- Biển số
- OF-158
- Ngày cấp bằng
- 8/6/06
- Số km
- 1,637
- Động cơ
- 597,359 Mã lực
Giới thiệu chung:
Hầu hết các kiểu xe được trang bị phanh đĩa đằng trước,
và một số xe trang bị phanh đĩa cho cả 4 bánh.
Phanh đĩa có hoạt động đơn giản hơn phanh tang trống. Trong quá trình phanh, má phanh sẽ ép vào đĩa hay rotor. Áp suất ở má phanh tỷ lệ thuận với lực đạp phanh.
Hầu như ai cũng biết đến kiểu phanh càng được trang bị trên xe đạp, đó chính là một dạng phanh đĩa đơn giản nhất. Hai má phanh ép chặt vào vành bánh xe, do tác động của các càng phanh đơn giản, có cơ cấu bản lề, vận hành bằng cơ khí.
- Các ưu điểm: Do hai má phanh ép vào hai mặt đối diện của đĩa phanh nên không có sự biến dạng, chẳng hạn như sự kéo dãn như ở phanh tang trống, sự kéo dãn này làm thay đổi giữa guốc phanh và trống phanh hoặc phải nhấn pedan phanh sâu hơn. Ở phanh đĩa phần lớn bề mặt ma sát đĩa lộ ra ngoài, tiễp xúc trực tiếp với không khí nên được làm mát tốt hơn so với bề mặt ma sát của phanh tang trống. Khi đĩa phanh quay, các tạp chất, bụi bẩn được văng ra khỏi đĩa nhờ lực ly tâm, trong khi ở phanh trống các bụi bẩn này được ép lên bề mặm sát. Khi nhả phanh, các má phanh nằm sát bề mặt ma sát của đĩa phanh, nên sẽ ngăn không cho bụi và nước thâm nhập vào giữa má và đĩa, khoảng cách giữa má phanh và đĩa cũng được tự điều chỉnh.
Một ưu điểm nữa có lẽ là quan trọng nhất của phanh đĩa là: do không có trợ động nên luôn tạo ra lực phanh bằng nhau ở hai phanh trên cùng một trục.
- Các nhược điểm: Không có tác động trợ động, nên cùng một áp suất thủy lực thì phanh đĩa không thể gia tăng công suất như ở phanh tang trống. Khi cần có lực phanh lớn hơn thì hầu hết các phanh đĩa đều cần phải có bộ trợ lực (booter).
Ngoài ra, sẽ khó khăn hơn khi thiết kế phanh đỗ (phanh tay) là một phanh đĩa. Đã có nhưng phanh tay dùng loại phanh đĩa nhưng chúng thường đắt tiền, phức tạp, yếu và lại có khuynh hường dễ bị kẹt dính.
Cấu tạo:
Calip: Calip gồm các má phanh và piston thủy lực, được đặt trên rotor. Calip phải đủ khỏe để chịu được lực kẹp lớn, và chịu momen của đĩa phanh. Áp suất của các má phanh lên hai mặt đối diện của đĩa phanh phải bằng nhau để tránh sự biến dạng của đĩa và calip, đồng thời cũng tránh sự mắc kẹt ổ bi bánh xe.
Caliper với hai xilanh
-Calip tĩnh: Caplip được định vị chắc chắn trên trục bánh xe và giữa chúng không có sự chuyểnđộng tương đối với nhau. Thường thì mỗi calip có hai piston, mỗi bên của đĩa phanh có một piston. Piston phía trong tác động lên má phanh phía trong, piston phía ngoài tác động lên má phanh phía ngoài.
Trên các xe lớn, calip tĩnh có nhiều piston nhằm tạo ra sức ép lên đĩa phanh đủ lớn để dừng xe. Calip tĩnh không còn được dùng phổ biến trong các xe đời mới vì so với calip động, cấu tạo của calip tính có nhiều chi tiết hơn nên phức tạp hơn và đắt tiền hơn.
Các má phanh của calip tính có thể được đẩy trượt vào trong hoặc ra ngoài sau khi tháo một chi tiết đơn giản, vì thế khi thay thế má không cần phải tháo calip.
- Calip động : Calip động có cấu tạo đơn giản hơn calip tĩnh, thường chỉ dùng một piston. Calip được lắp trên một giá, giá được gắn với trục dẫn hướng bằng bu lông. Do calip được gắn vào giá nên nó có thể chuyển động tương đối theo chiều ngang so với đĩa phanh. Khi phanh, piston tác động vào mặt trong của má phanh trong, đẩy má phanh ép sát vào mặt đĩa, calip tác động vào má phanh ngoài, đẩy má phanh ngoài ép vào mặt đĩa. Calip có lực đẩy má phanh ngoài nhờ lực phản lực. Điều này được giải thích trong định luật: Trong môi tác động, lực tác động và phản lực bằng nhau. Vì thế, khi áp suất thủy lực đẩy vào piston bao nhiêu thì cũng có phân lực đẩy vào cuối của piston bấy nhiêu nhưng theo chiều ngược lại. Do vậy lực ép ở má phanh bên pistton và bên calip luôn bằng nhau. Tùy vào kích thước của piston, calip có thể tạo ra lực ép khoảng 10000 pounds (4.4545 kg).
Ấn thử pedan xem chuyện gì xảy ra...?
Má phanh:
Trên hầu hết các calip tĩnh má phanh phía trong và ngoài giống nhau nên có thể hoán đổi cho nhau. Còn calip động hai má phanh trong và ngoài khác nhau. Bố phanh (má phíp) của phanh đĩa cơ bản giống với phanh tang trống. Thông thường bố phanh có trộn bột kim loại, bố phanh được gắn với guốc phanh (xương phanh) bằng đinh tán hoặc dán keo, bề mặt bố phanh phải phẳng để khi ép vào mặt đĩa se được tối đa diện tích ma sát.
Nhiều má phanh còn được gắn cảm biến mòn, thường dùng là một mẩu thép gắn vào guốc phanh, khi mòn mẩu thép này sẽ cọ vào cạnh ngoài của đĩa phanh, tạo ra tiếng rít rất dễ nhận biết, vì vậy còn gọi là cảm biến âm thanh. Đây là loại cảm biến đơn giản nhất, ngoài ra còn có các loại cảm biến điện, khi mòn phanh đèn sẽ báo và còn loại nữa là cảm biến xúc giác, khi phanh mòn se có những rung động lên pedan.
Đĩa phanh:
Các loại đĩa phanh.
Cũng giống như trống phanh, đĩa phanh tạo ra ma sát với bố phanh và được làm bằng thép đúc. Một số trường hợp đĩa phanh được đúc liền với moayơ, nhưng thường thì chúng là hai bộ phận rời nhau để khi cần có thể thay thế riêng từng bộ phận. Có hai loại đĩa phanh: loại đặc và loại rỗng. Loại đĩa đặc mỏng, nhẹ và rẻ tiền hơn, thường được dùng trên các xe nhỏ.
Loại rỗng có khe thoát nhiệt hay cánh làm mát nằm giữa hai bề mặt ma sát của đĩa, khi đĩa quay cánh làm mát tạo gió nhờ nguyên lý lực ly tâm, nhờ đó đĩa được làm mát. Nhưng đĩa phanh loại này dày ,nặng và đắt tiền hơn loại đĩa đặc.
Hệ thống thủy lực xem phần phanh tang trống.
Mời xem thêm:
Cùng tìm hiểu về Hệ thống phanh ABS.
Hầu hết các kiểu xe được trang bị phanh đĩa đằng trước,
và một số xe trang bị phanh đĩa cho cả 4 bánh.
Phanh đĩa có hoạt động đơn giản hơn phanh tang trống. Trong quá trình phanh, má phanh sẽ ép vào đĩa hay rotor. Áp suất ở má phanh tỷ lệ thuận với lực đạp phanh.
Hầu như ai cũng biết đến kiểu phanh càng được trang bị trên xe đạp, đó chính là một dạng phanh đĩa đơn giản nhất. Hai má phanh ép chặt vào vành bánh xe, do tác động của các càng phanh đơn giản, có cơ cấu bản lề, vận hành bằng cơ khí.
- Các ưu điểm: Do hai má phanh ép vào hai mặt đối diện của đĩa phanh nên không có sự biến dạng, chẳng hạn như sự kéo dãn như ở phanh tang trống, sự kéo dãn này làm thay đổi giữa guốc phanh và trống phanh hoặc phải nhấn pedan phanh sâu hơn. Ở phanh đĩa phần lớn bề mặt ma sát đĩa lộ ra ngoài, tiễp xúc trực tiếp với không khí nên được làm mát tốt hơn so với bề mặt ma sát của phanh tang trống. Khi đĩa phanh quay, các tạp chất, bụi bẩn được văng ra khỏi đĩa nhờ lực ly tâm, trong khi ở phanh trống các bụi bẩn này được ép lên bề mặm sát. Khi nhả phanh, các má phanh nằm sát bề mặt ma sát của đĩa phanh, nên sẽ ngăn không cho bụi và nước thâm nhập vào giữa má và đĩa, khoảng cách giữa má phanh và đĩa cũng được tự điều chỉnh.
Một ưu điểm nữa có lẽ là quan trọng nhất của phanh đĩa là: do không có trợ động nên luôn tạo ra lực phanh bằng nhau ở hai phanh trên cùng một trục.
- Các nhược điểm: Không có tác động trợ động, nên cùng một áp suất thủy lực thì phanh đĩa không thể gia tăng công suất như ở phanh tang trống. Khi cần có lực phanh lớn hơn thì hầu hết các phanh đĩa đều cần phải có bộ trợ lực (booter).
Ngoài ra, sẽ khó khăn hơn khi thiết kế phanh đỗ (phanh tay) là một phanh đĩa. Đã có nhưng phanh tay dùng loại phanh đĩa nhưng chúng thường đắt tiền, phức tạp, yếu và lại có khuynh hường dễ bị kẹt dính.
Cấu tạo:
Calip: Calip gồm các má phanh và piston thủy lực, được đặt trên rotor. Calip phải đủ khỏe để chịu được lực kẹp lớn, và chịu momen của đĩa phanh. Áp suất của các má phanh lên hai mặt đối diện của đĩa phanh phải bằng nhau để tránh sự biến dạng của đĩa và calip, đồng thời cũng tránh sự mắc kẹt ổ bi bánh xe.
Caliper với hai xilanh
-Calip tĩnh: Caplip được định vị chắc chắn trên trục bánh xe và giữa chúng không có sự chuyểnđộng tương đối với nhau. Thường thì mỗi calip có hai piston, mỗi bên của đĩa phanh có một piston. Piston phía trong tác động lên má phanh phía trong, piston phía ngoài tác động lên má phanh phía ngoài.
Trên các xe lớn, calip tĩnh có nhiều piston nhằm tạo ra sức ép lên đĩa phanh đủ lớn để dừng xe. Calip tĩnh không còn được dùng phổ biến trong các xe đời mới vì so với calip động, cấu tạo của calip tính có nhiều chi tiết hơn nên phức tạp hơn và đắt tiền hơn.
Các má phanh của calip tính có thể được đẩy trượt vào trong hoặc ra ngoài sau khi tháo một chi tiết đơn giản, vì thế khi thay thế má không cần phải tháo calip.
- Calip động : Calip động có cấu tạo đơn giản hơn calip tĩnh, thường chỉ dùng một piston. Calip được lắp trên một giá, giá được gắn với trục dẫn hướng bằng bu lông. Do calip được gắn vào giá nên nó có thể chuyển động tương đối theo chiều ngang so với đĩa phanh. Khi phanh, piston tác động vào mặt trong của má phanh trong, đẩy má phanh ép sát vào mặt đĩa, calip tác động vào má phanh ngoài, đẩy má phanh ngoài ép vào mặt đĩa. Calip có lực đẩy má phanh ngoài nhờ lực phản lực. Điều này được giải thích trong định luật: Trong môi tác động, lực tác động và phản lực bằng nhau. Vì thế, khi áp suất thủy lực đẩy vào piston bao nhiêu thì cũng có phân lực đẩy vào cuối của piston bấy nhiêu nhưng theo chiều ngược lại. Do vậy lực ép ở má phanh bên pistton và bên calip luôn bằng nhau. Tùy vào kích thước của piston, calip có thể tạo ra lực ép khoảng 10000 pounds (4.4545 kg).
Má phanh:
Trên hầu hết các calip tĩnh má phanh phía trong và ngoài giống nhau nên có thể hoán đổi cho nhau. Còn calip động hai má phanh trong và ngoài khác nhau. Bố phanh (má phíp) của phanh đĩa cơ bản giống với phanh tang trống. Thông thường bố phanh có trộn bột kim loại, bố phanh được gắn với guốc phanh (xương phanh) bằng đinh tán hoặc dán keo, bề mặt bố phanh phải phẳng để khi ép vào mặt đĩa se được tối đa diện tích ma sát.
Nhiều má phanh còn được gắn cảm biến mòn, thường dùng là một mẩu thép gắn vào guốc phanh, khi mòn mẩu thép này sẽ cọ vào cạnh ngoài của đĩa phanh, tạo ra tiếng rít rất dễ nhận biết, vì vậy còn gọi là cảm biến âm thanh. Đây là loại cảm biến đơn giản nhất, ngoài ra còn có các loại cảm biến điện, khi mòn phanh đèn sẽ báo và còn loại nữa là cảm biến xúc giác, khi phanh mòn se có những rung động lên pedan.
Đĩa phanh:
Các loại đĩa phanh.
Cũng giống như trống phanh, đĩa phanh tạo ra ma sát với bố phanh và được làm bằng thép đúc. Một số trường hợp đĩa phanh được đúc liền với moayơ, nhưng thường thì chúng là hai bộ phận rời nhau để khi cần có thể thay thế riêng từng bộ phận. Có hai loại đĩa phanh: loại đặc và loại rỗng. Loại đĩa đặc mỏng, nhẹ và rẻ tiền hơn, thường được dùng trên các xe nhỏ.
Loại rỗng có khe thoát nhiệt hay cánh làm mát nằm giữa hai bề mặt ma sát của đĩa, khi đĩa quay cánh làm mát tạo gió nhờ nguyên lý lực ly tâm, nhờ đó đĩa được làm mát. Nhưng đĩa phanh loại này dày ,nặng và đắt tiền hơn loại đĩa đặc.
Hệ thống thủy lực xem phần phanh tang trống.
Mời xem thêm:
Cùng tìm hiểu về Hệ thống phanh ABS.
Chỉnh sửa cuối: