- Biển số
- OF-84940
- Ngày cấp bằng
- 11/2/11
- Số km
- 5,147
- Động cơ
- 460,049 Mã lực
- Nơi ở
- Đền chùa
- Website
- bacsinoitru.vn
Đáng ra đoạn video và bài viết này nên được post trong Trạm xá OF, nhưng em xin phép OFERS và MINS&MODS được post ngoài này một thời gian để hy vọng có được nhiều OFERS xem và học tập, kỹ năng này rất cần thiết cho bất cứ ai và ở bất cứ đâu, nhất là khi đang bon bon trên đường. Em sẽ cập nhật liên tục trên thớt nếu các OFERS thấy thực sự cần thiết.
Tiêu đề: CPR training video 2010/2011 Guidelines - Preview Safetycare Cardiopulmonary Resuscitation
[video=youtube;vXim8rU7lY8]http://www.youtube.com/watch?v=vXim8rU7lY8&feature=iv&annotation_id=annotation_64833 4[/video]
Tiêu đề: CPR training video 2011 - First Aid Safetycare Cardiopulmonary Resuscitation
[video=youtube;5r7haVfZXek]http://www.youtube.com/watch?v=5r7haVfZXek&feature=player_embedded[/video]
Tiêu đề: One Rescuer CPR Demo (một người thực hiện hồi sinh tim phổi)
[video=youtube;exDlIss5SxQ]http://www.youtube.com/watch?v=exDlIss5SxQ[/video]
Tiêu đề: Two Rescuer CPR Demo (hai người thực hiện hồi sinh tim phổi)
[video=youtube;PUIIzlbTIHM]http://www.youtube.com/watch?v=PUIIzlbTIHM[/video]
HỒI SINH TIM PHỔI CƠ BẢN Ở NGƯỜI LỚN
I. TIẾP CẬN NẠN NHÂN AN TOÀN
- Để đảm bảo bạn, nạn nhân và người xung quanh được an toàn trong khi hồi sinh tim phổi: hiện trường cứu hộ phải thực sự an toàn
- Hạn chế tối đa các bệnh lây truyền qua đường hô hấp nếu có do thổi ngạt miêng-miệng, miệng-mũi. Dụng cụ thổi ngạt chuyên dụng có van một chiều rất hữu ích trong trường hợp này
II. KIỂM TRA ĐÁP ỨNG CỦA NẠN NHÂN
- Lắc hai vai nạn nhân nhẹ nhàng
- Hỏi to nạn nhân: "Bạn/anh/chị... có ổn không?"
IIIa. NẾU NẠN NHÂN ĐÁP ỨNG
- Để nạn nhân ở nguyên tư thế ban đầu (tư thế nạn nhân khi được phát hiện) nhằm tránh gây tổn thương nguy hại thêm (tổn thương cột sống...)
- Cố gắng tìm nguyên nhân gây tổn thương và tìm kiếm sự giúp đỡ nếu có thể
- Đánh giá lại nạn nhân đều đặn
IIIb. NẾU NẠN NHÂN KHÔNG ĐÁP ỨNG
- Kêu, gọi hay cầu cứu sự giúp đỡ
- Để nạn nhân nằm ngửa, mở đường thở bằng cách lật ngửa đầu và nâng cằm
+ Đặt một bàn tay lên trán nạn nhân và lật ngửa đầu nạn nhân ra sau nhẹ nhàng và để các ngón tay cái và trỏ tự do để bóp bịt mũi nạn nhân nếu cần thổi ngạt
+ Để các đầu ngón tay của bàn tay kia của bạn ở dưới cằm nạn nhân, nâng cằm lên để mở đường thở
IV. KIỂM TRA HÔ HẤP
- Giữ mở đường thở, quan sát, nghe và cảm nhận nhịp thở bình thường
+ Quan sát sự di động của lồng ngực
+ Nghe tiếng thở qua miệng nạn nhân
+ Cảm nhận hơi thở của nạn nhân
- Những phút đầu sau ngừng tuần hoàn, nạn nhân có kiểu thở: thở hắt ra, thở nặng nề, ầm ĩ (do tụt lưỡi) hoặc thở hổn hển
- Khi quan sát, nghe và cảm nhận nhịp thở thì không được quá 10 giây để xác định nhịp thở. Nếu không chắc chắn là nhịp thở bình thường thì phải hành động như với nhịp thở không bình thường:
+ Tiến hành ngay 2 lần thổi ngạt
+ Nếu đáp ứng, để nạn nhân ở tư thế an toàn
+ Nếu không đáp ứng, kiểm tra ngay mạch cảnh/mạch bẹn và tiến hành ép ngực (ép tim)
Va. NẾU NẠN NHÂN THỞ BÌNH THƯỜNG
- Để bệnh nhân nằm ở tư thế an toàn (nằm nghiên, chân trên co, chân dưới duỗi, cẳng tay trên kê dưới cổ, tay dưới duỗi)
- Nhắn tìm, kêu hoặc cầu cứu sự giúp đỡ, gọi xe cứu thương
- Kiểm tra hô hấp của nạn nhân liên tục
- Chú ý: cứ 30 phút lại thay đổi tư thế an toàn một lần (nghiêng sang phía đối diện) để giải phóng áp lực đè lên cẳng tay dưới cổ
Vb. NẾU NẠN NHÂN THỞ KHÔNG BÌNH THƯỜNG
- Nhắn tìm, kêu gọi sự giúp đỡ. Nếu chỉ có mình bạn thì gọi ngay xe cứu thương và bắt đầu ép ngực (ép tim) như sau:
+ Quỳ xuống cạnh nạn nhân
+ Đặt gót của một bàn tay lên trung tâm ngực của nạn nhân
+ Đặt gót của bàn tai còn lại lên mu của bàn tay đầu tiên
+ Cài các ngón của hai bàn tay với nhau và đảm bảo sao cho lực ép không tác động trực tiếp lên các xương sườn. Không ép ở vùng thượng vị và phần dưới xương ức
+ Giữ tư thế tay thẳng đứng ở phía trên ngực nạn nhân và ấn xuống xương ức 4 - 5 cm
+ Sau mỗi lần ấn, thả lỏng tay để giải phóng toàn bộ lực ép trên thành ngực nhưng không để mất sự tiếp xúc giữa tay bạn và xương ức. Lặp lại với nhịp độ 100 nhịp/phút
+ Tỷ lệ về thời gian của mỗi lần ép và thả lỏng lồng ngực nên cân bằng nhau
+ Không dựa vào mạch cảnh, mạch đùi bắt được như là một thước đo dòng máu động mạch hiệu quả
VIa. PHỐI HỢP ÉP NGỰC VỚI THỔI NGẠT
- Cứ sau 30 lần ép ngực thì mở đường thở một lần bằng cách lật ngửa đầu ra sau và nâng cằm
- Dùng ngón cái và ngón trỏ của bàn tay đặt trên trán nạn nhân bóp chặt vào mũi nạn nhân
- Mở miệng nạn nhân nhưng vẫn giữ được tư thế nâng cằm
- Hít một hơi thở bình thường và đặt môi của bạn lên miệng nạn nhân. Đảm bảo rằng bạn tạo được điểm tỳ tốt
- Thổi đủ mạnh vào miệng nạn nhân trong 1 giây như nhịp thở bình thường trong khi vẫn quan sát sự căng phồng của lồng ngực nạn nhân
- Giữ nguyên tư thế đầu ngửa và nâng cằm, để miệng bạn ra khỏi nạn nhân và quan sát lồng ngực nạn nhân xẹp xuống để thở khí ra
- Bạn tiếp tục hít một hơi thở bình thường khác và thổi đủ mạnh vào miệng nạn nhân một lần nữa. Sau đó ngay lập tức dùng tay chỉnh lại tư thế nạn nhân và tiến hành tiếp 30 lần ép ngực
- Liên tục ép ngực và thổi ngạt với tỷ lệ 30:2
- Chỉ dừng lại kiểm tra nạn nhân nếu thấy bắt đầu có nhịp thở bình thường. Nếu chưa có nhịp thở bình thường thì không được gián đoạn việc hồi sinh tim phổi
- Chú ý: nếu thổi ngạt mà không làm lồng ngực căng phồng lên như bình thường, thì khi đó các bước tiếp theo bạn phải làm:
+ Kiểm tra miệng nạn nhân và loại bỏ bất cứ sự tắc nghẽn nào
+ Kiểm tra lại xem tư thế ngửa đầu và nâng cằm có đúng không
- Nếu có thêm người hỗ trợ, có thể luân phiên nhau tiến hành hồi sinh tim phổi cho nạn nhân mỗi 1 - 2 phút để giữ sức và phải đảm bảo thời gian gián đoạn hồi sinh tim phổi tối thiểu trong khi luân phiên
VII. HỒI SINH TIM PHỔI LIÊN TỤC CHO TỚI KHI
- Đội cứu hộ được trang bị đầy đủ tới và đảm nhận tiếp
- Nạn nhân bắt đầu thở bình thường
- Bạn bị kiệt sức
VIII. HỒI SINH TIM PHỔI CHỈ BẰNG ÉP NGỰC CÓ THỂ ĐƯỢC THỰC HIỆN NHƯ SAU
- Khi bạn không thể hoặc miễn cưỡng/không muốn thổi ngạt mà chỉ có thể thực hiện ép ngực
- Nếu chỉ ép ngực thì bạn nên ép liên tục với nhịp độ 100 nhịp/phút
- Chỉ dừng lại kiểm tra khi nạn nhân có nhịp thở bình thường. Nếu chưa có nhịp thở bình thường thì không được gián đoạn việc hồi sinh tim phổi
- Ở nạn nhân người lớn, hồi sinh tim phổi bằng ép ngực mà không thổi ngạt cho kết quả tốt hơn có ý nghĩa thống kê so với không hồi sinh tim phổi
CẤP CỨU/HỒI SỨC CHẤN THƯƠNG TRƯỚC BỆNH VIỆN: PHTLS (PREHOSPITAL TRAUMA LIFE SUPPORT)
Tiêu đề: CPR training video 2010/2011 Guidelines - Preview Safetycare Cardiopulmonary Resuscitation
[video=youtube;vXim8rU7lY8]http://www.youtube.com/watch?v=vXim8rU7lY8&feature=iv&annotation_id=annotation_64833 4[/video]
Tiêu đề: CPR training video 2011 - First Aid Safetycare Cardiopulmonary Resuscitation
[video=youtube;5r7haVfZXek]http://www.youtube.com/watch?v=5r7haVfZXek&feature=player_embedded[/video]
Tiêu đề: One Rescuer CPR Demo (một người thực hiện hồi sinh tim phổi)
[video=youtube;exDlIss5SxQ]http://www.youtube.com/watch?v=exDlIss5SxQ[/video]
Tiêu đề: Two Rescuer CPR Demo (hai người thực hiện hồi sinh tim phổi)
[video=youtube;PUIIzlbTIHM]http://www.youtube.com/watch?v=PUIIzlbTIHM[/video]
HỒI SINH TIM PHỔI CƠ BẢN Ở NGƯỜI LỚN
I. TIẾP CẬN NẠN NHÂN AN TOÀN
- Để đảm bảo bạn, nạn nhân và người xung quanh được an toàn trong khi hồi sinh tim phổi: hiện trường cứu hộ phải thực sự an toàn
- Hạn chế tối đa các bệnh lây truyền qua đường hô hấp nếu có do thổi ngạt miêng-miệng, miệng-mũi. Dụng cụ thổi ngạt chuyên dụng có van một chiều rất hữu ích trong trường hợp này
II. KIỂM TRA ĐÁP ỨNG CỦA NẠN NHÂN
- Lắc hai vai nạn nhân nhẹ nhàng
- Hỏi to nạn nhân: "Bạn/anh/chị... có ổn không?"
IIIa. NẾU NẠN NHÂN ĐÁP ỨNG
- Để nạn nhân ở nguyên tư thế ban đầu (tư thế nạn nhân khi được phát hiện) nhằm tránh gây tổn thương nguy hại thêm (tổn thương cột sống...)
- Cố gắng tìm nguyên nhân gây tổn thương và tìm kiếm sự giúp đỡ nếu có thể
- Đánh giá lại nạn nhân đều đặn
IIIb. NẾU NẠN NHÂN KHÔNG ĐÁP ỨNG
- Kêu, gọi hay cầu cứu sự giúp đỡ
- Để nạn nhân nằm ngửa, mở đường thở bằng cách lật ngửa đầu và nâng cằm
+ Đặt một bàn tay lên trán nạn nhân và lật ngửa đầu nạn nhân ra sau nhẹ nhàng và để các ngón tay cái và trỏ tự do để bóp bịt mũi nạn nhân nếu cần thổi ngạt
+ Để các đầu ngón tay của bàn tay kia của bạn ở dưới cằm nạn nhân, nâng cằm lên để mở đường thở
IV. KIỂM TRA HÔ HẤP
- Giữ mở đường thở, quan sát, nghe và cảm nhận nhịp thở bình thường
+ Quan sát sự di động của lồng ngực
+ Nghe tiếng thở qua miệng nạn nhân
+ Cảm nhận hơi thở của nạn nhân
- Những phút đầu sau ngừng tuần hoàn, nạn nhân có kiểu thở: thở hắt ra, thở nặng nề, ầm ĩ (do tụt lưỡi) hoặc thở hổn hển
- Khi quan sát, nghe và cảm nhận nhịp thở thì không được quá 10 giây để xác định nhịp thở. Nếu không chắc chắn là nhịp thở bình thường thì phải hành động như với nhịp thở không bình thường:
+ Tiến hành ngay 2 lần thổi ngạt
+ Nếu đáp ứng, để nạn nhân ở tư thế an toàn
+ Nếu không đáp ứng, kiểm tra ngay mạch cảnh/mạch bẹn và tiến hành ép ngực (ép tim)
Va. NẾU NẠN NHÂN THỞ BÌNH THƯỜNG
- Để bệnh nhân nằm ở tư thế an toàn (nằm nghiên, chân trên co, chân dưới duỗi, cẳng tay trên kê dưới cổ, tay dưới duỗi)
- Nhắn tìm, kêu hoặc cầu cứu sự giúp đỡ, gọi xe cứu thương
- Kiểm tra hô hấp của nạn nhân liên tục
- Chú ý: cứ 30 phút lại thay đổi tư thế an toàn một lần (nghiêng sang phía đối diện) để giải phóng áp lực đè lên cẳng tay dưới cổ
Vb. NẾU NẠN NHÂN THỞ KHÔNG BÌNH THƯỜNG
- Nhắn tìm, kêu gọi sự giúp đỡ. Nếu chỉ có mình bạn thì gọi ngay xe cứu thương và bắt đầu ép ngực (ép tim) như sau:
+ Quỳ xuống cạnh nạn nhân
+ Đặt gót của một bàn tay lên trung tâm ngực của nạn nhân
+ Đặt gót của bàn tai còn lại lên mu của bàn tay đầu tiên
+ Cài các ngón của hai bàn tay với nhau và đảm bảo sao cho lực ép không tác động trực tiếp lên các xương sườn. Không ép ở vùng thượng vị và phần dưới xương ức
+ Giữ tư thế tay thẳng đứng ở phía trên ngực nạn nhân và ấn xuống xương ức 4 - 5 cm
+ Sau mỗi lần ấn, thả lỏng tay để giải phóng toàn bộ lực ép trên thành ngực nhưng không để mất sự tiếp xúc giữa tay bạn và xương ức. Lặp lại với nhịp độ 100 nhịp/phút
+ Tỷ lệ về thời gian của mỗi lần ép và thả lỏng lồng ngực nên cân bằng nhau
+ Không dựa vào mạch cảnh, mạch đùi bắt được như là một thước đo dòng máu động mạch hiệu quả
VIa. PHỐI HỢP ÉP NGỰC VỚI THỔI NGẠT
- Cứ sau 30 lần ép ngực thì mở đường thở một lần bằng cách lật ngửa đầu ra sau và nâng cằm
- Dùng ngón cái và ngón trỏ của bàn tay đặt trên trán nạn nhân bóp chặt vào mũi nạn nhân
- Mở miệng nạn nhân nhưng vẫn giữ được tư thế nâng cằm
- Hít một hơi thở bình thường và đặt môi của bạn lên miệng nạn nhân. Đảm bảo rằng bạn tạo được điểm tỳ tốt
- Thổi đủ mạnh vào miệng nạn nhân trong 1 giây như nhịp thở bình thường trong khi vẫn quan sát sự căng phồng của lồng ngực nạn nhân
- Giữ nguyên tư thế đầu ngửa và nâng cằm, để miệng bạn ra khỏi nạn nhân và quan sát lồng ngực nạn nhân xẹp xuống để thở khí ra
- Bạn tiếp tục hít một hơi thở bình thường khác và thổi đủ mạnh vào miệng nạn nhân một lần nữa. Sau đó ngay lập tức dùng tay chỉnh lại tư thế nạn nhân và tiến hành tiếp 30 lần ép ngực
- Liên tục ép ngực và thổi ngạt với tỷ lệ 30:2
- Chỉ dừng lại kiểm tra nạn nhân nếu thấy bắt đầu có nhịp thở bình thường. Nếu chưa có nhịp thở bình thường thì không được gián đoạn việc hồi sinh tim phổi
- Chú ý: nếu thổi ngạt mà không làm lồng ngực căng phồng lên như bình thường, thì khi đó các bước tiếp theo bạn phải làm:
+ Kiểm tra miệng nạn nhân và loại bỏ bất cứ sự tắc nghẽn nào
+ Kiểm tra lại xem tư thế ngửa đầu và nâng cằm có đúng không
- Nếu có thêm người hỗ trợ, có thể luân phiên nhau tiến hành hồi sinh tim phổi cho nạn nhân mỗi 1 - 2 phút để giữ sức và phải đảm bảo thời gian gián đoạn hồi sinh tim phổi tối thiểu trong khi luân phiên
VII. HỒI SINH TIM PHỔI LIÊN TỤC CHO TỚI KHI
- Đội cứu hộ được trang bị đầy đủ tới và đảm nhận tiếp
- Nạn nhân bắt đầu thở bình thường
- Bạn bị kiệt sức
VIII. HỒI SINH TIM PHỔI CHỈ BẰNG ÉP NGỰC CÓ THỂ ĐƯỢC THỰC HIỆN NHƯ SAU
- Khi bạn không thể hoặc miễn cưỡng/không muốn thổi ngạt mà chỉ có thể thực hiện ép ngực
- Nếu chỉ ép ngực thì bạn nên ép liên tục với nhịp độ 100 nhịp/phút
- Chỉ dừng lại kiểm tra khi nạn nhân có nhịp thở bình thường. Nếu chưa có nhịp thở bình thường thì không được gián đoạn việc hồi sinh tim phổi
- Ở nạn nhân người lớn, hồi sinh tim phổi bằng ép ngực mà không thổi ngạt cho kết quả tốt hơn có ý nghĩa thống kê so với không hồi sinh tim phổi
CẤP CỨU/HỒI SỨC CHẤN THƯƠNG TRƯỚC BỆNH VIỆN: PHTLS (PREHOSPITAL TRAUMA LIFE SUPPORT)
Kính các kụ/mợ, em xin được tiếp tục update video theo sự góp ý của một OFER.
Sau khi đã biết sơ qua về kỹ thuật "Hồi sinh tim phổi cơ bản ở người lớn", ta tiếp tục thăm quan hiện trường diễn tập cứu hộ nạn nhân trong một tai nạn giao thông.
Bài diễn tập này nằm trong chương trình đào tạo PHTLS (Prehospital Trauma Life Support), tạm dịch là "Cấp cứu/hồi sức chấn thương trước bệnh viện".
Các kụ/mợ cố gắng tập trung quan sát nhé, chỉ cần học 10 mà làm được 1 nhưng vẫn hiệu quả là được^^
[video=youtube;sCgHyHdn7Ng]http://www.youtube.com/watch?v=sCgHyHdn7Ng&feature=related[/video]
Chỉnh sửa cuối: