- Biển số
- OF-90509
- Ngày cấp bằng
- 1/4/11
- Số km
- 13
- Động cơ
- 405,330 Mã lực
Trước tiên em xin giới thiệu sơ sơ về máy móc của Ford Everest, Ranger và xe máy dầu nói chung
Động cơ 2,5 TDCi vậy TDCi là gì?
T: Viết tắt của Turbo là hệ thống tuabin(cánh quạt) để tăng áp xuất không khí nạp vào buồng đốt động cơ, người ta dùng chính luồng khí xả từ động cơ để làm quay tuabin này )
D: Viết tắt của Diesel, Direct(phun nhiên liệu trực tiếp), DOHC(trục cam kép).
C: Hệ thống đường dẫn nhiên liệu chung commonrail, nhiên liệu từ bơm cao áp được nén vào một khoang tích áp (commonrail) chung trước khi được phun vào buồng đốt. Áp xuất khoang tích áp luôn ổn định nên áp xuất nhiên liệu phun vào buồng đốt luôn ổn định, tăng hiệu xuất và giảm tiếng ồn. Trước nhiên liệu được dẫn trực tiếp từ bơm cao áp vào buồng đốt nên áp xuất không ổn định bằng.
I: Injection kim phun điều khiển điện tử, thời điểm phun chính xác tiết kiệm nhiên liệu.
Intercooler là bộ làm mát khí nạp vào động cơ, khí nạp khi đi qua turbo tăng áp sẽ rất gần với khí xả nên sẽ bị hâm nóng quá. Vì vậy không khí trước khi được nạp vào buồng đốt được dẫn qua một két làm mát được đặt trước két nước của động cơ: gọi là Intercooler.
Sau đây là một số lưu ý khi sử dụng
A. Dành cho hệ thống Turbo
- Không nên để dầu bôi trơn bẩn: Do hệ thống tuabin quay với tốc độ rất lớn(khoảng 10.000v/p) mà hệ thống turbo lại dùng dầu bôi trơn chung với dầu bôi trơn của máy nên nếu để dầu bôi trơn bẩn sẽ rất mau hỏng turbo hoặc turbo kêu rất to gây ồn. Lời khuyên là các bác nên thay dầu bôi trơn đúng định kỳ theo em thì 3.000-5.000km thay 1 lần tùy điều kiện hoạt động VD: mùa hè nhiệt độ cao thì thay sớm hơn, hay đi nội thành(chạy số thấp nhiều) cũng nên thay sớm hơn…
- Sau đề nổ nên để 10-15s để dầu bôi trơn kịp phủ kín lên các bề mặt ma sát và lúc này thì dầu mới đạt được nhiệt độ cần thiết.
- Ga thốc liên tục: khi ga thốc lên hệ thống tuabin quay tốc độ rất cao trong khi hệ thống bơm dầu bôi trơn chưa kịp bơm đủ lượng dầu đến hệ thống tuabin làm tuabin chóng hỏng.
- Vừa chạy tốc cao dừng lại thì tắt chìa khóa luôn hoặc rồ ga lên rồi tắt máy luôn: do vừa chạy tốc độ cao và ga thốc thì tuabin đang quay với tốc độ cao sau đó tắt máy luôn lúc này tuabin vẫn quay do quán tính trong khi hệ thống bơm dầu đã ngừng hoạt động tuabin sẽ không được bôi trơn nên tuabin sẽ rất mau hỏng.
B. Dành cho hệ thống kim phun: một số bác có tư tưởng thích xe máy dầu kim phun thường hơn là phun điện tử với lý do độ bền kim thường cao hơn. Theo em kim thường và kim điện tử độ bền như nhau có điều kim điện tử cấu tạo phức tạp hơn khi hỏng giá cao hơn và kim phun thường thì với xe tải sẽ quá tải tốt hơn. Còn vấn đề chết kim không phải là do kim điện tử hay kim thường mà do các máy dầu đời cao áp xuất phun rất lớn yêu cầu nhiên liệu đạt tiêu chuẩn cao, trong khi đó chất lượng dầu Diesel ở Việt Nam lại rất kém nên sẽ dễ đẫn tới hỏng kim.
Một số lưu ý khi sử dụng như sau:
- Đổ dầu ở những Trạm xăng dầu lớn, có uy tín của nhà nước và nên đổ cố định ở một cây dầu đã được chính các bác kiểm nghiệ, nên đổ loại 0,05S, mỗi lần đổ thì đổ đầy bình để tránh trường hợp hết nhiên liệu giữa đường lại phải đổ cây dầu lởm vừa ăn bớt dầu của các bác vừa dầu không đạt tiêu chuẩn
- Thường xuyên thay lọc Diesel đúng định kỳ(sau 2 lần thay lọc nhớt thì thay lọc Diesel)
- Tháo nước ở bộ tách nước của lọc Diesel định kỳ hoặc khi đèn taplo báo. Quy trình như sau:
+ nới lỏng vít hãm ở đáy bầu lọc dầu diesel ½ vòng
+ Nhấn bơm tay ở đỉnh bầu lọc diesel 5-7 lần cho xả hết nước ở đáy bầu lọc ra
+ xết chặt vít hãm ở đáy bầu lọc lại.
+ tiếp tục nhấn bơm 1-2 lần để kiểm tra xem vít hãm đã chặt chưa, nếu không chảy nước nữa là xong.
C. Dành cho hệ thống côn(ly hợp)
Các bác lưu ý về nguyên tắc côn là bộ phận không được nhà sản xuất bảo hành nên khi sử dụng phải đặc biệt chú ý
+ không nên âm côn quá nhiều, dạp bàn đạp côn dứt khoát và đạp sâu hết mức để côn cắt hoàn toàn, sau khi chạy khoảng 1000km nên đến đại lý để hiệu chỉnh lại hành trình của bàn đạp côn cho chuẩn xác. Máy dầu thường có momen xoắn rất lớn nên bộ phận ly hợp phải chịu lực rất lớn rất dễ cháy nên các bác sử dụng hết sức cẩn thận..
Động cơ 2,5 TDCi vậy TDCi là gì?
T: Viết tắt của Turbo là hệ thống tuabin(cánh quạt) để tăng áp xuất không khí nạp vào buồng đốt động cơ, người ta dùng chính luồng khí xả từ động cơ để làm quay tuabin này )
D: Viết tắt của Diesel, Direct(phun nhiên liệu trực tiếp), DOHC(trục cam kép).
C: Hệ thống đường dẫn nhiên liệu chung commonrail, nhiên liệu từ bơm cao áp được nén vào một khoang tích áp (commonrail) chung trước khi được phun vào buồng đốt. Áp xuất khoang tích áp luôn ổn định nên áp xuất nhiên liệu phun vào buồng đốt luôn ổn định, tăng hiệu xuất và giảm tiếng ồn. Trước nhiên liệu được dẫn trực tiếp từ bơm cao áp vào buồng đốt nên áp xuất không ổn định bằng.
I: Injection kim phun điều khiển điện tử, thời điểm phun chính xác tiết kiệm nhiên liệu.
Intercooler là bộ làm mát khí nạp vào động cơ, khí nạp khi đi qua turbo tăng áp sẽ rất gần với khí xả nên sẽ bị hâm nóng quá. Vì vậy không khí trước khi được nạp vào buồng đốt được dẫn qua một két làm mát được đặt trước két nước của động cơ: gọi là Intercooler.
Sau đây là một số lưu ý khi sử dụng
A. Dành cho hệ thống Turbo
- Không nên để dầu bôi trơn bẩn: Do hệ thống tuabin quay với tốc độ rất lớn(khoảng 10.000v/p) mà hệ thống turbo lại dùng dầu bôi trơn chung với dầu bôi trơn của máy nên nếu để dầu bôi trơn bẩn sẽ rất mau hỏng turbo hoặc turbo kêu rất to gây ồn. Lời khuyên là các bác nên thay dầu bôi trơn đúng định kỳ theo em thì 3.000-5.000km thay 1 lần tùy điều kiện hoạt động VD: mùa hè nhiệt độ cao thì thay sớm hơn, hay đi nội thành(chạy số thấp nhiều) cũng nên thay sớm hơn…
- Sau đề nổ nên để 10-15s để dầu bôi trơn kịp phủ kín lên các bề mặt ma sát và lúc này thì dầu mới đạt được nhiệt độ cần thiết.
- Ga thốc liên tục: khi ga thốc lên hệ thống tuabin quay tốc độ rất cao trong khi hệ thống bơm dầu bôi trơn chưa kịp bơm đủ lượng dầu đến hệ thống tuabin làm tuabin chóng hỏng.
- Vừa chạy tốc cao dừng lại thì tắt chìa khóa luôn hoặc rồ ga lên rồi tắt máy luôn: do vừa chạy tốc độ cao và ga thốc thì tuabin đang quay với tốc độ cao sau đó tắt máy luôn lúc này tuabin vẫn quay do quán tính trong khi hệ thống bơm dầu đã ngừng hoạt động tuabin sẽ không được bôi trơn nên tuabin sẽ rất mau hỏng.
B. Dành cho hệ thống kim phun: một số bác có tư tưởng thích xe máy dầu kim phun thường hơn là phun điện tử với lý do độ bền kim thường cao hơn. Theo em kim thường và kim điện tử độ bền như nhau có điều kim điện tử cấu tạo phức tạp hơn khi hỏng giá cao hơn và kim phun thường thì với xe tải sẽ quá tải tốt hơn. Còn vấn đề chết kim không phải là do kim điện tử hay kim thường mà do các máy dầu đời cao áp xuất phun rất lớn yêu cầu nhiên liệu đạt tiêu chuẩn cao, trong khi đó chất lượng dầu Diesel ở Việt Nam lại rất kém nên sẽ dễ đẫn tới hỏng kim.
Một số lưu ý khi sử dụng như sau:
- Đổ dầu ở những Trạm xăng dầu lớn, có uy tín của nhà nước và nên đổ cố định ở một cây dầu đã được chính các bác kiểm nghiệ, nên đổ loại 0,05S, mỗi lần đổ thì đổ đầy bình để tránh trường hợp hết nhiên liệu giữa đường lại phải đổ cây dầu lởm vừa ăn bớt dầu của các bác vừa dầu không đạt tiêu chuẩn
- Thường xuyên thay lọc Diesel đúng định kỳ(sau 2 lần thay lọc nhớt thì thay lọc Diesel)
- Tháo nước ở bộ tách nước của lọc Diesel định kỳ hoặc khi đèn taplo báo. Quy trình như sau:
+ nới lỏng vít hãm ở đáy bầu lọc dầu diesel ½ vòng
+ Nhấn bơm tay ở đỉnh bầu lọc diesel 5-7 lần cho xả hết nước ở đáy bầu lọc ra
+ xết chặt vít hãm ở đáy bầu lọc lại.
+ tiếp tục nhấn bơm 1-2 lần để kiểm tra xem vít hãm đã chặt chưa, nếu không chảy nước nữa là xong.
C. Dành cho hệ thống côn(ly hợp)
Các bác lưu ý về nguyên tắc côn là bộ phận không được nhà sản xuất bảo hành nên khi sử dụng phải đặc biệt chú ý
+ không nên âm côn quá nhiều, dạp bàn đạp côn dứt khoát và đạp sâu hết mức để côn cắt hoàn toàn, sau khi chạy khoảng 1000km nên đến đại lý để hiệu chỉnh lại hành trình của bàn đạp côn cho chuẩn xác. Máy dầu thường có momen xoắn rất lớn nên bộ phận ly hợp phải chịu lực rất lớn rất dễ cháy nên các bác sử dụng hết sức cẩn thận..
Chỉnh sửa cuối: