- Biển số
- OF-23583
- Ngày cấp bằng
- 5/11/08
- Số km
- 814
- Động cơ
- 500,692 Mã lực
8h sáng. Một ngày mới bắt đầu. Em dắt xe ra cổng không quên liếc nhìn chữ “Nhẫn” trên cái tranh đồng treo tường. Để tự răn mình.
Thế nhưng, dù đi làm bằng 2b hay 4b thì gần như ngày nào cũng như ngày nào, khi hoà được vào dòng xe cộ trên đường lớn, ít nhất một câu chửi tục nhất thiết phải buột ra khỏi miệng như được lập trình. Vấn đề là, đã có ý thức để kìm nó lại, làm sao để nó lúng búng trong mồm thôi chứ không cho nó “tuột ra” mà vẫn không làm được. Tự thấy mình kém tắm. Có bác nào bắt đầu một ngày mới bằng 1 câu chửi tục như em không? Chưa đủ NHẪN roài.
Chả có lúc nào mà câu “Dòng đời xô đẩy” đúng như khi từ trong ngõ bò ra đường nhớn. Thấu hiểu được sao dân ta đánh thắng được mấy thằng đế quốc, bành trướng to đến thế. Đơn giản, vì đã chiến đấu thì cần có tinh thần: “KHÔNG KHOAN NHƯỢNG”. Cái này chắc chắn nó ăn vào máu dân mình rồi. Gái cũng dư trai, già già, trung niên cũng cố đú với tin tin, công chức cũng như học sinh, tóc xoăn vừa cũng như xù mì, nhuộm nâu cũng như nhuộm đỏ, uống rượu cũng như coka, xe ga cũng như xe số, quần bò cũng như quần ngố, ô tô cũng giống công nông ... (chứ chả dám kể đến mấy em zai chuyên làm công tác dịch vụ xã hội, vận chuyển nước tinh khiết và bình ga; hay tệ hơn là mấy “đại ka trẻ trâu” đua xe đánh võng nhá ...) cứ gọi là cong mông, gồng người lên mà vít ga, vít thật lực ... thờ ơ trước sự khiếp hãi của những “công dân hạng 3” ( nói về mặt tinh thần nhá he he ... vì đã phấn đấu mãi mà vẫn chưa đủ mức chịu “nhiệt”) vo ve như em đây, loay hoay một cách tuyệt vọng giữa hai làn xe đan nhau không thương tiếc. Nhưng ngày nào em cũng thoát ra được ... ơn zời ... chưa có chuyện gì cho đến sáng nay (mai không biết).
Vầng, Hà Nội “Thành phố vì Hoà bình” - của các bác em (em nào dám nhận của em) giờ không có khái niệm “giảm tốc độ” khi phía trước có “chướng ngại vật” - phải vượt lên trước bằng bất kỳ giá nào, vượt phải, vượt trái, vượt đầu, vượt đít, cần thì tông thẳng vào để “san bằng trở ngại” luôn. Hoảng. Hốt. Bản thân em cảm thấy “lập trường” không còn “kiên định” nữa vì đôi lúc nghi ngờ phương châm phát triển đất nước “vượt trước, đi tắt, đón đầu”. Hằng ngày ra đường được chứng kiến cái “phương châm tăng trưởng, phát triển” ấy đã được “xã hội hoá” cụ tỉ đến từng hành vi sống của ĐA SỐ các cá thể tham gia giao thông. Phải chăng em (và một số trong các bác) đang trở thành “vật cản, trở ngại” cho một “xu thế phát triển”, cho “dòng chảy của thời đại”, cho một “CÁCH SỐNG” được biểu hiện rất cụ thể qua văn hoá giao thông, giao tiếp, sinh hoạt cộng đồng ... Chấp nhận “TRÔI” hay “TRỤ” đây các bác em? Chưa trả lời được thì chắc em các bác lại phải “NHẪN” thôi ...
(các bác có lời ra tiếng vào thì em post tiếp ...)
Thế nhưng, dù đi làm bằng 2b hay 4b thì gần như ngày nào cũng như ngày nào, khi hoà được vào dòng xe cộ trên đường lớn, ít nhất một câu chửi tục nhất thiết phải buột ra khỏi miệng như được lập trình. Vấn đề là, đã có ý thức để kìm nó lại, làm sao để nó lúng búng trong mồm thôi chứ không cho nó “tuột ra” mà vẫn không làm được. Tự thấy mình kém tắm. Có bác nào bắt đầu một ngày mới bằng 1 câu chửi tục như em không? Chưa đủ NHẪN roài.
Chả có lúc nào mà câu “Dòng đời xô đẩy” đúng như khi từ trong ngõ bò ra đường nhớn. Thấu hiểu được sao dân ta đánh thắng được mấy thằng đế quốc, bành trướng to đến thế. Đơn giản, vì đã chiến đấu thì cần có tinh thần: “KHÔNG KHOAN NHƯỢNG”. Cái này chắc chắn nó ăn vào máu dân mình rồi. Gái cũng dư trai, già già, trung niên cũng cố đú với tin tin, công chức cũng như học sinh, tóc xoăn vừa cũng như xù mì, nhuộm nâu cũng như nhuộm đỏ, uống rượu cũng như coka, xe ga cũng như xe số, quần bò cũng như quần ngố, ô tô cũng giống công nông ... (chứ chả dám kể đến mấy em zai chuyên làm công tác dịch vụ xã hội, vận chuyển nước tinh khiết và bình ga; hay tệ hơn là mấy “đại ka trẻ trâu” đua xe đánh võng nhá ...) cứ gọi là cong mông, gồng người lên mà vít ga, vít thật lực ... thờ ơ trước sự khiếp hãi của những “công dân hạng 3” ( nói về mặt tinh thần nhá he he ... vì đã phấn đấu mãi mà vẫn chưa đủ mức chịu “nhiệt”) vo ve như em đây, loay hoay một cách tuyệt vọng giữa hai làn xe đan nhau không thương tiếc. Nhưng ngày nào em cũng thoát ra được ... ơn zời ... chưa có chuyện gì cho đến sáng nay (mai không biết).
Vầng, Hà Nội “Thành phố vì Hoà bình” - của các bác em (em nào dám nhận của em) giờ không có khái niệm “giảm tốc độ” khi phía trước có “chướng ngại vật” - phải vượt lên trước bằng bất kỳ giá nào, vượt phải, vượt trái, vượt đầu, vượt đít, cần thì tông thẳng vào để “san bằng trở ngại” luôn. Hoảng. Hốt. Bản thân em cảm thấy “lập trường” không còn “kiên định” nữa vì đôi lúc nghi ngờ phương châm phát triển đất nước “vượt trước, đi tắt, đón đầu”. Hằng ngày ra đường được chứng kiến cái “phương châm tăng trưởng, phát triển” ấy đã được “xã hội hoá” cụ tỉ đến từng hành vi sống của ĐA SỐ các cá thể tham gia giao thông. Phải chăng em (và một số trong các bác) đang trở thành “vật cản, trở ngại” cho một “xu thế phát triển”, cho “dòng chảy của thời đại”, cho một “CÁCH SỐNG” được biểu hiện rất cụ thể qua văn hoá giao thông, giao tiếp, sinh hoạt cộng đồng ... Chấp nhận “TRÔI” hay “TRỤ” đây các bác em? Chưa trả lời được thì chắc em các bác lại phải “NHẪN” thôi ...
(các bác có lời ra tiếng vào thì em post tiếp ...)