- Biển số
- OF-58291
- Ngày cấp bằng
- 4/3/10
- Số km
- 466
- Động cơ
- 447,785 Mã lực
Nghe điện thoại khi lái xe có bị xử nặng?
Thứ Hai, 04/04/2011 --- cập nhật 10:26 GMT+7
Rất nhiều ý kiến đã lên án gay gắt hành vi vừa nghe điện thoại, vừa điều khiển ô tô băng qua đường sắt của tài xế Nguyễn Thế Hùng. Vậy đây có được coi là tình tiết tăng nặng khi Hùng bị các cơ quan tố tụng xem xét về tội vi phạm quy định điều khiển phương tiện giao thông đường bộ gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 202 Bộ luật Hình sự).
Luật “bỏ quên” quy định?
Luật sư Nguyễn Đăng Quang (Đoàn luật sư Hà Nội) cho biết, Nghị định 34 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ (có hiệu lực từ ngày 20/5/2010) không có điều khoản nào quy định người điều khiển ôtô khi đang lưu thông trên đường không được sử dụng điện thoại di động hoặc thiết bị âm thanh. Nghị định 34 cũng không có quy định nào nói rằng nếu người lái xe ô tô sử dụng điện thoại di động thì vi phạm hành chính và bị xử phạt. Nghị định 34 chỉ quy định xử phạt người đang điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy sử dụng điện thoại di động, thiết bị âm thanh (trừ thiết bị trợ thính), với mức xử phạt từ 40 đến 60 nghìn đồng.
Luật sư Quang cho rằng có thể văn bản nêu trên đã "bỏ quên" quy định xử phạt người lái xe ô tô sử dụng điện thoại. "Tôi đã đi nhiều nước trên thế giới và nhận thấy họ đều cấm các lái xe ô tô khi đang điều khiển phương tiện không được dùng tay cầm trực tiếp điện thoại di động để nghe mà phải nghe qua headphone với thời gian hạn chế", ông Quang nói. Bởi vậy, theo ông Quang, quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ cần tiếp tục được bổ sung, sửa đổi để phù hợp hơn với thực tế.
Có là tình tiết tăng nặng?
Trung tá Nguyễn Đăng Lĩnh, đội trưởng đội CSGT số 12 (Phòng CSGT Hà Nội) nhận định, trong vụ tai nạn này, lỗi thuộc về lái xe ô tô là đã rõ ràng. "Về ngành giao thông đường sắt, họ đã có biển báo và đèn tín hiệu đầy đủ. Cơ quan chức năng đã tiến hành mở hộp đen ghi lại hành trình đoàn tàu SE8, kết quả cho thấy trước khi gây tai nạn thảm khốc tại Thường Tín (Hà Nội), lái tàu đã chạy với tốc độ dưới mức cho phép. Trước thời điểm này tàu chạy 76 km/h, trong khi tốc độ cho phép là 80 km/h. Như vậy, họ không hề vi phạm quy định. Lỗi hoàn toàn thuộc về lái xe ô tô", ông Lĩnh nói..
Ông Lĩnh cho rằng hành vi của người lái xe nghe điện thoại di động khi đang điều khiển ô tô rõ ràng là tình tiết tăng nặng. Trung tá Nguyễn Đăng Lĩnh phân tích: "Trong thời điểm khoảnh khắc nguy hiểm như vậy (vượt dốc, băng qua đường tàu) mà anh không tập trung điều khiển phương tiện giao thông, vẫn nghe điện thoại di động, đấy là do anh cố tình, bất chấp an toàn giao thông. Hơn nữa, khi anh định chuyển hướng thì anh phải chú ý về phía trước, về phía sau và hai bên đường, nhất là khi chuẩn bị vượt qua đường tàu thì anh cần phải chú ý giữ một khoảng cách an toàn nếu đoàn tàu chạy qua, phải hết sức thận trọng, khi thật sự an toàn thì anh mới được chuyển hướng, đằng này lái xe đã không tuân thủ quy định đó. Mặc dù có thể Nghị định 34 không quy định cấm hay xử phạt vi phạm hành chính đối với trường hợp lái xe ô tô sử dụng điện thoại di động khi đang điều khiển phương tiện, nhưng trong trường hợp này thì đó có thể coi là tình tiết tăng nặng".
Một lãnh đạo phòng CSĐT tội phạm về TTXH (PC45 Công an Hà Nội) cũng cho rằng, việc lái xe ô tô sử dụng điện thoại di động trong trường hợp này là rất đáng trách, và đó là tình tiết tăng nặng.
Hồi 15h10’ chiều 30/3/2011, tàu hỏa SE 8 chạy chiều từ TP. HCM ra Hà Nội đã đâm thẳng vào ô tô khách BKS 20L - 4564 chở 21 người. Vụ tai nạn nghiêm trọng xảy ra tại Km 18+800 thuộc địa bàn thị trấn Tía, Thường Tín, Hà Nội đã khiến xe khách bẹp gí và cướp đi sinh mạng của 9 người trên xe. Theo xác định, chiếc xe du lịch 16 chỗ BKS 20L-4564 đi từ đường thôn Đình Tổ, xã Mễ Sơn, huyện Thường Tín ra QL 1A cũ. Tại hiện trường, chiếc xe bị đâm móp phần đuôi và bị tàu hỏa đâm văng đi một đoạn dài hàng chục mét. Chiếc xe ô tô đã va chạm và húc đổ cả cột đèn tín hiệu cảnh báo tự động của ngành đường sắt.
Người lái tàu SE8, anh Đỗ Xuân Phong thuật lại: "Khi đó tàu SE8 do tôi điều khiển chuẩn bị vào ga Thường Tín. Bằng bản năng nghề nghiệp tôi nhận thấy lái xe ô tô đã không nhìn thấy tàu hỏa đang lao tới nên vô tư rẽ ngang qua đường sắt, bất chấp đèn tín hiệu cảnh báo tự động đã sáng và réo chuông cảnh báo". Anh Phong cho biết khi phát hiện ra mối nguy hiểm này khoảng cách giữa tàu hỏa và xe ô tô khoảng 100m.
Theo Nguoiduatin.vn
Rất nhiều ý kiến đã lên án gay gắt hành vi vừa nghe điện thoại, vừa điều khiển ô tô băng qua đường sắt của tài xế Nguyễn Thế Hùng. Vậy đây có được coi là tình tiết tăng nặng khi Hùng bị các cơ quan tố tụng xem xét về tội vi phạm quy định điều khiển phương tiện giao thông đường bộ gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 202 Bộ luật Hình sự).
Luật “bỏ quên” quy định?
Luật sư Nguyễn Đăng Quang (Đoàn luật sư Hà Nội) cho biết, Nghị định 34 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ (có hiệu lực từ ngày 20/5/2010) không có điều khoản nào quy định người điều khiển ôtô khi đang lưu thông trên đường không được sử dụng điện thoại di động hoặc thiết bị âm thanh. Nghị định 34 cũng không có quy định nào nói rằng nếu người lái xe ô tô sử dụng điện thoại di động thì vi phạm hành chính và bị xử phạt. Nghị định 34 chỉ quy định xử phạt người đang điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy sử dụng điện thoại di động, thiết bị âm thanh (trừ thiết bị trợ thính), với mức xử phạt từ 40 đến 60 nghìn đồng.
Luật sư Quang cho rằng có thể văn bản nêu trên đã "bỏ quên" quy định xử phạt người lái xe ô tô sử dụng điện thoại. "Tôi đã đi nhiều nước trên thế giới và nhận thấy họ đều cấm các lái xe ô tô khi đang điều khiển phương tiện không được dùng tay cầm trực tiếp điện thoại di động để nghe mà phải nghe qua headphone với thời gian hạn chế", ông Quang nói. Bởi vậy, theo ông Quang, quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ cần tiếp tục được bổ sung, sửa đổi để phù hợp hơn với thực tế.
Có là tình tiết tăng nặng?
Trung tá Nguyễn Đăng Lĩnh, đội trưởng đội CSGT số 12 (Phòng CSGT Hà Nội) nhận định, trong vụ tai nạn này, lỗi thuộc về lái xe ô tô là đã rõ ràng. "Về ngành giao thông đường sắt, họ đã có biển báo và đèn tín hiệu đầy đủ. Cơ quan chức năng đã tiến hành mở hộp đen ghi lại hành trình đoàn tàu SE8, kết quả cho thấy trước khi gây tai nạn thảm khốc tại Thường Tín (Hà Nội), lái tàu đã chạy với tốc độ dưới mức cho phép. Trước thời điểm này tàu chạy 76 km/h, trong khi tốc độ cho phép là 80 km/h. Như vậy, họ không hề vi phạm quy định. Lỗi hoàn toàn thuộc về lái xe ô tô", ông Lĩnh nói..
Ông Lĩnh cho rằng hành vi của người lái xe nghe điện thoại di động khi đang điều khiển ô tô rõ ràng là tình tiết tăng nặng. Trung tá Nguyễn Đăng Lĩnh phân tích: "Trong thời điểm khoảnh khắc nguy hiểm như vậy (vượt dốc, băng qua đường tàu) mà anh không tập trung điều khiển phương tiện giao thông, vẫn nghe điện thoại di động, đấy là do anh cố tình, bất chấp an toàn giao thông. Hơn nữa, khi anh định chuyển hướng thì anh phải chú ý về phía trước, về phía sau và hai bên đường, nhất là khi chuẩn bị vượt qua đường tàu thì anh cần phải chú ý giữ một khoảng cách an toàn nếu đoàn tàu chạy qua, phải hết sức thận trọng, khi thật sự an toàn thì anh mới được chuyển hướng, đằng này lái xe đã không tuân thủ quy định đó. Mặc dù có thể Nghị định 34 không quy định cấm hay xử phạt vi phạm hành chính đối với trường hợp lái xe ô tô sử dụng điện thoại di động khi đang điều khiển phương tiện, nhưng trong trường hợp này thì đó có thể coi là tình tiết tăng nặng".
Một lãnh đạo phòng CSĐT tội phạm về TTXH (PC45 Công an Hà Nội) cũng cho rằng, việc lái xe ô tô sử dụng điện thoại di động trong trường hợp này là rất đáng trách, và đó là tình tiết tăng nặng.
Hồi 15h10’ chiều 30/3/2011, tàu hỏa SE 8 chạy chiều từ TP. HCM ra Hà Nội đã đâm thẳng vào ô tô khách BKS 20L - 4564 chở 21 người. Vụ tai nạn nghiêm trọng xảy ra tại Km 18+800 thuộc địa bàn thị trấn Tía, Thường Tín, Hà Nội đã khiến xe khách bẹp gí và cướp đi sinh mạng của 9 người trên xe. Theo xác định, chiếc xe du lịch 16 chỗ BKS 20L-4564 đi từ đường thôn Đình Tổ, xã Mễ Sơn, huyện Thường Tín ra QL 1A cũ. Tại hiện trường, chiếc xe bị đâm móp phần đuôi và bị tàu hỏa đâm văng đi một đoạn dài hàng chục mét. Chiếc xe ô tô đã va chạm và húc đổ cả cột đèn tín hiệu cảnh báo tự động của ngành đường sắt.
Người lái tàu SE8, anh Đỗ Xuân Phong thuật lại: "Khi đó tàu SE8 do tôi điều khiển chuẩn bị vào ga Thường Tín. Bằng bản năng nghề nghiệp tôi nhận thấy lái xe ô tô đã không nhìn thấy tàu hỏa đang lao tới nên vô tư rẽ ngang qua đường sắt, bất chấp đèn tín hiệu cảnh báo tự động đã sáng và réo chuông cảnh báo". Anh Phong cho biết khi phát hiện ra mối nguy hiểm này khoảng cách giữa tàu hỏa và xe ô tô khoảng 100m.
Theo Nguoiduatin.vn