Chi hội Rủ rê đi Lào - một trải nghiệm mới.

lucent

Xe buýt
Biển số
OF-3340
Ngày cấp bằng
10/2/07
Số km
679
Động cơ
562,980 Mã lực
Nơi ở
Trên đường
Kính thưa các cụ đã, đang và sẽ ăn cơm bụi - ngủ sofa phòng khách trong hội Civic.:))
Kính thưa các bạn đang sinh hoạt trong hội thanh niên cao tuổi đang theo dõi chương trình.
Hôm nay được sự đồng ý của cụ chủ tịch và sự nhất trí cao của các cụ phó chủ tịch thường trực uỷ quyền cho em đứng ra lập thớt này. Có ý kiến cho rằng nên đi khoảng 5 ngày nhưng em sợ rằng đi theo lịch trình đó thì các cụ sẽ được nằm ở phòng khách dài dài nên em đưa lịch trình 3,5 ngày trước đã nhé. Thời gian dự kiến là 16h thứ 5 ngày 11/11/2010 khởi hành đến tối CN ngày 14/11/2010 có mặt tại Hà Nội.
Khởi hành: 16h ngày 11 tập trung tại 3B Lê Văn Lương, xuất phát theo đường Láng HL đi đường Hồ Chí Minh. Ăn tối tại Tân Kỳ, ngủ đêm tại Sơn Kim cách cửa khẩu Cầu Treo khoảng 20km. Ở đây có suối nước khoáng thiên nhiên nên anh em có thể ngâm mình thư giãn.
Ngày 1: dậy ăn sáng sau đó đi lên cửa khẩu làm thủ tục xuất cảnh (cụ nào không có hộ chiếu có thể làm thông hành nhưng em nghĩ dùng hộ chiếu là hay nhất). Ăn trưa trên đường, rất nhiều cảnh đẹp cho các cụ chụp.:D
Chiều khoảng 14h đến Viêng Chăn, trên đường vào có thể tranh thủ thăm bảo tàng Cay sỏn, khải hoàn môn Patuxay. Nhận phòng khách sạn, nghỉ ngơi sau đó ra bờ sông Mê Kông ăn tối. Có thể tranh thủ đi siêu thị mua đồ, hàng Thái bạt ngàn luôn.
Ngày 2: Ăn sáng rồi đi thăm Thạp Luông - biểu tượng của nước Lào, thăm chùa gì đó to nhưng em chả nhớ tên, chợ Sáng, công viên chư Phật...nói chung là chả có sức mà đi. Chiều nếu cụ nào máu có thể thuê tuktuk qua cầu Hữu Nghị, sang Udon Thani (Thái lan) chơi đến tối về.
Ngày 3: Có 2 phương án:
* Hơi vất vả nếu đi Cánh đồng Chum (Xiengkhoang). Dậy sớm ăn mỳ tôm rồi lên đường vì dân Lào không có thói quen dậy sớm bán hàng. Chạy liên tục khoảng 300km là đến cánh đồng Chum, cung đường này không dễ đi như đường 8 từ Hà Tĩnh đi Viêng Chăn mà đường hơi uốn lượn. Có mặt trước 16h ở cửa khẩu Nậm Cắn để làm thủ tục xuất cảnh. Đi đường QL7 về, ăn tối ở Diễn Châu.
* Không đi Cánh đồng Chum, túc tắc đi đường cũ về. Ăn chiều ở Vinh sau đó cũng...về.
Em lên sơ bộ như thế, mời các cụ vào tham khảo và góp ý ạ.(b)
Để em tìm mấy cái ảnh rắc thính nhé.
 

lucent

Xe buýt
Biển số
OF-3340
Ngày cấp bằng
10/2/07
Số km
679
Động cơ
562,980 Mã lực
Nơi ở
Trên đường
Em làm tí ảnh cùi bắp nhá.



Thạp Luông - biểu tượng của Lào.





Chùa thì nhiều vô kể, em cũng chả nhớ tên. Chắc phải tìm lại sách để đọc.













Tìm mãi chả có cái nào, đành phải show hàng vậy.:D
 

congacha

Xe điện
Biển số
OF-25248
Ngày cấp bằng
5/12/08
Số km
2,488
Động cơ
514,632 Mã lực
Nơi ở
bên trong rồi lại bên ngoài... thò thụt đến khổ
Website
www.facebook.com

lucent

Xe buýt
Biển số
OF-3340
Ngày cấp bằng
10/2/07
Số km
679
Động cơ
562,980 Mã lực
Nơi ở
Trên đường
Công viên chư Phật, hồi em đi là vừa mưa to xong nên cỏ bị chết. Mùa này chắc đẹp rồi.







Chui vào bên trong miệng thì toàn những tượng này, 3 tầng liền.





Sư phải học nghề và làm việc trong chùa.





Một số phải đi khất thực.



 

Levi's501

Xe đạp
Biển số
OF-30129
Ngày cấp bằng
27/2/09
Số km
29
Động cơ
481,790 Mã lực
Em vớ được cái này cũng thấy hay hay, các cụ tham khảo nhé.

VIENTIANE - THÀNH PHỐ MẶT TRĂNG
Đất nước Lào
Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào là một quốc gia có đất liền bao quanh tại vùng Đông Nam Á. Lào giáp giới nước Myanma và Trung Quốc phía tây bắc, Việt Nam ở phía đông, Campuchia ở phía nam, và Thái Lan ở phía tây. Lào còn được gọi là "đất nước Triệu Voi" hay Vạn Tượng; ngôn ngữ của nước này là tiếng Lào. Trước đây Lào còn có tên là Ai Lao (chữ Hán: 哀牢).


Lào - Đất nước triệu voi

Lịch sử của Lào trước thế kỷ 14 gắn liền với sự thống trị của vương quốc Nam Chiếu (南詔). Vào thế kỷ 14, vua Phà Ngùm (Fa Ngum) lên ngôi đổi tên nước thành Lan Xang. Trong nhiều thế kỉ tiếp theo, Lào nhiều lần phải chống các cuộc xâm lược của Việt Nam, Miến Điện và Xiêm. Đến thế kỷ 18, Thái Lan giành quyền kiểm soát trên một số công quốc còn lại. Các lãnh thổ này nằm trong phạm vi ảnh hưởng của Pháp trong thế kỷ 19 và bị sáp nhập vào Liên bang Đông Dương vào năm 1893. Trong Thế chiến thứ hai, Pháp bị Nhật thay chân ở Đông Dương. Sau khi Nhật đầu hàng quân Đồng Minh, ngày 12 tháng 10 năm 1945, Lào tuyên bố độc lập. Đầu năm 1946, Pháp quay trở lại xâm lược Lào. Năm 1949 quốc gia này nằm dưới sự lãnh đạo của vua Sisavang Vong và mang tên Vương quốc Lào. Tháng 7 năm 1954, Pháp ký Hiệp ước Genève, công nhận nền độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của Lào.

Từ 1955 đến 1975, Hoa Kỳ dựng lên ở Lào một hệ thống chính quyền dựa rất nhiều vào hậu thuẫn của họ. Tình trạng bất ổn về chính trị tại Việt Nam cũng đã lôi kéo Lào vào cuộc Chiến tranh Đông Dương lần hai (Xem thêm Chiến tranh bí mật) và là yếu tố dẫn đến nội chiến và một vài cuộc đảo chính. Năm 1975 phong trào cộng sản Pathet Lào đã lật đổ chính quyền hoàng tộc của vua Savang Vatthana và nắm quyền lãnh đạo đất nước này. Ngày 2 tháng 12 năm 1975, Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc Lào quyết định xoá bỏ chế độ quân chủ, thành lập nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào. Ngày này cũng được lấy làm ngày quốc khánh của Lào.

Lào là thành viên Liên Hiệp Quốc từ ngày 14 tháng 12 năm 1955 (lưu ý:chính phủ Lào này không phải là lực lượng Pathet). Quan hệ ngoại giao với Việt Nam cấp đại sứ được thiết lập từ ngày 6 tháng 9 năm 1962. Những năm cuối thập niên 1980, Lào thực hiện chính sách nới lỏng kiểm soát kinh tế. Năm 1997 quốc gia này gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á. Hiện nay quan hệ với Việt Nam vẫn là cơ bản trong chính sách đối ngoại của Lào. Lào là một đất nuớc không có biển ở Đông Nam Á với những cánh rừng rậm rạp bao phủ các khu vực núi đồi lởm chởm. Đỉnh cao nhất là Phou Bia cao 2.817 m với một số đồng bằng và cao nguyên. Sông Mê Kông chảy qua phần lớn biên giới phía tây với Thái Lan, trong khi đó dãy Trường Sơn chạy dọc theo biên giới phía đông với Việt Nam.

Khí hậu trong khu vực là khí hậu nhiệt đới với đặc trưng là có mùa mưa và mùa khô trong đó mùa mưa diễn ra hàng năm từ tháng 5 đến tháng 11, tiếp theo đó là mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Thủ đô và thành phố lớn nhất của Lào là Viêng Chăn, các thành phố lớn khác là: Louang Phrabang, Savannakhet và Pakse. Lào cũng là quốc gia có nhiều loài động vật quí hiếm trên thế giới sinh sống, nổi bật nhất là hổ, voi và bò tót khổng lồ. Rất nhiều loài đang đứng trước hiểm họa diệt chủng do nạn săn trộm và phá rừng.

Âm nhạc của Lào chịu ảnh hưởng lớn của các nhạc cụ dân tộc như khèn (một dạng của ống tre. Một dàn nhạc (mor lam) điển hình bao gồm người thổi khèn (mor khaen) cùng với biểu diễn múa bởi nghệ sĩ khác. Múa Lăm vông (Lam saravane) là thể loại phổ biến nhất của âm nhạc Lào, những người Lào ở Thái Lan đã phát triển và phổ biến rộng rãi trên thế giới gọi là mor lam sing.

Thủ đô Viên Chăn
Vị trí địa lý: Thủ đô Viêng Chăn nằm trong khu đô thị đặc biệt Viêng Chăn. Ngày trước thủ đô Viêng Chăn nằm trong tỉnh Viêng Chăn nhưng đến năm 1989 đã tách ra làm đôi: tỉnh Viêng Chăn và khu đô thị đặc biệt Viêng Chăn. Thủ đô Viêng Chăn nằm ở phía tây bắc CHDCND Lào, trên một nhánh sông Mekong, chính là biên giới tự nhiên giữa Lào và Thái Lan.
Dân số Thủ đô Viêng Chăn có dân số khoảng 200.000 người, trong khi dân số toàn khu đô thị Viêng Chăn là khoảng 730.000 người (năm 2005) :
Diện tích180 km2 :
Khí hậuCó khí hậu nhiệt đới nóng và ẩm, chia thành 2 mùa rõ rệt: mùa khô từ tháng 5 đến tháng 9 và mùa mưa từ tháng 10 đến tháng 4. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 29 độ C, cao nhất có thể lên đến 40 độ C và thấp nhất khoảng 19 độ C. Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.500 đến 2.000 mm. :

Lịch sử:
Theo Sử thi Phra Lak Phra Lam của Lào, Hoàng tử Thattaradtha đã lập ra thành phố Chanthabuly Si Sattanakhanahud, được cho là nguồn gốc của thành phố Viêng Chăn hiện nay. Ngày nay, các nhà sử học cho rằng Viêng Chăn ban đầu là nơi định cư của người Khmer tập trung quanh một ngôi đền Hindu. Năm 1354, khi vua Fa Ngum lập ra vương quốc Lane Xang, Viêng Chăn trở thành một thành phố quan trọng, dù nó không phải là thủ đô. Năm 1560, Viêng Chăn trở thành thủ đô vương quốc Lane Xang. Năm 1893, Viêng Chăn rơi vào tay thực dân Pháp và năm 1899 Viêng Chăn trở thành thủ đô của nước Lào thuộc quyền bảo hộ của thực dân Pháp. Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, ngày nay, Viêng Chăn vẫn là thủ đô của nước CHDCND Lào. Tên Viêng Chăn được cho là bắt nguồn từ nguyên gốc tiếng Lào, có nghĩa là “Thành phố của mặt trăng”.

Chính trị:
Cơ cấu tổ chức chính quyền địa phương: Thủ đô Viêng Chăn được chia thành các quận: Chantabuly, Sikhottabong, Xaysetha, Sisattanak, Hadxaifong, nằm dưới sự lãnh đạo của chính quyền nhân dân và Thành ủy.
Bí thư Thành ủy: Sombat YalihoĐô trưởng : Xinlavong Khoutphaythoun

Kinh tế: Vai trò của Viêng Chăn đối với sự tăng trưởng của Lào: Là trung tâm văn hóa, thương mại và hành chính của Lào, thủ đô Viêng Chăn cũng là trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước. Năm 1994, cầu Hữu nghị chính thức được khánh thành, nối giữa Viêng Chăn với tỉnh Nong Khai của Thái Lan, mở ra một hướng giao thông thuận lợi, tạo điều kiện cho việc thông thương, phát triển kinh tế của thủ đô Viêng Chăn. Viêng Chăn cũng là nơi có sân bay quốc tế Wattay lớn nhất cả nước.

Các ngành nghề là thế mạnh: Du lịch, thương mại, công nghiệp là những lĩnh vực có thế mạnh của Viêng Chăn. Những ngành nghề đặc biệt phát triển là công nghiệp thực phẩm, dệt lụa, kéo sợi bông, thuộc da, đóng đồ gỗ, làm hàng thủ công mỹ nghệ.

Một số danh lam thắng cảnh nổi tiếng:
Khải hoàn môn Patousai được xây dựng vào thập niên 60 của thế kỷ XX, để kỷ niệm việc nhân dân Lào giành được độc lập từ tay Pháp. Khải hoàn môn được xây dựng theo mô hình Khải hoàn môn ở thủ đô Paris, nhưng mang phong cách kiến trúc Lào với những phù điêu nữ thần Kinnari nửa người nửa chim.


Khải Hoàn Môn trung tâm

Chùa That Luang ở Viêng Chăn được xây dựng vào khoảng thế kỷ XVI, trên tàn tích của một ngôi chùa theo phong cách Khmer có sớm nhất từ thế kỷ XIII. Đến thế kỷ XIX, ngôi chùa bị người Thái tàn phá nặng nề, nhưng ngay sau đó nó đã được khôi phục lại. Kiến trúc của ngôi chùa tiêu biểu cho những nét văn hóa Lào. Ngày nay chùa That Luang được xem là biểu tượng quốc gia của Lào.


Chùa That Luang ở Viêng Chăn

Chùa Wat Sisaket là một trong những ngôi chùa cổ nhất Viêng Chăn, được nhà vua Chao Anouvong cho xây dựng vào năm 1818. Trong chùa có nhiều tượng Phật cổ, có giá trị nghệ thuật cao, niên đại từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX.


Chùa Wat Sisaket

Tại thủ đô Viêng Chăn còn có nhiều danh lam thắng cảnh khác như chùa Vat Phra Keo, Wat Ong Teu Mahawihan, Wat Si Muang, Wat Sok Pa Luang, Công viên Phật, Bảo tàng Quốc gia Lào…

Lễ hội đặc sắc: Tết cổ truyền Bunpimay hay còn gọi là Lễ hội té nước diễn ra từ ngày 13 đến ngày 16 tháng 4 hàng năm. Vào ngày đầu tiên của Tết Lào, người ta quét dọn, lau chùi nhà cửa sạch sẽ, chuẩn bị nước thơm và hoa rồi lên chùa. Đầu tiên họ tưới nước lên các tượng Phật sau đó họ còn té nước vào các nhà sư, chùa và cây cối xung quanh chùa, rồi đến những người xung quanh. Họ không chỉ té nước vào người mà còn vào nhà cửa, đồ thờ cúng, súc vật và công cụ sản xuất. Người Lào tin rằng nước sẽ giúp gột rửa điều xấu xa, bệnh tật và cầu chúc cho năm mới sống lâu, sạch sẽ và mạnh khỏe. Ai bị ướt nhiều là hạnh phúc nhiều. Ngoài ra, trong những ngày này, người ta cũng buộc vào cổ tay nhau những sợi chỉ nhiều màu để chúc phúc.


Lê hội cổ truyền Bunpimay

Cánh đồng Chum
Cánh đồng chum là một khu vực văn hóa lịch sử gần thành phố Khăm Muộn, thuộc tỉnh Xiêng Khoảng của Lào, nơi có hàng ngàn chum bằng đá nằm rải rác dọc theo cánh đồng thuộc Cao nguyên Xiêng Khoảng tại cuối phía bắc của dãy núi Trường Sơn. Trong Chiến tranh Việt Nam và Chiến tranh bí mật, Cánh đồng chum được đề cập đến một cách đặc thù để chỉ cả vùng đồng bằng Xiêng Khoảng chứ không phải chỉ địa điểm văn hóa này.


Cánh đồng Chum

Các nhà khảo cổ tin rằng các chum này có niên đại 1500 đến 2000 năm được những người thuộc nhóm Môn-Khmer mà nền văn hóa ngày nay không được người ta hiểu biết thấu đáo. Phần lớn các hiện vật khai quật có niên đại 500 trước Công nguyên - 800 sau Công Nguyên. Các nhà nhân loại và khảo cổ học cho rằng có thể các chum này đã được sử dụng làm chum được di cốt hoặc chứa thực phẩm. Các câu chuyện của người Lào và các huyền thoại cho rằng đã từng định cư ở trên khu vực này. Theo truyền thuyết, có một vị vua cổ đại tên là Khun Cheung - đã tiến hành cuộc chiến chống lại kẻ thù thành công. Ông đã cho tạo lập cánh đồng chum để ủ lên men và chứa số lượng lớn rượu gạo lao lao để ăn mừng chiến thắng.


