- Biển số
- OF-15619
- Ngày cấp bằng
- 29/4/08
- Số km
- 143
- Động cơ
- 513,196 Mã lực
Chiếc ôtô này bị bốc cháy do thay đổi thiết kế hệ thống điện.
KTĐT - Theo Phó trưởng Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy, Công an tỉnh Thái Nguyên, để hạn chế đến mức thấp nhất các vụ chập điện gây cháy ôtô, người sử dụng phải giữ nguyên thiết kế, không được lắp thêm đèn nháy và tất cả các thiết bị khác. Đặc biệt lưu ý là không được "cấu" điện để lắp đặt các loại thiết bị đồ chơi trên ôtô.
Vụ cháy ôtô Matiz xảy ra gần đây nhất ở khu vực Đường Tròn, TP Thái Nguyên khiến người đi đường được phen… hoảng sợ. Chiếc xe matiz chở 4 người (gồm 2 vợ chồng và 2 đứa con) đang đi bỗng dưng bốc cháy, người trên xe bật tung cửa thoát xuống. Chủ xe vội vàng gọi Cảnh sát PCCC. Khi đám cháy được dập tắt thì toàn bộ thiết bị và tài sản để trong xe đã cháy đen.
Theo Thượng tá Nguyễn Văn Chu, Phó trưởng Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy, Công an tỉnh Thái Nguyên thì chiếc xe matiz này dùng nhiều thiết bị điện, vừa đi vừa nghe nhạc, bật đèn nhấp nháy và bị chập điện gây cháy. Ban đầu chỉ cháy bảng táplô, sau đám cháy bùng phát. Rất may khi phát hiện mùi khét, người trên xe đã thoát ra ngoài.
Lực lượng Cảnh sát PCCC Công an tỉnh Thái Nguyên đã nhiều lần giải cứu những vụ cháy ôtô khá hy hữu. Có ôtô con do lắp thêm một số thiết bị, dù đã tắt điện, khoá cửa nhưng xe vẫn bốc cháy. Theo đồng chí Nguyễn Văn Chu thì không phải ôtô cứ tắt điện, khoá cửa là đã an toàn vì trong xe lúc nào cũng có điện. Đặc biệt là ôtô cũ, sử dụng lâu ngày, gặp nguồn nhiệt (dầu rớt ra) rất dễ gây chập cháy.
Theo khuyến cáo của đồng chí Nguyễn Văn Chu thì để hạn chế đến mức thấp nhất các vụ chập điện gây cháy ôtô, người sử dụng phải giữ nguyên thiết kế, không được lắp thêm đèn nháy và tất cả các thiết bị khác. Đặc biệt lưu ý là không được "cấu" điện để lắp đặt các loại thiết bị đồ chơi trên ôtô. Khi phải sửa chữa yêu cầu thợ sửa đúng thiết kế, không được lắp đặt sai chủng loại. Đặc biệt với ôtô cũ, sử dụng lâu ngày phải tuân thủ nguyên tắc trên.