- Biển số
- OF-84618
- Ngày cấp bằng
- 9/2/11
- Số km
- 0
- Động cơ
- 410,412 Mã lực
Tuy tiêu chuẩn Việt Nam chưa bắt buộc các xe mới xuất xưởng phải trang bị hệ thống giám sát áp suất lốp (TPMS - Tire Pressure Monitoring System) như Mỹ đã làm từ 2007 và Châu Âu sẽ từ 2012, TPMS đang dần trở nên quen thuộc tại xứ ta.
Qua bài này, em xin chia sẻ với các cụ một số hiểu biết và kinh nghiệm về TPMS, có gì chưa chuẩn thì xin các cụ ném cho ít đá ạ.
1. Sự ra đời của TPMS
Hẳn chúng ta ai cũng muốn cứ ngồi phưỡn trên xe mà biết tình trạng từng lốp xe nó cứng mềm thế nào, nóng nguội ra sao mà không phải xuống tháo van, gí đồng hồ vào đo. TPMS ra đời nhằm đáp ứng cho yêu cầu nâng cao sự an toàn và tiện lợi cho người sử dụng. Không chỉ đỡ đần cho chúng ta việc nhỏ nêu trên mà quan trọng hơn nó giúp nâng cao hệ số an toàn, hạn chế những vụ nổ lốp gây thiệt hại về người và tài sản.
Hệ thống TPMS đầu tiên trên loại xe hành khách được lắp cho chiếc Porsche 959 đời 1986 và sau đó TPMS được các hãng xe hạng sang như BMW, Audi, Mercedes trang bị cho các dòng xe của mình.
TPMS liên tục phát triển, cải tiến nhưng cột mốc cho sự phát triển của TPMS là vào những năm cuối thập niên 90. Trước thực trạng hàng trăm mạng sống mất đi hàng năm do tai nạn lật xe vì nổ lốp, chính quyền Bill Clinton đã thông qua luật kể từ 01/09/2007 trở đi, 100% xe có tải trọng từ 4,5 tấn trở xuống được bán tại Mỹ bắt buộc phải trang bị TPMS. Tiếp nối Mỹ, Châu Âu cũng đã thông qua luật bắt buộc tất cả xe chở người bán tại thị trường Châu Âu kể từ 2012 buộc phải trang bị TPMS. Và nghe đâu bác Hồ Cẩm Đào cũng tính từ 2013 TPMS cũng là tiêu chuẩn bắt buộc cho xe mới tại thì trường nước này.
2. TPMS hoạt động như thế nào
Một cách tự nhiên muốn biết áp suất lốp thế nào thì phải đo rồi báo về để hiện lên đồng hồ.
TPMS hoạt động theo lẽ tự nhiên ấy được gọi là TPMS loại trực tiếp, tức nó có cảm biến (sensor) đo đạc nhiệt độ, áp suất trong lốp rồi gửi thông tin qua sóng vô tuyến về bộ thu (ECU/Receiver) rồi được hiển thị (Display).
Để đo áp suất, nhiệt độ trong lốp người ta dùng một mạch điện tử gồm một bộ vi xử lý, các cảm biến đo áp suất, nhiệt độ, điện áp pin nuôi mạch và một bộ phát sóng vô tuyến. Thiết bị này có thể được lắp đặt trong lốp xe (cảm biến gắn trong), được sản xuất dưới dạng một van, có thể lắp vừa tất cả mâm tiêu chuẩn. Hình dưới là một cảm biến điển hình, vừa làm nhiệm vụ một van như bình thường, vừa đo đạc áp suất và nhiệt độ trong lốp và phát sóng thông tin này về bộ thu. Hoặc có thể gắn ngoài lốp xe dưới dạng nắp chụp lên van (cảm biến gắn ngoài) như loại ở dưới:
Một loại TPMS khác gọi là gián tiếp dùng ngay thông tin về tốc độ quay của 04 bánh xe mà bất cứ hệ thống chống bó cứng phanh ABS nào cũng có rồi so sánh để phát hiện bất thường về áp suất lốp.
TPMS gián tiếp dựa trên nguyên tắc khi một bánh mềm hơn ->đường kính giảm đi -> quay nhanh hơn. Bằng cách so sánh tốc độ quay của các bánh xe, có thể phát hiện ra một lốp mềm hơn hoặc căng hơn các lốp còn lại. Như vậy hệ thống TPMS gián tiếp tận dụng ngay các cảm biến của hệ thống chống bó cứng phanh (ABS), chỉ cần phát triển, bổ sung thêm module phần mềm trên ECU và bộ hiển thị là xong, không phát sinh thêm nhiều phần cứng như TPMS trực tiếp.
