Trong hệ thông văn bản pháp quy (đúng từ là văn bản quy phạm pháp luật) của Nhà nước Việt Nam có các luật - các bộ luật và văn bản dưới luật. Khác với nhiều nước khác luật rất chi tiết, luật ở Việt Nam lại cần các văn bản dưới luật để hướng dẫn thi hành. Dù vẫn là văn bản pháp quy, nhưng được xây dựng để hướng dẫn thi hành luật (Quốc hội ban hành) nên Nghị định (do CP ban hành), thông tư (do các bộ chức năng ban hành) không thể hướng dẫn khác với luật, nếu do sơ suất có một chỗ nào đó trong các văn bản dưới luật ấy được hiểu sai với luật thì người ta sẽ thực hiện theo luật và văn bản dưới luật ấy phải được sửa lại...!
Nhà cháu không có ý tranh luận. Nhà cháu chỉ muốn kụ lưu ý thêm về Điều 13.
1- Trong Điều 13 quy định "Phuơng tiện di chuyển
với tốc độ thấp hơn phải đi về bên phải", nhưng luật không giải thích "di chuyển với tốc độ thấp hơn, là
thấp hơn so với mốc nào?".
2- Khi trong Luật không quy định cụ thể, trong Nghị định, Thông tư sẽ quy định, phù hợp với nhu cầu quản lí giao thông cụ thể trong từng thời kì.
3- Mốc nào?
- Đối với kụ Coolpix, cái mốc mà kụ dùng để so sánh để xem một phương tiện có di chuyển với tốc độ thấp hơn hay không là
tốc độ của xe chạy phía sau, kể cả tốc độ của các xe vi phạm luật.
- Trong khi đó, trong NĐ171 quy định
tốc độ các xe khác cùng chiều, nhưng không quá tốc độ tối đa cho phép cho làn xe đó được coi là mốc để so sánh xem một phương tiện có di chuyển với tốc độ thấp hơn hay không.
Tốc độ của xe khác cùng chiều có nghĩa là tốc độ của cả xe phía trước, tốc độ của các xe phía sau, và của các xe trên các làn cùng chiều hai bên.
Quy định này của NĐ171 hoàn toàn không đi ngược với nội dung Điều 13 Luật gtđb.
Tóm lại:
Các xe chạy vượt quá tốc độ cho phép là xe phạm luật, không được NĐ171 coi là mốc hợp pháp để so sánh.
Về mặt pháp lí, không thể lấy một chuẩn bất hợp pháp (tốc độ xe đang vi phạm luật) làm thước đo, làm mốc, để quyết định xe khác có vi phạm luật hay không.