Chi hội OF - Cao Bằng - Danh sách thành viên (No Spam)

babetnhe

Xe điện
Biển số
OF-5374
Ngày cấp bằng
12/6/07
Số km
3,101
Động cơ
575,028 Mã lực
Nơi ở
Ngườm Ngao Động -Bản Giốc Thác
CAO BẰNG BOONG HÂY: Danh sách thành viên - Phong cảnh - Con người - Phong tục tập quán - Đặc sản !

Từ phát súng mở đầu của cụ lukhach142002:

Kính thưa các cụ Cao Bằng nhà mình. Em mới ra nhập OF được 1 thời gian ngắn thôi nhưng mà vẫn chưa thấy có bác nào tạo 1 góc riêng để các OFer Cao Bằng được vào chém gió cùng nhau. Vậy em mạn phép các cụ lập 1 góc nhỏ này vậy. EM hy vọng từ trong góc nhỏ này các OFer tại Cao Bằng có điều kiện chia sẻ và học hỏi kinh nghiệm nhiều hơn để mỗi người đều vững vàng trên mọi con đường.:6: Cũng từ góc nhỏ này chúng ta cùng nhau giới thiệu đến bạn bề từ cá địa phương khác những cảnh đẹp, những phong tục tập quán hay của tỉnh mình phải không các cụ. Hy vọng nhận được sự đồng tỉnh của các cụ.
Em mạn phép lập thớt này để lưu lại Danh sách thành viên - Phong cảnh - Con người - Phong tục tập quán - Đặc sản của Cao Bằng cho có hệ thống.

Lại nghe mod nói:

Xin chúc mừng tất cả members Cao Bằng và cá nhân cụ chủ thớt!
Em mong rằng sẽ có nhiều mem tới sinh hoạt tại OF Cao Bằng.

Cũng xin nhắc lại một chút: OF Cao Bằng được lập 3 thớt là thớt Danh sách thành viên, Thớt tin ảnh offline và thớt Cafe là nơi để mem Cao Bằng và bạn bè spam. 2 Thớt đầu sẽ không bị xoá.
Chúc OF Cao bằng ngày càng phát triển :-bd
Nhờ luôn các mod bảo kê đừng có xóa cái thớt này của em nhé !
=))(b)(b)(b)

I. Danh sách thành viên:


1. lukhach142002 (lukhach142002@yahoo.com) SĐT 0943195666
2. K_80A
3. wine
4. lada1207
5. toan di bo (Đào Ngạn - Hà Quảng)
6. sh8397
7. nhuantin ( Quảng Uyên)
8. babetnhe (TX Cao Bằng - Hà Nội
9. Sumaco.
10. xehoa
11. sonxt Km4 Đề Thám,TX Cao Bằng( cổng trường nội trú) Đt 0913 9898 07
12. EVN (đăng ký làm Râu CB)
13. Nothinghd (Nhà em ở gần đầu cầu mới bên Ngọc Xuân ạ.  )
14. lamvietcuong
15. Projector1( tên Đức nhà ở Sông Hiến -tX Cao Bằng, hiện đang học ở HN dt : 0973536000 )
16. DuongDr
17. mr-tientung (Muốn là Dê Cao Bằng)
18. Hoangquynhcb
19. XUAN THIN
20. Mr Noob
21. Luuthaicuonng: SN: 01/06/1984. d/c ngọc xuân, cao bằng. SĐT:0945 686 006. Tên thật: Lưu Thái Cường.
22. Tho i30: Địa chỉ: xã Hoàng Tung, huyện Hòa An, SĐT 0943760666 tên thật Thọ ngề nghiệp Xây dựng.
23. nh0cbjn: Địa chỉ Văn Quán - Hà Đông. SĐT: 0916.348.884
24. dantocngoaitru: Địa chỉ: Hợp Giang - TX Cao Bằng (gần nhà cụ santafe14p1003) SĐT: 0916.631.585. Tên thật: Hà.
25. Santafe14p1003: địa chỉ: cùng ngõ nhà cụ sếp số 24. SĐT: 090 4959288. Tên Phương.
26. Mực rừng CB địa chỉ: p. Sông Hiên- TX CB. SĐT 0979320398. Tên thật: Tấn béo.

27. cut_kit1910: Tên Thảo; địa chỉ P. Sông Hiến - TX Cao Bằng (hiện đang làm ở Đà Nẵng) SĐT: ................
28. Mã phục CB : Tên Triều; địa chỉ: P. Sông Bằng TX CB. công tác: Sở XD CB. SĐT : 0976101010....
29. giangsuki: tên Giang; địa chỉ: rất gần quán Hiếu béo Kim Liên mới ( đang muốn tìm gì ở CB ) sđt: 098 3670735.
30. xanh_tim : tên Phương; nhà Quảng Uyên, địa chỉ hiện tại : số nhà 1b Dương Quảng Hàm,cầu giấy; số đt : 0906.108.412
31. Tũn.love : tên ........ địa chỉ tt Nước Hai, huyện Hòa An. Sđt : ....
.....


(Tiếp tục cập nhật)

II. Con người - Phong tục tập quán:

Người Cao Bằng: Mời rượu cả chum mời quả cả cây.

1. Tết Nguyên Đán
2. Rằm Tháng Giêng (Nguyên Tiêu)
3. Đắp Nọi (Ăn Tết lại) 30 Tháng Giêng và Mùng 1/02 Âm Lịch lại gói bánh trưng như Tết Nguyên Đán
4. Tết Thanh Minh 3/3 âm lịch

Tết Thanh Minh trên Cao Bằng rất là vui nhé: Bà con khiêng lợn quay, gà vịt lên đồi cả gia đình con cháu rất đông đúc tảo mộ xong cho ông bà tổ tiên thì cắm cây nêu (giấy màu) lên trên mộ tồi đốt pháo râm ran và ăn thịt uống rượu tưng bừng thích cực.
5. Rằm Tháng Bảy: CB cũng gọi là Tết, ăn to cực: Nhà nhà làm bánh Gai, bánh Dợm, làm bún, giết Vịt, đi đâu cũng thấy cảnh Vịt kêu quàng quạc vị theo phong tục ngày này con rể phải đi Tái Bố vợ 1 đôi vịt he he
......

6. Đám cưới, đám hỏi:
Không là người đi nhiều xong cũng biết một chút về tục lệ các nơi với sự khác biệt đặc trưng như phong tục lễ hỏi tại HN giờ đa phần là lễ 2, có hai cách hiểu là 1 lễ 5 tráp hay 7 tráp nhưng với mọi thư lễ đều phải là con số 2 (2kg sen, 2 cây thuốc, 2 rượu...) hoặc 2 lễ, 1 nội 1 ngoại thì mỗi lễ chỉ cần đầy đủ các thứ trong đám hỏi, nhưng tại HD thì khác, không đòi hỏi theo con số mà nhà gái xin 5 hay 7 hay 9 thì mỗi mâm quả phải chất có ngọn từng thứ ( mâm táo, mâm rượu, mâm cốm, mâm phuthê...) và tại HP thì con số là 9, 11, 17, 19 mâm và tại đây Lễ hỏi đc coi trọng hơn hẳn nơi khác, ngày này được coi là ngày nhà gái còn ngày rước dâu được coi là ngày nhà trai, nên ngày này cô dâu thườg trang điểm và ăn vận gần như ngày cưới nhưng lại bỏ qua Lễ đen( là phong bì tiền mà các kụ hay gọi là tiền mua dâu), tại đây ngày cưới còn có thêm lễ dẫn dâu là mâm xôi gà, trong khi tại nam định lễ hỏi là nhà trai dắt lợn buộc nơ qua kèm các lễ ạ và cũng ko có lễ đen. Nhưng tới Cao bằng thì em ấn tượng vì có gì đó vẫn rất xưa, tục lệ tập quán vẫn gần như không thay đổi. Đám cuới cô dâu phải lo đồ gần hết, nên nhà có con gái lo lắm ạ. Tuy nhiên tục ma chay mới là ấn tượng bởi 3 ngày cúng mỗi ngày 1 con lợn xả thịt mời làng, thủ thì bày thắp hương trước quan tài, các con cháu không được ăn, thay đồ và phải ngồi cạnh người chết tới khi cúng xong 3 ngày. Bắt đầu 1 ngày là lúc 4g sáng Thầy cúng tới là phải có sẵn Thủ lợn đó, Thầy đọc kinh, chiêng choé rồi con cháu đi vòng quanh quan tài xong lại ra cây nêu ngoài cánh đồng theo Thầy cúng đi vòng quanh cây nêu rồi quay vô nhà nghe thầy tụng kinh gõ mõ tiếp, tới 11g lại một lượt như vậy, chiều tầm 4g lại môtj lượt như vậy, tối 10g một lượt như vậy nữa. Theo em biết thì giờ có chút thay đổi là con cháu đã đc ăn nhưng ăn chay, cơm muối vừng hoặc lạc rang chi đó. Trên đó có đặc sản rau Khai, ăn thì ngon nhưng mà khai thật ạ :D đúng như cái tên. Lễ 3-3 cũng khác hẳn dưới này, đó là đồ mã mua giấy bản về tự cắt quần áo, tạo cây nêu cho mỗi mộ, ngày này cả nhà ra mộ dọn dẹp, thắp hương, ăn uống...và đặc biệt là mỗi hộ gia đình phải một lễ riêng, không chung lễ, nhưng lễ đó có thể thắp hương ở mộ này rồi mang qua mộ khác thắp hương tiếp, rất lạ ạ.
 