(Còn tiếp ...)
Qua bài này, em xin chia sẻ với các cụ một số hiểu biết và kinh nghiệm về TPMS, có gì chưa chuẩn thì xin các cụ ném cho ít đá ạ.
1. Sự ra đời của TPMS
Hẳn chúng ta ai cũng muốn cứ ngồi phưỡn trên xe mà biết tình trạng từng lốp xe nó cứng mềm thế nào, nóng nguội ra sao mà không phải xuống tháo van, gí đồng hồ vào đo. TPMS ra đời nhằm đáp ứng cho yêu cầu nâng cao sự an toàn và tiện lợi cho người sử dụng. Không chỉ đỡ đần cho chúng ta việc nhỏ nêu trên mà quan trọng hơn nó giúp nâng cao hệ số an toàn, hạn chế những vụ nổ lốp gây thiệt hại về người và tài sản.
Hệ thống TPMS đầu tiên trên loại xe hành khách được lắp cho chiếc Porsche 959 đời 1986 và sau đó TPMS được các hãng xe hạng sang như BMW, Audi, Mercedes trang bị cho các dòng xe của mình.
TPMS liên tục phát triển, cải tiến nhưng cột mốc cho sự phát triển của TPMS là vào những năm cuối thập niên 90. Trước thực trạng hàng trăm mạng sống mất đi hàng năm do tai nạn lật xe vì nổ lốp, chính quyền Bill Clinton đã thông qua luật kể từ 01/09/2007 trở đi, 100% xe có tải trọng từ 4,5 tấn trở xuống được bán tại Mỹ bắt buộc phải trang bị TPMS. Tiếp nối Mỹ, Châu Âu cũng đã thông qua luật bắt buộc tất cả xe chở người bán tại thị trường Châu Âu kể từ 2012 buộc phải trang bị TPMS. Và nghe đâu bác Hồ Cẩm Đào cũng tính từ 2013 TPMS cũng là tiêu chuẩn bắt buộc cho xe mới tại thì trường nước này.
2. TPMS hoạt động như thế nào
Một cách tự nhiên muốn biết áp suất lốp thế nào thì phải đo rồi báo về để hiện lên đồng hồ.
TPMS hoạt động theo lẽ tự nhiên ấy được gọi là TPMS loại trực tiếp, tức nó có cảm biến (sensor) đo đạc nhiệt độ, áp suất trong lốp rồi gửi thông tin qua sóng vô tuyến về bộ thu (ECU/Receiver) rồi được hiển thị (Display).
Để đo áp suất, nhiệt độ trong lốp người ta dùng một mạch điện tử gồm một bộ vi xử lý, các cảm biến đo áp suất, nhiệt độ, điện áp pin nuôi mạch và một bộ phát sóng vô tuyến. Thiết bị này có thể được lắp đặt trong lốp xe (cảm biến gắn trong), được sản xuất dưới dạng một van, có thể lắp vừa tất cả mâm tiêu chuẩn. Hình dưới là một cảm biến điển hình, vừa làm nhiệm vụ một van như bình thường, vừa đo đạc áp suất và nhiệt độ trong lốp và phát sóng thông tin này về bộ thu. Hoặc có thể gắn ngoài lốp xe dưới dạng nắp chụp lên van (cảm biến gắn ngoài) như loại ở dưới:
Một loại TPMS khác gọi là gián tiếp dùng ngay thông tin về tốc độ quay của 04 bánh xe mà bất cứ hệ thống chống bó cứng phanh ABS nào cũng có rồi so sánh để phát hiện bất thường về áp suất lốp.
TPMS gián tiếp dựa trên nguyên tắc khi một bánh mềm hơn ->đường kính giảm đi -> quay nhanh hơn. Bằng cách so sánh tốc độ quay của các bánh xe, có thể phát hiện ra một lốp mềm hơn hoặc căng hơn các lốp còn lại. Như vậy hệ thống TPMS gián tiếp tận dụng ngay các cảm biến của hệ thống chống bó cứng phanh (ABS), chỉ cần phát triển, bổ sung thêm module phần mềm trên ECU và bộ hiển thị là xong, không phát sinh thêm nhiều phần cứng như TPMS trực tiếp.
(Còn tiếp ...)
Chỉnh sửa cuối: