắc về Pháp luật GTĐB nhưng đến khi chắp bút thì cái nhớ cái không nên em đưa nội dung cần giải đáp mà em cho là chưa hiểu hoặc hiểu khác ý của Trương Tuần lên đây để nhờ các Cụ:
1- Sửa giúp em câu chữ trong các điều em thắc mắc làm sao để người nhận thư hiểu theo đúng nghĩa mà em đang muốn hỏi từ đó có câu trả lời đúng và trọng tâm (Tránh trường hợp họ trả lời: Trường hợp Bạn hỏi chúng tôi chưa hiểu )
2- Bổ sung các vấn đề thắc mắc em chưa nhớ được hết: Các Cụ, Mợ chỉ cần đưa thắc mắc mục nào trong Luật và Nghị định hoặc các vấn đề khi gặp trên đường thôi ạ. Em tự biết đặt vấn đề và câu hỏi đối với họ (cho nhanh)
Em mới thắc mắc được từng này ạ:
Kính gửi: Bộ Giao thông vận tải!
Lâu nay tham gia giao thông, tôi và mọi người gặp 1 số vấn đề sau đây đề nghị Bộ cho ý kiến chính thống để tôi và mọi người có cơ sở thực hiện đúng ý định của Nhà nước về giao thông, tránh gây hiểu sai về qui định cùng 1 vấn đề giữa lực lượng làm nhiệm vụ và người tham gia giao thông:
1- Trong Luật GTĐB hiện hành (Điều 19) có qui định về hành vi dừng đỗ xe có qui định :" Không được để phương tiện giao thông ở lòng đường, hè phố trái quy định" sau khi đã liệt kê các hành vi cấm "Không được dừng xe, đỗ xe trên đường xe điện, trên miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế, chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước" ...
Đề nghị Bộ giải thích qui định này: Hành vi "Để" ở đây là gì?, "Không được để ..." thì các văn bản hiện hành qui định tthêm những hành vi cấm nào ngoài các hành vi đã qui định trong Luật?
2- Điều 14 qui định về "Vượt xe" trong đó có nêu "Khi vượt các xe phải vượt về bên trái, trừ các trường hợp ...", nhưng trong khoản 2 có nêu:" Xe xin vượt chỉ được vượt khi ... không có xe chạy ngược chiều trong đoạn đường định vượt..." vì vậy rất nhiều người tham gia giao thông hiểu trong trường hợp này Luật đang điều chỉnh hành vi vượt xe trên đường có 2 làn ngược chiều nhau. Đề nghị Bộ làm rõ:
- Có phải Luật qui định như cách hiểu của nhiều người không?
- Trên đường có nhiều làn (cùng chiều) đã được phân định bằng vạch sơn, biển báo, phương tiện đi làn bên phải chạy nhanh hơn xe bên làn trái (trong giới hạn tốc độ cho phép, được phép đi vào làn này) có được coi là hành vi vượt phải không? (Trong rất nhiều trường hợp như xe làn bên trái không tránh vào làn bên phải để xe sau vượt bên trái hoặc 2 xe đang chạy làn riêng biệt vì lý do nào đấy xe làn bên trái giảm tốc độ thấp hơn xe làn bên phải chẳng hạn).
3- Trên 1 số con đường và quốc lộ như Đại lộ Thăng Long, Phạm Hùng, Phạm Văn Đồng, quốc lộ 5, quốc lộ 1 (Pháp Vân - Cầu Giẽ) trên giá long môn có treo các biển báo hiệu trên từng làn đường thuộc nhóm biển chỉ dẫn(Hình vuông, màu xanh) có ghi: Xe con - Xe du lịch và Xe tải - Xe ca và Xe máy (Có thể thêm 1 biển trong cùng bên phải nữa có biển mũi tên rẽ phải). Tôi và mọi gnười có mấy thắc mắc sau đây:
- Đây có phải là biển hiệu lệnh và bắt buộc các loại xe như ghi trên biển đi đúng vào làn này không? Nếu như vậy tại sao Bộ không chỉ đạo các Sở và địa phương thống nhất dùng các biển trong nhóm biển chỉ dẫn kết hợp biển phụ (Hình xe và biển phụ 504 cho từng làn riêng biệt)?
- Nếu muốn phân làn theo phương tiện (lại có 1 làn dành cho các phương tiện rẽ phải) thì khi đến nút giao thông các phương tiện theo phân loại muốn rẽ phải chuyển làm sao được vào làn rẽ này? (Điển hình là nút giao thông Pháp Vân theo chiều Cầu Giẽ - Pháp Vân và nút trước khi đến vòng xuyến đầu đường 5 theo chiều Hải Phòng - Hà Nội).
4- Hiện nay trong các đô thị đang dùng phổ biến loại đèn tín hiệu giao thông có các mũi tên ĐI THẲNG hoặc mũi tên RẼ TRÁI. Đề nghị Bộ làm rõ:
- Loại đèn giao thông có mũi tên này có giá trị bắt buộc các phương tiện trước khi vào phần chung của nút giao thông phải dừng vào đúng làn phân định bằng vạch sơn trước đó không (Nút giao thông không có biển báo phân làn hoặc không tín hiệu mũi tên kẻ dưới đất hoặc có nhưng do khách quan không thể nhìn được dưới đất). Ví dụ: Nút giao thông trước cửa Bộ công an - Đường Phạm văn Đồng (Không có biển phân làn 411,chỉ có tín hiệu vẽ dưới đất) và những nơi thiếu biển này người tham gia giao thông rất khó để thực hiện đúng.
- Hay loại tín hiệu đèn này có giá trị thông báo cho người điều khiển phương tiện biết các hướng đang được phép đi hay đang bị cấm (Vẫn trên nút giao thông không có biển phân làn)?.
5- ....Mời các Cụ, Mợ!
Chỉnh sửa cuối: