[Luật] Băn khoăn bài Đề-Pa quá, mong các bác tư vấn giúp

anh_ca_ngo

Xe hơi
Biển số
OF-63859
Ngày cấp bằng
11/5/10
Số km
101
Động cơ
438,454 Mã lực
Chào các bác
Em học lái ở C500, đã học gần như xong khóa, mọi người rủ nhau đi lên bãi Ngọc Hà - Chèm thuê xe chíp, mỗi người 1 xe.
Em lên xe, bác cán bộ trường ngồi cạnh mở các cửa kính, không bật điều hòa, đến bài Đề-Pa, theo như bài học thầy em dạy (em học lởm khởm nhưng thực hành bài Đề-Pa trên xe Daihatshu của thầy cũng không đến nỗi nào) em kéo phanh tay, bắt đầu tăng ga thì bác cán bộ trường nhắc:
- bỏ ga ra, không phải đạp ga, chỉ đạp côn thôi
Em lúng túng vì từ trước đến thầy mình toàn dạy có ga, thế là chết máy, quá 30s tèo 1 lần.
Đến lần sau em theo hướng dẫn mới, lúc khởi hành, nhả côn đến lúc đầu xe chồm lên thì nhả phanh tay, không ga tý nào và đi ngon lành, em cũng thấy mừng vì cách này dễ hơn, làm được 3 phát Đề-Pa như thế, cẩn thận hỏi lại bác cán bộ rằng xe hôm thi có garanti to như thế này không, bác trả lời chính là xe này và cứ đi kiểu này, bác này có vẻ không thích ga, em cứ hơi ga 1 tẹo là bác ấy mắng luôn
Tập được già nửa buổi bác cán bộ có hẹn hò với ai phải về nhà thế là đang giữa đường mở cửa xe, gọi bác cán bộ khác lên thay, ngồi với em (phát đổi người này làm em mất 5 điềm vì thực hiện 1 bài quá thời gian quy định).
Bác này lên xe phát bắt đóng tất cả các cửa kính và bật to điều hòa. Đến vòng mới, em định vận dụng bài Đề-Pa không ga thì bị mắng ngay:
- Tại sao cậu lại Đề-Pa không ga?
- Dạ em thấy anh trước anh ấy bảo không cần ga, chỉ cần côn
- Phải ga chứ, không ga sao được, chắc cậu nghe nhầm là lên dốc rồi không được đạp ga nữa
- !!!!! (em nhầm sao được, vừa mới làm được 3 phát Đề-Pa kiểu đó mà, chắc bác này bật điều hòa, sợ máy yếu nên mắng mình thế)
Thế là em luống cuống, chết máy, toi lần đó
Lần sau lên ga, kim vòng quay qua số 2 là bác cán bộ bảo dừng lại nhả côn, không hiểu sao cứ nhả côn đến cữ, nhả phanh tay thì chết máy, bật lên thì quá 30 giây, vậy là hỏng Đề-Pa, quay lại vạch xuất phát, vài vòng lần liền đều chết, không biết có phải do mình bị tâm lý nữa không. Mãi sau em thật bình tĩnh làm mới qua bài Đề-Pa này
Vì vậy, em có băn khoăn này mong các bác tư vấn giúp:
- Có nên dùng kiểu Đề-Pa không ga không, có phải khi không bật điều hòa, với xe thi ở Ngọc Hà thì làm được cách đó? trường hợp xe được xe không thì phải thử thế nào để biết?
- Nếu dùng ga, có nên tăng đến gần số 3 không (có bác trong Forum này còn nói để lên gần số 4)? liệu có phải do bật điều hòa thì tăng đến số 2 là chưa đủ?
- Khi hạ phanh tay thì nhả côn, tăng ga đồng thời hay cái nào trước, cái nào sau (với xe Daihatshu của thầy thì thực hiện 2 cái đồng thời là ngon nhưng với xe chíp làm sao hay chết máy thế) ?

PS: em thêm tý ngoài lề: khi em qua chữ S, chữ Z, một bác cán bộ bảo đạp côn tý cho xe đi chậm dễ điều chỉnh, em làm theo và đi được tốt. Đến khi đi với bác cán bộ khác ở chữ S, chữ Z, bác ấy bảo em đi chậm, em nói đã đạp côn, bác ấy càu nhàu:
- Phải đạp cả phanh 1 tý chứ, đến bài chữ S chưa biết đạp phanh thì đi thi gì ??? (đi thực hành với thầy thì chả bao giờ phải đạp phanh chỗ đó cả)

Mong các bác chỉ giáo giúp. Cảm ơn các bác nhiều
 

Tiuli84

Xe đạp
Biển số
OF-69396
Ngày cấp bằng
28/7/10
Số km
18
Động cơ
430,080 Mã lực
E đang học ở đây, tình trạng là chết máy liên tục, e là ga vào rồi giữ ga, nhả côn từ từ,...chết máy, hii, sắp thi rùi đấy. Đc cái học thầy tính khí dễ chịu, toàn động viên nên ko căng thẳng mấy
 

xherox

Xe điện
Biển số
OF-45438
Ngày cấp bằng
4/9/09
Số km
4,432
Động cơ
994,978 Mã lực
Nơi ở
around the world
Nếu mỗi người hướng dẫn 1 ý như thế trong khi cụ đã làm được rồi thì cụ cứ nghe theo lời người hướng dẫn cho đỡ bị kêu ca,còn khi đi thi sát hạch xe chip,cụ ngồi 1 mình trong trường hợp cụ đã lái rắn tay thì đóng kín cửa mà bật điều hòa xe sẽ yếu hơn ,còn lái chưa rắn thì mở hết cửa ko bật điều hòa thì xe khỏe .Nhưng bài đề pa thì cụ cứ phải ga vào kể cả là bật điều hòa hay ko,chứ chỉ nhả côn là hên xui lắm đấy đừng dại .xe nào côn khỏe,garanty to thì nó leo được,chứ côn mòn,garanty nhỏ thì chết máy cái là xong.
 

tuxedo_hmt24

Xe tăng
Biển số
OF-14731
Ngày cấp bằng
12/4/08
Số km
1,157
Động cơ
524,704 Mã lực
Nơi ở
Quán cafe otofun
Hồi e học thì thầy dạy Có hai cách khởi hành ngang dốc bác ạ:
C1: khi xe đang dừng ngang dốc, xe để số 1 ( côn và phanh chân đang đạp), bác nhả dần côn khi thấy xe bắt đầu rung rung ( tua máy khoảng <500) thì giữ nguyên côn và nhả chân phanh và chuyển sang chân ga (hoặc chẳng cần ga) là xe lên dốc!
C2: Xe lên đến sát vạch thì bác đap côn, phanh để xe ko chết máy đồng thời kéo phanh tay, sau đó bỏ phanh chân, giữ nguyên chân côn. bác đạp ga cao lên khoảng 1.5 nghìn thì nhả dần côn, xe tiến là hạ phanh tay!
Em thấy C1 đơn giản ít động tác nhưng đòi hòi chân ga, chân côn của cụ phải tốt nếu ko rất dễ chết máy và tụt dốc. Còn C2 thì nhiều thao tác, tay phải cầm phanh tay, tay trái vô lăng. chân phải phanh, ga. Chân trái côn. Tuy thế nhưng ít bị chết máy, tập tốt thì an toàn hơn.
Cả 2 cách e đều chơi đc cứ nhịp nhàng mà làm, ngày xưa khi chuẩn bị lên dốc thầy e hỏi dùng phanh chân hay phanh tay, chọn cách nào thì thầy sẽ hướng dẫn cho! Còn e đoán thầy của bác mỗi người một quan điểm nên có tí mâu thuẫn thôi! E học ở tt Nam Triệu HP bác ạ, xe ISUZU 4.3
Còn phần đường khúc khuỷu thì đi số 2, nhả côn cho đi, đỡ hoặc đạp côn cho chậm, chả cần phanh làm gì!
PS: tên chuẩn của phần này là đề-pa hay đề 3 vậy các bác? E nghĩ là đề 3 vì nó là bài thứ 3: Khởi hàng ngang dốc, sau bài Xuất phát và Nhường đường cho người đi bộ!
 
Chỉnh sửa cuối:

truongnhanpn

Xe đạp
Biển số
OF-69319
Ngày cấp bằng
27/7/10
Số km
32
Động cơ
430,320 Mã lực
May quá, ở CThơ lúc thuê xe chip nếu mình kg yêu cầu thì họ ném cái xe đó rồi mình muốn chạy kiểu gì thì chạy, khỏi sợ "lắm thầy nhiều ma". :P

Với tôi, lúc lên xe, chuyện đầu tiên cần làm sau khi đã chỉnh ghế, kính hậu là hạ luôn phanh tay xuống trước cái đã, sau đó mới bật xi-nhan xin lệnh xuất phát. Vì sao? Vì cho nó quen. Chứ không, nhỡ hôm thi thật, cái thèn thi trước mình về đích xong, nó giật phanh tay hết ga lên, đến lúc mình xi-nhan, đã có lệnh XP mà cái phanh tay kẹt cứng, không hạ xuống được thì coi như tèo oan. :D

Trở lại vụ chân ga của bác chủ thớt lúc khởi hành xe trên dốc: Tôi thì cứ giậm ga lên số 3, giữ nguyên chân ga, sau đó nhả nhẹ côn, lúc thấy kim vòng tua bắt đầu lịm dần đến khoảng số 2 thì giữ nguyên 2 chân ga và côn. Chỉ cần hạ phanh tay là xe tự động bò lên.

Còn 1 cách nữa tôi cũng thử là sau khi phanh xe dừng hẳn thì xoay nhẹ bàn chân, đạp phanh bằng gót, dùng ngón chân ấn lên chân ga đồng thời nhả nhẹ côn, lúc thấy kim đồng hồ tua bắt đầu lịm nhẹ (tức là đã bắt côn) thì xoay gót chân để bỏ thắng ra. Lúc này có thể xe chưa bò lên, nhưng nó đã tự dừng trên dốc mà không cần phanh. Chỉ cần mình ấn thêm chút ga nữa là nó sẽ lên.

Tình huống vô đường vuông góc cũng thế, cố gắng vào thật chậm. Cách vào (theo tôi) tương đối an toàn là sau khi qua bài vệt bánh xe thì cố gắng "vê ly hợp" - tức giữ ga ổn định, sau đó đạp hết côn, khống chế tốc độ của xe bằng côn. Cần đi thì nhả thêm tí, muốn chậm thì đạp sát vô. Chỗ này (và cả đường chữ S), đi càng chậm càng dễ điều khiển.