Chỉnh sửa cuối:

babetnhe

Xe điện
Biển số
OF-5374
Ngày cấp bằng
12/6/07
Số km
3,101
Động cơ
575,028 Mã lực
Nơi ở
Ngườm Ngao Động -Bản Giốc Thác
III. Đặc sản:

1. Hạt Dẻ Trùng Khánh



2. Còn đây đích thị là đặc sản Cao Bằng rồi: Bánh Khảo và Khẩu Xi.




3. Bánh Cuốn: Ăn với nước canh thịt ăn ngon nhưng đợi hơi bị lâu
4. Coóng phù noòng: Kiểu như bánh trôi , ăn vào mùa đông ngon tuyệt
5. Áp chao thịt Vịt
6. Phở chua
7. Xôi Trứng Kiến.
...
 
Chỉnh sửa cuối:

babetnhe

Xe điện
Biển số
OF-5374
Ngày cấp bằng
12/6/07
Số km
3,101
Động cơ
575,028 Mã lực
Nơi ở
Ngườm Ngao Động -Bản Giốc Thác
IV. Phong cảnh:
1. Phong cảnh chung:

Em xin phép pos thêm 1 cái ảnh mà trước đây em đi làm thấy cảnh đẹp chộp luôn

Quảng trường trung tâm Thị xã, trước tượng đài Bác Hồ







Sông quê


Qua nửa đời phiêu dạt con lại về úp mặt vào sông quê
Ơi con sông dạt dào như lòng mẹ,
Chở che con qua chớp bể mưa nguồn.
Từng hạt phù sa tháng ba tháng bảy,
Từng vị heo may trên má em hồng.
Ơi con sông quê con sông quê,
Ơi con sông quê con sông quê.
Sông còn nhớ chăng như ta ngồi ngóng mẹ
Vời vợi tuổi thơ một xu bánh đa vừng.
Con cá dưới sông cây trồng trên bãi
Lúa gặt rồi còn để lại rơm thơm
Cùng một bến sông con trâu đằm sông dưới
Bầy trẻ thơ tắm mát dưới thượng nguồn
Một dòng sông xanh chảy mãi đến vô cùng








Còn con sông quê - Dòng sông tuổi thơ gắn bó bao kỷ niệm tuổi thơ của mình thì giờ nó ra thế này :



Dòng sông Hiến (Hiến Giang) mà tuổi thơ ngày nào cũng tắm mát, bơi lội, lặn ngụp, bắt ốc câu cá, nơi đây xưa là những luỹ tre, bến đá, bến xây, nơi có cây Dã Hương mọc chìa ra mặt nước mà tụi trẻ con thường trèo lên để nhảy xuống giờ thế này đây. Hỡi ôi chả khác sông Tô Lịch là mấy . "Qua nửa đời phiêu dạt con lại về úp mặt vào sông quê" giờ mà úp mặt vào đây thì có mà toi, Bác Tạo cứ xui dại em!




Đây là ngã ba sông nơi sông Mãng hợp với sông Hiến tạo nên sông Bằng. Nước sông Mãng thì còn trong xanh chứ nước sông Hiến thì bị khai thác cát, sỏi , vàng, quặng ... nhiều quá thì đục ngầu.



Còn đây là sông Bằng đoạn Tân Giang (Nà Phía) Tình Đất và Nước thắm thiết quá mức làm tụt cả dãy phố luôn





Trở lại Cao Bằng Sáng tác : Nhạc sỹ Tân Huyền.

Khi trở lại Cao Bằng con đường tươi màu nắng tiếng chim hót trên cao giữa rừng già im vắng
khi trở lại Cao Bằng làng bản mờ trong sương vẫn ngọt ngào tiếng hát của người đi làm nương
ơi Cao Bằng yêu thương

vượt dốc và vượt đèo đường gập ghềnh cheo leo ra biên giới tiền tiêu càng yêu đời chiến sĩ
bao tháng ngày không nghỉ bảo vệ đất quê hương
giữ Cao Bằng yêu thương
giữ Cao Bằng yêu thương


Khi trở lại Cao Bằng qua đèo mây đèo gió suối róc rách reo vui trên đường về Pác Bó
khi trở lại Cao Bằng bỗng gặp mùa xuân sang nhánh đào hồng giữa chốt đồng đội vui cười vang
ơi Cao Bằng yêu thương
hùng vĩ và đẹp giàu một vùng trời biên cương đang nâng bước đoàn quân của binh đoàn Pác Bó
trong ánh điện soi tỏ càng nặng nghĩa quân nhân
ơi binh đoàn yêu thương
ơi Cao Bằng yêu thương.


Mượn lời bài hát có lẽ là điển hình nhất về vùng đất Cao Bằng để minh hoạ cho những hình ảnh về khung cảnh Cao Bằng và những câu chuyện cóp nhặt trên đường của vài chuyến trở về Cao Bằng của một người con xa quê . Nghe sến nhỉ


Trước tiên là Thác Bản giốc - Ảnh của Bác Cao Minh - Một người bạn thân thiết trong Nhóm Bắc Hà.




Còn lại toàn ảnh xấu và nhiều của bố cháu: Ven đường Đông Khê



Rừng già Pác Bó



Một đoạn sông Kỳ Cùng - Lạng Sơn

Làm mình nhớ đến bài thơ: "Nhớ con sông Quê hương" của Tế Hanh

[FONT=Tahoma,Times New Roman,Arial]Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre
Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
Toả nắng xuống dòng sông ấm áp

Chẳng biết nước có giữ ngày giữ tháng
Giữ bao nhiêu kỷ niệm giữa dòng trôi
Hỡi con sông đã tắm cả đời tôi
Tôi giữ mãi mối tình mới mẻ

Sông của quê hương, sông của tuổi trẻ
Sông của miền Nam nước Việt thân yêu
Khi bờ tre ríu rít tiếng chim kêu
Khi mặt nước chập chờn con cá nhảy.

Bạn bè tôi túm năm tụm bảy
Bầy chim non bay lượn trên sông
Tôi dang tay ôm nước vào lòng
Sông mở nước ôm tôi vào dạ.

Chúng tôi lớn lên mỗi người một ngả
Kẻ sớm khuya chài lưới bên sông
Kẻ cuốc cày mưa nắng ngoài đồng
Tôi cầm súng xa nhà đi kháng chiến.

Nhưng lòng tôi như mưa nguồn gió biển
Vẫn trở về lưu luyến bên sông...
Tôi hôm nay sống trong lòng miền Bắc
Sờ lên ngực nghe trái tim thầm nhắc.

Hai tiếng thiêng liêng hai tiếng miền Nam
Tôi nhớ không nguôi ánh nắng màu vàng
Tôi quên sao được sắc trời xanh biếc
Tôi nhớ cả những người không quen biết.

Có những trưa tôi đứng dưới hàng cây
Bỗng nghe dâng cả một nỗi tràn đầy
Hình ảnh con sông quê mát rượi
Lai láng chảy lòng tôi như suối tưới.

Quê hương ơi, lòng tôi cũng như sông
Tình Bắc Nam chung chảy một dòng
Không ghềnh thác nào ngăn cản được
Tôi sẽ đến nơi tôi hằng mong ước.

Tôi sẽ về sông nước của quê hương
Tôi sẽ về sông nước của tình thương.
[/FONT]





Cầu Bản Trại cũ: Cây cầu huyết mạch nối liền Cao _ Lạng. Ngày xưa đi lại vất vả khó khăn mùa lũ nước về ngập cầu là coi như giao thông đình trệ luôn cả tuần.