Chào mừng quý khách đến với Đất nước Triệu voi xinh đẹp và đầy sức sống

Người phương tây đầu tiên tiến hành khảo sát, nghiên cứu và ghi chép liệt kê các hiện vật của cánh đồng chum là một nhà khảo cổ học người Pháp tên là Madeleine Colani thuộc Viễn đông Bác cổ (École Française d'Extrême Orient những năm 1930. Bà đã khai quật khi vực cánh đồng chum với đội nghiên cứu của mình và phát hiện ra một hang động gần đấy với các di hài của con người, bao gồm cả xương và tro bị đốt. Các khai quật của bà là toàn diện nhất dù đã có những cuộc khai quật khác. Một quả bom của Hoa Kỳ đã phá hỏng một động trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam khi quân đội Pathet Lao sử dụng hang động làm căn cứ.

STNT
 

Lobby

Xe hơi
Biển số
OF-29358
Ngày cấp bằng
17/2/09
Số km
109
Động cơ
483,590 Mã lực
Nơi ở
nhà thi đấu
Website
www.lobbycomm.vn
Em đi Láo 3 lần rồi, 2 lần đi máy bay sang viêng chăn, 1 lần đi đường bộ hồi seagames Việt Nam đá với Lucent, Poker và mấy min mod.
Tuy nhiên vẫn chưa đi Luang với Cánh đồng Chum, nên vẫn máu.
cho em đăng ký một xuất :))
 

Levi's501

Xe đạp
Biển số
OF-30129
Ngày cấp bằng
27/2/09
Số km
29
Động cơ
481,790 Mã lực
Giờ này ông còn chưa ngủ thì sáng mai làm sao toe lít được?
 

Lobby

Xe hơi
Biển số
OF-29358
Ngày cấp bằng
17/2/09
Số km
109
Động cơ
483,590 Mã lực
Nơi ở
nhà thi đấu
Website
www.lobbycomm.vn
Giờ này ông còn chưa ngủ thì sáng mai làm sao toe lít được?
Vẫn phải oánh thôi anh ạ.
M,ịa nhà Vina dạo này gấu nắm, ko tập xuống lớp dưới ngay.
Đi ngủ lần 2
 

Levi's501

Xe đạp
Biển số
OF-30129
Ngày cấp bằng
27/2/09
Số km
29
Động cơ
481,790 Mã lực
Thì đi ngủ sớm lấy sức mà còn ăn món lao tìn chứ.:D
 

Wakeup

Xe điện
Biển số
OF-33666
Ngày cấp bằng
21/4/09
Số km
2,342
Động cơ
510,363 Mã lực
Nơi ở
Where Rain & Tears are the same
Kính thưa các cụ đã, đang và sẽ ăn cơm bụi - ngủ sofa phòng khách trong hội Civic.:))
Kính thưa các bạn đang sinh hoạt trong hội thanh niên cao tuổi đang theo dõi chương trình.
Hôm nay được sự đồng ý của cụ chủ tịch và sự nhất trí cao của các cụ phó chủ tịch thường trực uỷ quyền cho em đứng ra lập thớt này. Có ý kiến cho rằng nên đi khoảng 5 ngày nhưng em sợ rằng đi theo lịch trình đó thì các cụ sẽ được nằm ở phòng khách dài dài nên em đưa lịch trình 3,5 ngày trước đã nhé. Thời gian dự kiến là 16h thứ 5 ngày 11/11/2010 khởi hành đến tối CN ngày 14/11/2010 có mặt tại Hà Nội.
Khởi hành: 16h ngày 11 tập trung tại 3B Lê Văn Lương, xuất phát theo đường Láng HL đi đường Hồ Chí Minh. Ăn tối tại Tân Kỳ, ngủ đêm tại Sơn Kim cách cửa khẩu Cầu Treo khoảng 20km. Ở đây có suối nước khoáng thiên nhiên nên anh em có thể ngâm mình thư giãn.
Ngày 1: dậy ăn sáng sau đó đi lên cửa khẩu làm thủ tục xuất cảnh (cụ nào không có hộ chiếu có thể làm thông hành nhưng em nghĩ dùng hộ chiếu là hay nhất). Ăn trưa trên đường, rất nhiều cảnh đẹp cho các cụ chụp.:D
Chiều khoảng 14h đến Viêng Chăn, trên đường vào có thể tranh thủ thăm bảo tàng Cay sỏn, khải hoàn môn Patuxay. Nhận phòng khách sạn, nghỉ ngơi sau đó ra bờ sông Mê Kông ăn tối. Có thể tranh thủ đi siêu thị mua đồ, hàng Thái bạt ngàn luôn.
Ngày 2: Ăn sáng rồi đi thăm Thạp Luông - biểu tượng của nước Lào, thăm chùa gì đó to nhưng em chả nhớ tên, chợ Sáng, công viên chư Phật...nói chung là chả có sức mà đi. Chiều nếu cụ nào máu có thể thuê tuktuk qua cầu Hữu Nghị, sang Udon Thani (Thái lan) chơi đến tối về.
Ngày 3: Có 2 phương án:
* Hơi vất vả nếu đi Cánh đồng Chum (Xiengkhoang). Dậy sớm ăn mỳ tôm rồi lên đường vì dân Lào không có thói quen dậy sớm bán hàng. Chạy liên tục khoảng 300km là đến cánh đồng Chum, cung đường này không dễ đi như đường 8 từ Hà Tĩnh đi Viêng Chăn mà đường hơi uốn lượn. Có mặt trước 16h ở cửa khẩu Nậm Cắn để làm thủ tục xuất cảnh. Đi đường QL7 về, ăn tối ở Diễn Châu.
* Không đi Cánh đồng Chum, túc tắc đi đường cũ về. Ăn chiều ở Vinh sau đó cũng...về.
Em lên sơ bộ như thế, mời các cụ vào tham khảo và góp ý ạ.(b)
Để em tìm mấy cái ảnh rắc thính nhé.
Xin chào các Sirs nhà CIVIC. Em cũng đi CV nhưng chưa dám nhập hội CV vì dát lắm.
Đọc thấy chương trình đi Lều của các Sirs, vì em đã đi Lào bằng đường bộ vài lần rồi nên em xin góp ý 1 tý về chương trình như sau:
11/11: Xuất phát 16h từ HN đi là khá muộn vì chạy đến Tân Kỳ phải mất 5-6 tiếng (tính cả nghỉ trên đường vài phút thư giãn). + 1 tiếng cơm/nước + 2 đến 3 tiếng đến khu Sơn Kim. Vậy theo em thì các bác nên xuất phát từ 11h sáng, ăn trưa ở Cúc Phương. Ăn tối ở Phố Châu hoặc trên đường 8. Vậy khoảng 22h sẽ nghỉ ở Sơn Kim.
12/11: 5h30' sáng dậy, vệ sinh, tắm rửa, ăn sáng. 7h xuất phát đến cửa khẩu Cầu Treo. Khoảng 14h sẽ có mặt ở Vientiane.
Đi thăm thú TP, đền Sisaket, That Luong, công viên Chư Phật, Patuxay ...đến khoảng 18h30' về nhận phòng KS. 19h30' đi ăn tối. 22h đi off night ở 1 hay 2 sàn xem dân Lào ăn chơi ntn :D
13/11: Đi xe bus (hay đỗ ở bến xe chợ Buổi Sáng) hay thuê xe đi Udon Thani chơi, shopping ở đây. Chiều về Nong Khai shopping tiếp ở Tesco Lotus (nếu còn tiền), ăn tối ở đây. Thưởng thức bia Thái và sau đấy massage thư giãn. Tối về Lào ngủ.
14/11: Dậy sớm đi cố đô Luongprabang, thăm bảo tàng Hoàng gia, chùa Vàng,... và nghỉ đêm tại đây.
15/11: Từ Luongprabang đi về Việt nam qua cửa khẩu Nậm Cắn ghé qua Xieng Khoang thăm cánh đồng Chum. Nếu còn sớm thì đi đường 7 về ăn tối ở Đô Lương. Qua lại đường HCM về HN. Nhưng em sợ hơi gấp gáp vì đường 7 nhỏ, khó đi.
Tốt nhất là nghỉ lại đêm 15/11 ở bên Lào rồi sáng 16/11 về Việt nam qua Nậm cắn......
Đây là góp ý của em để các bác tham khảo. Còn các bác chủ động lên kế hoạch theo ý kiến của đoàn.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top