Đó là những gì tôi đã áp dụng lúc thi, các bác ném nhẹ tay cho :)
 
Chỉnh sửa cuối:

ketpo

Xe điện
Biển số
OF-26206
Ngày cấp bằng
22/12/08
Số km
2,043
Động cơ
509,103 Mã lực
Nơi ở
Trung Văn- Hà Nội
Bác cứ kéo phanh tay, mồi tí ga rồi thả côn cho nó an toàn.
Cụ thầy bác không cho bác ga vì ga nhiều tốn xăng của cụ ý :D
 

Mèo Phong Lưu

Xe hơi
Biển số
OF-43608
Ngày cấp bằng
18/8/09
Số km
148
Động cơ
465,720 Mã lực
Thầy của cụ còn không siêu bằng thầy của em. Hồi em học thầy dạy không cần dùng phanh tay, mà dùng phanh chân thôi. Đạp phanh, đạp côn, rồi từ từ nhả côn ra một tí đến lúc vòng tua máy khoảng 1000, côn bắt đầu ăn thì bỏ chân phanh ra chuyển sang bên chân ga mớm ga một tí cho lên hẳn.
Đến gần sát hôm thi đi tập bằng xe chíp, cán bộ hướng dẫn thấy em làm thế hoảng quá bảo sao không dùng phanh tay, em bảo thầy không dạy kiểu ấy, cán bộ dạy em với. Cán bộ thở dài bảo bây giờ thì còn dạy dỗ gì cái gì, thôi cậu quen kiểu gì thì cứ theo kiểu ấy, mai thi rồi :D

Có bằng xong em đi cái xe số tự động, chả cần đề pa đề peo cái gì hết, lúc cần dừng thì phanh lại, thả phanh vào ga một phát ra nó lại bò lên, có khi dừng giữa dốc còn chả cần phanh ấy chứ :D
Tóm lại em khuyên kụ là cứ làm cái gì cụ quen tay mà thấy hiệu quả, lắm thầy thối ma :D
 

Ô tô điên

Xe tăng
Biển số
OF-69141
Ngày cấp bằng
24/7/10
Số km
1,857
Động cơ
481,371 Mã lực
Nếu nhớ ko nhầm thì con daihatsu là xe chạy máy diezen thì phải ? nếu là diezen thì máy nó rất khỏe, sức tải tốt nên đề ba lên dốc dễ hơn
còn theo em cụ nên học đề ba lên dốc bằng phanh chân cho nó gọn thao thác cụ à, học phanh tay rắc rồi lắm
em miêu tả thế này cho cụ hiểu nhé
-trước hết phải là vị trí của chân, gót chân chạm sàn, dùng lòng mu bàn chân để đạp phanh và côn, chân phải để ở vị trí giữa ga và phanh lấy gót chân là điểm tỳ và xoay, lên xe thì phải chỉnh ghế ngồi cho thật thoải mái, tốt nhất là cứ kéo sát vào để lưng ngả ra chút
- khi cắt côn thì cắt dứt khóat, ra côn thì từ từ, càng chậm càng tốt, muốn xe đi nhanh thì nhả côn ra, muốn xe đi chậm thì côn vào
- khi lên dốc gần đến vị trí dừng, cụ cắt hết côn cho xe bon từ từ đến vị trí dừng thì cụ đạp phanh chân, sau đó khoảng 3 giây cho máy ổn định cụ thả chân côn thật từ từ, càng chậm càng tốt khi nào cụ thấy xe có hiện tượng rung hoặc nghe tiếng máy có hiện tượng lịm dần ( cụ có thể nhìn thấy rõ nhất là cái bộ phận tay số nó rung lên ) thì cụ giữ nguyên côn ở vị trí đó, đồng thời chân phải dùng gót làm điểm tựa đạp sang chân ga ( xe nào nó để ga ăngti to thì chỉ cần giữ nguyên chân côn là máy sẽ tự động bù thêm xăng vào là xe sẽ tự lên, một số xe để ga ăngti thấp nên phải đè thêm chút ga vào ), nhớ rằng chỉ cần đạp nhẹ khoảng 2k-2k5/phút là xe sẽ tự bò qua dốc, đến khi bò qua đỉnh dốc cụ bỏ chân ga ra đồng thời đạp côn vào để giảm tốc độ của xe
- nếu trong quá trình đề 3, khi bỏ chân côn xe bị tụt thì cụ đạp ga và nhích thêm tý côn là xe bon lên à
- trong bài thi em nhớ không nhầm thì vượt qua 4000 vòng/ phút là bị loại thì phải ?
- còn mấy bác đi cùng cụ nói, cụ cứ kệ họ, bác cứ đi theo vận tốc đúng với thao tác của mình là đạt yêu cầu vì lúc thi cụ ngồi trên xe 1 mình
 
Chỉnh sửa cuối:

diennuocxaydung

Xe tăng
Biển số
OF-44924
Ngày cấp bằng
29/8/09
Số km
1,024
Động cơ
466,786 Mã lực
May quá, ở CThơ lúc thuê xe chip nếu mình kg yêu cầu thì họ ném cái xe đó rồi mình muốn chạy kiểu gì thì chạy, khỏi sợ "lắm thầy nhiều ma". :P

Với tôi, lúc lên xe, chuyện đầu tiên cần làm sau khi đã chỉnh ghế, kính hậu là hạ luôn phanh tay xuống trước cái đã, sau đó mới bật xi-nhan xin lệnh xuất phát. Vì sao? Vì cho nó quen. Chứ không, nhỡ hôm thi thật, cái thèn thi trước mình về đích xong, nó giật phanh tay hết ga lên, đến lúc mình xi-nhan, đã có lệnh XP mà cái phanh tay kẹt cứng, không hạ xuống được thì coi như tèo oan. :D

Trở lại vụ chân ga của bác chủ thớt lúc khởi hành xe trên dốc: Tôi thì cứ giậm ga lên số 3, giữ nguyên chân ga, sau đó nhả nhẹ côn, lúc thấy kim vòng tua bắt đầu lịm dần đến khoảng số 2 thì giữ nguyên 2 chân ga và côn. Chỉ cần hạ phanh tay là xe tự động bò lên.

Còn 1 cách nữa tôi cũng thử là sau khi phanh xe dừng hẳn thì xoay nhẹ bàn chân, đạp phanh bằng gót, dùng ngón chân ấn lên chân ga đồng thời nhả nhẹ côn, lúc thấy kim đồng hồ tua bắt đầu lịm nhẹ (tức là đã bắt côn) thì xoay gót chân để bỏ thắng ra. Lúc này có thể xe chưa bò lên, nhưng nó đã tự dừng trên dốc mà không cần phanh. Chỉ cần mình ấn thêm chút ga nữa là nó sẽ lên.

Tình huống vô đường vuông góc cũng thế, cố gắng vào thật chậm. Cách vào (theo tôi) tương đối an toàn là sau khi qua bài vệt bánh xe thì cố gắng "vê ly hợp" - tức giữ ga ổn định, sau đó đạp hết côn, khống chế tốc độ của xe bằng côn. Cần đi thì nhả thêm tí, muốn chậm thì đạp sát vô. Chỗ này (và cả đường chữ S), đi càng chậm càng dễ điều khiển.

Đó là những gì tôi đã áp dụng lúc thi, các bác ném nhẹ tay cho :)
chuẩn không cần chỉnh, rất cần cẩn thận với mấy cái bài thi lấy bằng này, em cũng thấy rất đúng
 

anh_ca_ngo

Xe hơi
Biển số
OF-63859
Ngày cấp bằng
11/5/10
Số km
101
Động cơ
438,454 Mã lực
Cảm ơn các bác đã cho nhiều ý kiến
Em giờ cũng sắp thi rồi, học sang kiểu xoay chân, không dùng phanh tay chắc không kịp, nay mai đi ngoài đời luyện sau vậy.
Từ trước đến giời em cũng quen với kiểu phanh tay, có đạp ga, đọc ý kiến của các bác cách nào thì cũng phải đạp ga. Vậy mà bác cán bộ lại bảo không cần ga.
Thực ra đi theo ý của mình thì chắc bác cán bộ cũng nghe nhưng như thế thành trái ý, không khí trong xe căng thằng, người ta hay càu nhàu ảnh hưởng đến tâm lý của mình
 

Sieuthitaichinh

Xe tải
Biển số
OF-25698
Ngày cấp bằng
13/12/08
Số km
474
Động cơ
493,810 Mã lực
Thầy của cụ còn không siêu bằng thầy của em. Hồi em học thầy dạy không cần dùng phanh tay, mà dùng phanh chân thôi. Đạp phanh, đạp côn, rồi từ từ nhả côn ra một tí đến lúc vòng tua máy khoảng 1000, côn bắt đầu ăn thì bỏ chân phanh ra chuyển sang bên chân ga mớm ga một tí cho lên hẳn.
Đến gần sát hôm thi đi tập bằng xe chíp, cán bộ hướng dẫn thấy em làm thế hoảng quá bảo sao không dùng phanh tay, em bảo thầy không dạy kiểu ấy, cán bộ dạy em với. Cán bộ thở dài bảo bây giờ thì còn dạy dỗ gì cái gì, thôi cậu quen kiểu gì thì cứ theo kiểu ấy, mai thi rồi :D

Có bằng xong em đi cái xe số tự động, chả cần đề pa đề peo cái gì hết, lúc cần dừng thì phanh lại, thả phanh vào ga một phát ra nó lại bò lên, có khi dừng giữa dốc còn chả cần phanh ấy chứ :D
Tóm lại em khuyên kụ là cứ làm cái gì cụ quen tay mà thấy hiệu quả, lắm thầy thối ma :D
Em chưa thi bằng nhưng em lái cũng khá lâu rồi. Nhưng toàn lái xe tải 8t hoặc 15t (mà các cụ hay gọi là hung thần ý ạ). Đề pa em toàn dùng cách như cụ này vì thói quen hơn nữa phanh tay của loại này cũng có cho đẹp thôi chả có tác dụng lắm. Đợt đầu chưa quen dốc cao thả côn đột ngột quá ko chết máy nhưng nổi đầu xe cả mét; đất trên xe đổ hơn nữa xuống đường; thỉnh thoảng đổ đất (xe ben) mạnh ga quá cũng nổi cả mét - một cảm giác rất Yomost :D. Em tháng sau cũng thi bằng chuẩn bị thuê xe chip đi cũng lo lo; trượt cái de-pa thì đau
 

hungdqk

Xe tăng
Biển số
OF-11561
Ngày cấp bằng
12/11/07
Số km
1,100
Động cơ
539,955 Mã lực
Nơi ở
ha noi
Website
www.duchungvn.com
lúc thi thì bác chịu nóng và tắt điều hòa đi thì máy nó sẽ khỏe và có thể ko cần ga để cho xe nó tự bò lên cũng được. còn xe nào qua yếu thì bác cứ nháy ga nhẹ thôi.
 

kdrongviet

Xe tăng
Biển số
OF-18661
Ngày cấp bằng
16/7/08
Số km
1,098
Động cơ
513,540 Mã lực
Nơi ở
Khương Đình - Thanh Xuân - Hà Nội
Website
thuymocgroup.com
Nhà cháu xin trả lời cho cụ đây!!
- Có nên dùng kiểu Đề-Pa không ga không, có phải khi không bật điều hòa, với xe thi ở Ngọc Hà thì làm được cách đó? trường hợp xe được xe không thì phải thử thế nào để biết?

Cụ đừng nghe mấy ông đấy nói vì mỗi một ông quản lý một xe riêng giống xe taxi bây giờ cổ phần ý, ông nào lái xe cũng tự quản lý xe mình, nên xe ông nào ông ấy biết xe đó thôi. Cụ nghe lời ông quản lý cái xe để galanti cao mà đi áp dụng vào xe để galanti thấp thì không ổn rồi.
Thứ nhất : Khi đề pa cụ phải ga, nhớ là phải đạp ga nhé, vì khi thi có rất nhiều xe thi, và rất nhiều kiểu để galanti, nếu cụ dính xe để galanti thấp mà
cụ không đạp ga là cụ tèo. Hơn nữa một xe có rất nhiều người thi nếu cụ là người thi đầu thì máy còn khỏe, nhỡ vài người thi xe đó rồi đến lượt cụ thi xe nó yếu thì sẽ không lên được dốc nếu không đạp ga.
Thứ hai : Không nên đóng cửa kính và bật điều hòa mà hãy kéo hết cửa kính xuống vì bật điều hòa máy sẽ yếu, không những thế nó sẽ có lợi cho
cụ ở bài thi lùi chuồng, cụ có thể thò đầu ra để quan sát cho rõ không vấn đề gì.
(Cái này có ý kiến hai chiều, vì nếu như kéo kín cửa kính lên sẽ giúp cụ thoát bài đề pa theo tâm lý, vì khi thi đến bài đề pa đúng chỗ khán giả ngồi rất đông họ sẽ hò hét, nhắc nhở, chế diễu, bàn tán, xì xào...bên tai cụ khi này kính kín cụ sẽ không nghe thấy gì thì không dính đòn tâm lý, nếu cửa kính mở thì cụ sẽ bị dính đòn này ngay)

- Nếu dùng ga, có nên tăng đến gần số 3 không (có bác trong Forum này còn nói để lên gần số 4)? liệu có phải do bật điều hòa thì tăng đến số 2 là chưa đủ?

Tăng đến số mấy tùy cụ miễn đừng quá số 4, quá số 4 là loại, mà cụ đừng dựa vào số hãy dựa vào cảm giác xe, côn, ga và tiếng máy là chính xác nhất, vì nhỡ cụ thi phải xe không có số đo vòng tua thì bạn nhìn vào đâu? người mà nói để lên gần số 4 là nhà cháu đới ạ, vì nhà cháu có lập một thớt nói về kinh nghiệm học ở C500 và thi ở bãi Ngọc Hà này rồi cụ cũng đã đọc rồi đấy.

- Khi hạ phanh tay thì nhả côn, tăng ga đồng thời hay cái nào trước, cái nào sau (với xe Daihatshu của thầy thì thực hiện 2 cái đồng thời là ngon nhưng với xe chíp làm sao hay chết máy thế) ?

Topic cũ của nhà cháu cũng đã nói rõ cái này chắc cụ không đọc kỹ, Không phải khi hạ phanh tay mới nhả côn và tăng ga mà là nhả côn và tăng ga khi kéo phanh tay.(Nhớ là nhả côn và tăng ga trước khi hạ phanh tay nhé)
khi đạp phanh chân dừng ở lưng chừng dốc cụ đạp hết côn và kéo phanh tay lên.(Đạp hết côn để tránh chết máy và kéo phanh tay để tránh xe bị lùi xuống dốc và chân phải có thể chuyển từ tư thế đạp phanh sang tư thế đạp ga). Tiếp tục đạp ga khi vòng tua ở dưới con số 4 hoặc cảm nhận tiếng máy không quá gầm rú, cụ giữ chặt chân ga ở vị chí cảm thấy ổn (nhớ là định vị nó ở đó luôn nhé). Sau đó cụ từ từ nhả côn ở chân trái đến khi có cảm giác xe rung rung nhẹ và giữ nguyên ở vị trí côn đó. sau khi giữ cố định 2 vị trí chân ga và chân côn cụ hạ phanh tay và ...vù uuuuuuu xe phi qua dốc một cách êm ái và nhẹ nhàng.


PS: em thêm tý ngoài lề: khi em qua chữ S, chữ Z, một bác cán bộ bảo đạp côn tý cho xe đi chậm dễ điều chỉnh, em làm theo và đi được tốt. Đến khi đi với bác cán bộ khác ở chữ S, chữ Z, bác ấy bảo em đi chậm, em nói đã đạp côn, bác ấy càu nhàu:
- Phải đạp cả phanh 1 tý chứ, đến bài chữ S chưa biết đạp phanh thì đi thi gì ??? (đi thực hành với thầy thì chả bao giờ phải đạp phanh chỗ đó cả)


Cái này thì đơn giản, nếu cụ đạp côn rồi mà xe vẫn bay không theo ý muốn thì tiện chân phải không làm gì thì đệm tý phanh cho nó hãm lại là ok không vấn đề gì cả. ok?
 
Chỉnh sửa cuối:

anh_ca_ngo

Xe hơi
Biển số
OF-63859
Ngày cấp bằng
11/5/10
Số km
101
Động cơ
438,454 Mã lực
Nhà cháu xin trả lời cho cụ đây!!
- Có nên dùng kiểu Đề-Pa không ga không, có phải khi không bật điều hòa, với xe thi ở Ngọc Hà thì làm được cách đó? trường hợp xe được xe không thì phải thử thế nào để biết?

Cụ đừng nghe mấy ông đấy nói vì mỗi một ông quản lý một xe riêng giống xe taxi bây giờ cổ phần ý, ông nào lái xe cũng tự quản lý xe mình, nên xe ông nào ông ấy biết xe đó thôi. Cụ nghe lời ông quản lý cái xe để galanti cao mà đi áp dụng vào xe để galanti thấp thì không ổn rồi.
Thứ nhất : Khi đề pa cụ phải ga, nhớ là phải đạp ga nhé, vì khi thi có rất nhiều xe thi, và rất nhiều kiểu để galanti, nếu cụ dính xe để galanti thấp mà
cụ không đạp ga là cụ tèo. Hơn nữa một xe có rất nhiều người thi nếu cụ là người thi đầu thì máy còn khỏe, nhỡ vài người thi xe đó rồi đến lượt cụ thi xe nó yếu thì sẽ không lên được dốc nếu không đạp ga.
Thứ hai : Không nên đóng cửa kính và bật điều hòa mà hãy kéo hết cửa kính xuống vì bật điều hòa máy sẽ yếu, không những thế nó sẽ có lợi cho
cụ ở bài thi lùi chuồng, cụ có thể thò đầu ra để quan sát cho rõ không vấn đề gì.
(Cái này có ý kiến hai chiều, vì nếu như kéo kín cửa kính lên sẽ giúp cụ thoát bài đề pa theo tâm lý, vì khi thi đến bài đề pa đúng chỗ khán giả ngồi rất đông họ sẽ hò hét, nhắc nhở, chế diễu, bàn tán, xì xào...bên tai cụ khi này kính kín cụ sẽ không nghe thấy gì thì không dính đòn tâm lý, nếu cửa kính mở thì cụ sẽ bị dính đòn này ngay)

- Nếu dùng ga, có nên tăng đến gần số 3 không (có bác trong Forum này còn nói để lên gần số 4)? liệu có phải do bật điều hòa thì tăng đến số 2 là chưa đủ?

Tăng đến số mấy tùy cụ miễn đừng quá số 4, quá số 4 là loại, mà cụ đừng dựa vào số hãy dựa vào cảm giác xe, côn, ga và tiếng máy là chính xác nhất, vì nhỡ cụ thi phải xe không có số đo vòng tua thì bạn nhìn vào đâu? người mà nói để lên gần số 4 là nhà cháu đới ạ, vì nhà cháu có lập một thớt nói về kinh nghiệm học ở C500 và thi ở bãi Ngọc Hà này rồi cụ cũng đã đọc rồi đấy.

- Khi hạ phanh tay thì nhả côn, tăng ga đồng thời hay cái nào trước, cái nào sau (với xe Daihatshu của thầy thì thực hiện 2 cái đồng thời là ngon nhưng với xe chíp làm sao hay chết máy thế) ?

Topic cũ của nhà cháu cũng đã nói rõ cái này chắc cụ không đọc kỹ, Không phải khi hạ phanh tay mới nhả côn và tăng ga mà là nhả côn và tăng ga khi kéo phanh tay.(Nhớ là nhả côn và tăng ga trước khi hạ phanh tay nhé)
khi đạp phanh chân dừng ở lưng chừng dốc cụ đạp hết côn và kéo phanh tay lên.(Đạp hết côn để tránh chết máy và kéo phanh tay để tránh xe bị lùi xuống dốc và chân phải có thể chuyển từ tư thế đạp phanh sang tư thế đạp ga). Tiếp tục đạp ga khi vòng tua ở dưới con số 4 hoặc cảm nhận tiếng máy không quá gầm rú, cụ giữ chặt chân ga ở vị chí cảm thấy ổn (nhớ là định vị nó ở đó luôn nhé). Sau đó cụ từ từ nhả côn ở chân trái đến khi có cảm giác xe rung rung nhẹ và giữ nguyên ở vị trí côn đó. sau khi giữ cố định 2 vị trí chân ga và chân côn cụ hạ phanh tay và ...vù uuuuuuu xe phi qua dốc một cách êm ái và nhẹ nhàng.


PS: em thêm tý ngoài lề: khi em qua chữ S, chữ Z, một bác cán bộ bảo đạp côn tý cho xe đi chậm dễ điều chỉnh, em làm theo và đi được tốt. Đến khi đi với bác cán bộ khác ở chữ S, chữ Z, bác ấy bảo em đi chậm, em nói đã đạp côn, bác ấy càu nhàu:
- Phải đạp cả phanh 1 tý chứ, đến bài chữ S chưa biết đạp phanh thì đi thi gì ??? (đi thực hành với thầy thì chả bao giờ phải đạp phanh chỗ đó cả)


Cái này thì đơn giản, nếu cụ đạp côn rồi mà xe vẫn bay không theo ý muốn thì tiện chân phải không làm gì thì đệm tý phanh cho nó hãm lại là ok không vấn đề gì cả. ok?
Hu hu, các điều bác nói em đều thấy đúng cả và đều muốn làm: đạp ga to, mở cửa cho thoáng (lúc cần còn thò đầu ra căn đỗ cho đúng vạch), ... nhưng mà làm thế trái ý bác cán bộ thì ngồi xe cùng bác ấy cả tiếng cũng dở :-s, mà có phải lúc thuê mình chọn được đi xe số mấy đâu
 

Ô tô điên

Xe tăng
Biển số
OF-69141
Ngày cấp bằng
24/7/10
Số km
1,857
Động cơ
481,371 Mã lực
Hu hu, các điều bác nói em đều thấy đúng cả và đều muốn làm: đạp ga to, mở cửa cho thoáng (lúc cần còn thò đầu ra căn đỗ cho đúng vạch), ... nhưng mà làm thế trái ý bác cán bộ thì ngồi xe cùng bác ấy cả tiếng cũng dở :-s, mà có phải lúc thuê mình chọn được đi xe số mấy đâu
Cụ đã bỏ tiền ra thuê xe rồi, và người ta đã giao xe cho cụ điều đó có nghĩa là từ khi nhận chìa khóa xe đó thì cụ phải là người có trách nhiệm với cái xe đó chứ ko phải là cái bác ngồi cạnh cụ nữa, bác ngồi cạnh cụ chỉ là người phanh giúp cụ khi tay lái cụ yếu hoặc có mất mát gì trên xe ko, nhiệm vụ của anh ấy là ngồi im và hãm phanh khi có nguy hiểm. Nếu anh ấy càu nhàu cụ có thể bo thêm cho anh ấy 50k là cụ ấy nhiệt tình bảo cụ điểm căn hay cách xử lý tình huống ngay à
 
Chỉnh sửa cuối:

Pet_HUT

Xe container
Biển số
OF-55493
Ngày cấp bằng
21/1/10
Số km
5,665
Động cơ
970,212 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Ở C500 học thì daihatshu nhưng xe chip thì toàn lanos với gentra. Theo em, kể cả xe để galanti to thì lúc đề pa cũng nên bồi thêm ít ga cho nó an toàn các cụ à, hỏng đề pa là tèo luôn. Lúc thi chỉ có 1 lần thui nên trước khi xuất phát phải thử hết ga, côn, phanh và kiểm tra gương.
 

truongnhanpn

Xe đạp
Biển số
OF-69319
Ngày cấp bằng
27/7/10
Số km
32
Động cơ
430,320 Mã lực
Cho em ti toe thêm tí về cái bài thi số 3 hầu các cụ. Bài này đúng là "hung thần" của người đi thi. Ngoại trừ các cụ đã có xe vi vu trước đó thì không biết sao, còn lại hầu hết đều ngán nhất bài này. Cũng phải thôi, vì bài này toàn chỗ hiểm, rất nhiều lỗi chỉ cần dính vào là có thể ăn thẻ đỏ.

Lúc tập lái, thầy dạy đủ cả 3 "chiêu" dùng cho bài này:
1. Cắt côn -> dừng xe -> kéo phanh tay -> tăng ga -> cố định ga -> nhả côn -> cố định côn -> hạ phanh tay -> vù.
2. Cắt côn -> dừng xe -> nhả nhẹ côn -> chuyển nhanh chân phải sang ga -> nhả côn -> vèo (bài này, 2 chân mà không nhanh, không nhịp nhàng là tèo :P)
3. Cắt côn -> dừng xe -> chuyển nửa bàn chân phải sang ấn ga -> nhả côn -> chuyển hết chân phải sang ga -> vù.

Trong 3 bài trên thì bài số 1 là bài "chính quy" nhất, được rất nhiều người áp dụng. Tuy thao tác có hơi lằng nhằng chút, nhưng độ an toàn cao hơn.

Vấn đề là sau khi tập tành thật kỹ, trước ngày thi, thầy dặn: "Ở đời, mày nên biết cái nào cần lấy, cái nào cần bỏ. Cố gắng "ăn" thì được 5 điểm, 1 chút sơ sẩy thì về tay không. Chọn đi?". Đã vậy, ông thầy còn bồi thêm: "Không ai ghi điểm trên cái bằng lái của mày đâu". :))

Dĩ nhiên, "được" thì ai chả muốn, nhưng nghe lời thầy, cố gắng lên dốc chậm nhất có thể. Vì sao? Vì lúc đó mình sẽ làm chủ được tình hình. Lúc lên ngang vạch, nếu thấy "ăn" được thì mình ăn luôn, còn nếu tình hình không thuận lợi thì mình cũng dễ chủ động. Thà dừng trước vạch để bị mất 5 điểm còn hơn quá vạch để bị loại.

Trời xui đất xụi thế nào, lúc lên ngang vạch, xe vẫn lăn đều đều thì bất ngờ cái máy kêu lên "Lỗi: Dừng xe trước vạch" rồi trừ mình 5 điểm. Mà lúc đấy chân phải vãn còn trên ga, chân trái vẫn còn trên côn. Đã thế, em chớp thời cơ, ấn ga qua dốc luôn. Mất 5 điểm nhưng khỏe re. :D

Em kể chuyện này để các bác sắp thi chú ý thêm cái khoản cảm ứng. Mặc dù nó mang tiếng là chính xác, nhưng nó lại rất hay bị điên đấy các bác ợ. Vì vậy mà các bác nên chú ý thủ cho mình 1 khoảng gọi là an toàn nhé. Hôm em thi, có đến gần chục người bị nó trừ điểm lãng xẹt với cái lỗi "Chạm vạch" mà không biết kêu ai. Vì nguyên tắc của trung tâm sát hạch là nếu thí sinh báo lỗi, họ sẽ cử người ra chạy lại đúng chỗ đó, nếu lỗi thật thì họ mới công nhận. Nhưng cái cảm ứng nhiều khi nó điên, vừa chạy qua nó báo lỗi sai, người kế tiếp chạy y vậy nó lại không báo thì mình "tình ngay lý gian" luôn.

Cá nhân em thấy thì ông thầy em đúng, chẳng tội gì phải cố mạo hiểm lấy cho được 5 điểm chỗ cái dốc. Dĩ nhiên, nếu đã ngon thì cứ lấy, nhưng nếu không chắc ăn lắm thì các bác chủ động vứt 5 điểm này đi. Lúc này, tâm lý thoải mái, mà bác lại ở trong tư thế chủ động. Lợi hơn nhiều đấy ợ.

Còn 1 khoản nữa, lúc học thầy em không nói đến, không biết các bác đi học thì thế nào, nhưng em thấy nó rất quan trọng với người mới tập lái. Đó là phải tập canh xe thẳng và giữ lái thẳng. Thực tế chạy hình có nhiều chỗ mà giữ được 2 cái thẳng này thì rất lợi. Nhất là lúc chuẩn bị vào bài qua vệt bánh xe thì phải đi thẳng sát lề bên phải, đánh lái vuông góc vào để giữ xe thật thẳng. Rất nhiều bác canh rất hay, nhưng vì xe không thẳng nên bánh sau phớt nhẹ vào cuối vạch. Coi như mất toi 5 điểm. Cả bài thì tăng tốc cũng vậy, sau khi qua đường xe lửa thì cố canh xe cho thẳng và giữ lái thật thẳng. Khóa vừa rồi có 1 đ/c đang tăng tốc phóng luôn vô bức tường, cũng vì giữ xe và lái không thẳng đấy. Cả những bài dừng xe bình thường như dừng đèn đỏ, nhường người đi bộ, dừng trước đường sắt,... thì trước khi vào vị trí dừng cũng nên canh xe cho thẳng và trả lái cho thẳng cái đã.
 
Chỉnh sửa cuối:

nGageQD

Xe hơi
Biển số
OF-69490
Ngày cấp bằng
30/7/10
Số km
135
Động cơ
430,900 Mã lực
Báo cáo các bác là em vừa thi xong hôm thứ 4 vừa rồi ở Bắc Ninh. 29/30, 85/100 và 16/20.
Chỉ có mỗi kinh nghiệm rút ra là phải luyện nhiều trên xe mới ăn thua. Các loại bí kíp đều đúng cả, nhưng phụ thuộc vào kỹ năng của từng người lái. Bác nào cứ lo không biết chọn theo bí kíp nào là mệt đấy, đừng có tập lái xe trên internet :D

Phần lý thuyết em trượt một câu, hình như tại nghe thầy giáo chỉ dẫn. Ở câu giải sa hình có 2 xe đang ở ngã ba, không có vạch cho người đi bộ nên em chẳng biết xe nào đã vào chỗ giao nhau. Em chọn đáp án là cả hai xe chưa vào chỗ giao nhau, còn thầy chỉ ngược lại :D Thế là mất 1 điểm.

Phần thi sa hình bị một lỗi chết máy, lỗi này thì do em để máy yếu quá lúc chuẩn bị vào số R lùi chuồng. Nhưng lúc mất 10 điểm mới đau. Lúc vừa xong bài tăng tốc, biết chỗ khẩn cấp ở đâu rồi nên côn & phanh đã chuẩn bị sẵn. Thế nào cái tay lại bấm nút nhanh quá, loa vừa xè xè đã nhấn rồi. Thế là bị lỗi kép, đáng ra chỉ là lỗi đơn thôi các bác nhỉ? Vừa đi vừa run chân vì mất thêm 5 điểm nữa chắc tè ra quần mất.

Đến lúc thi đường trường thì đơn giản. Nhưng các thầy bắt lỗi chặt lắm các bác nhé. Em xi nhan trái-phải, đầy đủ, liếc gương đủ, còi bim bim đủ nhưng chuyển số chậm quá. Thầy trừ luôn 4 điểm. May vẫn đủ điểm pass. Bác nào từng thi ở Au lạc cho biết bao nhiêu lâu được nhận bằng ạ?

Chúc các bác nhanh có bằng lái & lái xe an toàn :D
 

kdrongviet

Xe tăng
Biển số
OF-18661
Ngày cấp bằng
16/7/08
Số km
1,098
Động cơ
513,540 Mã lực
Nơi ở
Khương Đình - Thanh Xuân - Hà Nội
Website
thuymocgroup.com
Hu hu, các điều bác nói em đều thấy đúng cả và đều muốn làm: đạp ga to, mở cửa cho thoáng (lúc cần còn thò đầu ra căn đỗ cho đúng vạch), ... nhưng mà làm thế trái ý bác cán bộ thì ngồi xe cùng bác ấy cả tiếng cũng dở :-s, mà có phải lúc thuê mình chọn được đi xe số mấy đâu
Thế em hỏi cụ : Cụ bỏ tiền ra thuê tập để thi lấy bằng hay cụ bỏ tiền ra thuê ku phụ xe ngồi cạnh quát cụ hả?
Mình bỏ tiền ra thuê nó cơ mà? sao cụ phải lăn tăn? cán bộ cái ếch gì đâu? cho nó 50k thì nó khóa mồm không cho nó lẩm bẩm cụ cứ chửi cho nó trận cho em, nó phải phục tùng mình cơ mà? mình thuê nó cơ mà? cụ bỏ tiền ra thuê nó thì nó là người phục vụ cụ chứ đâu phải cụ thuê nó để nó quát mình?
OF nhà mình có một cụ ngày xưa đi thuê xe chíp như cụ luôn, có ku phụ xe cứ lẩm bẩm cụ ý điên quá đuổi xuống xe và đòi trình báo với cán bộ bãi tập, cu phụ xe sợ quá phải mua cho cụ ý một chai nước lọc hối lộ thì cụ ý mới cho tiếp tục phục vụ cụ ý đới.:">
 

superpaint2008

Xe đạp
Biển số
OF-52087
Ngày cấp bằng
3/12/09
Số km
46
Động cơ
454,077 Mã lực
nghe các bác kể e sợ quá.
e mới tập xe nhưng toàn tập xe tự động, phi luôn ra ngoài đừong.
ko biết về sau đi xe côn có biết j ko nữa
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top