Xóm ven đường QL4



QL4A mới đoạn từ TX Cao Bằng đi Đông Khê.
Không phải đi qua Đèo Ngườm Kim nhưng đường cũng vẫn dốc cao cua gắt toàn 10 %

Tháng 11 năm 2007 em cũng lượn lên đó với cả nhà.
Phải công nhận CB đẹp thật, đẹp từ đường đi:

Track log đường đi đoạn CB-Bản Giốc:


Sông Quy Sơn (Quây Sơn )-(Cám ơn bác Babetnhe sửa giúp):


Vẫn Sông Quy Sơn (Quây Sơn)


Không gặp Yến Vy tắm, chỉ thấy thế này:


Cọn nước:
 
Chỉnh sửa cuối:

babetnhe

Xe điện
Biển số
OF-5374
Ngày cấp bằng
12/6/07
Số km
3,101
Động cơ
575,028 Mã lực
Nơi ở
Ngườm Ngao Động -Bản Giốc Thác
2. Bản Giốc thác - Ngườm Ngao động:

Theo wikipedia:

Thác Bản Giốc, tiếng Trung Quốc gọi là cặp thác Đức Thiên-Bản Giốc (德天-板約), là một thác nước nằm trên biên giới Việt NamTrung Quốc; phần thác phụ và nửa phía Nam của thác chính thuộc chủ quyền của Việt Nam tại xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng; nửa phía Bắc của thác chính thuộc chủ quyền của Trung Quốc tại tỉnh Quảng Tây. Thác nước này cách huyện lỵ Trùng Khánh khoảng 20 km về phía đông bắc.
Thác Bản Giốc là thác nước lớn thứ tư thế giới trong các thác nước nằm trên một đường biên giới giữa các quốc gia (Sau thác Iguazu giữa Brazil- Argentina, thác Victoria nằm giữa Zambia- Zimbabwe; và thác Niagra giữa CanadaMỹ)[cần dẫn nguồn].
Thác này nằm trên dòng chảy của sông Quy Xuân (歸春河). (còn gọi là sông Quy Sơn, Quây Sơn) Sông này bắt nguồn từ Trung Quốc, chảy về hướng biên giới hai nước rồi vào lãnh thổ Việt Nam tại Pò Peo thuộc xã Ngọc Khê , huyện Trùng Khánh. Từ xã Ngọc Khê, sông chảy qua các xã Đình Phong , Chí Viễn , khi đến xã Đàm Thuỷ, dòng sông lượn quanh dưới chân núi Cô Muông rồi qua các cánh đồng của Đàm Thuỷ, qua bãi ngô trên bản Giốc , quay trở lại đường biên giới rồi tách ra thành nhiều nhánh, đột ngột hạ thấp xuống khoảng 35 m, tạo thành thác Bản Giốc. Sau khi xuống đáy thác, sông quay hẳn vào lãnh thổ Trung Quốc.
Giữa thác có một mô đất rộng phủ đầy cây, xẻ dòng sông thành ba luồng nước. Vào những ngày nắng, làn hơi nước bắn ra từ thác tạo thành cầu vồng. Dưới chân thác là mặt sông rộng, với bên bờ là những thảm cỏ và vạt rừng. Cách thác khoảng hơn 5km có động Ngườm Ngao, dài 3 km. Thác Bản Giốc được chia thành hai phần, phần ở phía Nam gọi là thác cao. Đây là thác phụ vì lượng nước không lớn. Thác thấp là thác chính nằm ở phía Bắc.
Ở giữa thác chính là cột mốc biên giới Việt-Trung. Cột mốc này được xác định qua hiệp ước về biên giới giữa hai nước năm 1999 là cột mốc 53 do Pháp - Thanh xây dựng. Theo hiệp ước 1999, phần thác phụ hoàn toàn thuộc về Việt Nam, phần thác chính chia đôi.[1][2]
Có dư luận cho rằng toàn bộ hai phần thác Bản Giốc vốn thuộc về Việt Nam và đã bị mất cho Trung Quốc. Thứ trưởng Bộ ngoại giao Việt Nam Vũ Dũng khẳng định rằng thông tin đó hoàn toàn không có cơ sở, rằng Công ước Pháp-Thanh và Hiệp định 1999 đều quy định đường biên giới khu vực này chạy theo trung tuyến dòng chảy sông Quế Sơn, lên thác và tới mốc 53 phía trên. Nghĩa là, phần thác phụ hoàn toàn nằm bên phía Việt Nam, phần thác chính có một phần thuộc Trung Quốc.[3]
Thác Bản Giốc hiện nay là thắng cảnh du lịch. Thác Bản Giốc cũng đã đi vào nghệ thuật tạo hình với những tác phẩm hội họa và nhiếp ảnh đặc sắc. Ngoài giá trị du lịch và nghệ thuật, thác cũng là một tiềm năng thủy điện.
Từ TX Cao Bằng vào đến Thác Bản Giốc là khoảng 100km.
Mà bây giờ có đường mới rồi từ Km8 phi 1 nhát vào luôn gần thuỷ điện Suối Củn khỏi qua TX luôn.
Qua Án Lại rồi leo đèo Mã phục này:





Lên đến đỉnh đèo nếu đi phía tay trái là Trà Lĩnh giờ có Cổng Trời do chị Bích Hằng tìm ra giờ dân tình cả nước đổ lên khấn vái cũng đông, Trà Lĩnh còn có hồ Thăng Hen cũng tương đối đẹp và mấy cửa khẩu lìu tìu hắt hiu. Còn rẽ tay phải đi qua Quảng Uyên có làng rèn Phúc Xen của người Nùng An khá nổi tiếng với dao quắm, dao phay, búa ,rìu... chém sắt như chém bùn. Quảng Uyên đầu năm có hội pháo hoa, hội lồng tồng rất nhộn nhịp. Lại có cả mỏ nước biết nghe tiếng người gọi phát dâng nước ngay tắp lự như Thuỷ tinh vậy, mà hiện tượng này còn được bác Hữu Ước còn mất công đăng tải những mấy số báo ANTG đến khi nhà báo chính gốc thổ địa là Hoàng Quảng Uyên đăng phóng sự nói rằng đó chỉ là hiện tượng vật lý bình thông nhau rất đỗi bình thường thì mọi chuyện mới lắng xuống. Bà con thì hơi buồn.Giá như cứ kệ cho có tý màu sắc tâm linh huyền bí thì bà con địa phương có khi cũng được lợi.

Đường Quảng Uyên








Tiếp Đi qua Thị trấn Quảng Uyên là nơi hồi bé mình có nhiều kỷ niệm gắn bó là đường vào Trùng Khánh qua đèo Liêu ( Khau Liêu) Đứng trên đỉnh đèo nhìn được cả 3 tầng đường uốn lượn






Vùng này Cao Bằng hay gọi là các huyện miền Đông còn hay trồng một loại cây thuốc quý là Tam Giác Mạch ( Mạch Ba Góc) Đến mùa cả cánh đông nở hoa rất đẹp










Lan man mãi cũng phải đến Thác Bản Giốc thôi nhỉ
Viễn viễn nhất cái thác








Cận cận nhất cái thác








Giữa thác chính và thác phụ có con đường mòn cheo leo có thể trèo lên đỉnh thác. Lên trên đó thấy xanh mướt những nương ngô, dòng sông Quây Sơn đến đây như sập xuống thành 3 tầng hồ rộng lớn nhìn thật là hùng vĩ





Các bạn xem thêm ở đây nhé : http://otofun.net/showthread.php?t=29178
Lại 1 chuyến đi khác: đang buồn vì toàn phải chạy xe HN-CB 1 mình thì chú Phan Anh rủ đi uống rượu. Trong lúc nhậu kêu chán thì ông em bảo em đang rỗi dạo này chả đóng phim gì em đi chơi với hớ hớ thế là có lái xe suớng thật bố cháu được dịp chuyên tâm vào chụp ảnh.
Bà con thác Bản giốc nhận ra ngay: Chú Cường cho bá xin tiền qua cầu, 2000 một người !
(vì dạo đó TV đang chiếu phim CSHS)







Khách đến thì mời ngô nếp nướng (Quang Dũng)

Uống rượu kiểu Cao Bằng(b)(l)



Thiếu đũa thì bốc, thiếu cốc thì cưa chai :P


Động Ngườm Ngao: Phải nói là cực đẹp luôn. Mình thấy đẹp như Động Phong Nha vậy.
Mượn ảnh bạn Dims minh hoạ cái




 
Chỉnh sửa cuối:

babetnhe

Xe điện
Biển số
OF-5374
Ngày cấp bằng
12/6/07
Số km
3,101
Động cơ
575,028 Mã lực
Nơi ở
Ngườm Ngao Động -Bản Giốc Thác
3. Pắc Bó:

Pắc Bó: Suối Lê Nin - Núi Các Mác !

Pắc Bó là một địa danh, thuộc Xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. Đây là di tích cách mạng nổi tiếng, có hang Cốc Bó được Chủ tịch Hồ Chí Minh chọn làm nơi ở sau hơn 30 năm bôn ba nước ngoài trở về để trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam .
Quần thể di tích này cách thị xã Cao Bằng 55 km. Trên hành trình đến khu di tích, đi qua nơi an nghỉ của Anh hùng liệt sỹ Kim Đồng (Nông Văn Dền) dưới chân dãy núi chạy dọc theo con đường vào Pắc Bó.
Tại Pắc Bó, có nhà trưng bày hiện vật về Bác Hồ trong thời gian Người sống và làm việc ở đây và ta có thể ngắm nhìn dòng suối Lênin trong vắt (Trừ mùa lũ nhé) đang tuôn chảy dưới chân núi Các Mác sừng sững. Đi trên những tảng đá nhám rêu phong dọc bờ suối là nơi Bác Hồ thường ngồi làm việc và câu cá thư giãn sau giờ lo việc nước sẽ đến một chiếc cầu gỗ bắc ngang cửa khe Cốc Bó. Đây là nơi khởi nguồn của suối Lê-nin.(Tên cũ là Khuổi Nặm - Khuổi = suối; Nặm = nước đơn giản và dễ hiểu tóm lại chả có ý nghĩa gì mấy he he)
Hang Cốc Bó (Cốc = cái hang; bó = nguồn nước. Cốc Bó là cái hang ở cạnh nguồn nước) hiện ra bên sườn núi đá lởm chởm. Đứng ngoài cửa hang nhìn xuống, trên vách đá tranh tối tranh sáng còn thấy được dòng chữ của chủ tịch Hồ Chí Minh: "Ngày 8 tháng 2 năm 1941". Đấy là ngày Bác đến ở hang này, một cái hang nhỏ, ẩm và lạnh, nằm sâu trong khe núi, chẳng mấy ai để ý tới.
Chính trong hang này còn nguyên trạng chiếc giường Bác nằm nghỉ, tượng Các Mác bằng thạch nhũ năm xưa Bác Hồ đã tac và đặt tên. lên tiếp ngang lưng núi là nền nhà ông Lý Quốc Súng, nơi Bác từng ở đó từ 28/1 đến 7/2/1941. Dưới chân núi, cạnh dòng suối là nơi Bác Hồ vẫn thường bắc bếp nấu cơm, câu cá, bàn đá nơi bác ngồi dịch Sử ****.
Phía trước cửa hang Pắc Bó khoảng 1.000 m, có một lán nhỏ bên sườn núi Khuổi Nặm. Nơi đây chủ tịch Hồ Chí Minh triệu tập Hội nghị Trung ương lần thứ Tám, ra nghị quyết chuẩn bị vũ trang khởi nghĩa, thành lập Việt Minh và Chiến khu cách mạng. Cách đó vài bước chân là đường biên giới Việt - Trung, cột mốc 108. Nơi đây, Bác Hồ đã cúi xuống ôm hôn mảnh đất Tổ quốc sau bao năm xa cách.
Ngày xưa, đường xá khó khăn phải là học sinh giỏi hay Cháu ngoan Bác Hồ thì ngày 2-9 mới được nhà trường cho đi thăm Pắc Bó đấy nhá, oách bằng chết. Mà hơn 5 chục km bò bằng xe Hải Âu mất mấy tiếng, các cháu say xe vàng mắt.
Hồi đó còn hoang sơ, rừng rậm đầy lá han vớ vẩn đụng phải ngứa rách thịt luôn, Suối Lê nin trong mát tắm táp thoải mái, giờ thì cấm tiệt rồi.
Show mấy cái ảnh cũ vì lâu lắm rồi không len Pắc Bó, đường toàn xe quặng xuất lậu sang TQ chạy nên hỏng hết đường .
Pắc Bó trong tiếng Tày nghĩa là Đầu nguồn nước hoặc 100 nguồn nước !
Người dân tộc cách đặt tên luôn là vậy : Đơn giản - rõ ràng - dễ hiểu - gần gũi !

Không hoa lá cành như các bạn người Kinh nhỉ ! Lắm lúc nghe những cái tên tưởng vậy mà cóc phải vậy he he
Theo nghĩa đen thì cả 2 cách hiểu của Pắc Bó đều đúng!
Đây nhé, mùa nước lũ nước từ trong núi đá đổ ra ào ào từ trăm nơi các hang, các hốc và đây chính là đầu nguồn của Khuổi Nặm - Suối Lê Nin





Nước tuôn trào từ mọi nơi, không còn nhận thấy đường đi





Bàn đá chông chênh của Bác cũng ngập chìm trong nước








Nương Ngô xanh mướt bên bờ suối





Núi Các Mác - Suối Lê Nin nước lũ mấp mé mặt đường. Ảnh chụp từ hồi ...









"Non xa xa nước xa xa
Nào phải thênh thang mới gọi là
Đây Núi Lê Nin kia Núi Mác
Hai tay xây dựng một son hà "





Rừng già Pắc Bó, xa xa có cây cầu nhỏ bắc qua suối để du khách có thể đi 1 vòng thăm quan







Cửa hang Cốc Bó , năm 1979 bọn Khựa bửn đánh sang, chúng nó dùng ròng rọc tời kéo xe tăng qua núi này đánh thẳng xuống Thị xã Cao Bằng làm nhà cháu dắt díu nhau chạy toé khói.
Nó còn đặt bộc phá đánh sập phần lớn cửa hang, nay đang được tôn tạo lại bằng ... bê tông
Nhớ lại câu thơ;
"Hai mươi năm trớc ở hang này
**** vạch con đường đánh Nhật Tây"




Tượng Các Mác trong hang Cốc Bó bên cạnh là giường của Bác lạnh lẽo và ẩm thấp quá



Bình thường thì nước trong vắt thế này sâu 1-2 m nước mà vẫn nhìn rõ tận đáy. Kiểm lâm bảo vệ khu vực này khá tốt vì là trọng điểm nên cá thì cực kỳ nhiều, như trong ảnh thấy hàng đàn bơi lội rất thoải mái. Đến đây mua mấy túi Bim bim hoặc Mỳ tôm bẻ ra rắc xuống là cá bơi hàng đàn luôn



Tức cảnh Pắc Bó - Hồ Chí Minh
Sáng ra bờ suối tối vào hang
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng
Bàn đá chông chênh dịch sử ****
Cuộc đời cách mạng thật là sang.

 
Chỉnh sửa cuối:

babetnhe

Xe điện
Biển số
OF-5374
Ngày cấp bằng
12/6/07
Số km
3,101
Động cơ
575,028 Mã lực
Nơi ở
Ngườm Ngao Động -Bản Giốc Thác
4. Rừng Trần Hưng Đạo:



Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam, thành lập ngày 22 tháng 12 năm 1944 tại khu rừng nằm giữa hai tổng Trần Hưng Đạo và Hoàng Hoa Thám (nay thuộc tỉnh Cao Bằng).
Quân số ban đầu gồm 34 người (có 3 nữ), chia thành 3 tiểu đội. Võ Nguyên Giáp chỉ huy chung, Hoàng Sâm được chọn làm đội trưởng, Xích Thắng, tức Dương Mạc Thạch, làm chính trị viên, Hoàng Văn Thái phụ trách tình báo và kế hoạch tác chiến, Lâm Cẩm Như, tức Lâm Kính, phụ trách công tác chính trị, Lộc Văn Lùng tức Văn Tiên làm quản lý. Vũ khí có 2 súng thập (một loại súng ngắn), 17 súng trường, 14 súng kíp.
.

.
Lễ thành lập đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân
Trong "Chỉ thị thành lập đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân" do Nguyễn Ái Quốc soạn có ghi:
1. Tên: Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân nghĩa là chính trị trọng hơn quân sự...
2. Đối với các đội vũ trang địa phương: đưa các cán bộ địa phương về huấn luyện, tung các cán bộ đã huấn luyện đi các địa phương, trao đổi kinh nghiệm...
3. Về chiến thuật: vận dụng lối đánh du kích, bí mật, nhanh chóng, tích cực, nay đông mai tây, lai vô ảnh, khứ vô hình.
Cuối cùng Nguyễn Ái Quốc khẳng định: "Tuy lúc đầu quy mô của nó còn nhỏ, nhưng tiền đồ của nó rất vẻ vang. Nó là khởi điểm của giải phóng quân, nó có thể đi suốt từ Nam chí Bắc, khắp đất nước Việt Nam".
Sau khi thành lập đội đã đánh thắng hai trận đầu tiên ở Phai Khắt và Nà Ngần (Cao Bằng). Sau 2 trận này, quân số tăng lên thành đại đội, Hoàng Sâm làm đại đội trưởng, còn Xích Thắng làm chính trị viên.
Đội đã tạo ra một khu vực có cơ sở cách mạng rộng lớn ở Hòa An, Nguyên Bình (Cao Bằng), Ngân Sơn, Chợ Rã (Bắc Cạn)...
Sau khi Nhật đảo chính Pháp ngày 9 tháng 3 năm 1945, Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân chia thành nhiều mũi, có mũi thọc xuống phía nam đánh chiếm Ngân Sơn, Chợ Rã, Phủ Thông, Chợ Đồn, Na Rì (Bắc Cạn), Chiêm Hóa (Tuyên Quang), có mũi tiến công Thất Khê, Bình Gia (Lạng Sơn), lại có mũi ngược lên biên giới Việt - Trung hạ một loạt đồn trại từ Trùng Khánh đến Bảo Lạc rồi phát triển sang phía Hà Giang. Cuối tháng 3, đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân đã gặp Cứu quốc quân ở Chợ Chu (Thái Nguyên).
Ngày 15 tháng 5 năm 1945, tại Chợ Chu, Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân hợp nhất với Cứu quốc quân và một số đơn vị du kích thành lực lượng quân sự thống nhất, lấy tên là Việt Nam giải phóng quân.
.

.
Danh sách 34 đội viên đầu tiên
.
Trong số 34 cán bộ, chiến sĩ của đội có 29 người là dân tộc thiểu số, cụ thể, dân tộc Tày: 19, dân tộc Nùng: 8, dân tộc Mông: 1, dân tộc Dao: 1; còn lại 5 người dân tộc Kinh.
1 - Trần Văn Kỳ, bí danh: Hoàng Sâm, dân tộc Kinh, quê: Tuyên Hoá, Quảng Bình
2 - Dương Mạc Thạch, bí danh: Xích Thắng, dân tộc Tày, quê: Nguyên Bình, Cao Bằng
3 - Hoàng Văn Xiêm, bí danh: Hoàng Văn Thái, dân tộc Kinh, quê: Tiền Hải, Thái Bình
4 - Hoàng Thế An, bí danh: Thế Hậu, dân tộc Tày, quê: Hà Quảng, Cao Bằng
5 - Bế Bằng, bí danh: Kim Anh, dân tộc Tày, quê: Hoà An, Cao Bằng
6 - Nông Văn Bát, bí danh: Đàm Quốc Chưng, dân tộc Tày, quê: Hoà An, Cao Bằng
7 - Bế Văn Bồn, bí danh: Bế Văn Sắt, dân tộc Tày, quê: Hoà An, Cao Bằng
8 - Tô Văn Cắm, bí danh: Tiến Lực, dân tộc Tày, quê: Nguyên Bình, Cao Bằng
9 - Nguyễn Văn Càng, bí danh: Thu Sơn, dân tộc Tày, quê: Hoà An, Cao Bằng
10 - Nguyễn Văn Cơ, bí danh: Đức Cường, dân tộc Kinh, quê: Hoà An, Cao Bằng
11 - Trần Văn Cù, bí danh: Trương Đắc, dân tộc Tày, quê: Nguyên Bình, Cao Bằng
12 - Hoàng Văn Củn, bí danh: Quyền, Thịnh, dân tộc Tày, quê: Võ Nhai, Thái Nguyên
13 - Võ Văn Dảnh, bí danh: Luân, dân tộc Kinh, quê: Tuyên Hoá, Quảng Bình
14 - Tô Vũ Dâu, bí danh: Thịnh Nguyên, dân tộc Tày, quê: Hoà An, Cao Bằng
15 - Dương Văn Dấu, bí danh: Đại Long, dân tộc Nùng, quê: Hà Quảng, Cao Bằng
16 - Chu Văn Đế, bí danh: Nam, dân tộc Tày, quê: Nguyên Bình, Cao Bằng
17 - Nông Văn Kiếm, bí danh: Liên, dân tộc Tày, quê: Nguyên Bình, Thái Nguyên
18 - Đinh Văn Kính, bí danh: Đinh Trung Lương, dân tộc Tày, quê: Thạch An, Cao Bằng
19 - Hà Hưng Long, dân tộc Tày, quê: Hoà An, Cao Bằng
20 - Lộc Văn Lùng, bí danh: Văn Tiên, dân tộc Tày, quê: Cao Lộc, Lạng Sơn
21 - Hoàng Văn Lường, bí danh: Kính Phát, dân tộc Nùng, quê: Ngân Sơn, Bắc Kạn
22 - Hầu A Lý, bí danh: Hồng Cô, dân tộc: Mông, quê: Nguyên Bình, Cao Bằng
23 - Long Văn Mần, bí danh: Ngọc Trình, dân tộc Nùng, quê: Hoà An, Cao Bằng
24 - Bế ích Nhân, bí danh: Bế ích Vạn, dân tộc Tày, quê: Ngân Sơn, Bắc Kạn
25 - Lâm Cẩm Như, bí danh: Lâm Kính, dân tộc Kinh, quê: Thạch An, Cao Bằng
26 - Hoàng Văn Nhưng, bí danh: Xuân Trường, dân tộc Tày, quê: Hà Quảng, Cao Bằng
27 - Hoàng Văn Minh, bí danh: Thái Sơn, dân tộc Nùng, quê: Ngân Sơn, Bắc Kạn
28 - Giáp Ngọc Páng, bí danh: Nông Văn Bê, dân tộc Nùng, quê: Hoà An, Cao Bằng
29 - Nguyễn Văn Phán, bí danh: Kế Hoạch, dân tộc Tày, quê: Hoà An, Cao Bằng
30 - Ma Văn Phiêu, bí danh: Bắc Hợp, dân tộc Tày, quê: Nguyên Bình, Cao Bằng
31 - Đặng Tuần Quý, dân tộc Dao, quê: Nguyên Bình, Cao Bằng
32 - Lương Quý Sâm, bí danh: Lương Văn Ích, dân tộc Nùng, quê: Hà Quảng, Cao Bằng
33 - Hoàng Văn Súng, bí danh: La Thanh, dân tộc Nùng, quê: Hà Quảng, Cao Bằng
34 - Mông Văn Vẩy, bí danh: Mông Phúc Thơ, dân tộc Nùng, quê: Võ Nhai, Thái Nguyên

Mười lời thề danh dự của đội viên Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân
.
Chúng tôi đội viên Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân, xin lấy danh dự của một người chiến sỹ cứu quốc mà thề dưới lá cờ đỏ sao vàng năm cánh. Xin thề:
1. Hy sinh tất cả vì tổ quốc Việt Nam, chiến đấu đến giọt máu cuối cùng để tiêu diệt bọn phát xít Nhật-Pháp và bọn ********* phản quốc, làm cho nước Việt Nam trở nên một nước độc lập và dân chủ ngang hàng với các nước dân chủ trên thế giới.
2. Tuyệt đối phục tùng mệnh lệnh của cấp chỉ huy, khi nhận được mệnh lệnh gì sẽ tận tâm, tận lực thi hành cho nhanh chóng và chính xác.
3. Bao giờ cũng kiên quyết chiến đấu, dù gian lao khổ sở cũng không phàn nàn, vào sống ra chết cũng không sờn chí, khi ra trận quyết chí xung phong, dù đầu rơi máu chảy cũng không lùi bước.
4. Lúc nào cũng khẩn trương hoạt bát, hết sức học tập để tự rèn luyện thành một quân nhân cách mạng, xứng đáng là một người chiến sỹ tiên phong giết giặc cứu nước.
5. Tuyệt đối giữ bí mật cho bộ đội về nội dung tổ chức, về các cấp chỉ huy, tuyệt đối giữ bí mật cho tất cả các đoàn thể cứu quốc.
6. Khi ra trận nếu bị quân địch bắt được, thì dù cực hình tàn khốc thế nào cũng cương quyết một lòng trung thành với sự nghiệp giải phóng của toàn dân, không bao giờ cung khai phản bội.
7. Hết sức ái hộ bạn chiến đấu cũng như bản thân, hết lòng giúp đỡ nhau lúc thường cũng như lúc ra trận.
8. Hết sức giữ gìn vũ khí, không bao giờ để vũ khí hư hỏng, hay rơi vào tay quân thù.
9. Khi tiếp xúc với dân sẽ làm đúng ba điều răn: "không lấy của dân" – "không dọa nạt dân"- "không quấy nhiễu dân" và ba điều nên: "kính trọng dân" – "giúp đỡ dân" – "bảo vệ dân", để gây lòng tin cậy đối với dân chúng, thực hiện quân dân nhất trí giết giặc cứu nước.
10. Bao giờ cũng nêu cao tinh thần tự phê bình, giữ tư cách cá nhân mô phạm, không làm điều gì hại đến thanh danh Giải phóng quân và Quốc thể của Việt Nam.
 
Chỉnh sửa cuối:

babetnhe

Xe điện
Biển số
OF-5374
Ngày cấp bằng
12/6/07
Số km
3,101
Động cơ
575,028 Mã lực
Nơi ở
Ngườm Ngao Động -Bản Giốc Thác
5. Đông Khê (Bác Hồ chỉ đạo Chiến dịch Biên giới 1950) Bác Hồ tại mặt trận Đông Khê năm 1950 - Hành trình tìm đến 1 địa danh lịch sử !

NSNA nhiếp ảnh Vũ Năng An: Chứng nhân lịch sử
05/09/2006
Tác phẩm Bác Hồ tại mặt trận Đông Khê năm 1950 Cứ mỗi dịp ngày Toàn quốc kháng chiến (19/8) và Quốc khánh (2/9), trên phương tiện thông tin đại chúng của Việt Nam lại xuất hiện những bức ảnh: "Mít tinh trong ngày 19/8/1945 trước quảng trường Nhà hát Lớn thành phố", "Đánh chiếm Phủ Khâm Sai"... được chụp trực tiếp trong những giờ khác lịch sử của đất nước. Tác giả của những bức ảnh này là NSNA Vũ Năng An (Giải thưởng Hồ CHí Minh đợt I - 1996). Mỗi khi những bức ảnh này được sử dụng - thêm một lần nữa tên tuổi tác giả lại được tôn vinh!
Những bức ảnh được chụp trong những ngày đáng nhớ này đã trở thành những tư liệu lịch sử vô giá của quân và dân ta về những ngày Tổng khởi nghĩa giành lại chính quyền, lập lên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa...
Ngoài những bức ảnh trên, sự nghiệp nhiếp ảnh của Vũ Năng An còn để lại nhiều dấu ấn đặc biệt quan trọng,một trong số đó phải kể đến bức ảnh "Bác Hồ tại mặt trận Đông Khê - 1950". Và cũng chính bức ảnh này, năm 1996 đã mang lại cho ông vinh dự "Giải thưởng Hồ Chí Minh" (đợt I) danh cho các tác phẩm Văn học Nghệ thuật (chuyên ngành Nhiếp ảnh). Với giải thưởng này, ông khiêm tốn chỉ cho là mình có cái may mắn được cử đi theo Bác: "số phận đã mang đến cho tôi giải thưởng cao quý này, tôi thật sự hạnh phúc và có may mắn được làm chứng nhân ghi lại một hình ảnh lịch sử - Chủ tịch Hồ Chí Minh tại mặt trận Đông Khê. Tài năng của một người cầm máy chỉ quyết định một phần nội dung tư tưởng của tác phẩm. Phần quan trọng hơn là tôi có may mắn được cử đi theo Bác, chụp ảnh Bác".

Theo: http://www.vapa.org.vn/vie/modules.php?name=News&file=article&sid=317

Chiến dịch Biên giới Thu đông 1950 là một chiến dịch trong Chiến tranh Đông Dương do quân đội Việt Minh thực hiện từ ngày 16 tháng 9 đến 17 tháng 10 năm 1950, nhằm phá thế bị cô lập của căn cứ địa Việt Bắc, khai thông biên giới Việt - Trung để mở đầu cầu tiếp nhận viện trợ. Một mục tiêu khác nữa là mở rộng căn cứ địa và tiêu diệt một phần sinh lực quân đồn trú của Pháp, thử nghiệm các phương pháp đánh lớn.
x Bối cảnh và tương quan lực lượng

Trong suốt 5 năm kháng chiến chống Pháp trong thế bị cô lập, Việt Minh tích cực mở rộng quan hệ nhằm tìm kiếm sự ủng hộ của quốc tế. Ngày 1 tháng 10 năm 1949, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập và nhanh chóng công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với chế độ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Đến ngày 18 tháng 1 năm 1950, Liên Xô và các nước Đông Âu công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Uy tín và tiềm lực quân sự của Việt Minh ngày càng tăng ảnh hưởng trong dân chúng.
Cũng trong 5 năm đó, Việt Minh cũng thông qua các tổ chức Việt kiều tại Pháp và các tổ chức thiên tả để đấu tranh chính trị, tác động mạnh đến phong trào phản đối cuộc chiến tranh Đông Dương của nhân dân Pháp lên cao. Nước Pháp lâm vào cuộc khủng hoảng chính trị chưa từng có. Chính quyền bù nhìn Quốc gia Việt Nam tỏ ra quá yếu ớt để có thể hỗ trợ chính quyền Pháp tại Đông Dương. Chính phủ Pháp buộc phải tính đến phương án chấp nhận các khoản viện trợ kinh tế và quân sự của chính phủ Mỹ để có thể theo đuổi cuộc chiến.
Mục tiêu của chiến dịch

Theo kế hoạch của tướng Georges Marie Joseph Revers, Tổng tham mưu trưởng quân đội Pháp, quân đội Pháp ở Đông Dương thực hiện chủ trương xem Bắc Bộ là chiến trường chính, chiếm rộng đồng bằng, củng cố biên giới, đồng thời ra sức tǎng viện, ra sức tổ chức quân đội quốc gia bản xứ để làm giảm ảnh hưởng và thu hẹp khả năng kiểm soát của lực lượng Việt Minh; cụ thể hóa bằng cách tǎng cường lực lượng trên chiến trường đồng bằng Bắc Bộ, tổ chức một hệ thống phòng ngự mới dựa vào những cứ điểm lớn và những binh đoàn ứng chiến lớn, tǎng cường phi cơ và trọng pháo để chống lại các cuộc tấn công của quân Việt Minh. Trong lúc đó, mở những cuộc càn quét liên tiếp dữ dội ở trong vùng địch hậu, nhất là ở Nam Bộ để củng cố chỗ đứng chân.
Để lấy lại thế chủ động, Pháp thực hiện tăng cường hệ thống phòng ngự đường số 4, khoá biên giới Việt-Trung: cô lập căn cứ địa Việt Minh với bên ngoài, thiết lập hành lang Đông-Tây, cô lập Việt Bắc với đồng bằng Bắc bộ, chuẩn bị lực lượng để tấn công Việt Bắc lần 2 để tiêu diệt đầu não Việt Minh.
Tuy vậy, có thể thấy rằng sau 5 năm chiến tranh, quân Pháp tại Đông Dương càng ngày càng sa lầy vào thế phòng ngự. Bên cạnh đó, tuy có phát triển lực lượng bản xứ, nhưng lại có chất lượng quá Ít , nên gần như không thể đảm trách được các nhiệm vụ quân sự thay cho quân Pháp.
Bộ chỉ huy quân Việt Minh dã sớm nhận định đúng ý đồ của Pháp, nhanh chóng vạch kế hoạch chủ động tấn công để mở cửa biên giới, khai thông bàn đạp để nhận viện trợ của Trung Quốc, Liên Xô và khối xã hội chủ nghĩa. Bên cạnh đó cũng tiêu diệt một bộ phận sinh lực đối phương, mở rộng ảnh hưởng và địa bàn căn cứ địa.
Diễn biến

Ngày 16 tháng 9 năm 1950, trung đoàn 174 và trung đoàn 209 của quân Việt Minh chủ động đánh chiếm cứ điểm Đông Khê với mục đích cô lập Cao Bằng, uy hiếp cứ điểm Thất Khê và phá thế trận phòng thủ của quân Pháp trên đường số 4. Đông Khê do hai đại đội lính Lê Dương thuộc tiểu đoàn 2 trung đoàn 3 lê dương trấn giữ. Đến ngày 18, cứ điểm Đông Khê hoàn toàn thất thủ, mặc dù đã được không quân yểm trợ.
Pháp nhanh chóng điều động quân đội ở Bắc Bộ thực hiện cuộc "hành quân kép":

Tuy nhiên, Việt Minh đã sớm bố trí các thế trận chờ sẵn. Đại đoàn 308 đã chiếm các điểm cao quan trọng ở các ngọn núi Ngọc Trà và Khâu Luông, từ đó khống chế được Đông Khê và đường số 4. Ngày 1 tháng 10, các trận địa mai phục của đại đoàn 308 Việt Minh liên tục đánh thiệt hại và làm tiêu hao cánh quân của Le Page. Đến ngày 4 tháng 10 tiểu đoàn dù lê dương số 1 và Tabor[1] của Pháp đã bị thiệt hại nghiêm trọng và buộc phải rút chạy khỏi Khâu Luông chạy về cố thủ với nửa binh đoàn còn lại ở thung lũng Cốc Xá, cách Đông Khê 6 km về phía Tây Nam để đợi cánh quân của Charton rút về từ Cao Bằng.
Trung đoàn 209 (trung đoàn Sông Lô) của Việt Minh đã hành quân lên Quang Liệt, phía Bắc Đông Khê để chặn đánh binh đoàn Charton. Ngày 6 tháng 10, cánh quân của Charton cũng đến được Cốc Xá và bắt liên lạc được với Le Page. Đại đoàn 308 lập tức bao vây chặt Cốc Xá và điểm cao 477. Trung đoàn 209 chặn ở phía Bắc. Phía Nam, trung đoàn 174 chốt chặn đường rút ở Cốc Tồn - Khâu Pia. Sáng sớm ngày 6 tháng 10, trung đoàn 36 bắt đầu tấn công Cốc Xá và đến buổi trưa thì gần như toàn bộ binh đoàn Le Page đã bị xoá sổ chỉ còn 650 trên tổng số 2500 người, số ít còn lại cố chạy sang điểm cao 477 cùng với chỉ huy Le Page. Nhưng tại 477, 5 tiểu đoàn của đại đoàn 308 và của trung đoàn 209 đã vây chặt quân Charton. Hai bên dành nhau quyết liệt tại các điểm cao ở đây. Đến chiều, binh đoàn Charton trở nên rối loạn khi biết tin binh đoàn Le Page đã bị xoá sổ. Charton đã tập hợp những người còn sống sót rút khỏi 477 mở đuờng máu về Nà Cao, nhưng đến chiều thì bị bắt làm tù binh cùng với toàn bộ ban tham mưu.
Những quân lính còn lại của Le Page cùng với chỉ huy của mình mất liên lạc với Charton đã tìm cách rút theo đường rừng để về Thất Khê nhưng đến sang ngày 8 tháng 10, Le Page cũng đã bị các quân sĩ của trung đoàn 88 đại đoàn 308 bắt làm tù binh cùng với các sĩ quan tham mưu của mình.
Tính đến ngày 8 tháng 10, quân Việt Minh đã loại khỏi vòng chiến đấu 8 tiểu đoàn quân Pháp, làm sụp đổ kế hoạch phòng thủ biên giới.
Trước nguy cơ Thất Khê sẽ lại bị tiêu diệt như Đông Khê, bộ chỉ huy quân viễn chinh Pháp đã ra lệnh rút khỏi Thất Khê trong rối loạn và phải chịu những tổn thất nặng nề khi bị 4 tiểu đoàn của đại đoàn 308 cùng toàn bộ trung đoàn 174 (Cao Bắc Lạng) truy kích.
Ở các địa phương khác, quân Việt Minh liên tục quấy rối, không cho quân Pháp thực hiện các cuộc chuyển quân tiếp viện cho mặt trận Cao-Bắc-Lạng. Đến ngày 17 tháng 10, Việt Minh chủ động kết thúc chiến dịch.
Dưới sự uy hiếp của quân Việt Minh và sự hoang mang của bộ chỉ huy Pháp, đến ngày 22 tháng 10 năm 1950, quân Pháp phải rút bỏ hoàn toàn khỏi các cứ điểm còn lại trên đường 4 như Thất Khê, Na Sầm, Đồng Lập, Lạng Sơn... với thiệt hại rất nặng về trang bị. Chẳng hạn quân Pháp đã bỏ lại nguyên vẹn ở Lạng Sơn cho Việt Minh một số lượng vũ khí đủ để trang bị cho một đại đoàn.[2] [3]
Kết quả

Việt Nam đã đạt được toàn bộ mục tiêu đề ra, thành công hoàn toàn trong trong chiến dịch, theo họ thì họ đã loại khỏi vòng chiến đấu 8.300 lính đối phương, thu 3.000 tấn vũ khí và phương tiện chiến tranh; khai thông biên giới Việt-Trung (từ Cao Bằng đến Đình Lập), mở rộng địa bàn kiểm soát lên đến 4000km2 và 35 vạn dân. (Chỉ tính số đất về tay Việt Nam dọc RC4, chưa tính hàng loạt các vùng du kích được mở rộng khi đanh mạnh phối hợp với quân chính quy).
Ý nghĩa lớn về mặt quân sự của chiến dịch không phải là số đất được chiếm hay số quân bị bắt. Vành đai đồn bốt Pháp thực hiện sau năm 1947 để bao vây Việt Bắc đã được phá hủy hoàn toàn. Chiến dịch Biên Giới nối tiếp hàng loạt các nỗ lực thực hành đánh công kiên xung quanh Việt Bắc, từ Lào Cai, Yên Bái (đồn Phố Lu) cho đến Lạng Sơn, Quảng Ninh (các đồn An Châu, Phố Ràng...). Sau chiến dịch này, quân Việt Nam hoàn toàn thoát khỏi thế bao vây, thanh lập nhóm cơ động gồm các đại đoàn mạnh, mở nhiều cuộc tiến công lớn xa căn cứ Việt Bắc, giành quyền chủ động từ tay quân Pháp.
Chiến dịch khai thông một đoạn biên giới dài, nối Việt Bắc với các đồng minh lớn thành một dải liên tục đến tận châu Âu. Hàng loạt các đồng minh quan trọng nhất công nhận Việt Nam công khai ngay thời điểm này. Mất quyền chủ động quân sự, Pháp cũng mất quyền chủ động về ngoại giao, chính trị.
Nối với các đồng minh lớn cũng mở đường xây dựng một đội quân chính quy, hùng hậu, trang bị hiện đại để kết thúc chiến tranh. Ngay sau chiến dịch, những đợt hàng viện trợ đầu tiên đã vượt biên giới, ban đầu chỉ là vũ khí phương Tây mà Việt Nam quen dùng, chiến lợi phẩm của các đồng minh. Sau này là những vũ khí, khí tài hiện đại dần dần thay thế trang bị cho Quân Đội Nhân Dân Việt Nam.
Đây là chiến dịch đầu tiên mà quân Việt Minh chủ động tấn công, làm thay đổi cục diện chiến trường: bắt đầu giành quyền chủ động chiến lược trên chiến trường chính Bắc Bộ. Quân Pháp thất bại lớn cả về quân sự và chính trị, bị đẩy lùi vào thế phòng ngự bị động. Chiến dịch này có ý nghĩa bản lề quan trọng, là bước ngoặt của cuộc chiến tranh.
Tham chiến Chỉ huy Lực lượng Tổn thất
Chiến dịch Biên giới Thu đông 1950
Một phần của Chiến tranh Đông Dương . Thời gian 16 tháng 9 - 18 tháng 10 năm 1950 Địa điểm Việt Nam Kết quả Việt Minh chiến thắng Pháp Việt Minh Marcel-Maurice Carpentier Võ Nguyên Giáp 10.000 lính Pháp và Việt Nam thuộc Pháp 40.000 lính Việt Minh 4.800 chết và bị thương
2.000 mất tích và bị bắt Không rõ
Theo: http://vi.wikipedia.org/



(post tạm mấy tấm ảnh trước đã)

Đã bao lần qua đây nhìn tấm biểnchỉ đường này và nhớ đến bức ảnh đẹp đầy ấn tượng Bác Hồ tại mặt trận Đông Khê năm 1950 của NSNA Vũ Năng An và vẫn biết rằng Chiến dịch biên giới 1950 là 1 thắng lợi có tầm vóc quân sự hết sức to lớn trí tò mò lại trỗi dậy: Chiến dịch ấy thế nào con số thống kê thì ngày xưa đã học lịch sử rồi, ngày nay muốn biết thêm thì chỉ cần hỏi bác gúc phát là ra hàng rổ nhưng vấn đề thực trạng nó ra sao ??? Tấm biển chỉ 17km gần quá còn gì đối với mình chạy xe CB-HN dễ như ăn kẹo mọi lần đi 1 mình toàn nhậu 1 trận với lũ bạn đến 9-10 h mới lên xe mà về HN vẫn sớm. Lần này có vợ con đi cùng ăn sáng no nê 8h đã xuất phát chắc dư khối thời gian. Vậy là bẻ lái sang trái đằng nào cũng là 1 dịp để vợ con biết thêm về lịch sử và địa danh quê mình.



Chỗ rẽ ngay cổng trường PTTH Thạch An và sân vận động Đông Khê, đi thẳng theo QL4 là qua Đèo Bông Lau Sang Thất Khê




Đi 1 đoạn lại đến ngã 3 có biển chỉ dẫn thế này





Đường nhỏ và vặn vẹo uốn lượn cứ oằn tà là vằn hết cả, 2 bên đường thì đồng ruộng và núi rừng vẫn đẹp như thường








Đến nơi rồi Cổng khu di tích












Bên trong úp tạm 1 tấm ảnh đã mấy hôm nữa đi chơi về viết kỹ hơn



Tham quan xong Khu tưởng niệm qua ra chỗ Bác Hồ ngồi chỉ đạo chiến dịch
Nghe nói là leo cao hơn Chùa Hương và Yên Tử nên quyết định lên núi 1 mình cho mẹ con Tuệ ngồi trông xe



Đến đây mới bắt đầu vào con đường khổ ải, không thể ngờ được chỗ đó lại cao thế !!!
Hơn 3000 bậc trong rừng già, cảm giác cũng thú vị nhớ lại ngày xưa đi lấy củi và lấy chít nhưng mà mệt thì thôi rồi đúng là hơn cả leo Chùa Đồng Yên Tử, áo trong đẫm mồ hôi - áo ngoài đẫm sương bậc tiếp bậc, dốc nối dốc leo cả tiếng không 1 bóng người







Chui qua 1 cái hang hẹp rồi lại leo tiếp, lúc này đã lên khá cao nhìn sang bên sương mù dày đặc







Cuối cùng cũng đến nơi đúng trên đỉnh núi luôn . Tượng Bác và các chiến sỹ năm xưa được đưa lên đây bằng trực thăng.
Ngoài nhóm tượng và 1 lư hương thì chả có gì không một tấm bia hay bảng ghi chú gì cả (ngoài biển cấm vẽ bậy) lại còn 1 lũ con cháu mất nết của Bác ghi chữ linh tinh mặc dù có biển cấm vẽ bậy
Một thằng cháu Bác leo mất 1h30 lên đến nơi mắt hoa mồ hôi như tắm ngồi thở hổn hển nhìn 4 bề chỉ 1 màu sương trắng mờ mịt quá 10m chả thấy gì luôn, đành ngậm ngùi treo cái máy ảnh lên cành cây tự sưóng 1 phát rồi hạ sơn.



 
Chỉnh sửa cuối:

nhuantin

Xe buýt
Biển số
OF-37760
Ngày cấp bằng
9/6/09
Số km
829
Động cơ
479,440 Mã lực
Quê mình có thứ Xôi 7 màu đươc tạo màu từ các loại lá cây rất đặc biệt. Lễ 15-7 có món bánh dầy chiên phồng nhỉ. Bánh đó tự làm giã nhuyễn nên để được rất lâu. Lúc ăn chiên lên nó nở phồng to. Còn lá và quả mắc mật được sử dụng cho các món quay, thơm thơm là. Có loại giường trúc Cao Bằng, gập đôi ở giữa, rất tiện cho nhà có trẻ nhỏ. Mùa hè nằm rất mát và cất thì tiện khỏi nói. Chiếu trúc CB cũng khác hẳn với Chiếu TQ, thanh nhỏ và chắc hơn hẳn.
 

babetnhe

Xe điện
Biển số
OF-5374
Ngày cấp bằng
12/6/07
Số km
3,101
Động cơ
575,028 Mã lực
Nơi ở
Ngườm Ngao Động -Bản Giốc Thác
Quê mình có thứ Xôi 7 màu đươc tạo màu từ các loại lá cây rất đặc biệt. Lễ 15-7 có món bánh dầy chiên phồng nhỉ. Bánh đó tự làm giã nhuyễn nên để được rất lâu. Lúc ăn chiên lên nó nở phồng to. Còn lá và quả mắc mật được sử dụng cho các món quay, thơm thơm là. Có loại giường trúc Cao Bằng, gập đôi ở giữa, rất tiện cho nhà có trẻ nhỏ. Mùa hè nằm rất mát và cất thì tiện khỏi nói. Chiếu trúc CB cũng khác hẳn với Chiếu TQ, thanh nhỏ và chắc hơn hẳn.
Minh hoạ luôn giúp bạn nhuantin nhé!
Gói xôi này do bà chị mình làm cho bọn trẻ con mang đi ăn đường; Gạo Nếp ngâm với 1 số lá cây:
Màu Cam: Gấc, màu Đỏ và Tím : Lá cây Nếp Cẩm còn gọi là cây Khẩu nua Đăm Đeng, màu đe: Lá cây Sau Sau ...




 

babetnhe

Xe điện
Biển số
OF-5374
Ngày cấp bằng
12/6/07
Số km
3,101
Động cơ
575,028 Mã lực
Nơi ở
Ngườm Ngao Động -Bản Giốc Thác
Trứng Kiến: Cũng là 1 đặc sản của đất Cao Bằng
Đồng bào đi rừng tìm được tổ kiến trên các ngọn cây lấy xuống đuổi Kiến đi rồi lấy trứng gói vào trong các bọc lá cấy Vả mang ra chợ bán
Đây là trứng Kiến đã được nhặt sạch, có thể làm các món: Xôi Trứng Kiến, Bánh Trứng Kiến...
Nhưng em không biết làm nên em đập thêm vài quả Trứng Gà, ít bột nếp vào rán lên uống rượu ngon tuyệt luôn, ăn kèm với bánh Dày Gấc và rau rừng Dã Hiến cũng là đặc sản Cao Bằng






 

babetnhe

Xe điện
Biển số
OF-5374
Ngày cấp bằng
12/6/07
Số km
3,101
Động cơ
575,028 Mã lực
Nơi ở
Ngườm Ngao Động -Bản Giốc Thác
Thanh Minh trong tiết tháng ba, lễ là tảo mộ hội là đạp thanh
Tết Thanh Minh trên Cao Bằng rất là vui nhé: Bà con khiêng lợn quay, gà vịt lên đồi cả gia đình con cháu rất đông đúc tảo mộ xong cho ông bà tổ tiên thì cắm cây nêu (giấy màu) lên trên mộ tồi đốt pháo râm ran và ăn thịt uống rượu tưng bừng thích cực.










 

nhuantin

Xe buýt
Biển số
OF-37760
Ngày cấp bằng
9/6/09
Số km
829
Động cơ
479,440 Mã lực
Trứng Kiến: Cũng là 1 đặc sản của đất Cao Bằng
Đồng bào đi rừng tìm được tổ kiến trên các ngọn cây lấy xuống đuổi Kiến đi rồi lấy trứng gói vào trong các bọc lá cấy Vả mang ra chợ bán
Đây là trứng Kiến đã được nhặt sạch, có thể làm các món: Xôi Trứng Kiến, Bánh Trứng Kiến...
Nhưng em không biết làm nên em đập thêm vài quả Trứng Gà, ít bột nếp vào rán lên uống rượu ngon tuyệt luôn, ăn kèm với bánh Dày Gấc và rau rừng Dã Hiến cũng là đặc sản Cao Bằng





Trời ơi, chẹp chẹp, thèm quá đi mất..........Mà em mới ăn Xôi trứng, hôm nao cho em thử cái món trứng kiến kụ thể hiện nhá. Mà về quê em toàn phải ra TX nghỉ, ở dưới quê vẫn tục lệ tắm thiên nhiên hờhhờ, ngại ghê...., vẫn nhà sàn, bếp giữa nhà.........
 

babetnhe

Xe điện
Biển số
OF-5374
Ngày cấp bằng
12/6/07
Số km
3,101
Động cơ
575,028 Mã lực
Nơi ở
Ngườm Ngao Động -Bản Giốc Thác
Trời ơi, chẹp chẹp, thèm quá đi mất..........Mà em mới ăn Xôi trứng, hôm nao cho em thử cái món trứng kiến kụ thể hiện nhá. Mà về quê em toàn phải ra TX nghỉ, ở dưới quê vẫn tục lệ tắm thiên nhiên hờhhờ, ngại ghê...., vẫn nhà sàn, bếp giữa nhà.........
Ở xã nào mà giờ còn nhà sàn, thị trấn thì ít rồi nhỉ !
Hồi bé vào Quảng Uyên toàn tắm ở cái mỏ nước chỗ Phi Hải thì phải !
 

wine

Xe tăng
Biển số
OF-9385
Ngày cấp bằng
10/9/07
Số km
1,096
Động cơ
546,074 Mã lực
Tuổi
44
giờ trong Trà lĩnh còn có cả "Cổng trời" nữa cụ nhỉ
 

sonxt

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-73635
Ngày cấp bằng
23/9/10
Số km
2,929
Động cơ
452,145 Mã lực
em xin 1 chân nhé: nick như thế sonxt
tên Sơn
Km4 Đề Thám,TX Cao Bằng( cổng trường nội trú)
em xin đăng ký 1 chân chém gió cho xôm
Đt của em 0913 9898 07
 

EVN

Xe buýt
Biển số
OF-51029
Ngày cấp bằng
16/11/09
Số km
632
Động cơ
461,540 Mã lực
Nơi ở
Bất động
EVN đăng ký làm Râu CB đc hem ạ ? :x
 

toan di bo

Xe buýt
Biển số
OF-66753
Ngày cấp bằng
20/6/10
Số km
741
Động cơ
442,458 Mã lực
em có 4 năm ở CB từ thời còn tung của giả mẩn sang chơi cơ, em đăng kí một chân lấy chỗ đi lại thăm người xưa chốn cũ nhé
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top